GIỚi thiệu văn bản mới ban hành (từ 16/06-30/06/2013) Phần I. Nghị ĐỊnh tổng số: 10 văn bản


Ngày 4/6/2013, Bộ NN và PTNT đã ban hành Thông tư số 29/2013/TT-BNNPTNT quy định thành lập và quản lý khu bảo tồn biển (KBTB) cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là KBTB cấp t



tải về 264.84 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích264.84 Kb.
#18080
1   2   3

Ngày 4/6/2013, Bộ NN và PTNT đã ban hành Thông tư số 29/2013/TT-BNNPTNT quy định thành lập và quản lý khu bảo tồn biển (KBTB) cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là KBTB cấp tỉnh).


  Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến việc thành lập và quản lý các KBTB cấp tỉnh.

KBTB cấp tỉnh được phân loại thành Khu bảo tồn loài, sinh cảnh; Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh.

Khu bảo tồn loài, sinh cảnh đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

- Là khu vực biển có một hay nhiều loài động, thực vật thủy sinh quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ; có các hệ sinh thái tiêu biểu còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động của con người, cần được quản lý, bảo vệ, bảo tồn;

- Là khu vực biển có giá trị về sinh thái, môi trường đáp ứng phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

- Là khu vực biển có các hệ sinh thái tiêu biểu, nơi cư trú hoặc kiếm ăn của nhiều loài động vật thủy sinh; có các bãi đẻ hay khu vực tập trung các loài thủy sinh chưa trưởng thành; nguồn giống bổ sung cho các vùng biển liền kề;

- Là khu vực biển có giá trị về sinh thái, môi trường đáp ứng phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

Các hoạt động trong KBTB bao gồm: Bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái tiêu biểu; Bảo vệ và phát triển các loài nguy cấp, quý, hiếm; Nghiên cứu khoa học, giáo dục nâng cao nhận thức và thực tập trong KBTB; Quan trắc đa dạng sinh học; Tham quan và du lịch trong KBTB.

* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp cho chính quyền địa phương.

- Trách nhiệm triển khai thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2. Thông tư 30/2013/TT-BNNPTN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn việc xây dựng phương án sử dụng lớp đất mặt và bù bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng

* Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

* Ngày ban hành: 11/6/2013

* Ngày hiệu lực: 26/7/2013

* Nội dung chính:

Nội dung này được thể hiện tại Thông tư số 30/2013/TT-BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 11/06/2013 hướng dẫn việc xây dựng phương án sử dụng lớp đất mặt và bù bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng.

Theo đó, việc bù bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng được thực hiện bằng biện pháp khai hoang, phục hóa. Cụ thể như: Xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng đảm bảo đủ điều kiện để trồng được 2 vụ lúa/năm trở lên; cải tạo mặt bằng, tạo lớp đất mặt phù hợp hoặc cải tạo lý hóa tính đất để trồng được 2 vụ lúa/năm trở lên. Đồng thời, tiến hành cải tạo đất lúa khác bằng cách: Tôn cao đất trồng lúa trũng, thấp, không chủ động tiêu nước chỉ trồng được 1 vụ lúa/năm thành đất trồng 2 vụ lúa/năm; xây dựng, cải tạo hệ thống thủy lợi, điều chỉnh độ cao mặt ruộng đối với đất trồng lúa nước nhờ nước mưa hoặc không chủ động tưới tiêu chỉ trồng được 1 vụ lúa/năm thành đất trồng lúa 2 vụ lúa/năm; Xây dựng, cải tạo đất lúa nương thành đất ruộng bậc thang trồng được 2 vụ lúa /năm

Bên cạnh đó, lớp đất mặt được sử dụng để cải tạo đất trồng lúa kém chất lượng bằng các biện pháp như: Tăng độ dày của tầng canh tác và cải tạo lý hóa tính của đất trồng lúa có tầng canh tác mỏng hoặc có các tính chất lý hóa ít phù hợp với sinh trưởng, phát triển của cây lúa như đất bạc màu, đất xám, đất cát; cải tạo đất trồng lúa trũng, thấp hoặc không bằng phẳng…



* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp cho chính quyền địa phương.

- Trách nhiệm triển khai thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Thông tư 31/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định lợn giống

* Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

* Ngày ban hành: 12/6/2013

* Ngày hiệu lực: 12/12/2013

* Nội dung chính:

Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định lợn giống.

Ký hiệu: QCVN 01 - 148: 2013/BNNPTNT



* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp cho chính quyền địa phương.

- Trách nhiệm triển khai thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Trách nhiệm của cơ quan tham mưu ở địa phương: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn



4. Thông tư 11/2013/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu

* Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương

* Ngày ban hành: 18/6/2013

* Ngày hiệu lực: 1/8/2013

* Nội dung chính:

Ngày 18/06/2013, Bộ Công Thương đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu tại Thông tư số 11/2013/TT-BCT.

Theo đó, Bộ Công Thương quy định bể chứa của cửa hàng xăng dầu phải đáp ứng các điều kiện như: Vật liệu làm bể chứa xăng dầu là vật liệu chịu xăng dầu và không cháy; không lắp đặt bể chứa xăng dầu trong hoặc dưới các gian bán hàng và nổi trên mặt đất; xung quanh bể chứa phải phủ cát hoặc đất mịn với chiều dày không nhỏ hơn 0,3 m; bể chứa lắp đặt dưới mặt đường xe chạy phải áp dụng các biện pháp bảo vệ kết cấu bể… Bên cạnh đó, cột bơm xăng dầu phải được đặt tại các vị trí thông thoáng và được đặt trên đảo bơm; đảo bơm phải có cao độ cao hơn mặt bằng bãi đỗ xe ít nhất 0,2 m, chiều rộng không được nhỏ hơn 1,0 m, đấu đảo bơm phải cách mép cột đỡ mái che bán hàng hoặc cột bơm ít nhất 0,5 m…

Đồng thời, bế chứa và cột bơm xăng dầu đều phải đáp ứng khoảng cách đến nơi sản xuất có phát lửa hoặc tia lửa là 18m và đến các công trình công cộng (trường học, bệnh viện, triển lãm quốc gia và trung tâm thương mại) là 50m nhưng khoảng cách này được giảm xuống là 25m nếu cửa hàng xăng dầu được trang bị hệ thống chữa cháy cố định hoặc bán cố định, còn 17m nếu có đồng thời hệ thống thu hồi hơi xăng dầu…

Ngoài ra, cửa hàng xăng dầu phải đáp ứng các điều kiện chung sau: vị trí xây dựng cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với quy hoạch, đảm bảo an toàn giao thông, an toàn phòng cháy chữa cháy;chiều rộng một làn xe đi trong bãi đỗ xe dành cho xe ra vào nhập hàng và mua hàng không nhỏ hơn 3,5m; bãi đỗ xe để xuất, nhập xăng dầu không được phủ bằng vật liệu có nhựa đường; cửa hàng xăng dầu tiếp giáp với công trình xây dựng khác phải có tương bao kín có chiều cao không nhỏ hơn 23m bằng vật liệu không cháy

* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp cho chính quyền địa phương.

- Trách nhiệm triển khai thực hiện: Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này

5. Thông tư 12/2013/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc quy định thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan đến website thương mại điện tử

* Cơ quan ban hành: Bộ Công thương

* Ngày ban hành: 20/6/2013

* Ngày hiệu lực: 1/7/2013

* Văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ:

Thông tư này thay thế Thông tư số 46/2010/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định về quản lý hoạt động của các website thương mại điện tử bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.



* Nội dung chính:

Ngày 20/06/2013, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 12/2013/TT-BCT quy định về thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan đến website thương mại điện tử (TMĐT), áp dụng cho thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website TMĐT bán hàng; cung cấp dịch vụ TMĐT hoặc đánh giá tín nhiệm website TMĐT.

Tại Thông tư này, Bộ Công Thương quy định rõ đối tượng đăng ký website cung cấp dịch vụ TMĐT phải là thương nhân hoặc tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ doanh nghiệp, có website TMĐT cung cấp ít nhất 01 trong 03 dịch vụ sau: Dịch vụ sàn giao dịch TMĐT, dịch vụ khuyến mại trực tuyến, dịch vụ đấu giá trực tuyến.

Về hồ sơ đăng ký, ngoài Đơn đăng ký theo mẫu, thương nhân hoặc tổ chức đó còn phải bổ sung Đề án cung cấp dịch vụ, Quy chế quản lý hoạt động của website và mẫu hợp đồng dịch vụ giữa thương nhân, tổ chức sở hữu website cung cấp dịch vụ TMĐT với thương nhân, tổ chức tham gia mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website đó. Việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ TMĐT được thực hiện trực tuyến trên Cổng Thông tin Quản lý hoạt động TMĐT tại địa chỉ www.online.gov.vn; thương nhân, tổ chức thiết lập website cần đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống; khai báo thông tin theo mẫu và đính kèm hồ sơ theo quy định.

Việc tiếp nhận, xử lý thông báo website TMĐT bán hàng và hồ sơ đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website TMĐT cũng được thực hiện tương tự trên Cổng Thông tin Quản lý hoạt động TMĐT như nêu trên.

Bên cạnh đó, Bộ cũng chỉ rõ, các website cung cấp dịch vụ TMĐT sẽ bị chấm dứt đăng ký nếu quá 30 ngày mà website không hoạt động hoặc thương nhân, tổ chức không phản hồi thông tin khi được cơ quan quản lý Nhà nước yêu cầu; hoặc có thể bị hủy bỏ đăng ký nếu thương nhân, tổ chức chủ quản thực hiện hành vi bị cấm trong hoạt động TMĐT, không thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo quy định hoặc theo quyết định xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền.



6. Thông tư 13/2013/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc quy hoạch phân kênh tần số cho nghiệp vụ cố định và di động mặt đất băng tần (30-30 000) MHz

* Cơ quan ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông

* Ngày ban hành: 14/6/2013

* Ngày hiệu lực: 15/8/2013

* Văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ:

Thay thế Thông tư số 27/2009/TT-BTTTT ngày 03 tháng 08 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy hoạch kênh tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ cố định và lưu động mặt đất (30-30000)MHz.

* Nội dung chính:

Thông tư này quy hoạch phân kênh tần số cho nghiệp vụ cố định và nghiệp vụ di động mặt đất băng tần (30-30 000)MHz (trừ các hệ thống thông tin di động tế bào có quy hoạch riêng) kèm theo các điều kiện sử dụng kênh tần số bao gồm:

- Quy hoạch phân kênh tần số cho nghiệp vụ cố định và nghiệp vụ di động mặt đất băng tần (30-1000)MHz ;

- Quy hoạch phân kênh tần số cho nghiệp vụ cố định và nghiệp vụ di động mặt đất băng tần (1000-30 000)MHz .

Thông tư này áp dụng đối với ổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh để sử dụng tại Việt Nam thiết bị vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ cố định và nghiệp vụ di động mặt đất băng tần (30-30 000)MHz và tổ chức, cá nhân sử dụng tần số, thiết bị vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ cố định và nghiệp vụ di động mặt đất băng tần (30-30 000)MHz tại Việt Nam.

7. Thông tư 32/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật

* Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

* Ngày ban hành: 14/6/2013

* Ngày hiệu lực: 14/6/2013

* Nội dung chính:

Ban hành kèm theo Thông tư này 12 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật như Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy trình giám định sâu cánh cứng hại khoai tây ; Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình giám định mọt đục hạt lớn  là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam; Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình đánh giá nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường đối với kẻ thù tự nhiên sử dụng trong phòng trừ sinh học nhập khẩu vào Việt Nam; Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình phòng trừ bệnh thán thư hại ớt trên đồng ruộng...



* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp cho chính quyền địa phương.

- Trách nhiệm triển khai thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

8. Thông tư 09/2013/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

* Cơ quan ban hành: Bộ Tư pháp

* Ngày ban hành: 15/6/2013

* Ngày hiệu lực: 1/8/2013

* Nội dung chính:

Thông tư quy định về Quy trình thực hiện việc rà soát văn bản bao gồm: Phân công người rà soát văn bản, Thực hiện rà soát văn bản; Lấy ý kiến của tổ chức pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị được giao nhiệm vụ làm đầu mối tổ chức thực hiện rà soát tại Bộ Tư pháp Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân về kết quả rà soát văn bản và cuối cùng là trình Thủ trưởng cơ quan rà soát xem xét, xử lý hoặc kiến nghị xử lý kết quả rà soát văn bản.

Người rà soát văn bản có trách nhiệm phải có trách nhiệm tiến hành rà soát văn bản theo trình tự, thủ tục rà soát đó là: Rà soát theo văn bản là căn cứ pháp lý và Rà soát căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Sau khi rà soát, người rà soát văn bản lập Hồ sơ rà soát văn bản trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, xử lý kết quả rà soát văn bản

Sau khi hoàn thiện Hồ sơ rà soát văn bản, ký Báo cáo kết quả rà soát văn bản, dựa trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của cơ quan, người có thẩm quyền về kết quả rà soát văn bản, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được phân công xây dựng văn bản để bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung văn bản được rà soát hoặc ban hành văn bản mới có trách nhiệm xây dựng dự thảo văn bản trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thông tư còn quy định việc tổng rà soát hệ thống văn bản được thực hiện căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhằm xem xét, đánh giá lại toàn bộ hệ thống văn bản (trừ Hiến pháp) do tất cả các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản đã ban hành trong một khoảng thời gian cụ thể.



* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp cho chính quyền địa phương.

- Trách nhiệm triển khai thực hiện: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, Công chức tư pháp - Hộ tịch có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện Thông tư này.

9. Thông tư 14/2013/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương

* Cơ quan ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông

* Ngày ban hành: 21/6/2013

* Ngày hiệu lực: 15/8/2013

* Nội dung chính:

Thông tư này hướng dẫn việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương đối với công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng, mạng ngoại vi.

Thông tư quy định về việc quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của địa phương và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh, thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt, công bố quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của địa phương



* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp cho chính quyền địa phương.

- Trách nhiệm triển khai thực hiện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tổng Giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp viễn thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này

- Trách nhiệm của cơ quan tham mưu ở địa phương: Sở Thông tin và Truyền thông



10. Thông tư 16/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc Quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế

* Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

* Ngày ban hành: 27/6/2013

* Ngày hiệu lực: 28/6/2013

* Văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ:

Thay thế Thông tư số 10/2013/TT-NHNN ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế.

* Nội dung chính:

Đây là chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tại Thông tư số 16/2013/TT-NHNN về việc quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế.

Theo Thông tư này, từ ngày 28/06/2013, NHNN quy định mức lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tối đa là 9%/năm đối với các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô ấn định mức lãi suất này tối đa là 10%/năm. Trước đó, tại Thông tư số 10/2013/TT-NHNN ngày 10/05/2013, NHNN cũng đã quyết định giảm các mức lãi suất này xuống còn lần lượt còn 10%/năm và 11%/năm.

Quy định mức lãi suất tối đa trên chỉ áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010; để thực hiện phương án, dự án sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu, của doanh nghiệp nhỏ và vừa; hoặc để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; hoặc nhằm phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao...

* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp cho chính quyền địa phương.

- Trách nhiệm triển khai thực hiện: Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức khác và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

11. Thông tư 15/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

* Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

* Ngày ban hành: 27/6/2013

* Ngày hiệu lực: 28/6/2013

* Văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ:

Thay thế Thông tư số 08/2013/TT-NHNN ngày 25 tháng 03 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

* Nội dung chính:

Ngày 27/06/2013, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 15/2013/TT-NHNN quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Tại Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân. Theo đó, các mức lãi suất được ấn định cụ thể như sau: Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 1,2%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 7,0%/năm (thay vì quy định mức lãi suất 7,5%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 năm); riêng Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô được ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 7,5%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.

Như vậy, Thông tư này đã quy định “mốc” kỳ hạn tiền gửi là 6 tháng, thay vì 12 như quy định trước đây; đồng thời, các mức lãi suất tiền gửi cũng giảm từ 0,5%/năm - 0,8%/năm. 

* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp cho chính quyền địa phương.

- Trách nhiệm triển khai thực hiện: Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức khác và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

12. Thông tư 14/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

* Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

* Ngày ban hành: 27/6/2013

* Ngày hiệu lực: 28/6/2013

* Văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ:

Thay thế Thông tư số 14/2011/TT-NHNN ngày 01 tháng 06 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định lãi suất huy động vốn tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng.

* Nội dung chính:

Ngày 27/06/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 14/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, từ ngày 28/06/2013, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định lãi suất tiền gửi bằng Đô la Mỹ (USD) bao gồm cả khoản chi khuyến mãi dưới mọi hình thức các với mức sau: Tối đa 0,25%/năm đối với tiền gửi của tổ chức là người cư trú hoặc người không cư trú (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài); tối đa 1,25%/năm đối với tiền gửi của cá nhân là người cư trú hoặc người không cư trú (quy định cũ lần lượt là 0,5 %/năm và 2,0%/năm).\

Thông tư cũng chỉ rõ, tiền gửi nêu trên bao gồm tất cả các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các hình thức nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

* Nội dung giao cho địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không quy định trực tiếp cho chính quyền địa phương.

- Trách nhiệm triển khai thực hiện: Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức khác và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

13.Thông tư 13/2013/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định Quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật trong phát hiện sinh vật biến đổi gen bằng phương pháp phân tích định tính, định lượng axít deoxyribonucleic


Каталог: vi-vn -> stp -> TaiLieu
TaiLieu -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
TaiLieu -> Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam
TaiLieu -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
TaiLieu -> Quyết định số 02/2010/QĐ-ubnd ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam Về việc giao thẩm quyền công chứng, chứng thực các hợp đồng, giao dịch trên địa bàn tỉnh Hà Nam
TaiLieu -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
TaiLieu -> Quyết định số 956/QĐ-ubnd ngày 08 tháng 08 năm 2008 của ubnd tỉnh Hà Nam V/v quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Công Thương tỉnh Hà Nam
TaiLieu -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
TaiLieu -> Chỉ thị số 02/2007/ct-ubnd ngày 09 tháng 4 năm 2007 của ubnd tỉnh Hà Nam Về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn tcvn iso 9001: 2000 vào các cơ quan hành chính nhà nước địa bàn tỉnh
TaiLieu -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh hà nam khoá XVI, KỲ HỌp thứ 18
TaiLieu -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh hà nam khoá XVI, KỲ HỌp thứ 18

tải về 264.84 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương