Giới thiệu Đại học Bách Khoa và oisp trang 2



tải về 279.63 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích279.63 Kb.
#33220
1   2   3

Ghi chú:

* Không áp dụng cho chương trình Pre-University. Các sinh viên chỉ nhận một trong các chương trình học bổng.

* * Giá trị thực tế của học bổng tùy thuộc học phí của từng chương trình.

Câu 34: Chi phí ăn ở ở nước ngoài (Mỹ, Úc, Nhật) là như thế nào?


Trường

Nước

Sinh hoạt phí/ năm

Học phí/ năm

Catholic University

Mỹ

$15.000

$32.000

University Illinois at Springfield

Mỹ

$15.300

$15.500

LaTrobe University

Úc

$16.000

$14.365

University of Queensland

Úc

$21.691

$20.400

Griffith University

Úc

$15.000

$16.200

Adelaide Univeristy

Úc

$12.000

$18.300

Nagaoka University

Nhật

$7.000

$5.600



MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP TẠI ĐHBK

Câu 35: Sinh viên OISP được kỳ vọng và yêu cầu những gì?

Cũng như mọi sinh viên Bách Khoa khác, sinh viên OISP được kỳ vọng:



      • Học tập chăm chỉ, hoàn thành tốt chương trình học

      • Tuân thủ các qui định của nhà trường

      • Tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường, OISP, và của Đoàn, Hội sinh viên.

      • Là một công dân tốt, tuân thủ pháp luật.

Câu 36: Sinh viên của các chương trình quốc tế có những quyền lợi gì? Được chăm sóc thế nào? Có được hưởng các quyền lợi như sinh viên chính qui của trường hay không?

  • Sinh viên các chương trình quốc tế là sinh viên chính thức của ĐHBK, được hưởng mọi quyền lợi của sinh viên Bách Khoa.

  • Các sinh viên được:

      • Sử dụng cơ sở vật chất bao gồm: Phòng thí nghiệm, phòng học, thư viện, hội trường, sân thể thao, phòng tự học, internet wifi…

      • Được sử dụng hệ thống Bách Khoa E-Learning để truy cập tài nguyên các môn học của nhà trường 24/7 (24 giờ/ 7 ngày/ tuần).

      • Được đăng ký vào ở ký túc xá của trường nếu có nhu cầu. Nhà trường sẽ xem xét theo thứ tự ưu tiên.

      • Được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự

      • Được tham gia tất cả các hoạt động sinh viên, đoàn, hội của trường

  • Ngoài các quyền lợi như mọi sinh viên khác, sinh viên các chương trình quốc tế còn được:

      • Học trong tòa nhà riêng của OISP với các trang thiết bị hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế

      • Có hệ thống các trợ giảng hỗ trợ thêm trong quá trình học.

Câu 37: ĐHBK có mấy cơ sở? và Sinh viên chương trình liên kết được học ở cơ sở nào?

  • ĐHBK có hai cở sở. Cơ sở 1 số 268 Lý Thường Kiệt Q.10, Tp.HCM (rộng 14.8 ha) và Cơ sở 2 ở Linh Trung, Thủ Đức, Tp.HCM (rộng 26 ha)

  • Sinh viên các chương trình quốc tế học tại Cơ sở 1 trong suốt quá trình học tập 2 – 2.5 năm đầu tiên. Đây là khuôn viên rộng 14.8 ha với rất nhiều cây xanh, phòng học, thư viện và các khu thể thao.

Câu 38: Sinh viên các chương trình quốc tế của ĐHBK có được ở trong ký túc xá của trường hay không?

  • Được, hàng năm ĐHBK vẫn có một số chỗ ở ký túc xá cho các sinh viên chương trình quốc tế và tiên tiến.

  • Nhà trường chủ trường ưu tiên sinh viên ở các tỉnh xa, có thành tích học tập tốt, và đăng ký sớm.

Câu 39: Học ở ĐHBK khó quá, con tôi sợ không theo nổi. OISP sẽ hỗ trợ những gì, như thế nào cho con em chung tôi dể đạt được kết quả học tập tốt?

  • ĐHBK có truyền thống tổ chức dạy và học nghiêm túc, chất lượng và triệt để. Chính vì lý do đó được học tại ĐHBK là niềm tự hào của nhiều thế hệ sinh viên Việt Nam.

  • Để giúp các sinh viên học tập tốt và tốt hơn nữa, chúng tôi có:

      • Các thầy cô kinh nghiệm và tận tâm,

      • Đội ngũ các trợ giảng,

      • Hệ thống học tập trên mạng internet BkElearning,

      • Và các thầy cô chủ nhiệm quan tâm đến các em.

      • Tất nhiên để đạt được thành công, yếu tố gia đình và nỗ lực cá nhân của sinh viên là vô cùng quan trọng.

Câu 40: Giáo viên chủ nhiệm là ai? Họ đóng vai trò gì?

  • Khi vào học, mỗi lớp chuyên ngành sẽ có một giáo viên chủ nhiệm. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm là hướng dẫn/ định hướng học tập và sinh hoạt trong quá trình học đại học cho sinh viên.

  • Giáo viên chủ nhiệm cũng đại diện nhà trường đánh giá chất lượng rèn luyện học tập của từng sinh viên.

  • Khi cần tư vấn các vấn đề về học tập, giáo viên chủ nhiệm là người đầu tiên sinh viên cần tìm kiếm.

Câu 41: Đội ngũ trợ giảng là ai? Họ có vai trò như thế nào?

  • Ở một số các môn học khó, bên cạnh việc nghe giảng trên lớp, OISP sẽ bố trí các trợ giảng để hướng dẫn bài tập, giảng những vấn đề mà sinh viên còn chưa rõ khi ở trên lớp.

  • Trợ giảng thường là các sinh viên giỏi năm trên hay các giảng viên trẻ của ĐHBK.

Câu 42: Hệ thống BKeL là gì?

  • BKel là chữ viết tắt của hệ thống Bách Khoa E-Learning.

  • Đây là một hệ thống học tập mở chạy trên internet, nó cho phép sinh viên học tập 24/7 (24 giờ/ngày và 7 ngày/ tuần). Nghĩa là sinh viên có thể học bất cứ lúc nào tùy theo nhu cầu của mình.

  • Hệ thống này cung cấp các tài nguyên môn học và là môi trường tương tác giữa giảng viên và sinh viên, cũng như giữa sinh viên với nhau. Sinh viên có thể lên hệ thống truy cập bài giảng, tài liệu tham khảo, làm và nộp bài tập, đặt câu hỏi và thảo luận các vấn đề chuyên môn trong diễn đàn môn học, hoặc trao đổi trực tiếp với giảng viên.

  • BKeL đã thực sự cung cấp cơ hội và phương tiện học tập mới cho sinh viên.

Câu 43: Các sinh hoạt ngoại khóa để làm gì?



  • Tại ĐHBK Tp.HCM chúng tôi quan tâm đến việc phát triển con người một cách toàn diện. Sinh viên Bách Khoa ngày nay không chỉ được trang bị các kiến thức chuyên môn giỏi mà còn được trang bị các khối kiến thức, kỹ năng xã hội, cộng đồng.

  • Các khối kiến thức và kỹ năng “mềm” này được bổ sung bằng nhiều hình thức: đào tạo trong các khóa học chuyên biệt, đào tạo trong từng môn học, và thực hành trong các hoạt động ngoại khóa, cộng đồng, xã hội mà các em tham gia.

Câu 44: Xin cho biết liên hệ của nhà trường với gia đình, phụ huynh như thế nào?

  • Khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học, sinh viên là người trưởng thành. Các em chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình. Ở ĐHBK chúng tôi tôn trọng và đối xử với sinh viên như những người trưởng thành.

  • ĐHBK và OISP sẽ luôn trang bị các kiến thức và kỹ năng sống cần thiết cho các em. Ví dụ cụ thể có thể thấy trong việc huấn luyện các kỹ năng mềm ở chương trình Pre-University hay việc khuyến khích và tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các chương trình sinh hoạt xã hội, cộng đồng của ĐHBK và OISP.

  • Trong quá trình học, chúng tôi liên tục quan sát thái độ cũng như kết quả học tập của từng sinh viên và sẽ liên tục liên hệ với gia đình/ phụ huynh để cùng đồng hành với tiến bộ của sinh viên.

Câu 45: Phụ huynh đóng vai trò như thế nào trong việc học của con mình ở bậc đại học? Phụ huynh sinh viên và OISP sẽ có sự liên hệ như thế nào?

  • Sự thành công của một sinh viên phụ thuộc vào các yếu tố: nhà trường, bản thân, gia đình và môi trường xung quanh.

  • ĐHBK và OISP rất chú trọng đến chất lượng học tập và dịch vụ cho sinh viên.

  • Tuy nhiên, phụ huynh và nỗ lực của bản thân từng sinh viên đóng vai trò hết sức quan trọng trong kết quả học tập của các em.

  • Thực tiễn cho thấy, gia đình nào phụ huynh quan tâm nhắc nhở các em học tập và rèn luyện thì con em sẽ thành đạt.

Câu 46: Sinh viên các chương trình quốc tế có phải học quân sự, chính trị....như sinh viên khác hay không?

  • Sinh viên các chương trình quốc tế do trường nước ngoài cấp bằng không phải học các môn quân sự và chính trị

  • Sinh viên chương trình tiên tiến phải học các môn quân sự và chính trị.

Câu 47: Sinh viên các chương trình quốc tế của ĐHBK có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự hay không?

Được, sinh viên của các chương trình quốc tế và tiên tiến được hoãn nghĩa vụ quân sự.



Câu 48: Sinh viên các chương trình quốc tế có phải/ được đi Mùa Hè Xanh hay không?

  • Tham dự chiến dịch Mùa hè xanh là quyền lợi chứ không phải nghĩa vụ. Các sinh viên tham gia chiến dịch này đều trưởng thành và rèn luyện được nhiều kỹ năng sống cho bản thân.

  • Sinh viên quốc tế cũng được đăng ký tham gia chương trình này.





CHƯƠNG TRÌNH PRE-UNIVERSITY

Câu 49: Chương trình Ôn tập Toán – Lý – Hóa là gì? Để làm gì? Học vào thời gian nào? Học phí bao nhiêu?

    • Đây là khóa học nhằm ôn tập 3 môn Toán – Lý – Hóa cho các học sinh có nguyện vọng vào học các chương trình của OISP nhưng không có điểm thi đại học lớn hơn hay bằng điểm sàn của Bộ Giáo Dục.

    • Lớp học sẽ học với các giảng viên kinh nghiệm của ĐHBK

    • Thời lượng mỗi môn khoảng 30-40 tiết

    • Năm 2010, khóa ôn tập sẽ khai giảng vào ngày 02 tháng 08 năm 2010 và bế giảng vào 29.08.2010

    • Ngày 31.08.2010 các học sinh sẽ tham dự kỳ thi tuyển đầu vào OISP do ĐHBK tổ chức với 3 môn Toán – Lý – Hóa

    • Học phí cho lớp học là 4.000.000 đồng.

Câu 50: Chương trình Pre-university là gì? Tiếng Anh học như thế nào? Các kỹ năng mềm nào được giảng dạy?

  • Chương trình Pre-university hay gọi là Chương trình dự bị đại học là chương trình chuẩn bị tiếng Anh và các kỹ năng mềm cho sinh viên.

  • Thực tế cho thấy khi bước vào đại học các sinh viên thường gặp 3 trở ngại chính: tiếng Anh; khoảng cách giữa phương pháp học đại học và học ở phổ thông; các kỹ năng sống cơ bản của người trưởng thành.

  • Tiếng Anh sẽ được học với giảng viên Việt Nam và Giảng viên bản xứ. Chương trình tiếng Anh có năm cấp độ, các sinh viên sẽ trải qua kỳ thi xếp lớp trước khi chính thức vào học.

  • Các kỹ năng mềm: giao tiếp, trình bày, làm việc nhóm, quản lý thời gian, sinh hoạt ngoại khóa, kỹ năng học đại học… (Danh sách các ký năng mềm được liệt kê chi tiết hơn ở Câu 53)

  • Chi phí của lớp Pre-University trong năm 2010 là 1,100 – 1,400 USD tùy theo trình độ (xem thêm Học Phí 2010)

Câu 51: Xin cho biết Thời khóa biểu điển hình của chương trình Pre-University?

Thứ

T. Hai

T. Ba

T. Tư

T. Năm

T. Sáu

T. Bảy

C. Nhật

Sáng

8:00-11:15

Anh Văn

Anh Văn

Anh Văn

Anh Văn

Anh Văn




Clb tiếng Anh

Chiều

2:00-4:00

Kỹ năng mềm

Anh Văn bổ sung*

Kỹ năng mềm

Anh Văn bổ sung*

Kỹ năng mềm









  • Anh văn bổ sung chỉ áp dụng cho các sinh viên ở lớp foundation

  • Thời khóa biểu chí có tính dự kiến. Thời khóa biểu chính thức sẽ được thông báo vào đầu khóa học

Phụ đạo anh văn là chương trình hỗ trợ sinh viên nếu có nhu cầu hỏi bài ngoài giờ học chính thức

Câu 52: Nếu sau khi học chương trình Pre-niversity mà sinh viên vẫn chưa đủ trình độ tiếng Anh thì sao?

  • Các sinh viên sau khi học khóa Pre-University có điểm IELTS từ 5.0 trở lên sẽ chính thức vào học chương trình chính khóa.

  • Các sinh viên có điểm từ 4.0-4.5 sẽ có 1 học kỳ thử thách: Trong học kỳ này các em sẽ được cho phép học chuyên môn nhưng vẫn phải đăng ký học thêm tiếng Anh tại OISP. Song song với các học kỳ chính khóa sẽ có các chương trình Pre 2, Pre 3 để các em tiếp tục hoàn thiện kỹ năng tiếng Anh của mình. Kết thúc học kỳ thử thách này các em phải có điểm IELTS trên 5.0.

  • Học phí chương trình tiếng Anh Pre 2, Pre 3 chưa bao gồm trong học phí chính thức của từng học kỳ. OISP sẽ cân nhắc để có mức học phí tiếng Anh thấp nhất có thể cho các bạn sinh viên.

Câu 53: Các kỹ năng mềm (soft skills) là gì? Tại sao phải học các kỹ năng này? Tầm quan trọng của chúng ra sao?





  • Có một khoảng thời gian dài, giáo dục đại học Việt Nam chỉ quan tâm vào các khối kiến thức cơ bản và chuyên môn, mà quên đi các khối kiến thức và kỹ năng mềm bao gồm: kỹ năng sống, kỹ năng xã hội, kỹ năng cộng đồng.

  • Một con người toàn diện cần có các kiến thức chuyên môn và các khối kiến thức – kỹ năng mềm.

  • Các kỹ năng mềm bao gồm (nhưng không giới hạn):

      • Kỹ năng giao tiếp, truyền thông

      • Kỹ năng trình bày

      • Kỹ năng làm việc nhóm

      • Kỹ năng xây dựng và phát triển quan hệ

      • Trí thông minh cảm xúc

      • Kỹ năng lãnh đạo

      • Kỹ năng quản lý thời gian

      • Kỹ năng tổ chức các cuộc họp

      • Kỹ năng thương lượng, xử lý mâu thuẫn

      • Kỹ năng viết

      • Kỹ năng đọc

      • Kỹ năng sinh hoạt ngoại khóa

      • Kỹ năng thích nghi

      • Kỹ năng đa văn hóa

      • Kỹ năng quản trị stress

      • Kỹ năng tổ chức công việc

  • Vai trò cơ bản của các kỹ năng mềm là liên kết các khối kiến thức và kỹ năng cứng, vận dụng chúng một cách linh hoạt trong các tình huống cuộc sống. Ngoài ra các kỹ năng mềm giúp các cá nhân thích nghi vào các môi trường sống thay đổi một cách dễ dàng và thuận lợi hơn. Nếu như các kiến thức chuyên môn là nền tảng chính để tạo ra các nhà chuyên môn thì khối kiến thức/ kỹ năng mềm chính là phần giá trị gia tăng cần có ở các nhà quản lý và lãnh đạo. Cấp quản lý và lãnh đạo càng cao thì yêu cầu đối với các kỹ năng mềm càng nhiều.

Câu 54: ĐHBK tổ chức giảng dạy các kỹ năng này cho sinh viên của mình như thế nào?

Để trang bị khối kỹ năng mềm cho sinh viên, ĐH Bách Khoa thực hiện theo 3 phương pháp chính, đồng bộ với nhau:



      • Tổ chức các môn chuyên đề huấn luyện kỹ năng mềm như các khóa học Pre-University, hay các môn học như giao tiếp trong kinh doanh, kỹ năng quản trị, nhập môn kỹ sư …

      • Tổ chức các hoạt động ngoại khóa như Mùa hè xanh, Hội thao sinh viên, Hội trại Bách Khoa Quốc Tế, hoạt động từ thiện. Điểm đặc biệt của các hoạt động ở ĐHBK là với sự hỗ trợ của nhà trường, tất cả đều do sinh viên tự thiết kế, tổ chức và thực hiện. Thông qua việc tham gia các hoạt động này các em có dịp thực hành toàn bộ các kỹ năng mềm đã học trên lớp.

      • Triển khai các kỹ năng mềm trong từng môn học: trong từng môn học chuyên môn, các thầy cô giáo sẽ giao các dự án nhóm, đề án môn học cho từng nhóm sinh viên. Các em sẽ làm việc theo nhóm từ đầu học kỳ để thực hiện một dự án hoàn chỉnh và đến cuối học kỳ phải trình bày và báo cáo kết quả dự án đó. Thông qua cách tổ chức lớp học như vậy, không chỉ kiến thức chuyên môn mà các kỹ năng mềm cũng được liên tục hoàn thiện trong suốt thời gian học tại trường.









Sổ tay FAQs OISP





tải về 279.63 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương