Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC


Bảng 1. Các nền kinh tế lớn nhất Châu Phi



tải về 0.57 Mb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu14.10.2017
Kích0.57 Mb.
#33628
1   2   3

Bảng 1. Các nền kinh tế lớn nhất Châu Phi


STT

Nước

GDP (tỷ USD)

1.

Nam Phi

254,992

2.

Algeria

120

3.

Nigeria

114,686

4.

Ai Cập

107,484

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới – 2006)

Tăng trưởng kinh tế của Algeria trong những năm gần đây đạt mức khá ổn định, năm 2006 đạt mức 5%, trước hết là nhờ lĩnh vực xây dựng có mức tăng khá cao 7,1%, sau đấy là lĩnh vực năng lượng 5,8%, dịch vụ 5,6%, chỉ có khu vực nông nghiệp là tăng khiêm tốn nhất với 1,9%.



Bảng 2. Một số chỉ tiêu kinh tế, thương mại cơ bản của Algeria

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

GDP(tỷUSD)

54,8

55,9

65,1

84

105

120

Tốc độ tăng trưởng GDP (%/năm)

2,1

4,1

6,8

6

5,5

5

Xuất khẩu (tỷ USD)

19,1

18,7

24,6

32

44,4

54,6

Nhập khẩu (tỷ USD)

9,5

11,3

13,5

18,3

20,3

21,4

Nợ nước ngoài (tỷ USD)

24,5

23,3

22,5

23,2

17,5

4,7

Tỷ giá trung bình năm (DZD/USD)

66,696

71,637

73,995

74,178

71,955

72,647

(Nguồn : Tổng Cục Thống kê Algeria, Ngân hàng TW Algeria)

Algeria còn có nguồn dữ trữ dồi dào về các mỏ sắt ở khu vực Tây Nam, mỏ vàng, uranium, thiếc ở miền Nam. Dầu mỏ và khí gas tự nhiên, được khai thác bởi Công ty Dầu khí quốc gia Sonatrach, là những nguồn thu cơ bản của ngân sách nhà nước. Algeria cũng rất cố gắng đa dạng hoá nền kinh tế bằng các biện pháp cải cách ruộng đất và hiện đại hoá ngành công nghiệp nặng, tuy nhiên thì lĩnh vực dầu khí vẫn đóng góp đến 97% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này.

Nhờ việc giá dầu mỏ đứng ổn định ở mức cao trong những năm vừa qua, đồng thời với việc kết hợp các cải cách kinh tế vĩ mô được bảo trợ bởi Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), nền kinh tế tài chính của Algeria đã có những cải thiện đáng kể, thặng dư thương mại và dự trữ đã đạt mức kỷ lục.

Năm 2006, Algeria đã giảm nợ nước ngoài xuống dưới mức 5% GDP, đưa mức nợ nước ngoài từ 17,5 tỷ USD năm 2005 xuống 4,7 tỷ USD năm 2006. Với nguồn ngoại hối phong phú, Algeria chủ trương thanh toán các khoản nợ nước ngoài trước hạn. Đến nay Algeria đã ký thanh toán nợ trước hạn 4,3 tỷ USD cho 14 nước thành viên Câu lạc bộ Paris.

Tổng giá trị GDP năm 2006 tăng mạnh do giá dầu mỏ và khó đốt tăng cao. Hiện nay, Algeria đang tiếp tục đa dạng hoá nền kinh tế với việc thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực khác ngoài năng lượng, tình trạng thất nghiệp cũng như điều kiện sống của nhân dân cũng được cải thiện đáng kể.

Chủ trương chính của Algeria hiện nay về cải tổ kinh tế: Tiếp tục phát triển kinh tế thị trường, trao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân, cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài, giải phóng (gần như hoàn toàn) về giá (hiện nay Nhà nước chỉ còn điều chỉnh giá đối với bột mì, sữa và nhiên liệu).

Ở tầm vĩ mô, chính phủ Algeria luôn giữ vững mục tiêu cải cách chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Biện pháp hàng đầu là tranh thủ lúc dầu khí được giá để đẩy mạnh tăng trưởng, tạo nhiều công ăn việc làm.

Chính phủ còn đẩy mạnh việc điều tiết nguồn thu dồi dào từ dầu khí để điều chỉnh cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân thông qua Chương trình hỗ trợ phát triển rộng lớn 5 năm (2005 – 2009), trong đó Chính phủ sẽ cung ứng 55 tỷ USD để phát triển kinh tế, hạ tầng cơ sở, cải thiện đời sống nhân dân, từ nay đến năm 2009 sẽ xây 1 triệu căn hộ nhà ở cho dân.



Bảng 3.

Phân bổ Chương trình phát triển rộng lớn 5 năm (2005 – 2009)

STT

Lĩnh vực đầu tư

Trị giá

(tỷ USD)

%

1

Nâng cao đời sống nhân dân (xây nhà ở, phát triển gáo dục, y tế, điện nước, văn hoá, cơ sở hạ tầng vùng sâu, vùng xa)

25

45,4 %

2

Xây dựng hạ tầng cơ sở (giao thông vận tải, công chính, đập chứa nước, qui hoạch lãnh thổ)

22,3

40,5%

3

Phát triển các ngành kinh tế (nông ngư nghiệp, công nghiệp, xúc tiến đầu tư, du lịch, xí nghiệp vừa và nhỏ)

4,4

8%

4

Hiện đại hoá dịch vụ công cộng (pháp lý, nội vụ, tài chính, thương mại, bưu chính…)

2,7

4,8%

5

Phát triển công nghệ mới thông tin

0,6

1,1%




TỔNG CỘNG

55

100%

(Nguồn: Văn phòng Tổng thống Angeria)

Bên cạnh đó, chính phủ vẫn tiếp tục đẩy mạnh tư nhân hoá các doanh nghiệp Nhà nước, hiện đã tư nhân hoá được 300 trong tổng số 1.000 doanh nghiệp Nhà nước cần tư nhân hoá và tiếp tục cải cách hệ thống ngân hàng, trước mắt, tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài thành lập chi nhánh tại Algeria, tư nhân hoá Ngân hàng CPA, Ngân hàng Trung ương luôn duy trì tỷ giá hối đoái áp đặt đối với tất cả các ngân hàng trong nước để kiềm chế lạm phát.

Tuy nhiên, sự phát triển của nhiều ngành kinh tế còn hạn chế: nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ, bưu chính viễn thông, hệ thống ngân hàng, hải quan, bảo hiểm…Dư âm của quan liêu, bao cấp vẫn rất nặng nề.


  1. THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ

Nhóm ngành hàng năng lượng là xương sống của nền kinh tế Algeria, chiếm đến 60% nguồn thu ngân sách, 45% GDP và hơn 97% kim ngạch xuất khẩu. Trên thị trường thế giới, Algeria là nhà sản xuất và xuất khẩu quan trọng về khí gas tự nhiên (hiện Algeria đứng thứ 5 về sản xuất và thứ 2 về xuất khẩu mặt hàng này ) và dầu mỏ (nhà sản xuất thứ 13 và nhà xuất khẩu thứ 9 của thế giới ).

Ngoài ra, Algeria còn là nhà cung cấp quan trọng đối với một số mặt hàng nông nghiệp, hiện nay Algeria là nhà xuất khẩu lớn nhất trên thế giới về mặt hàng đậu quả, thứ 6 về chà là, thứ 9 về mơ và thứ 10 về hạnh nhân.



Về chính sách xuất nhập khẩu, có 3 điểm nổi bật :

  • Sắc lệnh ngày 25/7/2005 của Tổng thống Algeria qui định về việc giảm đầu mối nhập khẩu: Chỉ các doanh nghiệp có vốn đăng ký từ 20.000.000 Dinar (tương đương khoảng 270.000 USD) trở lên mới được hoạt động nhập khẩu.

  • Lần đầu tiên, kể từ những năm 80 đến nay, tỷ giá đồng Đinar địa phương trên thị trường tự do và Ngân hàng xấp xỉ bằng nhau (1 USD = 73 Dinar). Điều này rất thuận lợi cho nhập khẩu của Algeria.

  • Mặt khác, Hiệp định liên kết giữa Algeria và Liên minh châu Âu đã có hiệu lực từ năm 2005. Hiệp định này đã giảm hoặc miễn thuế hoàn toàn cho 2.076 dòng thuế nhóm công nghiệp và 114 dòng thuế nhóm nông sản.

Về khuyến khích đầu tư (trong nước và nước ngoài) : Các chính sách ưu đãi chính như sau :

  • Đối với giai đoạn đầu triển khai dự án, thuế nhập khẩu trang thiết bị chỉ là 5%. Miễn thuế VAT đối với các thiết bị và dịch vụ. Miễn thuế chuyển nhượng bất động sản.

  • Giai đoạn khai thác : Được miễn thuế lợi tức, thuế doanh thu, thuế đất 3 năm đầu đối với các dự án thông thường và 10 năm đầu đối với các dự án thuộc vùng ưu tiên.

  • Đối xử hoàn toàn bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

  • Được phép hoàn chuyển vốn hoặc lợi nhuận ra nước ngoài.


Chương 3

QUAN H Ệ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ VỚI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI


  1. KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI

Theo các số liệu của Tổng cục Hải quan Algeria, năm 2006 đã ghi nhận một kỷ lục mới về thặng dư thương mại với 33,2 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu đã đạt giá trị bằng 255,1% kim ngạch nhập khẩu.

Trong đó, xuất khẩu các sản phẩm năng lượng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, đến 97% tổng kim ngạch xuất khẩu, còn các sản phẩm ngoài năng lượng chỉ chiếm 1 tỷ USD. So với năm 2005, xuất khẩu các sản phẩm năng lượng đã tăng 25,1%.



Mặc dù với giá trị khiêm tốn là 1,07 tỷ USD nhưng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm ngoài năng lượng đã tăng 21,63% so với năm 2005, trong đó các sản phẩm điều chế từ dầu mỏ chiếm 30%.

Bảng 4. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Algeria

Đơn vị : Triệu USD

STT

Nhóm sản phẩm

Trị giá

2005

Cơ cấu

%

Trị giá

2006

Cơ cấu

%

2006/2005

1

Thực phẩm

59

0,13

70

0,13

+ 18,6%

2

Năng lượng

43.614

98,2

54.590

98,2

+ 25,1%

3

Sản phẩm thô

90

0,2

168

0,3

+ 86,6%

4

Bán thành phẩm

571

1,29

658

1,2

+ 15,2%

5

Thiết bị nông nghiệp

-

-

-

-

-

6

Thiết bị công nghiệp

47

0,11

34

0,06

- 28%

7

Hàng tiêu dùng

14

0,03

20

0,03

+ 42%




TỔNG CỘNG

44.400

100%

54.600

100%

+ 22,97%

(Nguồn : Hải quan Algeria)

Trong số các bạn hàng truyền thống của Algeria thì Mỹ vẫn xếp ở vị trí thứ nhất với 20,68% tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo là Italia 14,03%, Tây Ban Nha 8,14% và Pháp 6,89%.



Bảng 5. Các thị trường xuất khẩu chính của Algeria năm 2006

STT

Tên nước

Trị giá

(triệu USD)

Cơ cấu

(%)

1

Mỹ

11.295

20,68

2

Ý

7.662

14,03

3

Tây Ban Nha

4.445

8,14

4

Pháp

3.766

6,89

5

Hà Lan

3.044

5,57

6

Canađa

2.950

5,4

7

Thổ Nhĩ Kỳ

2.093

3,83

8

Bỉ

2.004

3,67

9

Brazin

1.643

3,01

10

Bồ Đào Nha

1.400

2,56

11

Các nước khác

15.298

28,01




TỔNG CỘNG

54.600

100,00%

(Nguồn : Tổng cục Thống kê Algeria)

Kim ngạch nhập khẩu đã tăng 5,1% so với năm 2005, đạt 21,4 tỷ USD, trong đó nhập khẩu hầu hết các mặt hàng đều tăng, chỉ trừ các mặt hàng trang thiết bị và phương tiện giao thông cá nhân giảm 2,1%. Sự thay đổi này là do lệnh cấm nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng, theo đó bắt đầu từ 01/01/2006, doanh nghiệp chỉ được phép nhập ô tô hoàn toàn mới. Hàng tiêu dùng, trong đó chủ yếu là dược phẩm (36%) đạt kim ngạch 2,96 tỷ USD, cũng giảm nhẹ so với năm 2005.

Kim ngạch nhập khẩu năm 2006 tăng thấp chủ yếu do Chính phủ chủ trương giảm đầu mối nhập khẩu. Tuy nhiên, tình hình này chỉ là tạm thời. Những năm sau xu thế nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng cao do nhu cầu đầu tư, tiêu dùng tăng, trong lúc nguồn dữ trữ ngoại hối vẫn dồi dào.

Nhập khẩu các trang thiết bị sản xuất (31% tổng kim ngạch), trong đó chủ yếu là các trang thiết bị cho ngành công nghiệp xây dựng và thực phẩm đã tăng 17,5%, từ 5 tỷ USD lên 6 tỷ USD.



Bảng 6. Cơ cấu hàng nhập khẩu của Algeria

Đơn vị : Triệu USD

STT

Nhóm sản phẩm

Trị giá

2005

Cơ cấu

%

Trị giá

2006

Cơ cấu %

2006/2005

%

1

Thực phẩm

3.552

17,46

3.692

17,50

+ 1,48

2

Dầu khí

227

1,12

253

1,20

+ 11,34

3

Sản phẩm thô

737

3,62

823

3,90

+ 9,86

4

Bán thành phẩm

3.986

19,59

4.747

22,50

+ 16,60

5

Thiết bị nông nghiệp

169

0,83

147

0,70

- 18,75

6

Thiết bị công nghiệp

8.613

42,33

8.505

40,30

- 3,77

7

Hàng tiêu dùng

3.064

15,06

2.933

13,90

- 7,21




TỔNG CỘNG

20.347

100

21.400

100

+ 5,1 %

(Nguồn : Hải quan Algeria)

Trong các bạn hàng nhập khẩu, Liên minh châu Âu vẫn giữ vị trí đứng đầu với hơn 55% tổng kim ngạch nhập khẩu của Algeria, trong đó Pháp đứng đầu với 20,47%, Italia 8,8%, Trung Quốc 7,38%, Mỹ 7,31% và Đức 6,93%.

Trong thời gian qua, mặc dù Liên minh châu Âu vẫn duy trì vị trí nhà cung cấp truyền thống của Algeria, một số bạn hàng nhập khẩu mới của đã dần dần khẳng định được vị trí của mình, đó là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Thổ Nhỹ Kỳ.

Trung Quốc, từ vị trí nhà cung cấp thứ 11 của Algeria năm 2000 với 191 triệu USD, đã vươn lên vị trí thứ 3 năm 2006 với 1,58 tỷ USD, thị phần tăng từ 1,91% lên 7,38%, kim ngạch tăng gần 30% mỗi năm. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong thời gian qua từ Trung Quốc là các đường ống để khai thác dầu mỏ với kim ngạch tăng tới 341% (từ 48 triệu USD năm 2005 lên 213 triệu USD năm 2006). Các mặt hàng khác có giá trị nhập khẩu cao là các trang thiết bị bưu chính viễn thông, tăng 24,6% so với năm 2005. Một điều đặc biệt là tuy Trung Quốc được xếp vào một trong số các nước cung cấp hàng hoá lớn của Algeria nhưng lượng hàng hoá của Algeria xuất sang Trung Quốc hầu như là chưa có gì.



Bảng 7. Các thị trường nhập khẩu chính của Algeria năm 2006

STT

Tên nước

Trị giá

(triệu USD)

Thị phần

(%)

1

Pháp

4.382

20,47

2

Ý

1.884

8,8

3

Trung Quốc

1.580

7,38

4

Mỹ

1.565

7,31

5

Đức

1,485

6,93

6

Tây Ban Nha

977

4,56

7

Nhật

729

3,4

8

Thổ Nhĩ Kỳ

641

2,99

9

Bỉ

559

2,61

10

Áchentina

544

2,54

11

Các nước khác

13.250

61,91




TỔNG CỘNG

21.400

100,00 %

(Nguồn : Tổng cục Thống kê Algeria)

Tiếp theo Trung Quốc là Mỹ với 7,31% thị phần, hiện là nhà cung cấp lớn thứ 4 của Algeria. Mỹ cung cấp chủ yếu cho Algeria các sản phẩm lương thực thực phẩm như lúa mì, ngô, sữa bột, năm 2006 đạt 254 triệu USD, tăng 25% so với năm 2005. Bên cạnh đó, năm 2006 còn đánh dấu bước tăng vọt về kim ngạch nhập khẩu các thiết bị khai thác dầu khí với 356 triệu USD, tăng 104% so với năm 2005.

Nhật Bản và Thổ Nhỹ Kỳ đều có thị phần là khá ổn định và dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Ngoài ra, quan hệ thương mại giữa Algeria với các nước trong khối Maghreb cũng dần có những bước phát triển tốt đẹp.


  1. ĐẦU TƯ

Với việc tự do hoá một cách mạnh mẽ nền kinh tế, Algeria đang ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư trên thế giới, đặc biệt là sau khi Điều luật 02 – 01 ban hành ngày 05/05/2002 có hiệu lực về việc tự do hoá thị trường điện năng và phân phối gas theo ống dẫn, và việc hình thành Uỷ ban Điều hành điện và gas (CREG).

Cũng theo một nghiên cứu của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư (ANIMA) thuộc chương trình hợp tác châu Âu - Địa Trung Hải (MEDA), năm 2004 đánh dấu mốc phát triển của Algeria khi nước này dẫn đầu khu vực Địa Trung Hải về thu hút vốn đầu tư, mặc dù môi trường đầu tư còn cần phải được cải thiện. Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Algeria cũng dần dần đa dạng hoá vào các lĩnh vực bưu chính viễn thông, du lịch, công nghiệp…

Theo báo cáo của Tổ chức Điều hành các dự án đầu tư Địa Trung Hải, năm 2004, Algeria đã thu hút được 59 dự án đầu tư nước ngoài với tổng giá trị là 5,857 tỷ USD so với 2,519 tỷ USD trên 31 dự án năm 2003.


  1. QUAN HỆ VỚI CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC

Hiện nay, Algeria ưu tiên cải cách kinh tế chú trọng phát triển quan hệ kinh tế với Mỹ, Pháp, EU (tháng 4/2002, Algeria đã ký Hiệp định liên kết với EU) nhằm tranh thủ đầu tư và viện trợ của các nước này, giải quyết khủng hoảng kinh tế trong nước. Quan hệ với các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu vẫn duy trì mức bình thường.

Hợp tác Mỹ - Algeria đang được đẩy mạnh và mở rộng từ chống khủng bố sang nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, năng lượng, công nghệ cao. Mỹ đang cố gắng thúc đẩy hợp tác hai bên lên mức đối tác chiến lược. Trao đổi mậu dịch Mỹ - Algeria đến cuối năm 2006 đã lên tới 13 tỷ đô la (tăng 48,3% so với năm 2005), trong đó chủ yếu là xuất khẩu từ Algeria sang Mỹ. Mỹ là khách hàng lớn nhất mua nhiên liệu của Algeria. Mỹ đã xúc tiến thành lập Hội đồng Thương mại Mỹ-Algeria. Hiện nay, Mỹ là đối tác đầu tư số một của Algeria với số vốn đầu tư 5,5 tỷ đô la, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dầu khí. Các nhà đầu tư Mỹ đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực khác : công nghiệp dược phẩm, thuỷ lợi, chế biến nông sản, ngân hàng, xây dựng cơ sở hạ tầng…

Quan hệ với Nga : Algeria đã thiết lập được quan hệ bình đẳng với Nga trên cơ sở đối tác chiến lược giữa hai nước. Quân đội Algeria đang được trang bị chủ yếu bằng các vũ khí thời Liên Xô trước đây và đang từng bước đàm phán để mua các trang bị, vũ khí của Nga với tổng trị giá gần 15 tỷ đô la. Vào đầu năm 2007, tập đoàn Dầu khí quốc gia Algeria - Sonatrach vừa ký Hiệp định hợp tác quan trọng với Tập đoàn Gazprom của Nga về sản xuất, cung cấp dầu mỏ và khí đốt.

Với Liên minh châu Âu: Algeria đã ký kết Hiệp định liên kết Algeria – Liên minh châu Âu, cho phép tăng cường mở rộng hơn nữa quan hệ với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ), mặc dù Algeria chưa gia nhập WTO. Với lợi thế năng lượng dồi dào, Algeria đang trở thành địa chỉ được nhiều nước lớn Tây Âu như Anh, Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha… đặc biệt quan tâm trong chiến lược an ninh năng lượng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang bị ảnh hưởng bởi giá dầu tăng cao do bất ổn tại khu vực Trung Đông. Hiện nay, trong khối EU, Anh là nước đầu tư lớn nhất vào lĩnh vực dầu khí tại Algeria với 4 tỷ đô la. Tập đoàn BP của Anh đang khai thác nhiều mỏ dầu ở phía nam Algeria. Dự kiến trong 5 năm tới, Anh sẽ đầu tư 13 tỷ đô la để xây dựng một trung tâm hoá dầu tại Algeria.

Đối với các cường quốc khu vực châu Á mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Algeria luôn biết cách tăng cường, thúc đẩy quan hệ : ngoài vấn đề năng lượng, Algeria còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp khác của Trung Quốc thâm nhập vào lĩnh vực xây dựng, điện thoại…, tăng cường quan hệ với Ấn Độ trong các lĩnh vực chế biến nông sản, luyện kim.



Trong quan hệ với các nước A-rập Hồi giáo, Algeria luôn giữ được sự cân bằng cần thiết trong quan hệ với các nước ở khu vực Trung Đông. Algeria tích cực đóng góp vào việc thành lập Liên minh Maghreb và sự đoàn kết trong OUA (Tổ chức thống nhất châu Phi), trong nội bộ các nước A-rập, cải thiện quan hệ với Maroc, ký Hiệp định hợp tác hữu nghị với Tunisie, Hiệp định biên giới với Mali, Niger...

Đối với các nước châu Phi : Algeria luôn cố gắng thể hiện vai trò tích cực của mình. Theo cam kết tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU), lần đầu tiên, Algeria đã đưa 4 máy bay vận tải phục vụ việc chuyên chở các đơn vị lực lượng gìn giữ hoà bình AU tại Somalia.

Hiện Algeria đang nỗ lực đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).



Algeria hiện là thành viên của các Tổ chức : Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Chữ Thập Đỏ quốc tế, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC), Cao uỷ Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, Liên minh Châu Phi, Liên đoàn Ả rập, G-15, G-24, G-77,…

Chương 4

QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI - ĐẦU TƯ

VIỆT NAM - ALGERIA

1. Tình hình quan hệ kinh tế - thương mại

1.1. Giai đoạn 1975 - 2000

Quan hệ thương mại Việt Nam - Algeria xuất hiện rõ nét bắt đầu từ năm 1975. Ngay sau khi miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, Chính phủ Algeria đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 100.000 tấn dầu thô và cho Việt Nam vay 1 triệu tấn dầu thô, tương đương khoảng 200 triệu USD với lãi suất ưu đãi 2%. Từ năm 1976 đến năm 1988, kim ngạch trao đổi hai chiều giữa Việt Nam và Algeria hầu như chưa đáng kể (chỉ khoảng 50.000 USD/năm).

Từ năm 1989 đến năm 2000, Việt Nam xuất khẩu hàng hoá trả nợ sang Algeria mỗi năm từ 5 đến 15 triệu USD. Tổng trị giá hàng giao trong thời kỳ này đạt khoảng 80 triệu USD. Các sản phẩm xuất trả nợ chủ yếu là : gạo, cà phê, chè, hạt tiêu, giày dép, dụng cụ cầm tay, mây tre nguyên liệu, gốm sứ, hàng thể thao…

Ngày 24/02/1994, hai nước đã ký kết Hiệp định thương mại song phương trong đó hai bên cam kết giành cho nhau qui chế ưu đãi nhất về thuế hải quan và các thuế khác về hàng hoá xuất nhập khẩu, trừ những ưu đãi đặc biệt mà mỗi nước giành cho các nước láng giềng hoặc trong khuôn khổ các Hiệp định khu vực.



1.2. Giai đoạn 2001 đến nay :

Từ năm 2001 đến nay, hai nước đã đạt được nhiều tiến bộ trong thúc đẩy quan hệ thương mại song phương. Ngoài ra hai nước cũng mở rộng hợp tác trong lĩnh vực đầu tư.

Ngày 10/7/2002, Công ty đầu tư phát triển dầu khí PIDC thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và Công ty Dầu khí quốc gia Algeria (Sonatrach) đã ký hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí. Hợp đồng trên được coi là bước đột phá của ngành dầu khí Việt Nam trong việc mở rộng hợp tác khai thác dầu khí ở Châu Phi. Năm 2006, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã cấp phép cho Tổng công ty dầu khí Việt Nam đầu tư 208 triệu USD sang Algeria để thăm dò và khai thác dầu khí. Đây là dự án lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại châu Phi.

Về thương mại, nhìn chung trong những năm gần đây, xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria có những tiến bộ nhưng tăng trưởng chưa ổn định và chưa có bước đột phá.



Bảng 8. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Algeria 2001 – 2007

(Đơn vị: nghìn USD)




2001

2002

2003

2004

2005

2006

6T-2007

Xuất khẩu

11.540

3.397

18.221

13.848

30.935

29.777

23.413

Nhập khẩu

0

0

180

252

0

253

0

Tổng KN

11.540

3.397

18.401

14.100

30.935

30.030

23.413

Về xuất khẩu: Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Algeria chủ yếu vẫn là nông sản: gạo, cà phê, hạt tiêu. Việt Nam hiện nhập khẩu không đáng kể từ Algeria ngoài 1 số lượng nhỏ thức ăn gia súc và nguyên liệu

Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)
file -> Một số triển lãm chuyên ngành lớn nhất tại Nam Phi đã có lịch tổ chức trong năm 2009

tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương