Giới thiệu học phần thực vật dưỢC – ĐỌc viết tên thuốC Đối tượng: Cao đẳng Dược Số tín chỉ



tải về 3.6 Mb.
Chế độ xem pdf
trang31/137
Chuyển đổi dữ liệu21.05.2023
Kích3.6 Mb.
#54724
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   137
ky-3.-thuc-vat 173 (1)

2.2.2. Mô mềm đồng hóa: Cấu tạo bởi những tế bào chứa nhiều lạp lục để thực hiện 
chức năng quang hợp. Do đó mô mềm đồng hóa ở ngay dưới biểu bì của lá và thân cây 
non.
Trong lá cây lớp ngọc lan, mô mềm đồng hóa có hai dạng: 
Mô hình giậu cấu tạo bởi những tế bào dài và hẹp, xếp xít nhau như những cọc 
của một bờ giậu, thẳng góc với mặt lá. Vách tế bào mỏng, chứa nhiều hạt diệp lục, có 
chức năng quang hợp. 
Mô xốp (mô khuyết) cấu tạo bởi những tế bào không đều, để hở những khoảng 
gian bào to lớn trống rỗng chứa đầy khí. 
2.2.3. Mô mềm dự trữ cấu tạo bởi những tế bào có màng mỏng bằng cellulose
thường để hở những khoảng gian bào ở góc tế bào. Trong tế bào chứa chất để nuôi 
cây như: Đường (cây Mía…), Tinh bột ( Củ khoai lang, hạt Ngô…), Dầu và aleuron 
(hạt Thầu dầu, hạt Lạc..), Chất hemicellulose- gần giống cellulose, làm cho vách trong 
tế bào cứng, dày lên (hạt Mã tiền, hạt Cà phê…), Nước (Xương rồng, cây Thuốc 
bỏng…), Không khí (Sen, Súng…). 
2.3 Mô che chở 
Mô che chở là mô chuyển hóa từ mô phân sinh, có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận 
của cây chống lại tác hại của môi trường ngoài như sự xâm nhập của các giống ký 
sinh, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột... Mô che chở ở mặt ngoài các cơ quan của cây, các 
tế bào xếp xít nhau và vách tế bào biến thành một chất không thấm nước và khí. 
Có hai loại mô che chở: 
Hình 7.3. Lát cắt dọc của chồi 
ngọn 
Hình 7.4. Mô phân sinh bên 
1. Tầng sinh trụ; 2. Tầng sinh vỏ 


65
2.3.1. Biểu bì: cấu tạo bởi một lớp tế bào sống bao bọc các phần của cây. Vách ngoài 
tế bào biểu bì đã cutin hóa thành lớp cutin không thấm nước và không khí, có thể 
nhuộm bởi xanh methylen hay lục iod. Trên biểu bì có hai bộ phận rất quan trọng đối 
với việc kiểm nghiệm dược liệu 
là lỗ khí và lông: 
Lỗ khí là những lỗ thủng 
trong biểu bì dùng để trao đổi 
khí. Mỗi lỗ khí gồm hai tế bào 
hình hạt đậu úp vào nhau bởi 
mặt lõm, để hở một khe lỗ khí. 
Tế bào lỗ khí thường đi kèm 
1,2,3,4, tế bào phụ gọi là tế bào 
bạn. Số lượng và vị trí của các tế 
bào bạn là những đặc điểm có 
thể phân biệt trong kiểm nghiêm 
dược liệu. Người ta phân biệt 5 
kiểu lỗ khí: Kiểu hỗn bào 
(Thanh táo, Xương sông), Kiểu trực bàoKiểu dị bào (Su hào), Kiểu song bào (Thông 
thiên, Cà phê chè), Kiểu vòng bào (Lá lốt, Khúc khắc). 
Lông là những tế bào biểu bì mọc dài ra ngoài để tăng cường vai trò bảo vệ 
hoặc giảm bớt sự thoát hơi nước. Lông có màu trắng do chứa đầy không khí. Hình 
dạng các lông rất quan trọng để phân biệt các loài, nhất là các dược liệu đã bị cắt vụn 
hoặc các bột thuốc. Một số dạng lông thường gặp: Lông đa bào (Mướp, Mơ tam thể), 
Lông hình thoi (cây Vú sữa), Lông tảo tròn (lá Sầu riêng), Lông ngứa (cây Lá han). 
2.3.2. Bần và thụ bì
- Bần: Cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào chết bao bọc phần già của cây. Tất cả các 
màng đã biến thành chất bần không thấm nước và khí, có tính co giãn, chứa đầy không 
khí nên có thể bảo vệ cây chống lạnh. Sự trao đổi khí xảy ra qua kẽ hở nhỏ chứa đầy tế 
bào tròn gọi là tế bào bổ xung, đây chính lầ các nốt sần trên thân cây. 
- Thụ bì: Lớp bần sau khi được hình thành đã ngăn cách các mô ở phía ngoài 
bần đó với các mô ở phía trong làm cho các mô ở phía ngoài khô héo dần và chết tạo 
thành thụ bì. Người ta gọi bần và thụ bì là vỏ chết (như vỏ chết ở cây Ổi, cây Bạch 
đàn). 
- Chu bì: là tập hợp của ba lớp: bần, tầng sinh bần và lục bì. 

tải về 3.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   137




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương