Giáo trình Tâm lý học phát triển


Các quan niệm và nghiên cứu về trẻ em



tải về 1.28 Mb.
Chế độ xem pdf
trang5/161
Chuyển đổi dữ liệu04.03.2023
Kích1.28 Mb.
#54315
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   161
Giáo trình Tâm lý học phát triển - Dương Thị Diệu Hoa 960498

1. Các quan niệm và nghiên cứu về trẻ em
trước khi hình thành Tâm lí học phát triển
1.1. Các tư tưởng cổ xưa và phong kiến về
trẻ em
Từ xa xưa cả ở phương Đông và phương Tây,
vấn đề bản tính của trẻ em Và giáo dục trẻ em đã được
xã hội đặt ra và tìm cách giải quyết. Tuy có nhiều quan
điểm khác nhau, nhưng tựu chung lại đều cho rằng:
Trẻ em ngay từ khi sinh ra đã có sẵn bản lính tốt hoặc
xấu.
Do ảnh hưởng của quan niệm bản tính của
trẻ em là có sẵn, nên trong suốt thời kì phong kiến, trẻ
em được đối xử như một người lớn thu nhỏ. Các hành
vi ứng xử, trang phục và các phương tiện lao động,
sinh hoạt khác được rập theo mẫu của người lớn
(nhưng có kích cỡ nhỏ hơn). Trẻ cùng được lao động
sản xuất, ăn uống, vui chơi, hội hè cạnh người lớn và
II. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CỦA TÂM LÍ HỌC
PHÁT TRIỂN
 
 


được đối xử như người lớn, mà không được quan tâm
chăm sóc và giáo dục riêng. Bản thân chúng cũng học
cách đối xử với người khác như một người lớn thực
thụ.
1.2. Các quan niệm và nghiên cứu trẻ em từ
thế kỉ XVII
Từ thế kỉ XVII, ở phương Tây xuất hiện hai
khuynh hướng giải quyết vấn đề bản tính của trẻ em:
– Khuynh hướng thứ nhất cho rằng: Trẻ em
thụ động trước tác động của môi trường
Tiêu biểu cho khuynh hướng này là quan
điểm của các nhà triết học Anh như Thomas Hobbes
và John Lockel. Chẳng hạn, J. Locke đưa ra nguyên lí
"Tabula rasa – tấm bảng sạch". Trong đó, ông cho
rằng tâm hồn trẻ em khi mới sinh ra, giống như một tờ
giấy trắng. Mọi tri thức của con người không phải là
bẩm sinh, mà là kết quả của nhận thức. Mọi quá trình
nhận thức đều phải xuất phát từ các cơ quan cảm tính.
Không có cái gì trong lí tính, mà trước đó lại không có
trong cảm tính.
Quan điểm về trẻ em và nguyên lí tấm bảng


sạch của J. Locke là cơ sở triết học của các xu hướng
tâm lí học nhấn mạnh quá mức vai trò của môi trường
xã hội đối với sự phát triển tâm lí trẻ em.
– Khuynh hướng thứ hai quan niệm: Trẻ em
tích cực trước tác động của môi trường
Đại biểu của quan niệm này là nhà triết học
khai sáng Pháp J. J. Rousseaul. Ông cho rằng khi mới
sinh, trẻ em có những khuynh hướng tư nhiên và tích
cực. Trẻ em không thụ động tiếp nhận các chỉ dẫn của
người lớn mà tham gia một cách tích cực và chủ động
vào việc hình thành trí tuệ và nhân cách của mình, là
một người thám hiểm bận rộn, biết phân tích và có chủ
định. Mọi sự can thiệp của người lớn vào sự phát triển
tự nhiên của trẻ đều có hại. Vì vậy, ông đề nghị nên có
một nền giáo dục xã hội theo nguyên tắc tự nhiên và tự
do cho trẻ.

tải về 1.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   161




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương