Hà nội, 2009 Mục lục Chương Tổng quan về Thương mại điện tử 7


Tác động đến hoạt động ngoại thương



tải về 2.96 Mb.
trang7/77
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích2.96 Mb.
#22291
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   77

4. 5. Tác động đến hoạt động ngoại thương


Thương mại điện tử có một đặc điểm đó là thị trường toàn cầu, phi biên giới cho nên hoạt động ngoại thương trong giai đoạn này có những điểm khác biệt so với hoạt động ngoại thương trước đấy. Nhờ việc ứng dụng thương mại điện tử mà việc tiến hành các hoạt động ngoại thương ngày càng trở lên dễ dàng hơn, đặc biệt là đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa số hóa như sách điện tử, bản nhạc, phim, ảnh….hay dịch vụ như dịch vụ tài chính, dịch vụ vận tải….Ngoài ra thương mại điện tử đã giúp các doanh nghiệp giảm được rất nhiều chi phí và thời gian bao gồm chi phí đi lại, chi phí giao dịch, chi phí cho trung gian. Hiện nay thương mại điện tử được xem là một công cụ hữu hiệu cho việc tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập. Triển khai thương mại điện tử, hay ở đây là việc dùng internet vào trong hoạt động kinh doanh đã giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh chóng tới tất cả thị trường trên toàn cầu với chi phí thấp nhất mà không phải qua bất cứ trung gian nào.

Mỹ là quốc gia đầu tiên tiến hành các hoạt động thương mại điện tử và đã thu được nhiều lợi ích to lớn trong việc thúc đẩy hoạt động ngoại thương. Hiện nay, hoạt động thương mại điện tử của Mỹ chiếm khoảng 4/5 tổng số giao dịch thương mại điện tử trên toàn cầu. Trong khi đó năm 2007 tổng kim nghạch xuất nhập khẩu của Mỹ chiếm khoảng 1/9 tổng kim nghạch xuất nhập khẩu của toàn thế giới. Qua đây thấy rằng thương mại điện tử có tác động to lớn tới hoạt động ngoại thương của nước Mỹ.


4. 6. Tác động của Thương mại điện tử đến các ngành nghề

4. 6.1. Tác động của Thương mại điện tử đến ngành âm nhạc, giải trí



Trong cấu trúc của ngành âm nhạc truyền thống, công nghệ được phát triển từ bên trong ngành công nghiệp in sang băng, hoặc từ những nhà phân phối hoặc các bộ phận marketing. Từng bộ phận có chức năng riêng, luồng thông tin và nội dung hàng hóa cũng được chuyển tải theo một hướng duy nhất (từ nghệ sỹ tới người tiêu dùng). Do đó, các ứng dụng, công nghệ và các mô hình kinh doanh đều mang tính tĩnh. Hơn nữa, không cho phép hoán đổi vai trò của nghệ sỹ và người tiêu dùng – những người ở 2 đầu của chu trình, và cả nghệ sỹ cũng như người tiêu dùng đều không can thiệp gì về cả mặt công nghệ và thương mại trong chu trình trên. Sự ảnh hưởng của công nghệ mới chỉ xảy ra tại những khu vực riêng biệt. Công nghệ P2P chỉ được sử dụng ở ngoài chu trình trên

Trong mô hình trên, cấu trúc và quy trình của ngành âm nhạc hầu như vẫn giữ như truyền thống, hầu hết hoạt động phân phối được thực hiện thông qua bán lẻ, và marketing của các cộng đồng người nghe nhạc thông qua các kênh truyền thông. Sự tiến bộ rõ ràng nhất là việc phân phối bán lẻ ứng dụng thương mại điện tử với các đĩa nhạc nén được rao bán qua mạng nhưng được giao hàng bằng phương pháp truyền thống (qua dịch vụ bưu điện hoặc chuyển phát nhanh). Các nhà bán lẻ trực tuyến cũng cung cấp thêm các dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm và cung cấp thông tin về các nghệ sỹ thông qua web hoặc email cho các khách hàng.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, internet đã tác động mạnh mẽ hơn tới ngành âm nhạc. Với internet, có 2 loại máy tính, đó là máy chủ và máy khách. Máy chủ (các nhà phân phối, cung cấp sản phẩm âm nhạc) để lưu trữ dữ liệu và thông tin, máy khách (người tiêu dùng) dành cho người sử dụng để tìm kiếm và tra cứu thông tin. Tuy nhiên hiện nay, ranh giới này đã mờ đi: Thứ nhất là công nghệ đường truyền băng thông rộng, luôn trong trạng thái kết nối. Với địa chỉ IP cố định, máy tính đó có thể trở thành máy chủ trong những trường hợp nhất định. Thứ hai là công nghệ chia sẻ dữ liệu ngang hàng cũng có khả năng chuyển một máy tính cá nhân thông thường nhất thành một máy chủ. Tính tự do và tính mở này đã làm nên cuộc cách mạng thông tin trong thời gian qua. Mô hình cấu trúc của ngành âm nhạc thay đổi.

Thay đổi thứ nhất, đó là hướng duy nhất từ sản xuất tới việc phân phối thông đã thay đổi, nghệ sỹ, người tiêu dùng và các bộ phận trong ngành âm nhạc đã hòa trong một mạng với sự hỗ trợ của công nghệ internet.

Thay đổi thứ hai, đó là các chức năng của hoạt động sản xuất, phân phối và marketing đã “trở thành” các ứng dụng, mang tính trung lập hơn và ít bị phụ thuộc hơn vào sự không chắc chắn của mối quan hệ tương tác qua lại giữa các nghệ sĩ và các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực âm nhạc. Công nghệ trở thành nguồn lực chung cho tất cả những ai tham gia vào ngành và công nghệ P2P cũng được áp dụng trên phạm vi quốc tế, việc sản xuất các sản phẩm ăn theo của các fan cũng tăng lên. Việc sử dụng các phần mềm tải nén các tệp từ các đĩa CD và DVD cũng khuyến khích ngành âm nhạc tìm kiếm giải pháp cho công nghệ bảo hộ quyền sở hữu số (DRM) mà về mặt kỹ thuật.

4. 6.2. Tác động của Thương mại điện tử đến ngành giáo dục


Với sự phát triển của công nghệ điện tử và đặc biệt là sự ra đời và phát triển của internet, ngành giáo dục đã cung cấp những hình thức đào tạo mới: ngoài đào tạo trực tiếp trên giảng đường hay đào tạo từ xa truyền thống còn có hình thức đào tạo điện tử (e-learning). Đào tạo điện tử có thể là đào tạo trực tuyến (online education) hoặc hỗn hợp (blended learning).

Đào tạo điện tử là việc sử dụng các phương tiện điện tử (như đài, tivi, CD/DVD, máy tính hay email, web) để thực hiện các hình thức đào tạo. Đào tạo trực tuyến là một phần của đào tạo điện tử, trong đó chủ yếu sử dụng internet để cung cấp các khóa học trực tuyến trong đó cho phép trao đổi giữa giáo viên và người học qua mạng. Đào tạo hỗn hợp là sự kết hợp của các hình thức trên, tuy trên thực tế chủ yếu là sự kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và hướng dẫn trực tiếp.



Hình 1.4. Mô hình đào tạo trực tuyến

Đào tạo trực tuyến đã phát triển mạnh. Nguyên nhân, đó chính là công nghệ internet tạo ra những động lực cho việc đầu tư và phát triển hình thức đào tạo này:

- Nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ đào tạo: Internet cho phép tiếp cận được với nhiều đối tượng học hơn ở những vùng địa lý xa hơn, khó có điều kiện sử dụng dịch vụ đào tạo truyền thống

- Nâng cao chất lượng học: Học trực tuyến cho phép tăng cường khả năng cá biệt hóa với từng người học, mềm dẻo hơn và tăng sự lựa chọn cho người học, từ đó nâng cao chất lượng học.

- Tăng cường khả năng tiếp cận: Đào tạo điện tử có thể cung cấp các giải pháp hữu hiệu đối với những vấn đề về tiếp cận giáo viên

- Hiệu quả về chi phí: Đào tạo điện tử có khả năng làm tăng năng lực cung cấp dịch vụ và tăng khả năng tiếp cận của sinh viên, do đó có khả năng tiết kiệm chi phí (cung cấp dịch vụ cho nhiều người học hơn với chi phí thấp hơn) thông qua việc giảm chi phí đối với từng học viên, từ đó nâng cao vị thế tài chính của tổ chức đào tạo. Tuy nhiên, tính kinh tế quy mô của đào tạo trực tuyến trên thực tế còn chưa thể hiện rõ vì đầu tư ban đầu vào cơ sở hạ tầng khá cao, và bước khởi đầu cần nhiều thời gian.

- Tăng cường khả năng nắm giữ các kỹ năng và cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, từ đó đẩy mạnh việc tiếp cận đến nền kinh tế tri thức.

- Chiến lược marketing và cạnh tranh: Vì đào tạo trực tuyến chính là thuộc về tương lai, nên các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo phải đầu tư vào hạ tầng cho đào tạo trực tuyến để có thể cạnh tranh và tồn tại được

- Hiện nay, rất nhiều trường đại học trên thế giới, cả ở những nước phát triển và những nước đang phát triển đã cung cấp dịch vụ đào tạo trực tuyến: University of Monterrey (Mexico); Mauritius University; National University (Lesotho); Indira Gandhi Open University (Ấn Độ); UK Open University; LEAD (Anh); UN University (UNCTAD TrainForTrade); Finnish Virtual University; UK eUniversity; Malaysia University of Science and Technology; Massachusetts Institute of Technology (Mỹ);…

Doanh số đào tạo trực tuyến trên thế giới năm 2002 là 6.6 tỷ USD (5,6 tỷ từ nước Mỹ) và dự kiến năm 2006 là 23.7 tỷ USD) và sẽ còn tăng cao.

Việt Nam: Chỉ số sẵn sàng cho đào tạo trực tuyến: xếp hạng 57 thế giới (3.7 điểm)

4. 6.3. Tác động của Thương mại điện tử đến Chính phủ điện tử


Chính phủ của hầu hết các quốc gia hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, cũng đang có những bước đi tích cực để tiến tới xây dựng một Chính phủ điện tử, trong đó các dịch vụ công của chính phủ và các giao dịch với chính phủ được thực hiện qua mạng, thương mại hoặc phi thương mại. Các dịch vụ phi thương mại thường bao gồm: thông tin công cộng (xuất bản các kết quả nghiên cứu khoa học, thông tin y tế trực tuyến, đào tạo công trực tuyến), thuận lợi hóa việc thanh toán (nộp tờ khai thuế điện tử, nộp phạt,) hoặc các dịch vụ khác. Các dịch vụ thương mại của chính phủ bao gồm: những hoạt động xác nhận danh tính (hộ chiếu, chứng minh thư,…), bằng cấp (bằng lái xe, đăng ký ô tô xe máy), cũng như đăng ký thu thuế điện tử. Tất cả các giao dịch trên đều có thể sử dụng với sự hỗ trợ của phương tiện điện tử, đặc biệt là internet.

Thương mại điện tử cũng có tác động mạnh đến quy trình mua sắm của chính phủ. Với sự khác biệt rõ nét trong mua sắm tư (kinh doanh thương mại) và mua sắm công, quy trình mua sắm công cần phải đảm bảo tất cả những nhà cung cấp tiềm năng đều phải được thông báo về cuộc đấu thầu, và không có nhà cung cấp nào có thể có thông tin lợi thế hơn người khác, ví dụ nhờ vào “thông tin bên trong”. Ngoài ra, yếu tố trong sạch, trong đó các quy định mời thầu phải rõ ràng và dễ hiểu để dễ chấm thầu, và việc quyết định trúng thầu cũng phải theo những trình tự đã được thiết lập, thống nhất và rõ ràng trên giấy tờ. Và Chính phủ điện tử cũng phải đảm bảo thực hiện được những tiêu chuẩn trên cho việc mua sắm.

Hiện nay, chiến lược mua sắm điện tử đáp ứng các yêu cầu trên đang được các quốc gia nghiên cứu và nhiều nước đã đưa vào áp dụng. Một chiến lược điển hình là mô hình của Phần Lan.

4. 6.4. Tác động của Thương mại điện tử đến ngành Bảo hiểm


Cùng với sự ra đời của internet, ngành bảo hiểm cũng có hình thức kinh doanh Bảo hiểm điện tử và cấu trúc của ngành bảo hiểm cũng thay đổi. Khi chưa có internet, cấu trúc ngành bảo hiểm hầu như theo chiều ngang, trong đó, các khách hàng – người được bảo hiểm (cá nhân hoặc công ty) chuỷển rủi ro sang cho người bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm. Việc chuyển rủi ro có thể thực hiện trực tiếp hoặc thông qua trung gian là các đại lý hay môi giới bảo hiểm.

Hình 1.5. Mô hình kinh doanh bảo hiểm khi chưa có internet


Nguồn: UNCTAD, 2002

Khi thị trường và ngành bảo hiểm hoạt động dựa trên nền internet, mô hình trên đã thay đổi. Đường chuyển rủi ro và thông tin từ người mua bảo hiểm sang người bảo hiểm/tái bảo hiểm đã không còn. Người mua bảo hiểm có thể có nhiều cách để có được thông tin về các dịch vụ bảo hiểm và chính sách bảo hiểm. Nhà bảo hiểm và tái bảo hiểm cũng như đại lý và trung gian bảo hiểm cũng mở rộng thị trường hơn thông qua việc hiện diện trên internet. Một điểm mới, đó là việc sử dụng các tiêu chuẩn trong ngành bảo hiểm (ACORD), tạo thuận lợi hơn trong giao dịch và thỏa thuận bảo hiểm. Một điểm mới nữa là sự xuất hiện của phần mềm tương tác (middleware), cho phép chia sẻ nguồn thông tin và dữ liệu giữa các nhà bảo hiểm với nền kinh tế internet.




tải về 2.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   77




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương