Do Cơ quan điều hành Quỹ ghi


Sự cần thiết tiến hành nghiên cứu



tải về 222.1 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu05.09.2017
Kích222.1 Kb.
#32895
1   2

2.2. Sự cần thiết tiến hành nghiên cứu

2.2.1. Nêu rõ vấn đề mà đề tài tập trung giải quyết


Trong những năm gần đây, mối quan ngại chung liên quan đến các đe dọa sinh thái gây ra bởi KLN đã dẫn đến sự tăng cường mối quan tâm chú ý đến việc nghiên cứu các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường. Như đã phân tích ở trên, tiềm năng sử dụng các loại cây siêu tích tụ kim loại là rất lớn. Các nghiên cứu ứng dụng trên thế giới và Việt Nam thường tập trung vào khả năng phục hồi môi trường và khả năng khai thác kim loại quý hiếm từ các loài thực vật này. Những nghiên cứu gần đây về cơ chế tích tụ kim loại và phòng vệ của các loài này đã hé mở một số hướng nghiên cứu mới đầy triển vọng. Các sinh vật sống tại khu vực ô nhiễm kim loại có các cơ chế biến đổi để thích nghi với các điều kiện khắc nghiệt. Chúng có khả năng sản sinh ra các hợp chất đặc biệt có tính chống chịu cao. Quá trình siêu tích tụ kim loại trong thân cây được nghiên cứu ở rất nhiều loài thực vật khác nhau và được chứng minh là có liên quan đến quá trình phòng vệ của loài đó. Các HCTC có khả năng hoạt động tương hỗ với kim loại được hấp thụ và đóng vai trò như tuyến phòng thủ chắc chắn đối với các thành tố gây bệnh và các loài ăn thực vật (Vân 2012). Các cơ chế siêu tích tụ KLN đã được nghiên cứu kỹ; tuy nhiên mối quan hệ giữa lượng KLN trong cây, HCTC và hoạt tính và tác động lẫn nhau của chúng còn chưa được nghiên cứu kỹ. Trong bối cảnh đó, vấn đề mà đề tài tập trung giải quyết là: (i) xác định hàm lượng KLN trong các mẫu P. vittata thu ở vùng ô nhiễm KLN; (ii) phân tích định tính và định lượng các HCTC trong các mẫu thực vật này để làm rõ biến thiên về mặt hàm lượng chất chuyển hóa thứ cấp; (iii) thử hoạt tính sinh học của các dịch chiết thô để xem biến thiên về mặt tác dụng sinh học; (iv) phân tích mối quan hệ giữa biến thiên về hàm lượng KLN, nồng độ của HCTC và hoạt tính sinh học trong một mạng lưới tương quan (Hình 3).



Hình 3: Con đường nghiên cứu hóa học theo định hướng phân tích hệ thống chất chuyển hóa kết hợp thử hoạt tính sinh học.

Cho đến nay những nghiên cứu theo hướng này trên thế giới cũng như Việt Nam chưa nhiều. Vì vậy, tiến hành những nghiên cứu theo hướng này sẽ mở ra một hướng mới trong khai thác, tái sử dụng các thực vật siêu tích tụ kim loại.


2.2.2. Phân tích tính mới, tính thời sự, ý nghĩa khoa học và sự cần thiết của vấn đề cần nghiên cứu.


- Đây là lần đầu tiên có những nghiên cứu theo hướng hóa sinh học các loài thực vật siêu tích tụ kim loại ở Việt Nam. Những kết quả thu nhận từ đề tài sẽ là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp sau, mở ra khả năng mới trong sử dụng, hoặc tái sử dụng các loài thực vật siêu tích tụ kim loại tại các khu vực ô nhiễm hay các khu vực sử dụng các loài thực vật này như một biện pháp xử lý môi trường cũng như phát hiện các hoạt chất có tác dụng dược lý.

- Nghiên cứu hóa học theo định hướng phân tích hệ chất chuyển hóa cùng với phương pháp xử lý các dữ liệu bằng các phép phân tích đa biến và mạng lưới tương quan là một công cụ mới và toàn diện để hiểu rõ hơn tác động của môi trường lên các hợp chất thứ cấp và hoạt tính sinh học mà không cần can thiệp vào hệ sinh học. Ví dụ X thể hiện các tín hiệu đại diện cho các tác nhân (chẳng hạn như nồng độ KLN hoặc là hàm lượng hợp chất trong dịch chiết) và Y thể hiện các đáp ứng (chẳng hạn như hoạt tính chống oxy hóa). Mô hình này sau đó dùng để đưa ra giả thuyết chẳng hạn như Y do X gây ra hoặc không phải do X gây ra (Yuliana và cs., 2011). Một ưu điểm nữa của công nghệ này là các kết quả thu được ở các nghiên cứu metabolomics trên thực vật này hoàn toàn có thể ứng dụng trên các thực vật khác.


2.3. Khả năng thành công


Công tác tìm kiếm khai thác nguồn hoạt chất trong thực vật đã được nhóm nghiên cứu triển khai từ lâu. Những nghiên cứu này đã gặt hái được nhiều thành quả trong vài năm gần đây, đặc biệt trong lĩnh vực hóa học hợp chất thiên nhiên (Dat NT và cs., 2010; Luyến và cs., 2013; T.K.O Nguyễn và cs., 2013 và 2015, H.L. Lê và cs., 2015). Bên cạnh đó, với kinh nghiệm hoạt động chuyên môn của chủ nhiệm đề tài trong lĩnh vực phân tích hệ chất chuyển hóa metabolomics, kinh nghiệm phối hợp giữa các nhóm nghiên cứu của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội và sự hợp tác hỗ trợ của giáo sư Dijoux-Franca, Đại học Lyon 1, CH Pháp với máy móc thiết bị hiện đại và chuyên môn nghiên cứu hệ chất chuyển hóa trong thực vật chính là cơ sở tin cậy cho sự thành công của đề tài: “Ứng dụng phân tích chuyển hóa (metabolomics) trong đánh giá tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng – nồng độ HCTC – hoạt tính sinh học của loài dương xỉ Pteris vittata mọc ở một số vùng ô nhiễm thuộc miền Bắc Việt Nam”.

Về cơ sở vật chất: Hiện tại, phòng thí nghiệm khoa Công nghệ sinh học Nông Y Dược của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội được trang bị trên nền nhà xưởng 120 m2 với đầy đủ hệ thống điện nước. Phòng có những trang thiết bị đầu tay, hiện đại phục vụ đầy đủ yêu cầu nghiên cứu như máy quay cất chân không Buchi, máy khuấy từ và khuấy cơ học, máy li tâm có điều nhiệt, hệ thống điều nhiệt, hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao, máy đo tử ngoại, đo độ quay cực, máy đo Elisa, máy đông khô mẫu, làm khô mẫu, tủ sấy, tủ lạnh âm sâu, máy bơm chân không, máy thu mẫu tự động. Phòng thí nghiệm cũng đã đặt mua thêm các thiết bị hiện đại khác phục vụ nghiên cứu như hệ thống sắc ký siêu năng kết hợp phổ khối phân giải cao UHPLC – MS.

Đặc biệt, các nghiên cứu thăm dò ban đầu đã được thực hiện bước đầu cho kết quả khả thi đã được phân tích ở mục 2.1.3.2 chính là cơ sở tin cậy cho sự thành công của đề tài.

Tài liệu tham khảo


3. Mục tiêu của đề tài


Đề tài được thực hiện với mục tiêu: (1) Đánh giá khả năng hấp thụ KLN của cây dương xỉ Pteris vittata làm chỉ thị cho ô nhiễm môi trường ở một số vùng thuộc miền Bắc Việt Nam (2) Đánh giá được mối tương quan giữa hàm lượng KLN, nồng độ chất chuyển hóa và hoạt tính chống oxy hóa của loài P. vittata phơi nhiễm với nồng độ cao kim loại nặng, xác định các hợp chất đóng vai trò quan trọng trong cơ chế thích nghi của loài này với điều kiện khắc nghiệt về KLN, góp phần làm sáng tỏ cơ chế phòng vệ của thực vật siêu tích tụ kim loại.

4. Nội dung nghiên cứu


Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài tập trung vào các nội dung chính:

Nội dung 1. Thu hái và xử lý mẫu P. vittata tại một số khu vực ô nhiễm KLN ở Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Giang... Nội dung này được thực hiện bởi TS. Lê Hồng Luyến.

Nội dung 2. Phân tích hàm lượng KLN (Cu, Fe, As, Pb, Zn, Cd) trong các mẫu thực vật: Nội dung này được thực hiện bởi TS. Mai Hương tại phòng thí nghiệm khoa Nước – Môi trường – Hải dương học, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

Nội dung 3. Phân tích hệ chất chuyển hóa (metabolomics). Nội dung này được thực hiện tại phòng thí nghiệm khoa Công nghệ sinh học Nông Y Dược, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội bởi nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Kiều Oanh. Nội dung 4. Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa. Hoạt tính sinh học được thử tại phòng thí nghiệm khoa Công nghệ sinh học Nông Y Dược, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội bởi PGS. TS. Nguyễn Tiến Đạt.

Nội dung 5. Xây dựng mạng lưới tương quan giữa hàm lượng KLN – nồng độ HCTC – hoạt tính sinh học. Nội dung này được thực hiện bởi TS. Nguyễn Thị Kiều Oanh tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu


Nội dung 1. Thu hái và xử lý mẫu P. vittata:

- Số lượng mẫu: với mỗi vị trí thu rộng 50m2, thu 10 mẫu ở các vị trí khác nhau, ký hiệu và đánh số vị trí, lưu lại trên bản đồ thu mẫu.

- Thu mẫu P. vittata từ các vùng ô nhiễm kim loại nặng ở các tỉnh khác nhau thuộc miền Bắc Việt Nam (như Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Giang…). Thời điểm thu hái được khuyến cáo là vào khoảng giữa 14-15 giờ để hạn chế tối đa những sai số liên quan đến chuyển hóa của cây vì trong khoảng thời gian đó chuyển hóa của cây là thấp nhất. Nhận dạng, giám định tên khoa học và lưu mẫu.

- Xử lý mẫu tuân theo quy trình của các nghiên cứu hệ chất chuyển hóa (Nguyễn và cs., 2015). Các mẫu cây được thu tươi, để nguyên vẹn, sau đó được rửa sạch bằng nước, chia thành 3 phần rễ, thân, lá rồi ngay lập tức được nhúng ngập vào Nitơ lỏng để các phản ứng chuyển hóa dừng lại. Sau đó các mẫu được đem đông khô đến khi khô hoàn toàn rồi xay nhỏ thành bột mịn. Bảo quản trong tủ lạnh âm sâu -80°C cho đến khi phân tích.



Nội dung 2. Phân tích hàm lượng kim loại nặng:

Phân tích chỉ tiêu hàm lượng các kim loại nặng: Chì (Pb), Kẽm (Zn), Cadimi (Cd), Đồng (Cu), Asen (As), Sắt (Fe). Hàm lượng KLN được xác định bằng phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử AAS (Beaty và cs., 1993).

- Nguyên tắc của phương pháp: Dựa trên nguyên lý hấp thụ của hơi nguyên tử, khi chiếu vào đám hơi nguyên tử một năng lượng bức xạ đặc trưng của riêng nguyên tử đó, sau đó đo cường độ còn lại của bức xạ đặc trưng này sau khi đã bị đám hơi nguyên tử hấp thụ, từ đó tính ra được nồng độ nguyên tố có trong mẫu đem phân tích.

- Các bước tiến hành: 0.5 g mẫu thực vật được đem vô cơ hóa với 3 ml H2SO4 95%, 10 giọt HClO4 và 10 ml HNO3 đậm đặc nóng (150-200°C) cho đến khi dung dịch mất màu hoàn toàn và trở nên trong suốt. Dung dịch được lắc đều và lọc qua giấy lọc để loại bỏ cặn trơ. Đối với các kim loại Cu, Pb, Zn, Cd và Fe 25 ml dung dịch được dùng và đối với As, 15 ml dung dịch được dùng pha với 10 ml nước cất trước khi cho vào máy đo. Với mỗi loại KLN, một bức xạ đặc trưng được sử dụng. Kết quả sau khi đo qua máy đo phổ hấp thụ nguyên tử được tính toán theo đường chuẩn riêng cho từng loại KLN để xác định nồng độ theo ppm hoặc ppb.



Nội dung 3. Phân tích hệ chất chuyển hóa (metabolomics)

Dịch chiết của các mẫu thực vật thu thập được phân tích hệ chất chuyển hóa bằng cách sử dụng các quy trình chuẩn cho chiết xuất, sắc ký, phát hiện, xử lý số liệu.



  • Chiết xuất bằng dung môi thích hợp đáp ứng yêu cầu phân tích sắc ký. Quy trình chiết xuất được tối ưu hóa từ quy trình khuyến cáo bởi Golm Metabolome Database: 50 mg bột nguyên liệu được chiết với 300 µl Methanol phân tích (HPLC grade), 30 µl ribitol (đóng vai trò là chất chuẩn nội) trong 1 ống Eppendorf 2 ml. Hỗn hợp được trộn đều bằng máy rung trong vài giây rồi đặt trong bể siêu âm 1h trong 70°C, sau đó được ly tâm với tốc độ 14000 rpm trong 5 phút. Dịch chiết được thu ra một ống Eppendorf khác, sau đó được thêm 200 µl CHCl3, siêu âm tiếp trong vòng 15 phút ở nhiệt độ 37°C. 400 µl H2O tinh khiết được thêm vào hỗn hợp để phân tách thành 2 pha. 300 µl dung dịch bên trên (pha nước) được dùng để phân tích các hợp chất phân cực, 300 µl dung dịch bên dưới (pha hữu cơ) được dùng để phân tích hợp chất kém phân cực.

  • Phân tích sắc ký: LC-MS.

Thông số phân tích đã được tối ưu hóa trong các nghiên cứu thăm dò. Cụ thể là:

Cột: Bond Elut C18 của Agilent Technologies

Gradient dung môi: Solvent A: H20 tinh khiết

Solvent B: Methanol

0-2 phút: 100 (A) 0 (B)

2-30 phút: 80 (A) 20 (B)

30-32 phút: 0 (A) 100 (B)

Tốc độ rửa giải: 1.2 ml/phút

Nhiệt độ cột: 40°C

Thể tích tiêm mẫu: 2 µl



  • Xử lý dữ liệu phân tích bằng cách sử dụng thuật toán XCMS trên ngôn ngữ R bao gồm các bước: Chuẩn bị dữ liệu phân tích dưới dạng file CDF, lọc pic, xác định các pic giống nhau trong từng sắc ký đồ của tất cả các mẫu, sửa thời gian lưu, thêm dữ liệu cho các pic còn thiếu, phân tích và mô hình hóa kết quả, định lượng các chất, định tính các pic (Smith 2012).

  • Định tính các peak bằng thư viện phổ NIST09 và thư viện tự tạo bằng các chất chuẩn. Các cấu trúc phức tạp hơn được phân tích bằng cách so sánh phân mảnh ion và thời gian lưu với các tài liệu tham khảo hoặc cơ sở dữ liệu về hệ chất chuyển hóa như Metlign, Golm...

  • Dùng các phương pháp thống kê một biến, nhiều biến như PCA, T-test, ANOVA, PLS-DA… để làm rõ các thay đổi về mặt chuyển hóa trong các mẫu.

Nội dung 4. Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa

Hoạt tính chống oxy hóa: dựa theo phép thử quét gốc tự do DPPH hoặc gốc Hydroxyl (OH). Phương pháp DPPH được sử dụng rất rộng rãi để xác định hoạt tính chống oxy hóa sơ cấp do rất nhạy với các hợp chất đặc trưng hoặc các chiết xuất thực vật (Bondet và cs., 1997). Khi chất chống oxy hóa phản ứng với DPPH, các gốc tự do ổn định trở thành cặp do sự tồn tại của chất cho Hydro và DPPH được khử thành DPPHH (Diphenylpicrylhydrazine) và kết quả là độ hấp thụ giảm từ DPPH đến DPPH-H gây ra mất màu tím của DPPH và chuyển thành màu vàng của DPPH-H. Khả năng chống oxy hóa được đặc trưng bởi các giá trị IC50 (nồng độ ức chế của mẫu cần thiết để quét được 50% gốc DPPH). Phép thử quét gốc tự do Hydroxyl dựa trên phản ứng tạo ra các gốc tự do hydroxyl kết hợp với deoxyribose gây ra sự phân giải của đường và nhiễm sắc hồng với TBA (Thiobarbituric acid). Khả năng quét gốc hydroxyl được đo theo phương pháp của Halliwell (Halliwell và cs., 1988). Acid ascorbic được dùng làm đối chứng dương trong cả hai phép thử trên.



Nội dung 5. Phân tích mạng lưới tương quan

Mối tương quan giữa hai giá trị được coi là có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 0,05 và điều chỉnh cho nhiều phép thử bởi tỷ lệ phát hiện sai được chấp nhận. Hệ số tương quan Pearson giữa các hàm lượng KLN, tất cả các chất chuyển hóa thứ cấp và các hoạt tính sinh học sẽ được tính toán. Bằng cách chọn một hệ số tương quan ngưỡng ví dụ lớn hơn ± 0.8, các tương quan cao hơn ngưỡng này sẽ được chọn để mô phỏng trong một mạng lưới tương quan bằng phần mềm Cytoscape (Shannon và cs., 2003).

Hệ số tương quan Pearson được dùng để đánh giá tương quan giữa 2 biến theo công thức:

 (Chok 2010) Trong đó:  

Hệ số tương quan đo lường độ mạnh yếu của một mối quan hệ tuyến tính của các cặp dữ liệu: -1 ≤ r ≤ 1. Giá trị dương của hệ số tương quan thể hiện tương quan tuyến tính tỷ lệ thuận, ngược lại giá trị âm thể hiện tương quan tuyến tính tỷ lệ nghịch. Giá trị 0 thể hiện không có tương quan tuyến tính. Giá trị r càng gần 1 hoặc -1, tương quan tuyến tính càng mạnh: .00-.19: rất yếu: .20-.39: yếu; .40-.59: trung bình; .60-.79: mạnh; .80-1.0: rất mạnh.


6. Kế hoạch triển khai


Đề tài dự kiến được thực hiện trong 3 năm từ 01/04/2017 đến 31/03/2020.


Nội dung, công việc chủ yếu

(các mốc đánh giá chủ yếu)



Sản phẩm cần đạt



Thời gian (bắt đầu,
kết thúc)

Người,
cơ quan
thực hiện


Nội dung 1:

Thu thập và xử lý mẫu P. vittata



Hồ sơ tiêu bản và ảnh chụp các mẫu nghiên cứu.

70-80 mẫu P. vittata


04-10/ 2017



TS. Lê Hồng Luyến

Khoa Công nghệ sinh học Nông Y Dược - Trường ĐH KHCN Hà Nội



Nội dung 2:

Phân tích hàm lượng KLN.



Báo cáo kết quả phân tích hàm lượng KLN trong các mẫu rễ, thân, lá thực vật.

04-10/ 2017

TS. Mai Hương, ThS. Trịnh Bích Ngọc

Khoa Nước – Môi trường – Hải Dương học, trường ĐH KHCN Hà Nội



Nội dung 3:

Phân tích hệ chất chuyển hóa (metabolomics).



- Hệ chất chuyển hóa metabolome.

- Gửi đăng kết quả


10/2017 - 10/2018



TS Nguyễn Thị Kiều Oanh.

Khoa Công nghệ sinh học Nông Y Dược - Trường ĐH KHCN Hà Nội



Nội dung 4:

Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa



- Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa.

10/2018 - 10/2019



PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt, DS Nguyễn Thị Hương

- Khoa Công nghệ sinh học Nông Y Dược - Trường ĐH KHCN Hà Nội



Nội dung 5:

Phân tích mạng lưới tương quan



- Mạng lưới tương quan giữa hàm lượng KLN, nồng độ hợp chất, hoạt tính sinh học

- Gửi đăng kết quả



06/2019 – 02/2020

TS. Nguyễn Thị Kiều Oanh

- Khoa Công nghệ sinh học Nông Y Dược - Trường ĐH KHCN Hà Nội




Báo cáo tổng kết khoa học

Báo cáo theo qui định

02-03/ 2020






7. Dự kiến kết quả đề tài


    1. 7.1. Dự kiến kết quả nghiên cứu

Dự kiến kết quả nghiên cứu

Phát hiện mới: Đề tài dự kiến thu được các kết quả mới sau:

- Đánh giá về khả năng làm sạch môi trường của thực vật sống ở một số vùng khai thác kim loại nặng thuộc các tỉnh miền Bắc Việt Nam.

- Phát hiện về các loài thực vật siêu tích tụ kim loại sống ở vùng có hàm lượng kim loại cao có khả năng thay đổi chuyển hóa, ảnh hưởng đến hoạt tính sinh học của thực vật.

- Có một hiểu biết sâu hơn về mối quan hệ tương quan giữa kim loại nặng – HCTC – hoạt tính, từ đó hé lộ hợp chất nào đóng vai trò quan trọng trong cơ chế thích nghi của thực vật với điều kiện khắc nghiệt về KLN, góp phần làm sáng tỏ cơ chế phòng vệ của thực vật siêu tích tụ.



Phương pháp mới:

Đề tài dự kiến hoàn thiện phương pháp nghiên cứu hóa thực vật mới theo cách tiếp cận phân tích hệ chất chuyển hóa (metabolomics) kết hợp xử lý dữ liệu bằng các phép phân tích đa biến và mạng lưới tương quan giữa các yếu tố tác động lẫn nhau trong hệ thống sinh học.



Ý nghĩa khoa học:

Đề tài này cung cấp cơ sở khoa học cho việc giải quyết các vấn đề của môi trường do hoạt động khai thác kim loại của con người gây ra ở các tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam. Đề tài cũng góp phần làm sáng tỏ cơ chế tác động của hàm lượng KLN đến sự tích lũy hợp chất thứ cấp trong thực vật siêu tích tụ.

Đề tài cũng dự kiến đào tạo các nhà nghiên cứu trẻ, xây dựng mạng lưới nghiên cứu chuyên sâu giữa các nhà khoa học trong nước và quốc tế.

Khả năng sử dụng kết quả nghiên cứu:

Đề tài dự kiến có thể đưa ra các giải pháp xử lý môi trường bằng cách trồng các loài thực vật siêu tích tụ kim loại, đồng thời tạo nguồn cung cấp các hợp chất có hoạt tính sinh học tốt.



    1. 7.2. Dự kiến công trình công bố

      Số TT

      Kết quả công bố

      Số lượng

      Ghi chú

      1

      Tạp chí ISI có uy tín







      2

      Tạp chí quốc tế có uy tín

      02

      - 1 bài Q1 dự kiến trên Toxicology & applied pharmacology (IF 3.8 2015)

      - 1 bài Q2 dự kiến trên Phytochemistry (53/204 - IF 2.5 2015) hoặc Metabolomics (41/128 - IF 3.7 2015)



      3

      Tạp chí quốc tế khác







      4

      Tạp chí quốc gia có uy tín

      02

      - Tạp chí Công nghệ sinh học

      - Tạp chí Khoa học & Công nghệ



      5

      Hội nghị khoa học quốc tế, quốc gia

      02

      - ASEAN-EU Science, Technology & Innovation Days

      - International conference on Metabolomics & Systems Biology



      6

      Sách chuyên khảo







      7

      Khác







    2. 7.3. Dự kiến kết quả đào tạo (từ cao học trở lên)

Số TT

Kết quả đào tạo

Số lượng

Cơ sở đào tạo

1

Học viên cao học

02

Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội. 2 học viên cao học nằm trong thành viên của đề tài.

2

Nghiên cứu sinh










tải về 222.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương