GIẢi nhân quyền việt nam 2008 giải truyền thông liên mạng 2011 trong số NÀY


VỀ VĂN THƯ SỐ 42/90 CỦA BAN ĐẠI DIỆN TỈNH TÂY NINH NGĂN CHẬN TÍN ĐỒ BẢO THỦ CHƠN TRUYỀN HÀNH ĐÁM



trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích1 Mb.
#33511
1   2   3

VỀ VĂN THƯ SỐ 42/90 CỦA BAN ĐẠI DIỆN TỈNH TÂY NINH NGĂN CHẬN TÍN ĐỒ BẢO THỦ CHƠN TRUYỀN HÀNH ĐÁM

Theo http://hoithanhphucquyen.org/, Văn thư số 42/90.BĐD.VT của Ban Đại diện Hội thánh Cao Đài phái Tây Ninh, do Giáo sư Thái Thọ Thanh làm Trưởng ban, gởi cho Ban Cai quản 75 Họ đạo trực thuộc, trong phạm vi tỉnh Tây Ninh; được ban hành ngày 02-09 Ất Mùi (Dl: 14-10-2015), nhắm mục đích phát động áp dụng các biện pháp mạnh để ngăn chặn, giải tán không cho đồng đạo Cao Đài bảo thủ chơn truyền tổ chức hành lễ tang, an vị, thượng tượng, cầu giải bệnh… khi các gia đình tín đồ không theo chi phái Cao Đài Nguyễn Thành Tám có nhu cầu.


Việc dùng bạo lực để đàn áp các đồng môn Cao Đài chân chính, không chấp nhận tà phái Nguyễn Thành Tám là một hành vi man rợ nhằm mục đích tiêu diệt nền chánh giáo của Đức Chí Tôn theo chủ trương của nhà cầm quyền CSVN. Chính trong nội dung văn thư đã thể hiện việc dựa dẫm vào thế lực của công an côn đồ để tha hồ đánh đập bạn đồng sanh có bảo kê: "... nếu không chấp hành cần báo ngay cho chính quyền địa phương (báo cáo bằng văn bản) để được hỗ trợ về tính pháp lý và tư cách pháp nhân…” .

Chúng tôi sẵn sàng và tiếp tục sứ mạng truyền bá và bảo vệ nền chánh giáo Cao Đài do Đức Chí Tôn tạo lập từ năm 1926, bất chấp mọi sự manh động từ chi phái Cao Đài Nguyễn Thành Tám của đảng Cộng Sản Việt Nam!



Đồng đạo Cao Đài phục tùng Hội Thánh trước 1975 nhất tâm duy trì sứ mạng.

Theo tin mới nhận được, hàng ngàn giáo dân Đông Yên, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã kéo nhau lên đòi nhà cầm quyền CSVN cho biết lý do chặn bắt cóc một số người thuộc Giáo xứ Đông Yên ngày hôm qua. Trong đó có hai người là Hoàng Văn Thiết và Nguyễn Xuân Phương. Đường Quốc lộ 1A và 1B đã bị chặn và tắc nghẽn từ 8h sáng nay 11-12-2015 đến 16 giờ chưa thể giải tỏa.

Theo thông tin giáo dân cho biết: Ngày hôm qua, ông Hoàng Văn Thắng đi làm về bị công an chặn bắt ở Cầu Rác và ông Nguyễn Xuân Phương bị chặn bắt ở Khu Công nghiệp Formosa mà gia đình và giáo dân không hề được biết lý do bắt giữ.

Ông Hoàng Văn Thắng là Trưởng ban An ninh Giáo xứ, ông Nguyễn Xuân Phương, hiện là Phó ban An ninh Giáo xứ Đông Yên.

Việc chặn bắt giữ người này không đúng theo trình tự pháp luật và không có lý do chính đáng, gia đình và bà con giáo dân không hề hay biết. Sáng nay, giáo dân đã đi hỏi lý do nhưng không được trả lời.

Trước đó, có một gia đình đã bị ném vật nổ vào nhà hỏng mất một vạt sân, sau đó Công an đã tập trung về rất đông. Và chiều tối qua, hai người bị bắt đi không biết lý do, không đúng các quy định pháp luật đã gây sự ngờ vực và bức xúc của giáo dân tại đây.

Hiện nhà cầm quyền CSVN huy động xe chữa cháy, xe thùng, xe Cảnh sát cơ động và Cảnh sát Giao thông đến chốt chặn các ngả đường vào khu vực Đông Yên, tất cả mọi người đến khu vực đó đều bị thu giữ giấy phép lái xe và ngăn chặn đến khu vực giáo xứ.

Cũng cần nhắc lại, là giáo xứ Đông Yên trước đây thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là một giáo xứ lâu đời có tinh thần đạo đức tốt đẹp và đoàn kết tốt. Câu chuyện Đông Yên năm 1968 cả giáo xứ đương đầu với nhà cầm quyền để giữ bằng được cha xứ khi nhà cầm quyền muốn bắt ngài. Việc đoàn kết bảo vệ cha xứ diễn ra 8 tháng trời những năm tháng Cộng sản sắt máu nhất đã chứng minh họ kiên cường đến mức nào. Và cuối cùng họ đã chiến thắng.

Gần đây, trong quá trình nhà cầm quyền bán khu đất thuộc Kỳ Anh cho Tàu với thời hạn 70 năm để làm khu công nghiệp Formosa, Đông Yên nằm ngoài khu vực dự án. Thế nhưng nhà cầm quyền Hà Tĩnh đã tìm mọi cách giải tỏa họ ra khỏi nơi này bằng nhiều biện pháp.

Điều người dân bức xúc hiện nay, là những người đến nơi tái định cư đã không được yên ổn làm ăn và đời sống của họ lâm vào hoàn cảnh khó khăn không lối thoát, vì bao đời nay họ bám biển để sống, giờ lên núi không có nghề nghiệp, đồng thời các cơ sở hạ tầng, ô nhiễm... luôn là vấn đề gây ức chế cho họ.

Một số người tại nơi cũ gồm 158 hộ gia đình với khoảng 1000 giáo dân không di chuyển, nhà cầm quyền đã dùng mọi cách để trấn áp họ và cách tàn bạo nhất là đập phá trường học không cho học sinh tiếp tục học hành. Từ năm ngoái đến năm nay, 155 học sinh phổ thông đã không được học hành. Cũng mới đây, nhà cầm quyền đã bắt đi một giáo dân trong xứ, người dân đã phải bắt giữ 4 Công an suốt 1 ngày thì giáo dân ấy mới được nhà cầm quyền thả ra.

Những hành động với Đông Yên của nhà cầm quyền đã đẩy họ đến việc đoàn kết cùng nhau, bảo vệ nhau trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay trước những việc làm phi pháp, phi nhân của nhà cầm quyền.

Trên các báo nhà nước đưa tin rằng: "Công an bắt người vi phạm pháp luật", theo giáo dân thì việc bắt cóc người trên đường là hành vi trái pháp luật của nhà cầm quyền, thể hiện sự thiếu minh bạch và lúng túng khi bắt người vô tội - hành động thường được diễn ra ở VN gần đây.





GIÁO DÂN ĐÔNG YÊN: NGƯỜI VÔ TỘI BỊ BẮT, CHÍNH QUYỀN SAI HOÀN TOÀN!

Như đã loan trên, việc chặn đường gây sức ép đã tạo ra sự ách tắc trên Quốc lộ 1 đoạn qua Kỳ Anh, Hà Tĩnh từ 8h sáng ngày 11 đến 11h30 ngày 12-12-2015. Hàng loạt xe cộ qua đường đã tắc nghẽn vì một số người dân bồng bế con trẻ lên ngồi ở đường Quốc lộ 1A giăng biểu ngữ đòi thả người vô tội bị bắt cách mờ ám, trái quy định của pháp luật hiện hành. Nhà cầm quyền Hà Tĩnh phải nhờ đến Quảng Bình phân làn xe cộ đi từ Quảng Bình lên tuyến đường Trường Sơn tránh đoạn này.



Chặn bắt "người vôi tội", kiểu bắt cóc - trái luật pháp

Trả lời câu hỏi của chúng tôi về việc bắt giữ hai giáo dân, một giáo dân ở đây cho biết: "Hai người đang đi trên đường bị công an chặn bắt, không có lệnh mà cũng không về đến nhà cửa gì. Cứ thế là chặn bắt thôi".

Một giáo dân Đông Yên khác cho biết cụ thể hơn: "Khi người dân đi qua Cầu Rác (thuộc phía Bắc Kỳ Anh) thì họ chặn bắt. Còn một người đang làm việc ở Fomosa thì công an chạy xe về bắt đi". Trả lời câu hỏi: "Sau khi bị bắt, nhà cầm quyền đã làm gì, đã thông báo gì về cho gia đình chưa"? Giáo dân trả lời: "Chưa có thông báo gì, mặc dù đã quá 24 tiếng bắt giữ nhưng gia đình vẫn chưa biết được bị bắt vì lý do gì". Còn một giáo dân khác thì cho biết: "Sau khi bắt, công an không nói gì, nhưng xã nói là bắt để điều tra".

Cũng cần nhắc lại rằng, việc bắt người dân một cách trái pháp luật quy định bằng biện pháp bắt cóc, không chỉ bây giờ, mà ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã xảy ra rất nhiều. Và vì rất nhiều lần không bị ai phản ứng, cơ quan luật pháp càng dung túng, do vậy họ đã coi như việc bắt công dân tùy tiện là việc đương nhiên.

Còn nhớ, những giáo dân Mỹ Yên (Nghi Lộc, Nghệ An) cũng đã bị bắt cóc khi ra khỏi làng đi thăm thân nhân, công việc...

Nguyên nhân việc bắt giữ của cơ quan Công an Hà Tĩnh ở đây là gì?

Theo báo Thanh Niên, thì "...tối 9-12, tại vùng tái định cư thôn Đông Yên (xã Kỳ Lợi) phát ra một tiếng nổ lớn nghi là tiếng mìn tự tạo phát nổ". Còn theo báo Tuổi Trẻ, thì "trung tá Nguyễn Thanh Thiện, phó trưởng công an thị xã Kỳ Anh, khẳng định: cơ quan điều tra bắt giữ hai người dân ở thôn Đông Yên là đúng. Theo trung tá Thiện, hai người này có hành vi bắt giữ người trái pháp luật rồi chém người, gây nổ mìn".

Như vậy, việc "phát ra một tiếng nổ lớn nghi là mìn tự tạo" vào tối 9-12 và việc Công an khẳng định "hai người này có hành vi bắt giữ người trái pháp luật rồi chém người, gây nổ mìn" để bắt cóc hai người này là căn cứ vào cơ sở pháp luật nào?

Hẳn nhiên, việc bắt giữ này không phải là việc bắt bớ thông thường. Vậy, đây có phải là vụ bắt giữ khẩn cấp? Theo quy định pháp luật, thì việc bắt giữ khẩn cấp chỉ được thực hiện "Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn". Điều này được quy định rõ ràng tại điểm b khoản 1 Điều 84 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS)

Cũng nếu trường hợp có lệnh bắt khẩn cấp, thì pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 80, Điều 84, Điều 85 của BLTTHS: Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.

Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.

Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt.

Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.

Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người. Đặc biệt BLTTHS quy định rõ: Người ra lệnh bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết.

Ở đây, theo giáo dân cho biết thì "Chưa có thông báo gì, mặc dù đã quá 24 tiếng bắt giữ nhưng gia đình vẫn chưa biết được bị bắt vì lý do gì". và "Sau khi bắt cóc, công an không nói gì, nhưng xã nói là bắt để điều tra". Như vậy, hai người đang sinh sống bình thường ngay tại địa phương, đang đi làm tại cơ quan, đang đi giúp sửa chữa nhà người khác, không có đủ các cơ sở cho việc "Bắt khẩn cấp". Và việc bắt bớ đã diễn ra là bắt cóc dọc đường, không được thông báo cho thân nhân... thì nhà cầm quyền đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình bắt giữ và thủ tục cần thiết sau khi bắt giữ hai người này.

Người dân Đông Yên khẳng định với chúng tôi: "Những người bị bắt là những người vô tội, chính quyền sai hoàn toàn". Chính vì vậy mà sự bức xúc của người dân nơi đây mới lên đến đỉnh điểm.



Phụ nữ và trẻ em đấu tranh cho thân nhân

Về vụ việc một số người bao gồm phần lớn là phụ nữ và trẻ em đã chặn đường Quốc lộ, giáo dân này cho chúng tôi biết: "Vì người trong làng trong nước, làng xóm với nhau, họ quen biết nhau, sống với nhau gần gũi, tình cảm với nhau, khi thấy bắt người vô tội thì họ buộc phải ra chặn đường gây sức ép buộc phải trả người lại".

Một giáo dân khác cho hay: "Vì sự bức xúc khi nhà nước bắt người vô tội, một số người đã chặn đường QL 1A để yêu cầu thả người vô tội".

Chúng ta không bao giờ ủng hộ những việc làm trái luật pháp hay có tính chất bạo động, ảnh hưởng đến cộng đồng. Thế nhưng, khi nhà cầm quyền đẩy người dân đến chỗ cuối cùng, khi lòng tin trong họ không còn nữa, thì họ đã buộc phải tìm cho mình một phương cách phản ứng cuối cùng, dù biết đối đầu với súng đạn CS là nguy hiểm và có thể mất mạng.

Việc người dân lo lắng cho thân nhân, láng giềng, hàng xóm của mình khi sa vào tay Công an một cách mờ ám và yêu cầu cơ quan công quyền làm rõ và đúng pháp luật là việc làm đầy tình nghĩa đáng hoan nghênh. Chỉ vì người dân Việt Nam gần đây đã chứng kiến không biết bao nhiêu người khỏe mạnh sau khi vào đồn công an đã trở thành cái xác không hồn, thành tâm thần, tàn tật... bởi muôn vàn lý do như đùa. Từ lý do tự tử ngồirửa bát bẩn, đột quỵ do chống đẩy...

  Thế nhưng, rồi tất cả hệ thống công an, công quyền, cán bộ đều bình an, vô sự hoặc vài cái án lấy lệ. Chỉ có những người chết thì gia đình đem về... chôn.

Bởi, hầu như hệ thống luật pháp này chỉ dùng cho người dân, còn với hệ thống công quyền, những chế tài của luật pháp được loại trừ? Trong ngày hôm nay, một tài xế xe tải hoảng loạn bỏ chạy kéo lê một CSGT đã đến trình diện và bị bắt giam hình sự ngay. Nhưng cách đây hơn một tuần, một cán bộ là Viện trưởng Viện Kiểm sát VKSND huyện Tu Mơ Rông - Trần Quang Hùng uống rượu rồi lái xe đâm loạn xạ 6 người dân rồi bỏ chạy về nhà cố thủ trong nhà, thì các cơ quan đang nghiên cứu và... chờ xem có khởi tố hay không. Cũng chỉ bởi mạng 6 người kia chỉ là người dân mà thôi.

Tạm kết

Hai người dân Đông Yên bị bắt cách mờ ám, đang trong tay Công an. Chưa rõ công an sẽ làm điều gì để biến họ thành tội phạm. Điều này còn phải chờ đợi cách xử sự của nhà cầm quyền ở đây.

Nhưng những giáo dân ở Đông Yên cho chúng tôi hay rằng: Những người bị bắt là những người dân hiền lành, được tôn trọng trong giáo xứ và không trộm cắp, không có hành vi vi phạm pháp luật. Họ là những người được tín nhiệm bầu làm Trưởng và Phó ban An ninh giáo xứ, là những người có tư cách và đạo đức tốt từ xưa đến nay. Và họ khẳng định những người này vô tội.

Chỉ riêng việc hàng trăm người dân, cả cộng đồng dân chúng ở đây sau bao đời sống với nhau, từ bà già, phụ nữ đến trẻ em đã phải đoàn kết kéo nhau ra chặn đường như một biện pháp cuối cùng để đòi công lý cho nạn nhân, cũng đã đủ để hiểu nạn nhân là ai, và nhà cầm quyền đã hành xử như thế nào.

Bởi dù là cộng đồng nào, thì cũng chẳng có ai dung dưỡng cho những người có hành động giết người hay đạo đức xấu mà họ biết rõ.

Điều này, may ra chỉ có trong hàng ngũ cán bộ Cộng sản mà thôi.



Hà Nội, Ngày 12/12/2015

· J.B Nguyễn Hữu Vinh
CÔNG AN HỨA THẢ NGƯỜI, GIÁO DÂN KỲ ANH CHẤM DỨT CHẶN QUỐC LỘ 1A

RFA, 12-12-2015

Người dân huyện Kỳ Anh Hà Tĩnh chấm dứt việc ngăn cản giao thông trên quốc lộ 1A.

Theo tin từ báo chí trong nước cho biết vào lúc 11 giờ 30 sáng hôm nay người dân đã đạt được thỏa thuận với chính quyền địa phương và giải tán về nhà sau khi tập trung chặn ngang con đường huyết mạch của Việt Nam tại khu vực Đèo Con khiến lưu thông tắc nghẽn hơn 24 giờ qua.

Vụ việc bắt đầu khi công an huyện Kỳ Anh chặn bắt hai thành viên của giáo xứ Đông Yên là các ông Hoàng Văn Thiết và Nguyễn Xuân Phương mà không đưa ra lý do chính đáng nào khiến giáo dân bức xúc tập trung lại và tỏ thái độ chống đối bằng cách ngăn chặn tuyến giao thông quan trọng là quốc lộ 1A.

Lúc 11 giờ 30, nhà cầm quyền Hà Tĩnh đã hứa sẽ thả người bị bắt vô pháp luật, giáo dân giáo xứ Đông Yên đã chịu giải tán và thông xe. Tuy nhiên giáo dân đã yêu cầu nếu không thả người theo lời hứa, họ sẽ tiếp tục biểu tình và hành động đến khi người bị bắt vô tội được thả ra.




Gần đây, nhiều người nói đến “thoát Trung”. Có lẽ vì đó là tâm nguyện của nhiều người Việt yêu nước. Nhưng “thoát Trung” thế nào, khi Trung Quốc nắm chặt từ đầu đến chân (như cái vòng “kim cô”). “Thoát Trung” bằng cách gì khi dân trí và trách nhiệm cộng đồng thấp lè tè nhưng lòng tham và tính tự phụ lại cao ngất; các tổ chức trì trệ và phân liệt (dysfunctional) trong khi các doanh nghiệp nếu chưa chết cũng sa vào “bẫy thu nhập trung bình”.

Có người nói tại sao người Miến Điện làm được mà người Việt Nam lại không làm được. Đúng thế, người Việt tuy “không thua kém ai”, nhưng tại sao không tìm đâu ra Thein Sein hay Aung San Syu Kyi? Miến Điện cũng khốn khổ vì độc tài và tham nhũng, nhưng tại sao hai phía lại bắt tay được với nhau để hòa giải? Có lẽ vì họ còn biết tự trọng dân tộc và nghĩ đến tương lai quốc gia (trong khi người Việt chỉ nghĩ đến cái túi tiền riêng). Họ cũng đầy tham nhũng, nhưng không tham đến nỗi “ăn không chừa cái gì”. Hình như có một sự khác biệt.



Nhiệm vụ bất khả thi (mission impossible)

Có người nói “thoát Trung” là vô vọng. Đúng vậy! Kể từ sau Thành Đô, Trung Quốc đã tròng được cái “vòng kim cô” vào đầu Việt Nam. Cánh tay dài của Trung Quốc như cái vòi bạch tuộc đã luồn lách tới mọi ngóc ngách, mọi lĩnh vực (kể cả “cấm địa”). Tại sao họ làm được như vậy? Không phải vì họ quá giỏi mà vì ta quá hèn.

  Về kinh tế, hầu hết các dự án lớn đều rơi vào tay các nhà thầu EPC của Trung Quốc. Cái gì béo bở phải “ưu tiên cho bạn” (vì “16 chữ vàng” và “đại cục”). Nếu bạn có thua thầu cũng phải để bạn thắng, vì “trên” đã chỉ đạo như vậy (nếu không là mất chức!). Ngay cả dự án xây trụ sở Bộ Công an cũng phải để họ làm (đương nhiên là họ cài nhiều “con bọ”).

Về tài nguyên, rừng vàng biển bạc cũng phải dâng cho “bạn”. Bạn đòi cái gì phải chiều cái đó, không ai dám cưỡng lại “lệnh trên” (hay ý bạn). Từ cho thuê rừng đầu nguồn (305 ngàn ha), đến khai thác bauxit trên cao nguyên (Tân Rai, Nhân Cơ), và chiếm lĩnh bờ biển miền Trung (Vũng Áng, Hải Vân). Tóm lại, họ đã nắm được gần hết những nơi đắc địa có ý nghĩa chiến lược. Dù đứng tên Trung Quốc (trực tiếp) hay đứng tên công ty con mang quốc tịch khác (gián tiếp) hòng che mắt thiên hạ, thì ai cũng biết đó là bàn tay Trung Quốc.

  Làm dự án đến đâu họ đem theo người Trung Quốc đến đấy (như một hình thức di dân trá hình). Nay họ đang thực hiện chính điều mà Mao đã từng nói với Lê Duẩn trước đây (ý đồ di dân Trung Quốc đến các nước Đông Nam Á). Thời chiến tranh chống Mỹ, Trung Quốc đã đòi đưa nhiều sư đoàn vào Việt Nam đóng quân, với danh nghĩa giúp Việt Nam đánh Mỹ, nhưng thực chất là nhằm những ý đồ đen tối khác (nhưng sau đó phải rút).

Hiện nay tại Vũng Áng có 10.000 lao động Trung Quốc. Có nhiều ý kiến lo ngại về rủi ro an ninh, nhưng Bộ LĐTB&XH vẫn khẳng định là họ làm “đúng quy trình”. Trong khi Việt Nam và các nước khác phản đối Trung Quốc san lấp đảo nhân tạo, xây dựng sân bay và căn cứ quân sự trên các đảo tại Trường Sa, thì nghe nói một số người Việt ở miền Trung vẫn khai thác cát để bán cho Trung Quốc xây đảo. Người Việt thật hồn nhiên.

  Về văn hóa tư tưởng, các kênh truyền hình VN tràn ngập phim Trung Quốc. Năm ngoái (sau vụ dàn khoan HD 981) các phim Trung Quốc đột nhiên biến khỏi màn hình TV (chắc là vì “nhạy cảm”). Nhưng sau đó thì đâu lại vào đấy, như không có chuyện gì! Vấn đề không phải là phim ảnh của Trung Quốc có vấn đề, mà văn hóa tư tưởng của người Việt có vấn đề.

  Đến tận bây giờ mà cán bộ văn hóa tư tưởng VN vẫn ngoan ngoãn sang TQ tập huấn (chắc để quán triệt “16 chữ vàng”). Đến tận bây giờ mà cái loa phường (bắt chước kiểu tuyên truyền từ thời Cách mạng Văn hóa) vẫn còn tồn tại. “Thoát Mao” còn chưa xong, nói gì đến “Thoát Trung”. Nhưng nếu không “thoát Trung” thì chắc không thoát được “Bắc thuộc”. Cách đây 25 năm ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã cảnh báo.  

Thực ra, Việt Nam đã từng “thoát Trung” (1979) khi xoay trục 180 độ, đoạn tuyệt với Trung Quốc và đi theo Liên Xô (là đồng minh chiến lược) để đánh Khmer Đỏ (là tay sai của Trung Quốc). Chống Trung Quốc là chuyện bình thường (trong lịch sử), nhưng chưa bao giờ có một quốc gia nào lại ghi vào Hiến pháp rằng một quốc gia khác là “kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất” (mà trước đó hai nước đã từng thân thiết “như môi với răng”).

Đánh Khmer Đỏ là việc làm chính đáng, nhưng chiếm đóng Campuchea quá lâu là phiêu lưu về quân sự và ấu trĩ về chính trị, mắc vào cạm bẫy của Trung Quốc trong trò chơi quyền lực. Trong gần một thập niên (sau 1979) hình ảnh và vị thế quốc tế của Việt Nam đã tụt xuống nấc thấp nhất. Cả Mỹ, Trung Quốc, Tây Âu, Nhật và ASEAN đã xúm vào cô lập và lên án Việt Nam. Đó là một thời kỳ đen tối và khó khăn, cả về đối nội và đối ngoại.

  Chiến tranh Đông dương lần Thứ ba” (chống Trung Quốc) là một thảm họa đối với một đất nước nghèo vừa thoát khỏi cuộc Chiến tranh Việt Nam đẫm máu. Phải “thoát Trung”, nhưng cách “thoát Trung” cực đoan đó là một sai lầm ấu trĩ. Liên minh quân sự với Liên Xô để chống Trung Quốc (được Mỹ ủng hộ) tuy là cần thiết, nhưng cái được chỉ là ảo tưởng, còn cái mất thì vô cùng to lớn. Đó là hệ quả của tư duy chiến lược cực đoan.

  Một thập niên sau đó, Việt Nam lại xoay trục 180 độ lần nữa tại Thành Đô (1990). Từ “thoát Trung” cực đoan, Việt Nam lại “nhập Trung” cực đoan không kém, biến “kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất” thành “đồng chí 4 tốt” với “16 chữ vàng”. Thay vì bình thường hóa quan hệ thì lại biến nó thành quan hệ bất bình thường. Những gì đang diễn ra tại Biển Đông hiện nay là hệ lụy tất yếu của Thành Đô, một tầm nhìn chiến lược ấu trĩ.



Ma trận thoát Trung (exit China matrix)

Làm thế nào để “thoát Trung” cũng giống như “biến điều không thể thành có thể”. Tại sao trong lịch sử, người Việt đã từng làm được? Người Việt đã từng (hai lần) đánh thắng quân Nguyên (1258 & 1285), thắng quân Minh (1427), thắng quân Thanh (1789) để “thoát Trung”. Việt Minh đã từng thắng quân Pháp (1954) và Việt Cộng đã từng thắng quân Mỹ (1975).

Trước đây người Việt đã làm được vì trên dưới một lòng. Còn bây giờ thì hình như trên dưới hai lòng, trong ngoài chia rẽ, vẫn chưa hòa giải. Đây chính là nút thắt cổ chai (bottleneck) phải tháo gỡ. Nhưng có người lại nói hòa giải là vô vọng. Thiện tai, thiện tai! 

  Còn nhớ năm 1990 là một bước ngoặt trọng đại. Đó là thời điểm khủng hoảng (như ung thư giai đoạn cuối) của hệ thống xã hội chủ nghĩa, khi bức tường Berlin sụp đổ và các quốc gia cộng sản thay nhau sụp đổ theo như những lâu đài xây trên cát. Thành trì của chủ nghĩa cộng sản là Liên Xô cũng bị rung chuyển tận nền móng và sụp đổ theo (1991). Đó là một bước ngoặt lịch sử.

Trung Quốc cũng khó tránh khỏi số phận phải thay đổi tương tự, nếu phái cải cách Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương không bị thanh trừng, nếu phong trào Thiên An Môn không bị đàn áp khốc liệt. Nhưng TQ đã lựa chọn dùng bạo lực đàn áp đẫm máu phong trào Thiên An Môn, và thanh trừng phái cải cách. Ngay cả Đặng Tiểu Bình (vốn chủ trương cải cách) cũng quyết định hy sinh đàn em của mình (Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương) và ủng hộ đàn áp bằng bạo lực. Đấy chính là bước ngoặt sống còn mà những người cộng sản Trung Quốc đã quyết liệt lựa chọn, và những người cộng sản Việt Nam đã mụ mẫm đi theo Trung Quốc.  

Đấy cũng chính là một vết đen của Đặng Tiểu Bình trong lịch sử, làm tôi bất đồng với giáo sư Ezra Vogel (là thày của tôi ở Harvard) tác giả cuốn “Đặng Tiểu Bình và sự Chuyển đổi của Trung Quốc” (Deng Xiaoping and the Transformation of China”). Đặng Tiểu Bình có công dẫn dắt cải cách thành công, nhưng cũng là một người tàn bạo và nham hiểm.

Cuối 1989 và đầu 1990 là thời điểm phong trào “Đổi mới” của Việt Nam đang thắng thế như diều gặp gió, tạo ra một cơ hội hiếm có để thay đổi thực trạng đất nước. Nhưng cũng đúng lúc đó thì bức tường Berlin và chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô/Đông Âu xụp đổ, và phong trào Thiên An Môn bị lãnh đạo Trung Quốc đàn áp đẫm máu. Đứng trước những biến động đó, Nguyễn Văn Linh và một số lãnh đạo VN đã bị choáng ngợp và hoảng sợ, quyết định đi theo Trung Quốc (bằng mọi giá) để bảo tồn chế độ Cộng sản (ở VN và Trung Quốc).

Đó là bối cảnh và nguyên nhân đã xô đẩy những người Việt Nam chủ trương cải cách nửa vời vì thiếu tầm nhìn và bản lĩnh chiến lược, sa vào cạm bẫy Thành Đô, tự rước lấy cái “vòng kim cô” (trung thành mù quáng với ý thức hệ), cho đến tận bây giờ, khi muốn “thoát Trung” thì đã quá muộn. Nhưng muộn còn hơn không. Vậy làm thế nào để “thoát Trung”?

Có lẽ phải học hỏi người Miến Điện (tuy thực tế hai nước khác nhau). Có lẽ phải bắt đầu bằng tự trọng dân tộc và nâng cao dân trí. Chỉ đòi tự do dân chủ là không đủ, mà phải hiểu thực chất về nó, phải biết cách vận dụng nó vào thực tế. Một khi có tự do dân chủ, nhưng nếu không hiểu đúng và không có năng lực thực hành thì cũng vô nghĩa. Như nhiều người đòi học tiếng Anh, nhưng tại sao học mãi vẫn không nói được?

  Cũng như đòi tự do kinh doanh, nhưng nếu không hiểu thực chất kinh tế thị trường, không biết phải làm thế nào để tồn tại, thì vô nghĩa. Phải chăng vì ngộ nhận và chủ quan nên hàng trăm ngàn doanh nghiệp đã bị chết oan. Tham gia WTO (hay TPP) là 1 cơ hội tốt, nhưng nếu không hiểu gì về hội nhập và không có năng lực hội nhập thì cũng vô nghĩa. Đòi hỏi quyền chính đáng là 1 chuyện, nhưng làm được hay không là chuyện khác.

Nó giống như hội chứng ra khỏi hang động (thời nguyên thủy). Có người không muốn ra khỏi hang (vì lâu đã thành quen không muốn thay đổi). Có người ra khỏi hang, bị choáng ngợp bởi ánh sáng mặt trời nên hoảng sợ, lại chui vào hang. Thoát ra khỏi hang (hay cái hộp ý thức hệ) không đơn giản. “Thoát Trung” hay “Thoát Á” cũng vậy. Trước hết phải thoát ra khỏi cái bóng của mình, để biết mình thực sự là ai và cần phải làm gì.  

  Nếu VN “nhập Trung” (1990) như bị ma ám nên sa vào “trận đồ bát quái” (hay ma trận ý thức hệ) thì nay muốn “thoát Trung” Việt Nam cũng phải vận dụng ma trận đó để thoát ra. Nguyên tắc của binh pháp là “vào bằng cửa nào phải ra bằng cửa đấy”.

Nếu trước đây chúng ta đã sa vào ma trận “nhâp Trung” bằng cửa “ý thưc hệ” thì bây giờ cũng phải “thoát Trung” bằng cửa ý thức hệ. Thực ra đó là một “cửa ảo” vì ý thức hệ đó dựa trên một tiền đề vốn không có, nhưng do ngộ nhận nên “ảo biến thành thật”. Ngộ nhận về ý thức hệ sẽ dẫn đến ngộ nhận về bạn và thù. Vì vậy, trước hết phải phản tỉnh để thoát ra khỏi sự u mê lẫn lộn, như thoát ra khỏi cái hang (hay cái hộp ý thức hệ) đã giam hãm tư duy.

Thứ hai, phải thoát khỏi sợ hãi (freedom from fear) trong tâm thức, đã giam mình trong hang, không dám ra ngoài để tiếp nhận ánh sáng mặt trời (là sự thật). Ánh sáng trong hang không phải mặt trời, và hình ảnh của mình trong hang cũng là giả và sai lạc (vì ánh lửa phản chiếu lên tường). Muốn nhận ra thật giả, phải thoát khỏi bóng tối trong hang.

Thứ ba, muốn thoát khỏi sợ hãi, phải có bầy đàn và có tổ chức. Vì vậy, phải trên dưới đồng lòng. Thời xưa cũng vậy, thời nay cũng vậy. Nếu vì cực đoan và thù hận mà phân hóa, tranh chấp nhau từng tí, nên không thể hòa giải, thì cũng vô vọng.

Thứ tư, phải chấp nhận rủi ro và cái giá phải trả cho sự thay đổi. Đó là từ bỏ thói quen và hoài niệm của những năm tháng sống trong hang. Đó là từ bỏ những tài sản và công cụ đã mất công tích tụ qua nhiều năm tháng, để dấn thân vào một thế giới mới. Cái được và cái mất là một bài toán nan giải, nếu người ta không dám chấp nhận thách thức và rủi ro.

Thực tế loài người đã trải qua nhiều lần chuyển đổi như vậy, và lần nào cũng phải đứng trước nan đề “ra khỏi hang” (hay ra khỏi cái hộp kín). Người Nhật đã “Thoát Á” thành công để trở thành một cường quốc. Người Miến Điện đang “thoát Trung” và thoát khỏi chế độ độc tài quân sự (như thoát khỏi bóng tối trong hang) để đón nhận ánh sáng mặt trời.  

Thay cho lời kết

“Thoát Trung” không phải là môt khẩu hiệu chính trị, như nhiều khẩu hiệu suông khác đã trở thành thời trang trong một đất nước tụt hậu nhưng lại sính hàng hiệu. “Thoát Trung” phải là hành động cụ thể của từng người, từng tổ chức, từng doanh nghiệp…

“Thoát Trung” là vô nghĩa nếu không còn tự trọng dân tộc, nếu dân trí và trách nhiệm cộng đồng quá thấp, nhưng lòng tham và tính tự phụ lại quá cao. “Thoát Trung” sẽ vô vọng nếu không biết mình thực sự là ai, và không biết làm thế nào để thay đổi thực trạng...

Và cuối cùng, “thoát Trung” cũng vô nghĩa nếu chúng ta bỏ lỡ cơ hội cuối cùng, vì thay đổi “quá ít và quá muộn” (too little too late).  



  Nguồn: viet-studies 1-12-15




LTS: Sáng nay, 24-11-2015, hai chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Nga khi phi cơ này xâm phạm lãnh thổ Thổ. TT Nga Putin kết án hành động của Thổ là “tòng phạm của khủng bố” và “đâm sau lưng”. Tuy nhiên, dù mạnh miệng, Nga sẽ không làm gì cứng rắn hay có biện pháp quân sự để trả thù. Gs Mark Galeotti, thuộc New York University viết trên blog của ông hôm nay: “Nga không thể chiến đấu các cuộc chiến ngoại giao nóng bỏng trên quá nhiều mặt trận”. Trong lúc đó, NATO sẽ có phiên họp khẩn cấp vào trưa hôm nay vì theo hiến chương của tổ chức này “tấn công vào một thành viên được xem như tấn công vào tất cả nước thành viên của NATO”. Tổng thống Thổ cũng triệu tập phiên họp khẩn cấp của chính phủ và các tư lịnh quân binh chủng. Thổ Nhĩ Kỳ hiện có trên nửa triệu quân hiện dịch và một số tương tự thuộc các lực lượng dự bị. Thổ cũng là một trong số ít quốc gia sở hữu các phương tiện và kỹ thuật chiến tranh hiện đại nhất thế giới. Nhân dịp này, xin giới thiệu lại chính luận Hiểm Họa Trung Quốc và Bài Học Thổ Nhĩ Kỳ của Trần Trung Đạo (21-04-2012) trong đó tác giả phân tích điều kiện chính trị và khả năng quân sự của Thổ, đồng thời cho thấy sức mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ là một bài học ngàn vàng cho những quốc gia nhỏ nằm cạnh một nước lớn có mưu đồ bành trướng.

Chiến tranh sẽ đến. Không cần phải là nhà tiên tri hay nhà khoa học xã hội cũng có thể đoán được. Lịch sử loài người đã chứng minh chiến tranh và hòa bình là hai mặt biện chứng trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Vegetius trong tác phẩm nổi tiếng “Quan tâm về các vấn đề quân sự” (De Re Militari) xuất bản vào thế kỷ thứ năm đã viết: “Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị chiến tranh”. Từ chiến tranh bộ lạc sang chiến tranh thuộc địa, chiến tranh khu vực, chiến tranh thế giới, chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh lạnh, chiến tranh giữa những người cùng chủng tộc, trong từng giờ, từng phút máu của nhân loại đã và đang đổ xuống tại nhiều nơi trên trái địa cầu ngày càng chật hẹp này.

Trong lúc chiến tranh là một sự kiện khó thể tránh khỏi, trong đó, nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát và quyết định của giới lãnh đạo và nhân dân các quốc gia nạn nhân, những nhà lãnh đạo khôn ngoan, có tầm nhìn xa, biết chọn đúng thế đứng chính trị, không những tránh được chiến tranh mà còn vận dụng các xung đột quốc tế để đem về các lợi ích lâu dài cho quốc gia họ.

Mustafa Kemal Atatürk nhìn về tương lai Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự lãnh đạo của Mustafa Kemal Atatürk từ năm 1923 đến năm 1938 và các chính phủ về sau là một bài học lớn cho nhiều quốc gia vừa thoát khỏi chế độ phong kiến và thuộc địa. Trong số đó, hai bài học quan trọng:



1. Sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa của dân tộc và hướng phát triển dân chủ của thời đại.

2. Người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa và khi cần phải biết chọn lựa dứt khoát một thế đứng trong bang giao quốc tế có lợi cho sự phát triển lâu dài của đất nước.

Mustafa Kemal Atatürk, thường được gọi tắt Mustafa Kemal, sinh năm 1881 tại Salonika trong một gia đình theo Hồi giáo, thuộc đế chế Ottoman. Ông vào trường chuyên quân sự khi tuổi mới 12. Mustafa Kemal được nhận vào học viện quân sự năm 1902 và tốt nghiệp đại học quân sự năm 1905. Khi thế chiến thứ nhất bùng nổ, Đế chế Ottoman liên minh với Đức và Hung. Mustafa Kemal chỉ huy sư đoàn 19 thuộc binh đoàn 2 và đưa quân vào hành lang Đông Âu. Ông là một sĩ quan xuất sắc, dạn dày trận mạc, chiến đấu dũng cảm và được tặng thưởng 24 huân chương chiến công. Mặc dù những năm cuối của thế chiến thứ nhất, liên quân Đức-Hung thua nhiều trận lớn nhưng binh đoàn 16 dưới quyền Mustafa Kemal đã liên tục đánh bại quân Nga. Khi Cách mạng CS 1917 bùng nổ, Nga rút quân.

Sau thế chiến thứ nhất, Đế chế Ottoman sụp đổ, lãnh thổ bị chia cắt và phần Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay bị đồng minh dưới quyền của Anh chiếm đóng. Tướng Mustafa Kemal thoát ly khỏi chế độ Ottoman để phát động một phong trào võ trang đòi độc lập cho Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù bị kết án tử hình vắng mặt, Mustafa Kemal vẫn được bầu vào quốc hội Ottoman. Khi quốc hội này bị Anh giải tán, Mustafa Kemal kêu gọi bầu quốc hội khác và đặt trụ sở tại bản doanh của phong trào độc lập ở Ankara. Quốc hội mới được bầu ra qua danh xưng Đại nghị Quốc gia (Grand National Assembly) gọi tắt là GNA. Ngày 5-8-1921, Mus-tafa Kemal được GNA phong làm tổng tư lịnh quân đội phong trào giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ. Quân khởi nghĩa dưới quyền Mustafa Kemal đánh bại liên quân Anh, Pháp, Ý, Hy Lạp tại nhiều nơi. Kết quả, hiệp ước Lausan-ne ra đời ngày 24-7-1923 công nhận nền độc lập của CH Thổ Nhĩ Kỳ.

Tức khắc sau khi trở thành tổng thống đầu tiên của nền cộng hòa non trẻ, Mustafa Kemal đặt mục tiêu hiện đại hóa đất nước lên hàng đầu. Trung tâm quyền lực chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn này là GNA trong đó đảng Cộng hòa Nhân dân do Mustafa Kemal thành lập giữ gần như đa số tuyệt đối. Hiện đại hóa không chỉ được tiến hành trong lãnh vực kinh tế nhưng quan trọng hơn trong chính trị, văn hóa, giáo dục. Trong suốt thời gian lãnh đạo quốc gia, Mustafa Kemal thực hiện hàng loạt các biện pháp cấp tiến bao gồm việc giải tán các cơ sở giáo dục Hồi giáo, bỏ tiếng Á rập và thay bằng ngôn ngữ Thổ dùng mẫu tự La tinh, thành lập các ủy ban nghiên cứu sự thành công của hệ thống kinh tế Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Thụy Điển để áp dụng một cách hữu hiệu vào điều kiện một quốc gia Hồi giáo như Thổ. Mùa hè 1924, Mustafa Kemal còn mời nhà giáo dục Mỹ John Frederick Dewey thuộc đại học Columbia, đến Thổ để cố vấn chính phủ về cải cách giáo dục.



Cơ sở lý luận Kemal

Để định hướng lâu dài cho đất nước, Mustafa Kemal xây dựng cơ sở lý luận Kemal (Kemalism) đặt căn bản trên ba thành tố chính: Cộng hòa (Republicanism), Dân túy (Populism) và Thế tục (Secularism). Về thành tố Cộng hòa, Mustafa Kemal thay thế các nguyên tắc lãnh đạo quân chủ bằng các nguyên tắc dân chủ pháp trị trong đó các quyền dân sự do chính nhân dân quyết định qua hình thức dân chủ đại diện. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất và được bầu lên qua một cuộc đầu phiếu phổ thông. Về thành tố Dân túy (Populism), Mus-tafa Kemal quan niệm cách mạng dân tộc dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ là một cuộc cách mạng xã hội nhằm phục vụ cho lợi ích của toàn dân. Ông đề cao các giá trị văn hóa lịch sử Thổ và xem đó như hành trang lên đường hướng tới một tương lai sáng lạng cho dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ. Về thành tố Thế tục (Secularism), Mustafa Kemal chủ trương tách tôn giáo ra khỏi nhà nước. Ngay cả câu “Nền tảng tôn giáo của quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ là Hồi giáo” trước đó được xem như là tự nhiên trong một nước với 99.8% dân số theo đạo Hồi, cũng bị gạch bỏ khỏi hiến pháp. Thái độ dứt khoát của M. Kemal về tôn giáo không nhằm xóa bỏ tôn giáo hay thù địch tôn giáo nhưng nhằm mở rộng tự do tư tưởng và nâng cao vai trò độc lập của chính phủ trong một xã hội vốn đã bị ảnh hưởng tôn giáo đè nặng suốt sáu thế kỷ dưới thời Đế chế Ottoman.



Chính sách Thổ Nhĩ Kỳ trong thế chiến thứ hai

Về đối ngoại, vài năm trước khi qua đời vào ngày 10-11-1938, Musta-fa Kemal tìm cách cải thiện mối quan hệ ngoại giao với Anh để cân bằng cán cân ảnh hưởng với Liên Xô.

Tổng thống thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa İsmet İnönü, người kế vị Mustafa Kemal ý thức sự chịu đựng của nhân dân Thổ trong suốt 14 năm chiến tranh từ 1908 đến 1922 nên quyết tâm bằng mọi cách tránh đưa đất nước vào vòng chiến một lần nữa. Khi thế chiến thứ hai bùng nổ, Mustafa İsmet İnönü tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ trung lập. Nhờ thế, trong lúc phần lớn châu Âu chìm trong biển lửa, Thổ Nhĩ Kỳ dù là vị trí trái độn giữa hai khối, không bị ảnh hưởng gì.

Tuy nhiên, cuối tháng 2-1945, khi số phận của khối Trục chỉ còn tính bằng ngày, Tổng thống Mustafa İsmet İnönü đã khôn khéo chọn lựa đứng về phía đồng minh. Dù không có một người lính Thổ nào ra trận, theo quyết định của hội nghị Yalta, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn được xem là quốc gia Đồng minh và là một trong những hội viên thành lập đầu tiên của Liên Hiệp quốc. Cả Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill đều muốn Thổ Nhĩ Kỹ, quốc gia có vị trí chiến lược ngay sân sau của Liên Xô, đứng về phía họ nên đã khuyến khích Thổ tham gia phe Đồng minh. Tương tự, Joseph Stalin cũng đánh giá cao vị trí chiến lược của Thổ và mặc dù không tin tưởng hẳn, y vẫn nghĩ chính phủ Thổ sẽ tiếp tục ủng hộ chính sách đối ngoại của Liên Xô như trước đây nên đã đồng ý đề nghị của Thủ tướng Churchill.



Liên Xô tham vọng độc chiếm Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ

Ngay sau khi thế chiến thứ hai vừa chấm dứt, tham vọng bành trướng về phía đông của Stalin đang trên đà chiến thắng lộ rõ nhất là qua xung đột Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ (The Turkish Straits) gồm hai eo biển Bosphorus và Dardanelles nằm giữa Bắc Hải và Địa Trung Hải. Eo biển Thổ là nguồn hải lưu huyết mạch và là chiếc cầu biển nối hai châu Âu và Á. Eo biển là trái tim của Thổ Nhĩ Kỳ. Bất cứ quốc gia nào làm chủ Eo biển sẽ giữ vị trí quân sự và chính trị quyết định trong toàn vùng Biển Bắc và khu vực Balkans.

Ngày 19-03-1945, Ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav M. Molotov thông báo cho đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Liên Xô biết Liên Xô đơn phương hủy bỏ Hiệp ước Cam kết không Xâm lược (Non-Aggression Pact) giữa Liên Xô và Thổ được ký kết ngày 17-01-1925. Tham vọng bành trướng của Liên Xô không phải chỉ là chính sách riêng của Stalin nhưng là một bước kế tục truyền thống khống chế các nước nhỏ chung quanh đã có từ thời các Sa hoàng.

Khi chính phủ Thổ tìm cách làm dịu mối quan hệ, Liên Xô đưa ra hàng loạt điều kiện bao gồm việc chia quyền điều hành Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, Hồng quân Liên Xô có trách nhiệm bảo vệ an ninh Eo biển, và ngoài ra, Thổ phải trao trả cho Liên Xô hai vùng đất Kars và Ardahan đang thuộc lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từ chối.



Thổ Nhĩ Kỳ chọn gia nhập NATO

Trước sự đe dọa của Liên Xô và sự phân cực rõ nét của chính trị thế giới sau thế chiến thứ hai, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa İsmet İnönü ý thức rằng để bảo vệ chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ và hiện đại hóa đất nước, Thổ Nhĩ Kỳ phải từ bỏ chính sách đối ngoại hợp tác theo kiểu bình đẳng cùng có lợi với mọi quốc gia để đứng về một phía có triển vọng phục vụ tốt nhất cho quyền lợi trước mắt cũng như lâu dài của Thổ. Thổ Nhĩ Kỳ dứt khoát đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô.

Ngày 22-5-1947, Tổng thống Truman ký quyết định viện trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Năm 1948, các cố vấn quân sự Mỹ bắt đầu giúp đỡ chính phủ Thổ tái trang bị và hiện đại hóa quân đội.

Mỹ và Anh muốn dùng đất Thổ như một tiền đồn và quân đội Thổ như một đơn vị tiền phương để làm chậm sức tấn công của bộ binh Liên Xô một khi chiến tranh giữa hai khối bùng nổ trong lúc chờ đợi không lực Anh Mỹ mở các cuộc phản công phát xuất từ các căn cứ không quân đặt tại Ai Cập. Dĩ nhiên, chính phủ Thổ biết rõ thâm ý của Anh và Mỹ nhưng đó là cái giá phải chọn vì nền an ninh và sự thịnh vượng của quốc gia Thổ.

Theo tổng kết được ghi lại trong tài liệu “Tương lai chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ” (The future of Turkish Foreign Policy) của hai tác giả Lenore G. Martin và Dimitris Keri-dis, trong năm 1948, Mỹ viện trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ 180 phi cơ chiến đấu F-47, 30 phi cơ oanh tạc B-26 và 86 phi cơ vận tải C-47. Trong thời điểm 1948, đó là một viện trợ quân sự lớn. Với số vũ khí mới, quân đội Thổ không những có thể ngăn chặn mà nếu cần còn có khả năng oanh tạc các nguồn dầu khí của Liên Xô tại Romania và trong vùng Caucasus.

Tuy nhiên súng đạn không phải chỉ là những gì Thổ Nhĩ Kỳ muốn nhưng quan trọng hơn là sự bảo đảm bằng một liên minh quân sự quốc tế. Nói rõ hơn, Thổ muốn trở thành hội viên chính thức của Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây dương (NATO). Tổng thống Mustafa İsmet İnönü tin tưởng hỏa lực hùng hậu của NATO và Hạm đội Địa Trung Hải của Mỹ là bức tường thành vững chắc nhất để bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Liên Xô xâm lược. Để chứng tỏ thiện chí, Thổ Nhĩ Kỳ gởi quân tham chiến bên cạnh các lực lượng Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên.

Ngày 18-2-1952, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức trở thành hội viên NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ sau khi gia nhập NATO
Sau khi gia nhập khối dân chủ tây phương, Thổ Nhĩ Kỳ phát triển một cách nhanh chóng trong mọi lãnh vực. Thổ Nhĩ Kỳ có nền kinh tế lớn hạng thứ 17 thế giới với lợi tức bình quân đầu người trên 10 ngàn đôla và là thành viên của G-20. Từ một nước phải chịu nhún nhường trước Liên Xô và sau đó lệ thuộc vào vũ khí của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một quốc gia tự sản xuất và xuất cảng võ khí tối tân. Không quân Thổ là một trong những lực lượng không quân lớn nhất của NATO. Thổ Nhĩ Kỳ là một trong năm quốc thành viên của Chính sách Sử dụng Nguyên tử trực thuộc NATO. Hiện nay có 90 bom nguyên tử loại B61 được đặt tại căn cứ quân sự Incirlik trên đất Thổ. Nếu có một chiến tranh nguyên tử, không lực Thổ Nhĩ Kỳ với sự chấp thuận của NATO có quyền sử dụng các vũ khí nguyên tử đó. Các phi đoàn chiến đấu F-16C tối tân của không quân Thổ Nhĩ Kỳ do chính công ty Công nghiệp Không gian Thổ (Turkish Aerospace Indus-tries) sản xuất. Thổ Nhĩ Kỳ còn là thành viên của chương trình sản xuất phi cơ chiến đấu F-35, một trong những đề án kỹ thuật cao cấp và đắt giá nhất.

Trước các thành tựu về kinh tế, chính trị và quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ, không cần phải phân tích, mọi người đều có thể hiểu, chính hạt mầm dân chủ quý giá mà những người thành lập cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ gieo trên mảnh đất đầy phân hóa vì độc tài phong kiến đã lớn lên thành cây xanh, trái ngọt cho các thế hệ Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay. Mười năm sau ngày độc lập, Tổng thống Mustafa Kemal đã phát biểu: “Cộng hòa có nghĩa lãnh đạo một quốc gia dân chủ. Chúng ta thành lập chế độ Cộng hòa đã mười năm, nó phải thỏa mãn các đòi hỏi của một chế độ dân chủ khi cần đến.”

Sự chọn lựa nào mà chẳng có hy sinh. Con đường dẫn đến dân chủ của TNK không phải bằng phẳng. Với một quốc gia mang truyền thống quân sự từ thời Đế chế Ottoman, trong suốt mười năm đầu sau độc lập, nước Thổ vẫn còn chịu đựng nhiều biến cố đảo chánh, ám sát, lật đổ, treo cổ, tranh chấp giữa chính quyền dân sự và các tướng lãnh, nhưng tất cả đều không rung chuyển được nền tảng dân chủ tại Thổ.

Và cũng không cần phải phân tích nhiều, mọi người đều hiểu sự chọn lựa dứt khoát của cấp lãnh đạo Thổ sau Thế chiến thứ hai đã có ảnh hưởng quyết định trong việc đưa đất nước vượt qua hẳn quá khứ chậm tiến lạc hậu để trở thành một quốc gia dân chủ tiến bộ duy nhất trong khối các quốc gia Hồi giáo. Thật vậy, nếu 1945, các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận các yêu sách của Stalin và trở thành một chư hầu không Cộng sản của Liên Xô, nước Thổ vẫn là một nước Hồi giáo nghèo nàn, lạc hậu và yếu kém như nhiều quốc gia Hồi giáo Á Phi khác hiện nay.



Trung Quốc muốn gì ở V.Nam?
Mặc dù có những thay đổi chiến thuật trong từng thời kỳ, về căn bản, mục tiêu của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc từ khi bắt đầu can dự vào cuộc chiến Việt Nam đến nay vẫn không thay đổi. Một cách vắn tắt như đã viết trong các bài trước, Trung Quốc muốn Việt Nam:

1. Hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc về chế độ chính trị.

2. Một phần không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược an ninh châu Á của Trung Quốc.

3. Trung Quốc độc chiếm toàn bộ các quyền lợi kinh tế vùng biển Đông bao gồm cả các vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang tranh chấp.



Về mặt chính trị. Hai nỗi lo lớn của giới lãnh đạo CS Trung Quốc là sợ bị bao vây từ bên ngoài và diễn biến hòa bình bên trong nội bộ Trung Quốc. Nhìn quanh, họ chỉ thấy kẻ thù. Thật vậy, hầu hết các quốc gia dân chủ trong vùng từ Ấn Độ đến Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn, Thái Lan, tuy mức độ khác nhau nhưng đều là các quốc gia đang có những mâu thuẫn căn bản với Trung Quốc, không những về quyền lợi kinh tế mà cả chế độ chính trị.

Mặc dù không công khai tuyên bố, giới lãnh đạo CS T.Quốc cũng biết hiện nay chỉ còn năm quốc gia theo một loại chủ nghĩa mà giáo sư sử học Roderick Macfarquhar, thuộc đại học Harvard, gọi là chủ nghĩa Lênin không có Mác, tức một nhà nước chuyên chính sắt máu nhưng không còn dựa trên nền tảng triết lý duy vật.

Hai cơ chế chính trị Cộng sản Trung Quốc và CSVN có một mối quan hệ hữu cơ mật thiết với các yếu tố tương quan và phụ thuộc vào nhau. Sự lệ thuộc về chính trị của Việt Nam vào Trung Quốc không chỉ giúp giữ an toàn phòng tuyến phía nam mà còn tránh sự sụp đổ dây chuyền trong trường hợp cách mạng dân chủ tại Việt Nam diễn ra trước. Không giống như điều kiện chính trị thời điểm hội nghị Thành Đô, các phát triển chính trị và quân sự vùng Á Châu và Thái Bình Dương đang diễn ra cho thấy cuộc cách mạng dân chủ có nhiều khả năng diễn ra tại Việt Nam sớm hơn Trung Quốc.

Về mặt kinh tế. Hơn ai hết, giới lãnh đạo CS Trung Quốc biết chế độ CS như người đi trên dây, ngồi trên lưỡi dao cạo. Sự ổn định tại Trung Quốc hiện nay chỉ là sự ổn định tạm thời vì cơ chế chính trị Trung Quốc vốn được xây dựng trên một nền tảng bất ổn. Trong suốt 40 năm từ khi chương trình hiện đại hóa của Đặng Tiểu Bình ra đời, các thế hệ lãnh đạo đảng đã tập trung vào việc phát triển kinh tế để vừa thỏa mãn nhu cầu vật chất của người dân và vừa hợp thức hóa vai trò lãnh đạo của đảng CS.

Hai yếu tố hàng đầu của một nền kinh tế sản xuất là lao động và nguyên liệu. Lợi thế của Trung Quốc là nguồn lao động rẻ nhưng trong điều kiện một quốc gia có mức độ lãng phí nguyên vật liệu cao trong các nước đang phát triển như Trung Quốc, việc đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho một nền kinh tế khổng lồ nhưng lạc hậu về quản trị là một thách thức lớn cho giới lãnh đạo.

Hàng hóa của Trung Quốc xuất cảng phần lớn là hàng hóa tiêu dùng nhưng đây cũng là những loại sản phẩm mà quốc gia nào cũng có thể sản xuất được. Sự lớn mạnh của khối được gọi là các Nền Kinh tế đang Hứa hẹn (Emerging Economies) trong đó Ấn Độ, với dân số 1.2 tỉ và mức xuất cảng cùng loại hàng hóa như Trung Quốc tăng 100 phần trăm trong vòng 10 năm qua là mối đe dọa lớn cho hàng hóa Trung Quốc. Để duy trì giá thành sản phẩm thấp, Trung Quốc không thể mua nguyên liệu theo giá trên các thị trường quốc tế London, New York hay nhập từ các nước châu Âu nên đã tìm cách khai thác các nguồn nguyên liệu rẻ qua chính sách thực dân đỏ bất nhân đang diễn ra tại nước châu Phi, như trường hợp Congo như người viết đã trình bày trong bài “Hiểm họa Trung Quốc và bài học Congo”.

Riêng với Á châu, khu vực này không chỉ là thị trường tiêu thụ mà còn là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho nền kinh tế TQ. Miếng mồi ngon nhất, hấp dẫn nhất, đủ tiêu chuẩn kinh tế, chính trị, quân sự nhất không đâu khác hơn là Việt Nam.

Chủ trương muốn Việt Nam là phần không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược châu Á của Trung Quốc quá rõ ràng, không cần phải một nhà phân tích chính trị cỡ Carlyle Thayer mới thấy mà ngay trong tác phẩm “Sự thật về Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua” Nxb Sự Thật, Hà Nội tháng 10-1979, giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam cũng đã tự thú điều này: “Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính để dễ bề đạt được lợi ích chiến lược của họ”.

Điểm giống nhau và khác nhau giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ

Về mặt địa lý chính trị và quân sự, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều điểm giống nhau. Tham vọng Thiên triều của các triều đại phong kiến Trung Hoa đối với các quốc gia nhỏ vùng Đông Nam Á, đặc biệt với Việt Nam, thâm độc không khác gì truyền thống nước lớn của các Sa hoàng Nga đối với các nước Đông Âu.

Hoàng Sa và Trường Sa, đôi mắt của Việt Nam nhìn ra Thái Bình Dương quan trọng không kém gì Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, trái tim Thổ Nhĩ Kỳ trong vùng Địa Trung Hải.

Khát vọng của dân tộc Việt Nam mong được sống trong tự do, thanh bình, thịnh vượng sau bao nhiêu năm chiến tranh tàn phá cũng sâu thẳm như ước vọng tự do, dân chủ và thịnh vượng của dân tộc Thổ sau nhiều năm chiến tranh dưới thời Đế chế Ottoman, thế chiến thứ nhất và chiến tranh giành độc lập.

Sau thế chiến thứ hai và nhất là sau sự sụp đổ của hệ thống Cộng sản, lục địa châu Âu hiện nay được xem là ổn định. Hầu hết các quốc gia vừa thoát khỏi chế độ Cộng sản, kể cả Nga, vẫn còn trên đường phục hồi kinh tế, chính trị và phục hưng các giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc họ. Xung đột thế giới tới đây được các nhà phân tích kinh tế chính trị nhận xét sẽ là xung đột Á Châu, nơi đang tồn tại các hệ thống chính trị đối nghịch, các quyền lợi kinh tế đối nghịch và các chính sách phát triển đối nghịch. Vì lý do địa lý chính trị, Việt Nam được xem là một trong những điểm nóng nhất và có thể sẽ là ngòi nổ của cuộc xung đột châu Á và Thái Bình Dương.



Liệu VN có thoát khỏi chiến tranh châu Á như Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng bên ngoài biển lửa châu Âu?

Liệu giới lãnh đạo CSVN có khả năng hóa giải các nguồn ngoại lực và biết vận dụng vị trí chiến lược của bán đảo Việt Nam một cách khôn ngoan để phục vụ cho lợi ích lâu dài của đất nước như các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã làm?

Trước mắt, không có dấu hiệu gì cho thấy giới lãnh đạo CSVN có một nhận thức chính trị quốc tế sáng suốt và cũng không có khả năng nào cho thấy họ có thể từ bỏ các quyền lợi của đảng Cộng sản vì sự sống còn của dân tộc như các lãnh đạo đảng Cộng hòa Nhân dân Thổ. Những chờ đợi mỏi mòn, những van xin tha thiết, những thỉnh nguyện thư trang trải hết ruột gan đều không làm mềm lòng những kẻ mà tham vọng quyền lực và quyền lợi đã thấm vào máu, ăn sâu vào xương tủy.

Ngay cả khi Thổ Nhĩ Kỳ nhận viện trợ của Liên Xô để tái thiết đất nước trong những năm đầu sau độc lập, Tổng thống Mustafa Kemal cũng đã công khai cam kết với nhân dân Thổ: “Quan hệ hữu nghị với Liên Xô không có nghĩa là chấp nhận ý thức hệ Cộng sản. Chủ nghĩa Cộng sản là một vấn đề xã hội. Các điều kiện xã hội, tôn giáo và truyền thống dân tộc của đất nước chúng ta khẳng định chủ nghĩa Cộng sản không thể áp dụng tại Thổ Nhĩ Kỳ”. Nhưng Việt Nam thì khác, từ ngày thành lập đảng, mặc cho bao đổi thay trên thế giới, các cấp lãnh đạo CSVN vẫn suốt ngày ra rả: “Chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu” và quan hệ giữa hai đảng CS Việt Nam và CS Trung Quốc vẫn là quan hệ “như môi với răng”, “vừa là đồng chí vừa là anh em” như những năm trước 1975.



Còn lại gì hôm nay?

Giống như Adolf Hitler lợi dụng chính sách đối ngoại Nhân nhượng (Appeasement) của Thủ tướng Anh Neville Chamberlain trước thế chiến thứ hai để chiếm đoạt Sudetenland, lãnh thổ chiến lược và giàu tài nguyên nhất của Cộng hòa Tiệp Khắc, Trung Quốc cũng đang lợi dụng sự bất ổn kinh tế thế giới và chính sách đối ngoại Nhân nhượng của Barack Obama để củng cố bộ máy quân sự và mở rộng ảnh hưởng tại Á Châu. Dân tộc Việt Nam phải đối diện với thách thức về cả hai mặt: bên trong, một giới lãnh đạo tham quyền cố vị, ươn hèn, và bên ngoài, một chủ nghĩa xâm lược dã man nhất trong lịch sử loài người.

Yếu tố duy nhất còn lại là sức mạnh tổng hợp của các thành phần dân tộc. Chính các thành phần dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước là lực duy nhất nằm ngoài sự kiểm soát của hai đảng Cộng sản và cũng là lực duy nhất có khả năng đưa Việt Nam ra khỏi bờ vực chiến tranh và đưa đất nước tới một tương lai sáng lạng cho con cháu mai sau. Các thành phần dân tộc không chỉ là những người đang công khai chống đảng, những người đứng ngoài cơ chế lãnh đạo, những người không Cộng sản, nhưng là bất cứ ai nhận thức được manh tâm của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc, bản chất sai lầm trong cơ chế độc tài đang thống trị Việt Nam và chọn lựa dứt khoát đứng về phía dân tộc. Thấy được con đường dân tộc phải đi và dâng hiến tình yêu cho đất nước không bao giờ quá trễ. Không ai chiêu hồi ai. Không ai tha tội ai. Không ai xách động ai. Hành trang là tinh thần độc lập, tự chủ của tổ tiên giòng giống Việt. Chọn lựa của thời đại không chỉ là chọn lựa giữa dân chủ hay độc tài nhưng quan trọng hơn thế nữa, là mất hay còn, tồn tại hay diệt vong của một dân tộc.

Từ vùng Balkans cho đến châu Phi, lịch sử nhân loại để lại vô số bài học, chỉ vì giới lãnh đạo sai lầm và thiển cận, chỉ vì dân tộc chia rẽ và phân hóa mà nhiều quốc gia, vương quốc, đế quốc, một thời hưng thịnh đã vĩnh viễn bị xóa tên. Tất cả sẽ trở thành vô nghĩa khi Việt Nam không còn có mặt trên bản đồ thế giới. Nhạc sĩ Việt Khang đặt ra một câu hỏi nhức nhối không phải cho bộ máy công an đang giam cầm em, cho lãnh đạo đảng Cộng sản mà cho toàn dân tộc: “Cội nguồn ở đâu, khi thế giới nay đã không còn Việt Nam?”.



TNLT TRẦN THỊ THÚY KHÔNG ĐƯỢC CHỮA TRỊ NẾU KHÔNG “NHẬN TỘI”

Ngày 11-12-2015 tổ chức Ân Xá Quốc Tế đã lên tiếng về việc chính quyền VN từ chối chữa trị y tế cho tù nhân lương tâm Trần Thị Thúy đang bị khối u tử ung nếu không “nhận tội”.

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế cho biết, nhà cầm quyền CSVN cố tình ép buộc bà Thúy thừa nhận tội thì mới cung cấp các biện pháp chữa trị. Tổ chức này cũng cho hay, giám thị trại giam đã từ không chấp nhận để bà được tiếp cận dịch vụ y tế, mặc dù các cán bộ y tế trại giam xác nhận là cô bị nhiều cơn đau hành hạ.

Bà Trần Thị Thúy đang bị giam tại trại An Phước, tỉnh Bình Dương, cách nhà bà khoảng 900 km và gia đình phải mất 3 ngày mới có thể đến thăm.

Được biết TNLT Thúy đã bị những cơn đau hành hạ lần đầu tiên vào tháng 5-2014 trong một nhà tù ở thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Bà đi lại rất khó khăn, cần nạng hoặc người khác dìu. Gia đình bà đã cung cấp một số bài thuốc y học cổ truyền. Bà cũng bị huyết áp cao và phải dùng thuốc điều trị. Bà đang đau đớn nghiêm trọng về thể chất và có lúc đã nói với gia đình rằng mình cảm thấy trên bờ vực của cái chết tại một số thời điểm trong những tháng gần đây. Giám thị đã không cho điều trị cho bà và một số cán bộ trại giam đã ép bà “nhận tội” hoặc “chết trong tù”

TNLT Trần Thị Thúy là một người đấu tranh cho quyền sử dụng đất, đã bị bắt và xét xử cùng 6 người khác vào năm 2010 theo điều 79 BLHS (hoạt động nhằm lật đổ chính quyền), với cáo buộc có liên hệ với đảng Việt Tân, một tổ chức đấu tranh bất bạo động cho dân chủ ở Việt Nam.

Nhóm Công tác LHQ về Bắt giữ Tùy tiện đã tuyên bố rằng, việc bắt 7 nhà hoạt động trong đó có bà Thúy là tùy tiện và cần được khắc phục bằng cách trả tự do và bồi thường của họ. Theo GNsP (13.12.2015) 

Hôm 7-12-2015 Singapore đã đồng ý cho quân đội Mỹ triển khai loại phi cơ do thám tối tân P8 Poseidon trên lãnh thổ Singapore để thực hiện các phi vụ tuần tra trên Biển Đông. Đợt triển khai đầu tiên được tiến hành ngay tức khắc, từ ngày 7 đến 14-12-2015. Trước đây các chiếc P8 thường xuất phát từ Nhật Bản và Philippin.

Hoa Kỳ và Singapore là hai nước có quan hệ quốc phòng lâu đời. Từ năm 1990, Sing đã đồng ý mở cửa một phần các căn cứ của mình để cho đồng minh Mỹ sử dụng, mà cụ thể là mở quân cảng Changi cho chiến hạm Mỹ, kể cả hàng không mẫu hạm. Để chiêu dụ Mỹ chôn chân ở Sing, họ đã chấp nhận tốn kém, ra công xây dựng Changi thành quân cảng lý tưởng cho hải quân Mỹ. Trong toàn vùng Đông Nam Á, Changi là cảng duy nhất có khả năng đón tiếp tàu sân bay HK. Với dân số 5.5 triệu, diện tích chỉ 697 km2, nhưng Sing có GDP $307 tỷ đôla (2014), gần gấp đôi GDP V.Nam và một quân đội hùng mạnh đứng hàng 26 trên thế giới với 262 máy bay quân sự, 40 tàu chiến mà trong đó có 6 tàu ngầm, ngân sách quốc phòng khoảng gần $10 tỷ đôla/năm

Việt Nam có sức mạnh quân sự đứng hàng 21 trên thế giới với 404 máy bay quân sự, 65 tàu chiến trong đó có 3 tàu ngầm, ngân sách quốc phòng cũng khoảng gần $10 tỷ đôla/năm. Tuy nhiên trang thiết bị của VN cũ kỹ hơn và phần lớn là mua của Nga (bit.ly/1NKZPy2)

Sing không có tranh chấp ở Biển Đông. Nhưng có thể nói đảo quốc nhỏ bé này có sức mạnh không và hải quân vượt trội trong vùng. Các máy bay và tàu chiến đều đời mới và đều mua của Tây phương.

Cũng như Do Thái, Qatar, Nam Hàn… Sing biết tận dụng sức mạnh quân sự và sự giàu thịnh của Mỹ để giữ an ninh và buôn bán làm ăn, tạo sự giàu thịnh cho đất nước mình. Sự khôn ngoan của Sing là trung kiên duy trì vững chắc mối quan hệ với siêu cường số một của thế giới, tạo mọi điều kiện dễ dàng và quyến rũ để siêu cường đến với mình và không thể bỏ rơi mình.

Hôm 8-12-2015 ông TBT Ng. Phú Trọng của CSVN nói rằng “đa phương hóa, đa dạng hóa, chơi với tất cả nhưng giữ độc lập chủ quyền, không phụ thuộc vào ai…”, ông chủ trương VN có nhiều bạn nhưng không có ai là bạn chí thân để giúp mình khi sa cơ thất thế. Tục ngữ có câu “khi anh muốn làm hài lòng với tất cả mọi người thì cuối cùng anh sẽ không làm hài lòng ai cả”. Trong thực tế, đảng CSVN gần 1/4 thế kỷ nay đã bị sập hầm Trung Quốc, do tin vào chủ nghĩa cộng sản, vào nghĩa vụ quốc tế mà coi nhẹ chủ quyền quốc gia. Họ tin vào đảng cộng sản đàn anh mà quên rằng TQ chỉ có hướng nam để phát triển cho nên VN phải yếu và thần phục họ, vì vậy sử dụng đảng cộng sản đàn em như một tay sai gọi dạ bảo vâng cho phong trào nam tiến của TQ.

Hãy phân tích những gì ông Trọng nói “Giữ được độc lập chủ quyền, đồng thời giữ môi trường hòa bình ổn định để đất nước phát triển. Nếu xảy ra rối loạn gì ở Biển Đông, thử hình dung ra liệu chúng ta có còn ngồi đây để chuẩn bị Đại hội Đảng được không?” Khi hai chủ trương đối nghịch với nhau như nước (giữ độc lập chủ quyền) với lửa (giữ hoà bình ổn định) mà lại trộn chung với nhau để nói tức là anh nói láo, nguỵ biện.

Khi anh cương quyết giữ độc lập chủ quyền thì anh phải bảo vệ lúc nó bị ai đó xâm phạm, anh phải ngồi xuống giải quyết với họ, nếu không được thì anh phải thưa kiện họ ra toà án quốc tế như Philippin đã làm, hay anh phải bảo vệ bằng vũ lực. Anh PHẢI làm ít nhất là một trong ba cái đó, còn không làm gì cả tức là anh nói láo để gạt dân.

Khi anh cương quyết giữ hoà bình ổn định thì đương nhiên anh cứ phải liên tục nhường nhịn cho dù biển đảo đang ra đi về tay người khác ngay trước mắt anh. Vì anh đã bị sập hầm của kẻ xâm lăng sau HN Thành Đô năm 1990, nên anh đã chấp nhận làm tay sai cho họ để duy trì quyền lực ở VN, anh sợ bị sụp đổ như ở Đông Âu, điều này được thấy qua cách thể hiện rất hốt hoảng của TBT Ng. Văn Linh lúc đó. Anh đã trở thành một thứ Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà. Ông Trọng đã thú nhận hành động bán nước này qua câu: “Nếu xảy ra rối loạn gì ở Biển Đông, thử hình dung ra liệu chúng ta có còn ngồi đây để chuẩn bị Đại hội Đảng được không?”

Ông Trọng cương quyết “…giữ cho được chế độ này, Đảng này, giữ cho được hòa bình ổn định…” thì có nghĩa là làm thinh nhịn nhục TQ, để họ muốn làm gì thì làm ở Biển Đông, việc mất biển đảo là việc của dân tộc VN chứ không phải là việc của đảng CSVN, việc nắm quyền là việc Đảng lo, việc biển đảo là việc của con cháu và các thế hệ tương lai lo, lo không được là lỗi của đám trẻ chưa sinh chứ không phải của Đảng. Ông Trọng thù ghét những tư tưởng tiến bộ trong Đảng, ông cho đó là “…sự hư hỏng, suy thoái của một bộ phận cán bộ; không khéo là phá từ trong phá ra chứ không phải bên ngoài đâu”, ông cố tình gộp những người có tư tưởng tiến bộ vô chung với nhóm lợi ích, với tham nhũng và gọi đó là hiện tượng tự diễn biến. Ông còn lo rằng thế tay sai của Đảng đang bị đe doạ do “bên ngoài âm mưu vẫn có, thường xuyên, ngày càng thâm độc, bằng nhiều cách, từ phía này, từ phía khác…”. Với ông, việc sập bẫy Trung Quốc là chuyện nhỏ, việc Đảng nắm quyền bằng mọi giá mới là chuyện phải lo.

VN có cảng Cam Ranh nước sâu và thoáng, lý tưởng cho chiến hạm hay mẫu hạm hơn cảng Changi rất nhiều, có vị trí địa chiến lược như Times Square của New York, có dân tộc thông minh dũng cảm, nhưng có đảng CSVN trù dập hãm tài. Xưa nay Philippin có biệt danh là “người bệnh ở Á Châu” và biệt danh này, sau vụ kiện TQ, hình như Phi đang trao lại cho VN. So với Singapore thì thập niên 1965-1975 ta ngẩng mặt, nhưng hôm nay ta chỉ biết gục đầu! 

Hội thảo Biển Đông lần 7 diễn ra trong hai ngày 23-24.11.2015 tại Vũng Tàu, khi những sự kiện liên quan đến Biển Đông vẫn đang diễn ra dồn dập, có lúc âm thầm nhưng cũng nhiều khi làm sôi sục dư luận.

Ba vấn đề cơ bản được nhiều người quan tâm trong hội thảo, đó là vấn đề xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc (TQ) thông qua việc bồi lấp, phá huỷ các rạn san hô cũng như việc hải quân Hoa Kỳ tuần tra trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo này; và cái gọi là yêu sách đường lưỡi bò trên Biển Đông khiến cho Philippines kiện TQ trước Toà Trọng tài Quốc tế (PCA) tại Hà Lan.



Ngụy tạo chủ quyền

Trước đó, từ ngày 21-22.11 tại Malaysia, trước thềm Hội nghị cấp cao Đông Á, các đại biểu tham dự hội nghị, có cả nước chủ nhà đã chỉ trích TQ vi phạm luật pháp quốc tế vì những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông.

TQ đã tiến hành một chiến dịch xây dựng đảo nhân tạo ở 7 điểm thuộc quần đảo Trường Sa trong năm qua. Những đảo này phục vụ hai mục đích. Thứ nhất, hỗ trợ việc triển khai các hoạt động dân sự và quân sự ở khu vực này, và thứ hai là để có thể tuyên bố vùng biển chủ quyền xung quanh những đảo nhân tạo này bất cứ khi nào họ muốn. Điều đó có thể làm gián đoạn quyền tự do hàng hải (FON) ở trung tâm của Biển Đông, tạo ra cái mà Đô đốc Harry B. Harris, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, gọi là “Vạn lý trường thành cát”.

Theo luật quốc tế, bao gồm Công ước luật biển 1982, TQ không thể đưa ra yêu sách chủ quyền đối với các đảo nhân tạo, và đương nhiên, các đảo nhân tạo này sẽ không thể có vùng lãnh hải 12 hải lý xung quanh.

Washington lập luận rằng các đảo TQ đã xây dựng lên ở Biển Đông không được quyền có lãnh hải như lãnh thổ theo luật pháp quốc tế bởi vì chúng thường bị chìm dưới mặt nước khi thủy triều lên. Và vì vậy, phía Mỹ hoàn toàn có quyền tuần tra trong khu vực 12 hải lý của các đảo nhân tạo này, bởi vì luật quốc tế không hạn chế vấn đề đó.

Gần đây, Mỹ đã cho tàu khu trục Lassen thực hiện việc tuần tra trong phạm vi 12 hải lý của đá Subi. Tuy nhiên, các quan chức Lầu Năm Góc đã có những mô tả trái ngược nhau về hoạt động của Lassen. Một quan chức Mỹ đã mô tả hoạt động này với Reuters như là một hoạt động “đi qua vô hại” (innocent passage) vào thời điểm đó nhưng sau đó nói rằng đó là một sai lầm. Ngày 4.11, người phát ngôn Lầu Năm góc đại úy Jeff Davis cho biết cuộc tuần tra không phải là một sự “đi qua vô hại” nhưng đã từ chối xác định lại một cách công khai lập trưởng đó hoặc diễn giải thêm.

Sự việc này có tính chất rất quan trọng bởi vì cơ chế qua lại vô hại theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) quy định cụ thể là cách 12 hải lý lãnh hải của một quốc gia. Điều này cho phép các tàu chiến đi vào lãnh hải đó mà không cần thông báo trước nhưng trong điều kiện hạn chế, có nghĩa là việc di chuyển đó phải nhanh chóng và liên tục; tàu chiến, máy bay không được sử dụng vũ khí hay có những hành động can thiệp vào hệ thống thông tin liên lạc cũng như các thiết bị khác của các quốc gia ven biển.

Có nhiều giả định cho rằng bãi đá Subi, một thực thể dưới nước được Trung Quốc bồi đắp và xây dựng với quy mô lớn, đã được Mỹ lựa chọn có chủ ý để thực hiện tự do hàng hải nhằm chứng minh trên cơ sở pháp lý rõ ràng rằng Mỹ không công nhận yêu sách của Bắc Kinh đòi chủ quyền đối với các vùng nước xung quanh các thực thể nhân tạo; đồng thời cũng để chứng minh giá trị của tự do hàng hải là các tàu chiến có thể thực hiện “một loạt hoạt động bình thường” trên biển như diễn tập, sử dụng các cảm biến tích cực và thụ động, và thậm chí cả hoạt động của máy bay trực thăng. Rõ ràng, tự do hàng hải và quyền qua lại vô hại có những điều kiện hoàn toàn khác nhau.

Thực tế, việc chứng minh tự do hàng hải của Mỹ có thể chịu tác dụng ngược rất nguy hiểm nếu Bắc Kinh đi đến kết luận rằng hành vi qua lại vô hại đó của Mỹ là phù hợp với thông lệ quốc tế và vô tình thừa nhận tính hợp pháp của một vùng lãnh hải xung quanh bãi đá Subi cũng như các thực thể ngập nước hay thủy triều thấp khác mà TQ đang kiểm soát ở quần đảo Trường Sa. Cho đến nay các quan chức TQ vẫn mơ hồ, ảo tưởng về bản chất tuyên bố chủ quyền vô lý của nước này trong bối cảnh Mỹ thực hiện chiến dịch tự do hàng hải và quyết định thụ án vụ kiện của Philippines tại Tòa án Trọng tài Thường trực có trụ sở tại La Haye (Hà Lan) nhằm thách thức những yêu sách quá đáng của TQ ở Biển Đông. Tuy nhiên, TQ đã phớt lờ và phản ứng bóng gió dựa trên các “quyền lịch sử” và Đường lưỡi bò.

Chính vì lẽ đó, Thượng nghị sĩ McCain đã kêu gọi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter làm rõ liệu tàu Lassen có ý định thách thức những tuyên bố của TQ ở mức nào và liệu tàu này có hoạt động theo quy định “đi qua vô hại” hay không. “Đi qua vô hại” xảy ra khi một chiếc tàu nhanh chóng đi qua vùng lãnh hải của nước khác, và chỉ có thể diễn ra ở vùng biển thuộc nước khác.

Trong phiên thảo luận về vấn đề pháp lý trong hội thảo, các học giả đã tranh luận rất nhiều về các vấn đề này.

“Quyền lịch sử” không có ý nghĩa pháp lý

Các học giả TQ vẫn kiên trì bảo vệ cho cái gọi là yêu sách Đường lưỡi bò của họ. Và luận điểm pháp lý mà họ dựa vào vẫn là “quyền lịch sử” vốn bị chỉ trích và gần như đã bị loại bỏ trong Công ước luật biển 1982. Ngày 24.11, tại phiên điều trần thứ hai của Toà Trọng tài Quốc tế, Philippines đã kịch liệt phản đối các luận điểm vô lý này của phía TQ về quyền “lịch sử” cũng như Đường lưỡi bò của phía TQ.

Trước đó, người phát ngôn Bộ ngoại giao Indonesia Armanatha Nasir đã xác định với giới báo chí tại Jakarta rằng lập trường của Indonesia vào lúc này rất rõ: “Không công nhận Đường chín đoạn (của TQ trên Biển Đông) vì nó không phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi đã đề nghị TQ làm rõ ý của họ và họ có ý gì với Đường chín đoạn. Điều đó chưa được TQ làm sáng tỏ”.

Vậy mục tiêu thật sự của TQ ở biển Đông là gì?

Nếu Trung Quốc tìm cách thiết lập “chủ quyền không thể tranh cãi” trong “Đường 9 đoạn”, thì dường như họ đang thúc đẩy theo ba bước. Thứ nhất, thiết lập và bình thường hóa việc chiếm đóng, sử dụng và bảo vệ khu vực này một cách toàn diện. Tiếp theo, Bắc Kinh yêu cầu các nước khác thừa nhận nguyên trạng mới. Cuối cùng, TQ muốn các bên tranh chấp khác rút lại tuyên bố chủ quyền tranh chấp của mình và thừa nhận tuyên bố “Đường 9 đoạn” của TQ thông qua các thỏa thuận song phương trực tiếp. Việc không áp dụng luật pháp quốc tế hay tiền lệ khác sẽ giúp các thỏa thuận song phương này có thể hợp pháp hóa tuyên bố chủ quyền của TQ.



Tuy nhiên, tham vọng của Trung Quốc không dễ gì mà đạt được, phán quyết đầu tiên từ Toà Trọng tài đã tạo những tia hy vọng cho việc sử dụng biện pháp pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp, vốn bị bế tắc bấy lâu nay. Và qua phiên điều trần lần thứ hai này, khả năng Toà bác bỏ đường lưỡi bò là rất lớn. Nếu vậy, tham vọng của TQ trên biển Đông sẽ bị ngăn chặn.

Hoàng Việt

Nguồn:

http://motthegioi.vn/chuyen-hang-ngay/bien-dong-tu-su-nguy-tao-ch u-quyen-den-vai-tro-cua-cong-pha hap-quoc-te-260358.html



Chúng ta đang vào mấy tuần cuối của 2015, một năm có nhiều ý nghĩa lịch sử cho Việt Nam. Nhưng qua năm tới, tình hình còn nhiều ý nghĩa hơn cho tương lai vì đảng Cộng sản có Đại hội khi xứ sở chuẩn bị hội nhập vào một khu vực kinh tế rộng lớn qua Hiệp ước Đối tác xuyên Thái bình dương TPP. Nguyên Lam sẽ tìm hiểu viễn ảnh đó qua sự lượng định của chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa cho tiết mục Diễn đàn Kinh tế.

Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Cuối năm, chúng ta thường làm một tổng kết về kinh tế toàn cầu, tình hình Đông Á rồi tới Việt Nam. Kỳ này, Nguyên Lam đề nghị là chúng ta khởi sự với Việt Nam vì qua năm 2016, đảng Cộng sản lại có một Đại hội 5 năm tổ chức một lần, để định hướng phát triển và đề cử nhân sự lãnh đạo cho 5 năm tới. Vì vậy, xin ông làm một tổng kết về tình hình Việt Nam và nêu nhận xét về những chọn lưa trước mặt.

Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi bắt đầu từ viễn ảnh dài và nói đến tình trạng tụt hậu của Việt Nam.

- Nói đến sự tụt hậu của Việt Nam thì nhiều người có thể ngạc nhiên hoặc bất bình chỉ vì cách nhìn sai lạc. Trong hơn một thế kỷ, lần đầu tiên mà Việt Nam không bị chiến tranh trong mấy chục năm liền, lãnh thổ được thống nhất với hệ thống lãnh đạo có toàn quyền quyết định. Một quốc gia khác mà có hoàn cảnh ấy thì đã có thể phát triển mạnh và nâng cao mức sống của toàn dân về cả phẩm lẫn lượng. Nhìn hạn hẹp theo thời gian thì ai cũng tưởng Việt Nam có cải tiến sau khi đổi mới từ ba chục năm trước. Nhưng nhìn rộng ra không gian thì sự cải tiến ấy còn thua các lân bang rất xa. Ngày nay, trong 10 nước của Hiệp hội ASEAN tại Đông Nam Á, về lợi tức một đầu người, tức là tiêu chuẩn cụ thể về năng suất, Việt Nam chỉ hơn Miến, Miên, Lào, còn thì thua cả sáu nước kia. Nếu so với hai nước Đông Bắc Á là Nam Hàn và Đài Loan thì còn thua cả kinh tế lẫn chính trị. Xưa kia, hai xứ này chẳng hơn gì một nửa miền Nam của Việt Nam, mà nay đã thành loại quốc gia thượng đẳng, kinh tế giàu mạnh và chính trị dân chủ. Tụt hậu là như vậy. Không ý thức được sự thua kém mà cho là mình hay thì sẽ tiếp tục ở trong cõi lạc hậu, để dân mình làm đầy tớ cho thiên hạ.



Nguyên Lam: Nhưng thưa ông, nhiều tổ chức quốc tế đã công nhận rằng Việt Nam là một trong mươi quốc gia ổn định nhất thế giới. Ông nghĩ sao về cách đánh giá ấy?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Quốc tế ưa có thói xuất khẩu đường, là nói lời ngon ngọt mà ém nhẹm vấn đề của quốc gia! Hãy đọc tin hàng ngày về tình trạng băng hoại xã hội Việt Nam, với tội ác tràn lan trong giới trẻ và chẳng còn ai biết thế nào là đúng thế nào là sai thì ta có định nghĩa khác về ổn định. Thuần về kinh tế, quốc tế cũng đánh giá sai các bài toán kinh tế của Việt Nam, cụ thể là tình trạng nợ nần quá nguy ngập của hệ thống ngân hàng thương mại hay tham ô quá tệ hại của bộ máy công quyền. Từng là chuyên gia tư vấn của các tổ chức quốc tế, tôi hiểu lối làm việc của họ. Nói chẳng nghe thì họ cũng mặc, ra vài khuyến cáo đầy tính ngoại giao rồi ra về. Sau cùng, chuyện thiếu ổn định nhất nó nằm trong cái đầu của hệ thống lãnh đạo!

Nguyên Lam: Thính giả của chúng ta đã quen với cách phân tích độc đáo và phát biểu táo bạo của ông, nhưng Nguyên Lam vẫn xin hỏi lại rằng vì sao ông cho là cái đầu của giới lãnh đạo tại Việt Nam là thiếu ổn định?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Dù có ra nghị quyết du dương, họ đều biết Việt Nam đang rơi vào cái bẫy sập của các quốc gia có lợi tức trung bình thấp, y như lãnh đạo Trung Quốc đang sợ rơi vào cái bẫy sập của quốc gia có lợi tức trung bình cao. Rơi vào đó là rất khó lên để còn bước vào thành phần quốc gia thượng đẳng giàu có. Cụ thể thì lợi tức bình quân một đầu người của Việt Nam vẫn dưới hai ngàn Mỹ kim một năm. Muốn lên gấp hai thì trong 10 năm tới phải tăng trưởng thật là 7% một năm, điều không dễ, mà chỉ để lên tới bốn ngàn một năm, tức là còn thua Thái Lan hay Malaysia, Philippin. Bao giờ thì tới một vạn hay ba vạn như bậc thầy bậc chủ của mình là Nam Hàn hay Đài Loan? Muốn có một bước nhảy vọt như các nước đó đã từng có từ nửa thế kỷ trước thì lãnh đạo phải từ bỏ cái mộng mị “định hướng xã hội chủ nghĩa”, mà từ bỏ thì lại sợ bị chệch hướng Mác-Lênin. Cho nên giữa hai ngả là tụt hậu hay chệch hướng, tôi e là họ sẽ chọn ngả tụt hậu. Cái đầu nó thiểu ổn định là như vậy!

Nguyên Lam: Ông vừa đề cập tới một chuyện đang gây tranh luận ở trong nước, về nội dung của chủ trương “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”? Ông nghĩ sao về chuyện đó?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Hơn hai chục năm trước, cấp lãnh đạo cao nhất của đảng đã nêu câu hỏi mà chẳng ai có giải đáp. Thế rồi 25 năm qua, thành phần lý luận thì cố vẽ ra hình tròn bốn góc và gọi đó là “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Thành phần phải điều hành kinh tế và tiếp xúc với bên ngoài thì cố chứng minh rằng Việt Nam đã áp dụng quy luật kinh tế thị trường, làm bên ngoài tưởng lầm rằng họ có tinh thần thực tiễn. Thật ra hệ thống kinh tế chính trị Việt Nam có một đặc tính quái dị, hơi phi cầm phi thú. Đó là lãnh đạo thật là loại đảng viên chưa hề sống trong kinh tế thị trường nhưng có quyền hạn hơn đảng viên tiếp cận với thị trường.

Ta hãy nghĩ đến một doanh nghiệp mà mấy vị ngồi trong Hội đồng Quản trị có thể sai khiến cấp điều hành lại là những kẻ không biết kinh doanh mà chỉ biết đọc sách thánh hiền Mác-Lê. Vì vậy, thành phần biết về kinh doanh mà chẳng có đặc quyền thì đi tìm đặc lợi, là tham nhũng. Mọi người đều hài lòng với lối phân công lao động kỳ lạ ấy. Ở trên thì vẫn tin rằng Marx có lý và Việt Nam chỉ tạt qua kinh tế thị trường rồi sẽ tiến lên xã hội chủ nghĩa dù chính họ cũng chưa thể định nghĩa thế nào là xã hội chủ nghĩa. Ở dưới thì biết rằng đảng và Marx đều sai nhưng dại gì mà nói ra điều ấy để mất quyền lãnh đạo kinh tế và mất cơ hội trục lợi?



Nguyên Lam: Nguyên Lam rất tò mò mà hỏi rằng nếu ông được yêu cầu giải thích định hướng xã hội chủ nghĩa là gì thì ông trả lời sao?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Thuần về lý luận kinh tế và đang sống trong một xứ dân chủ, tôi thiên về xu hướng tự do và cho ưu tiên là phát triển. Nhưng tôi thông cảm với xu hướng xã hội và cho rằng một nước nghèo mà có quá nhiều bất công xã hội thì nên theo xu hướng xã hội. Xu hướng ấy chú trọng tới công bằng xã hội hơn là phát triển, là điều mình có thể hiểu được.

- Khi đó, ta có thể nghĩ “định hướng xã hội chủ nghĩa” hàm ý phát triển xã hội, với đối tượng ưu tiên là thành phần nghèo đói đang chiếm đa số. Cụ thể về kinh tế thì chú trọng tới khía cạnh giáo dục, y tế, huấn nghệ để đa số có được nền tảng sinh hoạt tối thiểu hầu có thể tham gia vào sản xuất với hiệu năng cao hơn. Muốn vậy thì trước hết vẫn phải để thị trường tư doanh được sinh hoạt tự do hầu còn tạo ra của cải và phương tiện cho những yêu cầu xã hội kể trên. Tức là vẫn phải chấp nhận và xây dựng định chế căn bản của thịnh vượng là quyền tư hữu.

Ngược lại, định hướng xã hội chủ nghĩa không thể là triệt phá tư doanh, bảo vệ quốc doanh và duy trì nạn độc đảng như Việt Nam ngày nay. Và định hướng xã hội chủ nghĩa càng không là lý luận của những người đang chuẩn bị Đại hội đảng theo hướng tăng cường chế độ công hữu để khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Áp dụng lý luận của thế kỷ 19 vào thế kỷ 21 là một biểu hiệu của sự lạc hậu về tư duy. Người lạc hậu về tư duy mà lãnh đạo thì xứ sở tất nhiên tụt hậu!

Nguyên Lam: Thưa ông Nghĩa, khi ông nói đến một điều kiện của cái định hướng xã hội chủ nghĩa là chấm dứt tình trạng độc đảng như Việt Nam ngày nay thì điều kiện ấy có hàm nghĩa là phải xây dựng chế độ dân chủ không?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi không đơn giản cho rằng dân chủ là giải pháp thần diệu khả dĩ giải quyết mọi vấn đề. Đấy chỉ là phương tiện ít tệ nhất để tiến tới một hình thái phát triển cao hơn vì cho người dân quyền chọn lựa. Tôi hiểu dân chủ là sự bình đẳng của mọi người dân trước pháp luật do đại diện của người dân thiết lập ra. Với chế độ độc đảng có toàn quyền về luật lệ, khi mọi chuyện đều do một thiểu số quyết định trong khung cảnh toàn cầu có quá nhiều thay đổi hiện nay, thì xã hội chẳng còn ai có thể sửa sai và chọn hướng khác cho quốc gia.

Về cụ thể, ta cứ nói đến hai tấm gương là Nam Hàn và Đài Loan mà ít chú ý tới hai đặc điểm của họ. Thứ nhất là họ từng có chế độ độc tài mà khi ấy vẫn thực tế theo xã hội chủ nghĩa nên tập trung phát triển mạnh với mức công bằng xã hội cao nhờ bộ máy công quyền liêm khiết. Thứ hai là trên nền tảng xã hội đó, họ tự chuyển hóa ra chế độ dân chủ, dù đảng cầm quyền thất cử thì vẫn có lúc trở lại. Họ không sợ đa nguyên và bất ổn chính trị. Các nước Đông Nam Á chưa được như vậy, nhưng vẫn tiến tới dân chủ và nhờ vậy mà càng dễ thoát khỏi các chu kỳ khủng hoảng kinh tế từ bên ngoài dội vào.



Nguyên Lam: Nhìn ra quốc tế và với viễn ảnh là năm tới Việt Nam sẽ là thành viên của khối TPP có 12 nước, thì ông có nghĩ rằng lượng đầu tư trực tiếp của các nước bên ngoài sẽ góp phần giải quyết được các khó khăn kinh tế cho Việt Nam không?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi sẽ lại nói ngược mà bảo rằng không! Quả thật kinh tế Việt Nam có hy vọng thoát Tầu nhờ TPP, với điều kiện là người Việt Nam sẽ hưởng được kết quả ấy chứ không phải là doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Trong hiện tại thì Việt Nam sẽ có lợi nhất khi gia nhập khối TPP. Nhưng trong mối lợi dán nhãn Việt Nam ấy thì doanh nghiệp quốc tế chiếm phần chính, tư doanh Việt Nam thì còm cõi dần và chỉ được xương xẩu. Còn người Việt chỉ mong làm tôi tớ cho doanh nghiệp ngoại quốc và đâm ra xuất cảng sức lao động của mình trong hàm lượng hàng hóa bán cho 11 nước kia. Vì vậy, vấn đề không thể là dán nhãn và hài lòng với hình thức. Vấn đề là phải xây dựng thực lực để tỷ trọng Việt Nam chiếm phần hơn trong các sản phẩm gọi là “Made in Vietnam”, Chế tạo tại Việt Nam. Qua năm tới, Việt Nam sẽ đối đầu với bài toán thực tế ấy.

Nguyên Lam: Tổng kết lại thì có phải như ông không thấy lạc quan vể viễn ảnh 2016?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi không lạc quan khi thấy lãnh đạo Hà Nội quá lạc quan.

Họ lạc quan vì đã củng cố chỗ tựa cho đảng là Bắc Kinh, với cái giá đắt đỏ là những mất mát lớn cho xứ sở không chỉ ở lãnh hải mà ngay trong lãnh thổ. Họ càng lạc quan hơn khi có thêm một chỗ tựa mới là Hoa Kỳ và tin rằng Mỹ cần ổn định để làm ăn và nói chuyện ôn tồn với Trung Quốc nên không gây thêm sức ép về dân chủ nhân quyền hay tự do. Đảng chỉ cần làm bộ tổ chức ra công đoàn độc lập là xong. Và họ lạc quan hơn cả khi nêu bài toán giả cho người dân, rằng nếu quá gay gắt về chủ quyền thì bị nguy cơ chiến tranh với Trung Quốc, hoặc quá thiết tha với dân chủ thì quốc gia mất ổn định. Không chỉ các đảng viên đang ôm đặc quyền và đặc lợi mà nhiều người trong giới trẻ, đã có một chút kiến thức chuyên môn, cũng tin như vậy - và đấy mới là điều đáng sợ nhất về viễn ảnh tụt hậu!



Nguyên Lam: Xin cảm tạ ông Nghĩa về bức tranh u ám của tình trạng tụt hậu.



Hôm 30-11 vừa qua, nhiều tờ báo như Tiền Phong, Tuổi Trẻ, Vietnamnet, Lao Động đã loan tin về việc thành ủy Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu hết kinh phí hoạt động kể từ đầu tháng 12 năm 2015. Không những thế, kinh phí hoạt động của thành ủy đã thiếu từ mấy tháng nay và hiện đang mắc nợ nhiều tỷ đồng.

Sự kiện nói trên bắt đầu được bàn tán công khai ra ngoài xã hội khi xảy ra vụ “náo loạn” trong cuộc bàn giao giữa hai ban chấp hành cũ mới của thành ủy tại văn phòng của ông Nguyễn Quốc Minh, chánh văn phòng thành ủy hôm 16/10.

Sau buổi họp bàn giao, ông Trà Văn Bắc, phó bí thư Thành ủy ra về liền bị bà Đỗ Thu Hương, thủ quỹ thành ủy đã nóng giận cầm bình trà đập xuống bàn khiến mảnh vỡ bình trà bay khắp phòng. Lý do bà Hương nóng giận là theo biên bản bàn giao tài chánh ngày 18-10, quỹ của Thanh ủy còn đến 2,748 tỷ đồng nhưng thực tế bàn giao không còn một đồng nào.

Sự “náo loạn” nói trên chỉ là giọt nước làm tràn ly do bất mãn về tình hình tiêu xài của ban lãnh đạo cũ đã để lại cho ban lãnh đạo mới 1khoản nợ lên đến gần 5 tỷ đồng gồm: các khoản chi từ biên soạn lịch sử đảng đến tiếp khách, khám sức khỏe cho cán bộ là 2,818 tỷ đồng, nợ bảo hiểm xã hội chưa đóng 478 triệu đồng, tiền cán bộ thành ủy tạm ứng cho các chi phí hoạt động chưa hoàn trả là 1,691 tỷ đồng.

Số tiền nợ 5 tỷ đồng (tương đương 230 ngàn Mỹ kim) của thành ủy Bạc Liêu không phải là con số lớn so với những tiền nợ không thể đòi được của các doanh nghiệp lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, Bạc Liêu được nổi tiếng là một trong những tỉnh trù phú nhất ở miền Tây Nam bộ; nhưng qua sự “phá sản” của thành ủy, dẫn đến sự ẩu đả giữa hai ban chấp hành cũ mới cho thấy là vấn đề nợ nần trong bộ máy đảng CSVN không chỉ ở lãnh vực kinh tế mà đã lan sang tới hành chánh.

Nợ của các doanh nghiệp

Trong một báo cáo hôm 23-11, Bộ tài chánh CSVN cho biết là số nợ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty khi kết thúc năm 2014 lên đến 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2013.

Trong số này, số vay của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng là 550.000 ngàn tỷ đồng. Một số doanh nghiệp có số nợ vay ngân hàng lớn như Tập đoàn Dầu khí là 174.000 tỷ đồng, Điện lực là 108.000 tỷ đồng. Tổng công ty Hàng hải là 32.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, các Tập đoàn kinh tế, tổng công ty còn nợ nước ngoài trong năm 2014 là 381.000 tỷ đồng, trong đó vay vốn ODA của chính phủ lên đến 118.000 tỷ đồng, vay nước ngoài được chính phủ bảo lãnh là 124.000 tỷ đồng.

Theo công bố của Ngân hàng Thế giới thì tính đến cuối năm 2014, tổng số nợ công (bao gồm nợ của chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương) được ước tính là 2,35 triệu tỷ đồng (tương đương 110 tỷ Mỹ Kim) chiếm 59% GDP của VN.

Nhưng vấn đề quan trọng không phải là tình trạng nợ nần của các doanh nghiệp mà chính là tình hình không thể nào trả nợ đã vay của các doanh nghiệp mà Bộ tài chánh gọi là “nợ khó đòi”.

Trong số 1,5 triệu tỷ đồng nợ tính đến 2014 (tương đương 68 tỷ Mỹ kim) thì nợ khó đòi là 13.570 tỷ đồng. Điều đáng chú ý: đứng đầu nợ khó đòi là những tập đoàn kinh tế lớn như Tập đoàn Dầu khí 3.113 tỷ đồng, Tập đoàn Bưu chính viễn thông là 1.807 tỷ đồng, Tập đoàn Viễn thông quân đội là 616 tỷ đồng, Tổng công ty Công nghiệp xi măng là 613 tỷ đồng. Tập đoàn Than khoáng sản là 608 tỷ đồng.

Tổng cộng có 28 Tập đoàn và Tổng công ty ở trong tình trạng nợ nần chồng chất và hệ số nợ vượt cao hơn ngưỡng cửa an toàn, lên tới hơn 48 lần như Tổng công ty Phát thanh Truyền hình thông tin (tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 48,27 lần), nhưng vẫn tiếp tục được nhà nước bơm tiền để sống… lây lất dưới định hướng xã hội chủ nghĩa.

Do tình trạng nợ nần chồng chất và không thể trả nổi, mới đây Bộ tài chánh lại đề nghị xóa nợ cho các doanh nghiệp nhà nước lên đến 1.000 tỷ đồng. Nói một cách khác là nhà nước đành phải biếu không 1.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ.

Nợ của bộ máy đảng, chính quyền

Không thu được nợ thì làm sao mà thu được thuế từ các doanh nghiệp nhà nước, nên bộ máy hành chánh đã rơi vào tình trạng hết tiền hoạt động là chuyện đương nhiên.

Ngày 23-10 tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, Bộ trưởng kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh đã báo động rằng ngân sách hoạt động của chính phủ chỉ còn 45 ngàn tỷ đồng.

Theo ông Bùi Quang Vinh thì ngân sách nhà nước năm 2015 là 255.750 tỷ đồng, nhưng trong đó chi cho ngân sách địa phương là 131.500 tỷ đồng. Ngân sách trung ương còn lại là 154.000 tỷ đồng, trừ đi vốn nước ngoài và các khoản chi khác thì còn 45.000 tỷ đồng.

Với một bộ máy hành chánh cồng kềnh nuôi non 1 triệu công chức ở các cơ quan trung ương mà chỉ còn 45.000 tỷ đồng (tương đương với 2 tỷ Mỹ kim) để hoạt động, đủ thấy là các cơ quan hành chánh cãi vã nhau như thành ủy Bạc Liêu là chuyện thường tình.

Tuy nhiên việc thiếu tiền đã trở nên báo động vào những tháng cuối năm 2015 vì có hai khoản chi phụ trội là tổ chức các buổi lễ kỷ niệm cái gọi là 40 năm chiến thắng miền Nam VN và đại hội đảng bộ các cấp, để bầu đại biểu tham dự đại hội đảng XII dự trù diễn ra tháng 1-16.

Đây là hai dịp mà cán bộ các cấp sẽ vung tay tiêu tiền dưới nhiều danh mục như tiệc chiêu đãi lãnh đạo cấp trên, chiêu đãi các đại biểu về dự đại hội, tiền di chuyển và nhất là tiền “cảm ơn” những cựu cán bộ đã chịu… về hưu. Có nơi còn tổ chức cho cán bộ sắp về hưu du lịch Canada để gọi là đi học cách xổ số v.v…

Mặc dù hết tiền ở cả Trung ương lẫn địa phương, nhưng các cơ quan hành chánh đảng và nhà nước vẫn phải “hoạt động” nên họ thi đua nhau vay nợ dưới các hình thức vay tín dụng ưu đãi, vay kho bạc nhà nước, kể cả việc nhờ chính phủ bảo lãnh để vay qua ODA.

Vì thế, tình trạng nợ xấu ở các ngân hàng không chỉ đến từ doanh nghiệp nhà nước mà đến từ những cơ quan hành chánh địa phương tiêu xài phung phí nhưng không có khả năng trả nợ.

Lý do dễ hiểu là vì muốn các địa phương phải quy phục trung ương nên Bộ chính trị đã dành nhiều dễ dàng cho địa phương vay tiền, nhất là vay từ kho bạc nhà nước.

Theo bản tin của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế của Ngân hàng hàng hải (Maritime Bank) đưa ra vào sáng 23-11 cho thấy là nếu 5 tuần tiếp theo (thời gian còn lại của năm 2015) mà kho bạc nhà nước vẫn phát hành như tuần trước thêm 35.000 tỷ đồng thì sẽ đưa tổng mức tiền in ra của năm 2015 lên đến 210.000 tỷ đồng, vượt qua tổng lượng phát hành năm ngoái.

Ngoài việc cho kho bạc in thêm tiền, nhà cầm quyền CSVN còn phát hành trái phiếu bán thị trường vốn quốc tế lên đến 3 tỷ Mỹ kim để cơ cấu lại nợ trong nước.



Kẽ hở của nạn tham ô

Nhìn vào những con số nợ của các doanh nghiệp lên hàng triệu tỷ đồng thì nợ nần của các cơ quan đảng không thấm vào đâu. Tuy nhiên hình ảnh này cho thấy là lãnh đạo các ban ngành từ kinh tế, thương mại cho đến hành chánh đều tiêu xài một cách vô tội vạ, vì có sẵn kho bạc in thêm tiền để đáp ứng các nhu cầu đòi hỏi của địa phương.

Đây là kẽ hở phát sinh ra nạn tham ô cửa quyền - mà CSVN tuy đã nhận dạng - nhưng không bao giờ có thể tận diệt, vì con vi khuẩn tham ô này được Bộ chính trị nuôi dưỡng để phục vụ cho quyền lực tập trung của trung ương.

In thêm tiền hay mượn thêm nợ để tiêu là một hành vi “tự sát” trên đường dài vì sẽ tạo ra những khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Từ lạm phát, mất giá trị đồng tiền, các nhà đầu tư và nhân tài bỏ chạy khỏi nước để thoát thân, tới giá hàng nhập cảng tăng vọt khiến sản xuất đình trệ khi Việt Nam hiện nay đang phải dựa rất nhiều vào nguyên vật liệu nhập cảng để sản xuất; các thế hệ tương lai của Việt Nam sẽ è cổ trả nợ.

Trong hoàn cảnh này, chỉ có một thiểu số đặc quyền, đặc lợi tiếp tục sống phè phỡn, giàu có trong khi cả nước đưa nhau “xuống hố” theo đúng quy luật chủ nghĩa xã hội.

Trung Điền


Trong một báo cáo của Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDPF) mới đây cho biết chỉ, trong vòng 15 năm nợ công Việt Nam đã tăng gấp đôi và vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại.

Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Quang A, chuyên gia tài chánh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS để biết tìm hiểu thêm mức nghiêm trọng của nợ công hiện nay có ảnh hưởng gì tới việc phát triển kinh tế của Việt Nam.

Chi tiêu quá mức

Mặc Lâm: Xin chào Tiến sĩ Nguyễn Quang A. Theo bản báo cáo của ADB cho biết năm 2016 nợ công của Việt Nam có thể tăng lên 65% GDP và con số này cho thấy tình trạng nợ công Việt Nam ngày càng tiến gần hơn mức an toàn cho phép. Ông có nhận định gì về dự báo này?

TS Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ rằng nợ công của Việt Nam tăng rất nhanh trong mấy năm vừa qua và khi nhìn vào cách chi tiêu của Việt Nam thì rất dễ hiểu khi mức tăng là 60% so với năm trước. Người ta đặt ra cái ngưỡng là dưới 65% của GDP thì an toàn còn vượt quá số đo là mất an toàn.

Tôi nghĩ rằng nợ công tăng nhanh chóng như thế nó báo hiệu một nguy cơ rất lớn. Vấn đề không phải là nó đạt ngưỡng 65% của GDP trên đấy thì mất an toàn còn dưới đấy thì không mất an toàn.

Thực sự ở những nước mà nợ công của người ta lên đến trên 100% cúa GDP nhưng vẫn an toàn và có thể dưới mức 50% cũng không an toàn.

Quan trọng là khả năng của nền kinh tế, khả năng thu của chính phủ có đủ bù chi hay không. Có thể trả nợ lãi và gốc đến hạn hay không. Nếu việc ấy mà không thực hiện được thì dẫu ngưỡng có bao nhiêu chăng nữa thì đất nước cũng lâm vào cảnh vỡ nợ, cho nên tôi thấy chuyện nợ công tăng nhanh như thế thì rất đáng lo ngại.



Mặc Lâm: Theo như TS vừa mới giải thích thì vấn đề bội chi ngân sách đang rất trầm trọng và đồng tiền thuế của người dân đóng góp để giải quyết vẫn là điều thiết yếu để trả các món nợ công. Tuy nhiên lĩnh vực dầu thô thì đồng tiền thuế không còn nhiều như xưa cộng với việc khi vào TPP sắp tới Việt Nam phải chịu bỏ các khoản thuế nhập khẩu như quy định của định chế này. Theo ông nhà nước phải sửa đổi cách thu thuế như thế nào để bù vào các khoảng trống này?

TS Nguyễn Quang A: Nguồn thu của nhà nước Việt Nam dựa vào đầu tiên là thu từ dầu. Có thời nguồn thu từ dầu khí có thể lên tới 35% tổng thu của ngân sách.

Sau đó là thuế xuất nhập khẩu, có thời thuế xuất nhập khẩu đã chiếm một tỷ trọng rất lớn trong nguồn thu ngân sách.

Cũng may trong những năm gần đây thì tỷ lệ đó càng ngày càng giảm và bây giờ nó chỉ còn 17 hay 18% gì đó.

Khi mà TPP bỏ hết các khoản thuế đó thì tôi nghĩ chắc chắn nó sẽ làm giảm nguồn thu của ngân sách nhưng có lẽ cũng không phải không khắc phục được, bởi vì ở Việt Nam người ta dựa chủ yếu vào thuế giá trị gia tăng, tức là thuế bán hàng mà chưa dựa nhiều lắm vào thuế tài sản, thuế thu nhập cá nhân cũng bắt đầu tăng lên một chút.

Nếu họ cơ cấu lại nguồn thu và tích cực thu nhiều hơn vào thuế tài sản, thuế thu nhập cá nhân thì tôi nghĩ rằng dần dần Việt Nam sẽ tiến đến một cơ cấu lành mạnh hơn, nhưng chắc chắn trong thời gian tới thì còn phải điều chỉnh nhiều.

Tiền đâu để phát triển?

Mặc Lâm: Theo đánh giá của các định chế tài chính quốc tế thì nợ công của Việt Nam đã cán mức 110 tỷ đôla và chính phủ đã phải liên tục phát hành trái phiếu trong cũng như ngoài nước. Liệu động thái này có kềm lại được cơn khát ngân sách đang ngày một tăng hơn hay không và nó nói gì về sức khỏe của nền tài chính Việt Nam?

TS Nguyễn Quang A: Một chính phủ phát hành trái phiếu trong nước hay nước ngoài, vay cái mới để trả cái cũ hay nói nôm na gọi là đảo nợ là chuyện rất là bình thường, tôi nghĩ không có gì đáng lo ngại.

Đáng lo ngại là ở chỗ thu có đủ bù chi hay không mà trong cái chi này phải tính cả chi trả lãi và một phần gốc của món vay trước kia.

Rất đáng tiếc ngân sách Việt Nam mà nhất là Luật ngân sách chẳng hạn thì suốt mấy chục năm qua từ Quốc hội cho tới tất cả các quan chức Việt Nam người ta không có khái niệm về bội thu ngân sách mà chỉ có việc bội chi mà thôi.

Như thế là vì luôn luôn có bội chi trong suốt mấy chục năm qua tức là thu không đủ chi, mà thu không đủ chi thì phải đi vay. Vay từ năm nay cho tới năm sau cứ thế nó tích tụ lên. Đến một lúc nợ vay quá lớn khó vay được nữa thì dễ dẫn đến chuyện vỡ nợ.

Tôi luôn luôn nhấn mạnh là thu có đủ bù chi hay không và cái chi đấy phải tính cả trả lãi vay và một phần gốc vay.

Mặc Lâm: Đa số nợ công tập trung vào việc xây dựng hạ tầng cơ sở, khi không còn vay được nữa thì việc xây dựng cũng ngưng lại và từ đó hạ tầng cơ sở không theo kịp đà phát triển kinh tế sẽ kéo theo sự trì trệ không thể tránh khỏi. Theo TS thì biện pháp nào sẽ giải đáp cho câu hỏi này?

TS Nguyễn Quang A: Đấy là vấn đề thực sự nan giải. Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam vừa mới khánh thành một đoạn cao tốc Hà Nội Hải Phòng với vốn của dự án BOT nên tổng công ty nhà nước phải đi vay các ngân hàng và người ta dự tính sẽ phải bán quyền thu phí ở đường cao tốc để lấy tiền đi làm các đoạn đường cao tốc khác.

Cách làm như thế cũng được cái gì đó nhưng cuối cùng thì nền kinh tế phải có sự đầu tư, nhưng các ngân hàng thương mại lấy đâu ra tiền để cho ông Tổng công ty đường cao tốc vay? Cũng lại là tiền huy động của dân hoặc là tiền vay của nước ngoài. Không tính toán được như thế mà cứ nói là xã hội hóa, thế này thế kia thì rất khó giải quyết nguồn vốn đó.

Trong cuộc họp với các nhà tài trợ vừa rồi, bà Victor Kwakwa hỏi Việt Nam lấy nguồn vốn ở đâu mà phát triển thì ông Thủ tướng trả lời một câu rất là chung chung và tôi nghĩ đây là vấn đề hết sức nan giải, phải liệu cơn gắp mắm và nếu mà không vay được những khoản vay dài hạn với lãi suất thấp như là ODA, nhưng mà ODA không khéo thì vướng vào cái bẫy của ODA và đó là chuyện lẩn quẩn mà Việt Nam vẫn còn khó trong thời gian tới.

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông!




Nợ đảng

Chưa bao giờ kể từ cơn khủng hoảng giá–lương–tiền năm 1985, “gia cảnh” ngân sách của khối đảng lại “tang tóc” như vào cuối năm 2015 này.

Khủng hoảng đang hành quân theo đúng phương châm “dân chủ từ dưới lên”. Ngay sau vụ “Thành ủy Bạc Liêu”, lại đến “Cà Mau không còn tiền để trả lương cho công chức”.

Như một phản ứng dây chuyền, hai vụ việc trên chỉ xảy ít ngày sau khi nổ ra cơn địa chấn “ngân sách trung ương chỉ còn 45.000 tỷ đồng mà không biết phân bổ cho cái gì” – một tiết lộ vào đầu tháng 11-2015 của Ủy viên Trung ương đảng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh về tình trạng thê thảm của ngân sách quốc gia.

Hiện tình, Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau đang thâm hụt ngân sách trầm trọng, nợ khoảng 300 tỷ đồng và nhiều khoản nợ không biết lấy đâu ra tiền để chi trả. Nhưng bi đát nhất là cơ quan này không còn đủ tiền để trả lương cho công nhân viên chức.

Trong khi đó và là “láng giềng” của Cà Mau, không chỉ thâm lạm về tài chính, Thành ủy Bạc Liêu còn bị bệnh viện đòi tiền và phát sinh đủ thứ hổ lốn. Đây là một vụ bê bối và quá xấu mặt đối với giới lãnh đạo của địa phương đã có quá dư dả truyền thống về bê bối này.

Thậm chí dư luận đang đặt câu hỏi về TP. HCM. Từ giữa năm nay đã lộ dần thông tin về tình trạng nợ nần không thể dửng dưng của chính quyền địa phương này. Một tờ báo trong nước hé lộ: việc khá nhiều đất “vàng”, dự án khủng bị chậm tiến độ cũng khiến cho TP. HCM nặng gánh với món nợ vay để triển khai dự án.

Đơn cử như tại khu đô thị mới Thủ Thiêm ở Quận 2, chậm tiến độ hơn 10 năm, tới thời điểm này mới triển khai gần xong khâu giải phóng mặt bằng. Để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, chi đầu tư xây dựng một phần hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và chi trả các khoản lãi vay, chính quyền thành phố này đã phải bỏ ra 29.068 tỉ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách thành phố chỉ là 12.063 tỉ đồng, nguồn tiền khai thác quỹ đất trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, tiền thu từ bố trí quỹ nhà, đất tái định cư 4.035 tỉ đồng và vốn vay thương mại từ các tổ chức tín dụng đến nay là 12.970 tỉ đồng.

Thực tế khó che giấu là TP. HCM đang phải chịu áp lực rất lớn trong việc trả nợ gốc và lãi vay giai đoạn 2015–2016. Cụ thể, năm 2015 trả lãi vay là 902 tỉ đồng, năm 2016 trả nợ gốc đến hạn là 5.241 tỉ đồng và lãi vay phát sinh là 828 tỉ đồng. Ngoài ra, nhu cầu vốn đầu tư cho khu đô thị mới Thủ Thiêm trong thời gian tới là “rất lớn”. Một phó chủ tịch thành phố này phải thừa nhận: Trong tình hình ngân sách thành phố rất hạn chế, khả năng vay vốn từ những ngân hàng lớn cũng rất khó khăn vì đã hết hạn mức, chỉ còn nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất từ các dự án đầu tư vào dự án để hoàn trả vốn vay, lãi vay và để đáp ứng về nhu cầu vốn đầu tư trong thời gian tới. Vậy mà tới nay khu đô thị Thủ Thiêm rộng tới 700 ha mới chỉ có lác đác một vài dự án được triển khai xây dựng…

‘Chào mừng đại hội đảng 12’

Càng gần Đại hội 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016, hội chứng chúa chổm của các cơ quan đảng lại càng lộ rõ. Một số tỉnh thành nhỏ trở thành nạn nhân đầu tiên bị cắt ngân sách chi cho khối đảng lẫn chính quyền.

Trong nhiều năm trước, nhiều vụ việc lem nhem tài chính đảng đã bị các cơ quan chức năng giấu biệt cả ở cấp địa phương lẫn trung ương. Lý do đơn giản là khối đảng không muốn vạch áo cho người xem lưng. Do đó dư luận xã hội ít khi được chứng kiến những vụ việc tung tóe như “thành ủy Bạc Liêu” hay “Cà Mau hết tiền trả lương”, mặc dù hàng năm Ủy ban kiểm tra trung ương vẫn phát đi vài báo cáo, trong đó thông báo ngắn gọn đã kỷ luật lãnh đạo X, cán bộ Y… ở vài ba địa phương nào đó.

Nhưng hiện tượng các vụ “Thành ủy Bạc Liêu” và “Cà Mau hết tiền trả lương” mau chóng lan truyền trên báo chí nhà nước lại cho thấy hai nguồn cơn: đã đến lúc đảng cầm quyền không còn che giấu nổi những khuất tất trong nội bộ. Chi tiết nữ nhân viên kế toán thuộc Văn phòng thành ủy Bạc Liêu không những bất hợp tác trong việc báo cáo thu chi tài chính mà còn cầm bình trà đập bể ngay trước mặt phó bí thư thành ủy Bạc Liêu đã cho thấy một không khí hỗn quân hỗn quan đang trào dâng vượt mặt đảng.

Cũng có khả năng một thế lực chính trị –nằm ở cấp địa phương và có thể cả cấp trung ương– muốn lợi dụng vụ việc lùm xùm về tài chính để mượn tay báo chí nhằm triệt hạ thế lực chính trị khác. Khả năng này là có cơ sở, do thời điểm xảy ra vụ “Thành ủy Bạc Liêu” và “Cà Mau hết tiền trả lương” ngay trước Đại hội đảng 12.

Nạn cạn kiệt ngân sách trung ương lại dẫn đến tình trạng thắt chặt đối với ngân sách bên đảng (khoảng 2.000 tỷ đồng mỗi năm cho các cơ quan trung ương), cũng như đối với các cơ quan tỉnh ủy, thành ủy cấp địa phương.

Từ giữa năm nay, đã có nhiều thông tin ngoài lề về khả năng ngân sách khối đảng năm 2016 sẽ bị co hẹp rất đáng kể. Đó cũng là nguồn cơn dẫn đến hiện tượng một số lãnh đạo tỉnh thành liên tục tổ chức đoàn đi nước ngoài trước khi “hạ cánh” (như vụ cán bộ sắp về hưu đi nước ngoài học… xổ số) – một động tác “xài cho hết số dư”, bất chấp ngân sách bị nọc ra chịu trận cay đắng.

Đồng hành với phong trào một số lãnh đạo trung ương và tỉnh thành tìm đường đưa con cái “hót hay nhảy giỏi” của họ vào những chức vụ trong mơ, những vụ việc bê bối tài chính như “thành ủy Bạc Liêu” và “Cà Mau hết tiền trả lương” đã tiếp thêm một dấu hiệu rất rõ rệt về cơn khủng hoảng trong đảng cầm quyền đang dần lan rộng trước, trong và cả sau Đại hội 12.



‘Nhất thể hóa’

Không còn nghi ngờ gì nữa, 2016 sẽ là năm mà hầu bao khối đảng lẫn chính quyền bị thắt chặt nặng nề. Những địa chỉ có thói quen vung vít tiền chùa cùng nạn nhũng nhiễu tràn lan như Bạc Liêu, Cà Mau và một số tỉnh thành khác sẽ trở thành những nơi “vỡ hụi” đầu tiên. Tiếp sau đó có thể là một số tỉnh thành lớn hơn, kể cả TP. HCM. Và cuối cùng, địa chỉ được bao cấp ngân sách hoàn toàn và có ưu thế nhất về chính sách ưu ái là các cơ quan đảng ở trung ương cũng sẽ không thoát khỏi số phận bị “đá ngược”.

“Khó khăn ngân sách” lại tác động không nhỏ đến chính trị và “đoàn kết nội bộ” cùng xu thế “nhất thể hóa”.

Được gợi ra từ trước năm 2000, cho tới nay “nhất thể hóa” chưa bao giờ đi vào thực tiễn từ những người “còn đảng còn mình”. Vai trò “đảng tiên phong lãnh đạo” là một lý do quá bền vững để các cấp tỉnh ủy, thành ủy và trung ương không cần nhúng tay điều hành mà vẫn đương nhiên được hưởng nguồn đóng thuế khổng lồ từ dân đen và doanh nghiệp. Bộ máy đủ chủng loại gồm tổ chức, kiểm tra, tuyên giáo, kinh tế, nội chính, dân vận… đã khiến các cấp ủy đảng trở nên một cơ chế siêu quyền lực mà chẳng cần đếm xỉa gì đến nhu cầu sáp nhập với các cơ quan cùng chức năng bên khối chính quyền.

Chỉ từ năm ngoái đến năm nay mới có một địa chỉ tạm đi đầu trong thử nghiệm “nhất thể hóa”. Nhưng cái ví dụ Quảng Ninh như vậy vẫn là quá ít ỏi. Còn giờ đây, tình cảnh gấu ó trong đảng về vung tay quá trán và nạn thủng túi đang có đà tiếp liền sau những vụ mâu thuẫn ghê gớm về lợi ích và quyền lực. Xu hướng phân rã của khối đảng cũng vì thế sẽ được đẩy nhanh hơn, mà ngay trước mắt là việc thực hiện phương án “nhất thể hóa cơ quan đảng và cơ quan chính quyền” – như một cách co hẹp bắt buộc quyền lực bên đảng trong thực tế, bất kể điều 4 Hiến pháp vẫn chưa hết dương dương tự đắc.

Khi đó và hãy thử tưởng tượng, lực lượng “công an nhân dân luôn trung thành với đảng” –bị nợ lương hoặc bị cắt giảm lương– liệu có còn đủ kiên trung với đảng để tiếp tục nhũng nhiễu, sách nhiễu và đàn áp nhân dân hay không?



 


Gần đây mọi người xôn xao chuyện hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu không còn khả năng tài chính để chi trả lương công nhân viên chức. Nhiều người hỏi: “Vậy nếu việc này tạo thành hiệu ứng domino lan khắp cả nước, thì chuyện gì sẽ xảy ra? Có phải Việt Nam sẽ vỡ nợ? Vậy người dân VN sẽ ra sao?”

Tôi chỉ biết thở dài với họ: “…Dân Việt đã thờ ơ và né tránh chuyện chính trị, giao phó cuộc sống của mình cho đảng và nhà nước nên hậu quả từ cuộc khủng hoảng này người dân phải tự gánh thôi.”

Nợ công của Việt Nam đã tăng hơn 4 lần trong một thập niên, hiện nay theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, nợ công của chính phủ là 66.4% GDP của đất nước, còn Bộ Tài chính thì báo cáo chỉ có 59.6% tính đến hết năm 2014. Phải chăng nợ công của Việt Nam đã rơi vào tình trạng nguy hiểm vượt trần cho phép 65% và khả năng trả nợ rất khó khăn?

Nguy cơ Việt Nam vỡ nợ?

Với một bộ máy, cồng kềnh như của Việt Nam mà ngay đại biểu Quốc hội cũng nói là, rất nhiều tổ chức cùng song hành như tổ chức đảng, tổ chức chính quyền, tổ chức các đoàn thể và tất cả đều ăn lương nhà nước, trong khi đó năng suất lao động thì thấp, đây là sự nguy hiểm. Ở Quảng Ninh đã thí điểm nhất thể hóa giữa cơ quan Đảng với cơ quan Chính quyền.

Người ta thấy vấn đề đó nhưng họ không triển khai, không thực hiện và với một bộ máy cồng kềnh lớn như hiện nay thì không có một nguồn ngân sách nào có thể kham nổi, đủ nuôi nổi bộ máy như vậy. Chắc chắn với việc đầu tư, trong khi phải nuôi bộ máy quá lớn như vậy thì tiền phát triển cho đầu tư, mà chính nguồn này mới là để trả nợ, không được coi trọng, không đúng thì mức nợ tăng cao và nguồn thu để trả mức nợ đó lại không có, hạn hẹp. Chưa kể sự tham nhũng, đồng tiền công bị dùng cho lợi ích riêng, nên nợ ngày càng tăng nhưng không có khả năng chi trả. Cuối cùng có dẫn tới vỡ nợ thì cũng là chuyện bình thường.

Khi quốc gia vỡ nợ, giải quyết như thế nào

Khi một quốc gia vỡ nợ, họ thường làm 1 hoặc tất cả trong 4 việc như sau: 

1. In tiền trả nợ.

2. Tăng các loại thuế phí.

3. Cắt giảm ngân sách nhà nước.

4. Vay thêm (trái phiếu: ở trong hoặc ngoài nước bằng nội hoặc ngoại tệ)

1. In tiền.

Thường đây sẽ là phương pháp cuối cùng vì việc này sẽ gây ra hiện tượng lạm phát. Điều này có thể dẫn đến sự mất cân bằng kéo dài và thất nghiệp cao trong thị trường lao động. Vì lạm phát cho phép tiền lương thực tế giảm ngay cả khi tiền lương danh nghĩa được giữ không đổi. Có nghĩa là 1 ngày bạn có thể mua được 5kg gạo, nhưng nay chỉ có thể mua 3kg mà thôi.

2. Tăng các loại thuế phí.

Khi tăng các loại thuế phí, thì người chịu ảnh hưởng đầu tiên sẽ là tầng lớp lao động nghèo, sau đó đến các doanh nghiệp, khi thuế phí tăng cao dẫn đến không đủ khả năng chi trả cho nhân viên v.v… đời sống nhân dân sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

3. Cắt giảm ngân sách.

Ngân sách dùng cho Giáo dục, y tế, đèn đường trường trạm sẽ được giảm xuống, chất lượng cũng vì đó giảm theo. Hệ quả của nó là gì thì ai cũng biết rồi.

4. Vay thêm (trái phiếu – vay trực tiếp nước ngoài)

Việc chính phủ tăng cường phát hành thêm trái phiếu trên thị trường nội địa và quốc tế là một việc bình thường. Nó không có vấn đề gì nếu uy tín tín dụng của người vay nợ được thị trường đánh giá cao. Nhưng uy tín tín dụng của Việt Nam thuộc loại thấp. Moody xếp uy tín Việt Nam trong lớp B1, có nguy cơ vỡ nợ cao, và nhà đầu tư chỉ nên bỏ tiền như một thương vụ đầu cơ.

Để bù đắp cho uy tín xấu, khi vay, chính phủ Việt Nam phải trả lãi suất cao hơn mức bình thường để bù đắp cho mức rủi ro mà các nhà đầu tư phải gánh chịu. Điều này có nghĩa là Việt Nam phải trả thêm tiền để được vay so với những nước khác. Vậy Việt Nam có thể duy trì được bao lâu? Các nhà đầu tư thế giới có kiên nhẫn và tin tưởng Việt Nam để tiếp tục cho vay vô tội vạ? Sẽ đến một lúc nào đó thị trường tài chính thế giới sẽ từ chối trái phiếu Việt Nam. Với uy tín tín dụng gần áp chót thì đây là điều hiển nhiên và dễ hiểu.

Còn xét một mặt dài hạn thì đây là một cách mang nhiều rủi ro bởi lẽ khi lãi suất tăng quá cao, chính phủ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ. Vậy khi chính phủ khó có khả năng chi trả nợ, doanh nghiệp nào muốn đầu tư vào trái phiếu đó?

Trầm trọng hơn, các doanh nghiệp và cá nhân cũng khó vay vốn trên thị trường quốc tế. Khi một nền kinh tế vỡ nợ, tức là họ đã đóng cửa và phải dựa vào bản thân. Nếu hệ thống tài chính quá phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, đất nước đó sẽ gặp rắc rối. Vì khi hệ thống đó bất chợt hết tiền, cả nền kinh tế sẽ lao đao theo.

Lời kết

“Vấn đề với chủ nghĩa xã hội là đến một lúc nào đó, nó sẽ tiêu hết tiền của người khác.” Chưa bao giờ câu nói này của bà Margaret Thatcher lại đúng đến vậy. Việt Nam hay bất cứ một quốc gia nào khác, không thể nào tiếp tục dùng tiền vay một cách vô tội vạ mà không vỡ nợ. Cũng như một người đi vay tiền để tiêu xài, đến một lúc nào đó ngân hàng sẽ đến đòi nợ và họ sẽ phải gánh chịu hậu quả của việc tiêu tiền vô trách nhiệm của mình. Sẽ đến một lúc nào đó các nhà đầu tư thế giới sẽ từ chối cho Việt Nam vay. Lúc đó người phải gánh hậu quả của việc tiêu tiền hoang phí đó là người dân VN.

Bạn có thể không quan tâm đến chính trị, không quan tâm đến tình hình đất nước, nhưng không có nghĩa là bạn sẽ không chịu những hậu quả của việc đó.

Biên tập & bổ sung: Ku Búa





Vừa rồi ở tỉnh Bình Thuận ông Huỳnh Văn Nén được minh oan xin lỗi sau khi đã đi tù oan 17 năm. Trước đó năm 2013 ở tỉnh Bắc Giang ông Nguyễn Thanh Chấn cũng được minh oan xin lỗi sau khi đã đi tù 10 năm. Hai vụ án oan nghiêm trọng đặt ra nghi vấn về chất lượng của nền tư pháp, nhiều giải pháp được đưa ra để ngăn ngừa cán bộ tiến hành tố tụng làm sai.

Nhưng ngoài những nguyên nhân từ người thực thi pháp luật thì bản thân các quy định pháp luật đã hợp lý đúng đắn hay chưa? Phải chăng còn tồn tại những quy định sai lệch khiến dẫn đến án oan?



Vấn đề chứng cứ

Hai vụ án oan của ông Nén và ông Chấn, người ta đều đã bắt được hung thủ gây án thực sự.

Như thế đã rõ ràng là ông Nén ông Chấn không phải thủ phạm, và như vậy đương nhiên không có chứng cứ chứng minh họ phạm tội. Nhưng thực tế họ đã vẫn bị kết tội, vậy tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng đã căn cứ vào đâu?

Có một mối mâu thuẫn phi lý xung quanh vấn đề này. Một mặt ông Nén, ông Chấn không phải là hung thủ cho nên không có chứng cứ kết tội họ. Mặt khác tòa án kết tội hẳn phải dựa vào chứng cứ, chẳng lẽ tòa án cấp tỉnh và cấp tối cao lại xử án không có căn cứ?

Ngoài ra thì cơ quan điều tra và viện kiểm sát cấp tỉnh, viện kiểm sát tối cao với những cán bộ tư pháp cao cấp đâu dễ làm sai?

Như vậy, một điều phi lý là một hệ thống tư pháp gồm nhiều cơ quan như vậy mà lại cùng sai lầm trong đánh giá chứng cứ và làm oan người ta, và sự sai lầm có hệ thống đó lại xảy ra ở nhiều tỉnh thành khác nhau, vậy nguyên nhân là gì, điều gì đã che mắt họ?

Nguyên nhân sâu xa được chỉ ra dưới đây xuất phát từ nhận thức sai lệch của những nhà soạn luật về khoa học pháp lý, từ đó dẫn đến quy định pháp luật sai trái để rồi cán bộ tư pháp hàng ngày thực thi áp dụng mà vẫn xem là thường.

‘Trọng chứng hơn trọng cung’

Không rõ từ khi nào trong lịch sử tố tụng hình sự xuất hiện câu nói trọng chứng hơn trọng cung, có ý nghĩa như một sự nhắc nhở trong việc xét xử tội phạm cần coi trọng chứng cứ hơn những lời cung khai.

Chứng cứ được xác định bằng: A) Vật chứng; B) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; C) Kết luận giám định; D) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác (Điều 64 (khoản 2) Bộ luật hình sự VN)

Mặc dù vậy thực tế câu nói này thực ra cũng ít thấy được nhắc đến. Phải chăng vì nó không còn quan trọng do nội dung không còn phù hợp với môi trường pháp lý và quan điểm xét xử hiện nay? Trong bối cảnh giai đoạn hiện nay, khi mà vấn đề án oan sai đang nổi cộm đòi hỏi cần tìm ra nguyên nhân giải pháp khắc phục, thì xem ra câu nói lại cung cấp một ‘mã khóa’ quan trọng.

Tìm hiểu kỹ thì thấy câu nói quan trọng ở chỗ đó là ở thời điểm hình thành câu nói, trong nhận thức người ta đã phân biệt sự khác nhau giữa chứng cứ và lời khai. Chứng cứ và lời khai cùng được sử dụng trong việc tìm kiếm sự thật vụ án, nhưng chứng cứ lại được đánh giá quan trọng hơn lời khai, và chính sự so sánh quan trọng hơn cho thấy tồn tại sự phân biệt khác nhau.

Vì nếu đánh đồng giống nhau thì đã không phân biệt, ví như nhân chứng và vật chứng cùng là chứng cứ và cùng quan trọng cho nên không có sự phân biệt. Không có sự phân biệt giữa nhân chứng và vật chứng, nhưng lại phân biệt giữa chứng cứ và lời khai, như vậy đã xác lập sự khác nhau giữa chứng cứ và lời khai. Vậy sự phân biệt khác nhau có ý nghĩa gì và tại sao câu nói lại quan trọng ở giai đoạn hiện nay?

Là vì theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện tại thì thay vì phân biệt khác nhau, nhà làm luật đã đánh đồng trộn lẫn chứng cứ với lời khai khi quy định lời khai cũng chính là chứng cứ.

Cụ thể Điều 64 Bộ luật Hình sự quy định: Điều 64. Chứng cứ: 1. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.



2. Chứng cứ được xác định bằng: A) Vật chứng; B) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; C) Kết luận giám định; D) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.

Không nhắc 'nhân chứng'

Theo quy định trên thì lời khai cũng được xác định là chứng cứ và được xem xét đánh giá ngang hàng với vật chứng, trong khi rất lạ điều luật về chứng cứ lại không nhắc đến ‘nhân chứng’ như một phần tương ứng với ‘vật chứng’. Thay vì nêu ra ‘nhân chứng’ điều luật lại quy định về ‘lời khai của người làm chứng’ trong khi đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Một đằng là ‘nhân chứng’ nói về chủ thể con người, còn đằng kia ‘lời khai’ là nói về một dạng thức biểu đạt của chủ thể trong môi trường hồ sơ pháp lý. Tại sao nhà làm luật lại lẫn lộn giữa chủ thể và một dạng thức biểu đạt của nó?

Sự nhầm lẫn xem ra không phải là vô ý mà có mục đích, vì khi quy định như vậy và bằng cách tương tự, nhà làm luật đã có thể đánh đồng trộn lẫn lời khai của người làm chứng và lời khai của bị can bị cáo để cùng được coi là chứng cứ.

Mục đích là nhằm sử dụng được cái có sẵn trong các vụ án, đó là lời khai của bị can bị cáo. Trong khi bị can vì đã là nghi phạm rồi thì không thể coi là nhân chứng được nữa (một chủ thể không ở hai tư cách), song khi tách bị can ra khỏi dạng thức biểu đạt là lời khai thì lại có thể sử dụng lời khai để kết tội.

Bằng cách đó nhà làm luật đã xác lập bổ sung thêm một loại chứng cứ mới là lời khai ngoài cái nguyên gốc chỉ bao gồm nhân chứng và vật chứng. Điều này trái ngược với các nguyên lý khoa học tư pháp, làm giảm sút sự chính xác trong việc phán đoán, từ đó dẫn đến nhầm lẫn oan sai. Và do pháp luật quy định như vậy cho nên các cán bộ tư pháp hàng ngày vận dụng điều luật mà không thấy được đó là nguyên nhân gây ra oan sai.



Nguyênnhân gây oan nhưnhau

Trên thực tế nhiều vụ án thực chất không hề có nhân chứng vật chứng nhưng người ta vẫn kết tội được do sử dụng lời khai. Trong các bản án, tòa án thường viện dẫn các bút lục lời khai của bị can bị cáo làm cơ sở bằng chứng để kết tội.

Khi đó tòa án không những không thực hiện theo lời khuyến cáo trọng chứng hơn trọng cung mà thực chất chỉ sử dụng lời cung vì không có chứng cứ.

Một ví dụ, đó là vụ án giết người và hiếp dâm trẻ em xảy ra ở Bắc Giang hồi năm 2005, bị can là Hàn Đức Long. Ông Long bị kết án tử hình mà không hề có nhân chứng, vật chứng và tới nay 10 năm tròn ông Long kêu oan.

Khi tội phạm xảy ra không có ai nhìn thấy, tức là vụ án không có nhân chứng. Ngoài ra cơ quan điều tra thu thập được ở hiện trường một số lông, tóc, tinh trùng, nhưng giám định không cho ra được kết quả do chất lượng mẫu dấu vết kém, như vậy vụ án cũng không có vật chứng.

Không nhân chứng, vật chứng, đúng ra không thể kết tội được ai, nhưng thực tế người ta vẫn kết tội được nhờ dựa vào lời khai, và bởi vì pháp luật quy định lời khai cũng là chứng cứ. Những vụ như ông Nén, ông Chấn việc kết tội gây oan cũng vì những nguyên do tương tự.

Cho nên một trong những nguyên nhân gây ra oan sai đó là nhận thức sai của nhà làm luật đã quy định đánh đồng trộn lẫn lời khai với chứng cứ. Do đó, để giảm tránh oai sai cần thay đổi nhận thức và xác lập lại điều luật về chứng cứ.





“Tôi cực kì kinh ngạc khi cả hai người điều tra viên ở hai nơi khá xa nhau mà họ có suy nghĩ giống nhau và dùng chữ giống nhau! Cả hai đều thản nhiên nói là làm đúng qui trình (câu nói thời thượng của quan chức!) Cả hai đều không tỏ ra ân hận, và nói thẳng như thế. Cả hai đều không xin lỗi nạn nhân. Cả hai đều tỏ ra khá tàn ác trong điều tra. Dĩ nhiên, cả hai đều là sản phẩm của một hệ thống đào tạo. Và, phải nói là cái hệ thống này có hiệu quả cao vì cho ra sản phẩm rất giống nhau, từ hành động đến suy nghĩ trong đầu và lời nói” – Nguyễn Văn Tuấn.

Vâng, thưa Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, anh nói đúng, cả hai điều tra viên ấy đều không ăn năn xấu hổ, cũng không thèm xin lỗi nạn nhân vì cả hai đều là sản phẩm đúc khuôn từ một “lò” mà ra: cái lò “pháp chế xã hội chủ nghĩa” vô cùng tốt đẹp kia mà. Mà ngẫm cho cùng, “thành quả” ghê gớm mà những thứ sản phẩm đúc khuôn ấy tạo nên – 10 năm và 17 năm hành hạ thể xác và tinh thần người vô tội trong nhà tù – chỉ giới hạn ở con số 02 nạn nhân thì cũng còn là “may mắn” chán, chẳng hơn là vừa mới bị bắt về đồn hôm trước, hôm sau đã “đột tử”, hoặc “tự treo cổ”, hoặc “nhảy lầu”, hoặc “bệnh trở nặng không cấp cứu kịp”… như 260 trường hợp chết trong đồn công an Việt Nam trong vòng 3 năm lại đây mà báo chí đã thống kê?

Cứ nghĩ, giờ đây giá Nguyễn Du sống lại hẳn sẽ còn viết được những câu hay gấp vạn lần câu thơ bất hủ “tiếng oan dậy đất án ngờ lòa mây” – nhưng nếu dám làm thế thì ông đã bị đội quân dư luận viên ném cho vỡ trán trước khi chạy thục mạng về được Cõi Âm, kèm theo những tiếng chửi rát mặt. “Này nói cho mà biết: nào những Nén, những Chấn, những Dư… đấy đều là “thành quả” tốt đẹp của “chủ nghĩa nhân đạo cộng sản – lương tâm nhân loại” của chúng tao tất tật, chúng tao đang tìm cách để “nhân lên” mỗi ngày, việc gì mà thằng nhà thơ dở hơi lại dám lớ xớ đụng vào?”

Vậy thì ông Cao Văn Hùng, ông hãy cứ yên tâm mà hành nghề luật sư của ông đi nhé, miễn là có người dân nào từ nay cả tin và can đảm trao thân phận mình vào tay ông.

Bauxite Việt Nam

Tin thêm: Luật sư Trần Vũ Hải mạnh mẽ đòi truy tố hình sự ông Cao Văn Hùng. Xin xem ở đây: https://www.facebook.com/tao.lao.5?pnref=story

Каталог: images -> file -> wP73utpA0wgQAJJR
file -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
file -> THÔng tư CỦa bộ TÀi chính số 17/2001/tt-btc ngàY 21 tháng 03 NĂM 2001 HƯỚng dẫn chế ĐỘ quản lý VÀ SỬ DỤng lệ phí thẩM ĐỊnh kếT quả ĐẤu thầU
file -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi bộ TÀi chíNH
file -> BỘ giao thông vận tảI
file -> BỘ giao thông vận tải cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> CƠ SỞ DỮ liệu văn bản pháp luật lớn nhất việt nam
file -> BỘ giao thông vận tải số: 320 /tb-bgtvt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> BỘ giao thông vận tảI
file -> THỦ TỤc hành chính trong lĩnh vực quản lý HƯỚng dẫn du lịCH


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương