Dao Phat Sieu Khoa Hoc Minh Giac Nguyen Ngoc Tai


Lượng tử Sắc động học hay Nguyên lượng Sắc động học



tải về 1.67 Mb.
trang9/164
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.67 Mb.
#37822
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   164
Lượng tử Sắc động học hay Nguyên lượng Sắc động học (Quantum Chromo-dynamics)

Thuyết này nhằm cắt nghĩa đặc tính của Quark.  Nói một cách khác, thuyết này liên kết Quark với Sắc lực (Color force) cùng ba màu của Quark.

Quantum (Nguyên lượng) được căn cứ theo Nguyên lượng Cơ học (Quantum mechanics), và Chromo trong Chromodynamics (Sắc động học) nói đến vai trò của Sắc lực (Color force).

Ðiện từ lực yếu (Electroweak force)

Các yếu lực và Ðiện từ lực được mô tả như là hai mặt của một Tương tác đơn thuần (Single interaction) (Trích trong cuốn "The Ultimate Theory of the Universe" của Pram Nguyễn).

 Chúng ta hãy tìm hiểu tại sao Nguyên tử và những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử, nhất là Quark đã được một số khoa học gia xác định là những viên gạch cuối cùng xây dựng vũ trụ chỉ xuất hiện chớp nhoáng, mờ ảo như những bóng ma trơi khiến không thể nắm bắt được?

Trước hết, chúng ta cần phải thấm nhuần giáo lý của Phật, trong pháp giới (vũ trụ) này không có gì gọi là Vật cả.  Lục tổ Huệ Năng nói, "Bản lai vô nhất vật".  (Từ xưa đến nay không hề có Vật).

Ý kiến này cũng tương tự như trong bài kệ "Phá Ðịa ngục" như sau:

"Nhược nhân dục liễu tri

Tam thế nhứt thiết Phật

Ưng quán pháp giới tính

Nhất thiết duy tâm tạo

Vạn pháp do Tâm sinh

Nhất Tâm sinh vạn pháp

Phật do Tâm thành

Ðạo do Tâm đắc

Phước do Tâm tích

Họa do Tâm di

Tâm năng tác Thiên đường

Tâm năng tạo Ðịa ngục

Tâm năng tác Phật

Tâm năng tác chúng sinh."

Nghĩa là:

"Nếu người nào muốn biết rõ

Tất cả Phật ba đời

Nên quán vũ trụ này

Tất cả đều do Tâm tạo nên

Một Tâm sinh vạn vật

Phật là do Tâm mà thành

Ðạo là do Tâm đạt được

Họa là do Tâm gây ra

Phước là do Tâm bồi đắp

Tâm tạo được Thiên đường

Tâm tạo được Ðịa ngục

Tâm có thể biến mình thành Phật

Tâm khiến mình chỉ là chúng sinh."

Phật quan sát sum la vạn tượng trong vũ trụ này tất cả đều do Tâm sanh ra cả.  Hai câu sau đây xác định nhãn quan nói trên của nhà Phật đối với pháp giới:



"Vạn pháp do Tâm sanh

Nhất Tâm sanh vạn pháp."

Nói một cách khác, tất cả vạn pháp trong thế gian này từ những côn trùng nhỏ bé cho đến sơn hà, đại địa to lớn đều do Thức biến sanh ra cả.

Trong Kinh Kim Cang Giảng Giải của H.T. Thanh Từ, đoạn 5, trang 38, đức Phật dạy rằng:

"Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng"

(Phàm chỗ có tướng đều là hư vọng)

Nói một cách khác, "Hữu hình hữu hoại", nghĩa là có hình tướng là có hoại.  Tất cả những hình tướng ở thế gian này đều không thật, hư dối.  Nói không có là không đúng vì chúng sờ sờ trước mắt.  Nhưng theo nhãn quan nhà Phật, tất cả chỉ là như huyễn mà thôi!

Cũng trong Kinh Kim Cang, đoạn 32, trang 211, Phật lại dạy:



"Nhất thiết hữu vi pháp

Như mộng huyễn bào ảnh

Như lộ, diệc như điển

Ưng tác như thị quán"

(Tất cả các pháp hữu vi

Như mộng, huyễn, bọt bóng

Như sương, cũng như điện

Nên khởi quán như thế)

Pháp hữu vi, hay là những sự vật có hình tướng đều bị định luật vô thường sinh sinh diệt diệt chi phối.  Ngay đến cả những tư tưởng, những cảm nghĩ của chúng ta đều thay đổi hằng ngày, hằng giờ, hằng phút, từng giây.

Tất cả các cõi, các cảnh giới, các thân căn của chúng ta đều như huyễn hóa, như giấc chiêm bao, như dương diệm (ảo ảnh nước trong sa mạc), như tiếng vang, như hoa trong gương, như trăng đáy nước ....

Xét về trí tuệ Bát Nhã thì không có một Vật nào hết vì phàm là một Vật phải có hai điều kiện là Tự tánh và Cố định.  Những sự vật ta thường thấy chung quanh chỉ là do duyên hợp, còn duyên thì còn , hết duyên thì mất.

Lấy thí dụ một cái đồng hồ đeo tay hay treo tường đều do một số bộ phận ráp lại mà thành như:  mặt kính, vỏ bằng sắt, cây kim, chuông reo và những bánh xe răng khế v.v.... Nếu vài bộ phận hư hoặc thiếu, đồng hồ không chạy được.

Lấy những thí dụ khác như căn nhà, cái bàn, cái ghế, hay bất cứ vật gì cũng vậy đều không có tự tánh và cố định. Tất cả chỉ đều do duyên hợp mà thôi. Ðó là thuyết Tương sinh Tương duyên Trùng trùng Duyên khởi của nhà Phật, nghĩa là làm một cái đồng hồ mà không biết bao nhiêu người ở mọi ngành, mọi giới đều tham dự vào.

Xét cho kỹ, "pháp giới chỉ là do tự Tâm biến hiện, chỉ là một trường biến hiện liên miên bất tuyệt,tương tợ tương tục của Tâm chuyển thành Thức..."

Ðể giúp quí vị ý niệm được tính cách như huyễn của vạn vật, xin quí vị đọc bài "Khuôn mẫu Toàn ký trong Khoa học Hiện đại" của giáo sư Trần Chung Ngọc, đăng trong tập san "Phật Giáo Hải Ngoại" số 6, xuất bản vào Mùa Vu Lan 2539.  Tôi xin tóm lược như sau:

David Bohm, chuyên về ngành Vật lý Tiềm Nguyên tử (Subatomic physics), và Kark Priban, một nhà Thần kinh Sinh lý học (Neurophysiologist) đã dựa vào quan niệm toàn ký để giải thích một cách hợp lý những kết quả khoa học của họ.

"Các khoa học gia chuyên ngành Vật lý hạt nhỏ (Particle physics) đã đưa ra bằng chứng và đề nghị rằng thế giới của chúng ta ngày nay và mọi thứ ở trong đó chẳng qua chỉ là những hình ảnh không thực, là những dự phóng của một thực thể vượt ra ngoài không gian và thời gian.."

Thế nào là khuôn mẫu Toàn ký?  (Holographic paradigm)

"Toàn ký (Holography) là một kỹ thuật tạo hình ảnh bằng một loại ánh sáng đặc biệt thường được biết tới tên quen thuộc là ánh sáng LASER và hiện tượng giao thoa (Interference)."

Chắc quí vị đã từng thấy một loại giây chuyền đeo cổ có hình tượng Phật.  Nếu nhìn vào chẳng thấy gì cả, nhưng đưa qua ánh sáng thì thấy hình tượng Phật nổi bật lên như thật vậy.  Kỹ thuật này cũng áp dụng cho những mặt đồng hồ có hình con cá sấu nổi.  Chính tôi cũng đã được phát một bằng lái xe, nhìn vào thấy những con dấu nổi lên rõ rệt, nhưng lấy tay sờ mó hay nắm bắt thì không thể được vì nó như ảo ảnh vậy!

Trong kinh xưa, đức Phật đã dạy rằng thế giới vạn vật này đều như Huyễn Hoá cả bởi vì, "... thế giới của sông núi, cây cỏ có thể là không hiện hữu, ít ra là không hiện hữu như chúng ta thường tưởng là hiện hữu.  Phải chăng quan niệm về ảo tưởng (Maya) của những huyền nhiệm gia cách đây nhiều thế kỷ là đúng, và những cảnh sum la vạn tướng chẳng qua chỉ là vùng rộng lớn của các tần số (Vast Frequency domain) biến đổi thành những sự vật sau khi nhập vào các giác quan của ta..."



Theo Bohm thì, "Toàn thể vũ trụ chỉ là một Toàn ký đồ (Hologram)", hay nói một cách khác, tất cả vạn vật trong vũ trụ này đều xuất hiện như những hình tượng Phật, hình cá sấu, và hình con dấu trên mặt kính hay trên tấm plastic.

Giáo sư Ngọc tóm lược như sau:

"Nói một cách dễ hiểu thì mọi vật đều sinh ra từ một căn bản chung, và căn bản chung này khi nhập vào giác quan của con người thì sinh ra mọi sai biệt mà chúng ta thường thấy ở ngoài đời.."  Theo cái nhìn của đạo Phật thì đó là cái nhìn "Kiến trược", tức là cái nhìn lệch lạc, sai lầm.

Giáo sư Ngọc tóm lược tư tưởng Hoa Nghiêm như sau:

"Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh.  Tâm là thực thể của vạn pháp.  Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt, hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia và ngược lại, như lưới đế châu, Tâm chơn thì giới tánh với tâm là một, vạn vật đồng nhất thể..."

*

Ðức Phật gọi Nguyên tử là một "vi thể", tức là một Vật thể rất nhỏ nhiệm, vi te.  Bây giờ, tôi lấy một thí dụ: Ta hãy đập nát một hạt bụi nhỏ như cái "vi thể" ấy. Ðập hết được không?  Nếu đập hết thì còn gì là hạt căn bản cấu tạo?  Nếu còn thì đập đến bao giờ mới hết?  Thí dụ thứ hai:  Con gà và quả trứng cái nào có trước?  Thí dụ thứ ba:  Có thể truy cứu được cha mẹ đầu tiên của chúng ta không?



Trong Sơ đồ Nguyên tử và Dòng họ, tôi bắt đầu bằng Phân tử (Particle) và Nguyên tử (Atom), và tận cùng bằng Chân Không Sinh Diệt (Vacuum Polarization).  Phân tử, Nguyên tử là cái Có, sao lại tận cùng bằng Không?  Ngược lại, từ Chân Không trở lên, sao lại đến chỗ Có là Nguyên tử và Phân tử?

Ðến nay, đọc kinh Phật tôi mới biết rằng cái Có là do ở cái Không mà ra.  Cũng như Bát Nhã Tâm Kinh đã nói, "Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc".

Kinh Duy Ma Cật, Phẩm Quán Chúng Sinh, trang 67, kể lại cuộc đối thoại hi hữu giữa Bồ Tát Văn Thù Lợi và Ngài Duy Ma Cật mà tôi chỉ ghi lại vài dòng liên hệ:

"- Văn Thù Sư Lợi:  Pháp thiện và pháp bất thiện lấy gì làm gốc?

- Duy Ma Cật:  Thân là gốc.    

- Thân lấy gì làm gốc?

- Tham dục làm gốc.

- Tham dục lấy gì làm gốc?

- Hư vọng, phân biệt làm gốc.

- Hư vọng, phân biệt lấy gì làm gốc?

- Tư tưởng điên đảo làm gốc.

- Tư tưởng điên đảo lấy gì làm gốc?

Không trụ làm gốc.

- Không trụ lấy gì làm gốc?

Không trụ thì không gốc.

Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi, ở nơi gốc không trụ mà lập nên tất các pháp".

Ðể làm sáng tỏ tinh thần của cuộc đối thoại, nhất là ý nghĩa của hai chữ không trụ, xin mời quí vị xem lời giải thích của Phẩm nói trên:

Không trụ là dịch nghĩa của danh từ vô trụ.  Các pháp toàn không có tự tánh nên không có trụ trước, chỉ tuỳ theo duyên mà sanh khởi, nên gọi là vô trụ.  Do vô trụ không có chỗ trước nên chẳng phải Có chẳng phải Không, nên mới làm được cái gốc cho hiện tướng Có, Không của vạn hữu.  Theo ngài Duệ Công thì Vô trụ tức là thật tướng, thật tướng tức là tánh không, chỉ khác tên mà thôi".




Каталог: kinh -> Ebooks -> Thuyet-Phap -> Phat-Giao-Va-Khoa-Hoc
Phat-Giao-Va-Khoa-Hoc -> Minh Giác Nguyễn Học Tài Chùa Liên Hoa, California, usa ấn hành 1997 o0o MỤc lụC
Phat-Giao-Va-Khoa-Hoc -> PHẬt giáo và khoa học phúc Lâm Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
Thuyet-Phap -> Trần TrúcLâm những hộ pháp vưƠng của phật giáo trong lịch sử ẤN ĐỘ
Thuyet-Phap -> Thiền sư khưƠng tăng hội nguyễn Lang o0o Nguồn
Thuyet-Phap -> VIỆt nam phật giáo sử luận nguyễn Lang Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội 1979 o0o Nguồn
Phat-Giao-Va-Khoa-Hoc -> Tiểu Luận Về Khoa Học Và Triết Học Nguyễn Tường Bách Nhà Xuất Bản Trẻ tp. Hcm 2004
Phat-Giao-Va-Khoa-Hoc -> PHẬt giáo và khoa học phúc Lâm Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
Phat-Giao-Va-Khoa-Hoc -> CHÁnh niệm và ĐẠO ĐỨc giao thoa giữa khoa học và tâm linh ở Mỹ

tải về 1.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   164




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương