Dao Phat Sieu Khoa Hoc Minh Giac Nguyen Ngoc Tai



tải về 1.67 Mb.
trang12/164
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.67 Mb.
#37822
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   164
Thời gian trên cõi Phật

  Kinh Pháp Hoa đã nói rất nhiều về thời gian trôi nhanh kinh khủng trên các cõi Phật.  Ví dụ Diệu Quang Bồ Tát nói kinh Ðại Thừa trong 60 tiểu kiếp** thân tâm vẫn không lay động.

  Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Thọ Lượng, nói rằng một kiếp ở cõi Ta Bà của Ðức Thích Ca bằng một ngày đêm ỏ cõi Cực Lạc.

Không gian trên các cõi Phật

  Cõi Ta Bà do đức Thích Ca làm giáo chủ có một tỉ Thái dương hệ.  Cõi Cực Lạc của đức Phật A Di Ðà cách đây mười vạn ức đất Phật.  Nếu đi bằng tốc độ ánh sáng, phải di mất 150 năm ánh sáng.  Kinh Duy Ma Cật nói ở cảnh giới phương trên cõi Ta Bà qua khỏi 42 số cát sông Hằng cõi Phật, có nước tên là Chúng Hương, đức Phật hiệu là Hương Tích.  Kinh Dược Sư nói rằng về phương Ðông cách đây xa nhiều vô số Phật độ, nhiều bằng mười số cát sông Hằng; ở đây có một thế giới gọi là cõi Tịnh Lưu Ly, đức Phật cõi ấy hiệu là Dược su Lưu Ly Quang Như Lai.

*

  Ðọc xong những chuyện nói trên, có người sẽ hỏi tại sao thời gian trên trời lại trôi nhanh hơn thời gian ở dưới đất?



  Ðể trả lời câu hỏi trên, tôi xin phép trình bày một số vấn đề của khoa học hiện đại nói về thời gian:  (1) Thời gian và nguồn gốc của thời gian, (2) Thời gian co dãn (Time dilation), (3) Ði ngược chiều thời gian (Time reversal), và (4) Thời gian trái ngược (Time paradox):

  1/- Thời gian và nguồn gốc của thời gian.  (2) Trước hết, hãy tìm hiểu thời gian là gì?  Thời gian là một chuỗi dài những khoảng cách đã đo hay có thể đo được và không có chiều không gian.  Thời gian là vấn đề suy tư của các triết gia và là đề tài của những nhà Toán học và Khoa học.  Thời gian thật khó định nghĩa và môt tả rõ ràng.  Có người hỏi thời gian và vũ trụ có liên hệ gì với nhau?  Thời gian có quan hệ gì với tri thức của con người?  Xin trả lời câu đầu:  Thời gian giống như một bình chứa trong đó có vũ trụ cùng những sự đổi thay.  Thời gian độc lập với vũ trụ, và cứ tiếp tục trôi đi, không có bắt đầu mà cũng không có chấm dứt.  Có người lại hỏi thời gian có sự ắt đầu không?  Nhà bác học Stephen Hawking và một số khoa học gia đã luận cứ rằng thời gian bắt đầu ngay sau những phân số của giây đồng hồ đầu tiên của cuộc Bùng Nổ Lớn (The Big Bang).

  Khi nghiên cứu về những đặc tính của thời gian, các nhà sưu tầm cho rằng khoa Vật lý có thể biết được đặc tính và cấu trúc của thời gian.  Họ cho rằng thời gian gồm có những Phân tử bí ẩn như Chronons, hoặc có thể là một chuỗi dài những hạt Nguyên tử nối tiếp nhau theo đường thẳng hay vòng tròn.

  Trước kia, người ta nghĩ rằng thời gian không thể biệt lập với không gian. Vì vậy, các triết gia đã chú ý đến vấn đề không-thời mà Einstein ch rằng là một sự nối tiếp không ngưng.

  Thời gian có quan hệ gì với trí thức con người?  Thời gian phụ thuộc vào trí thức của con người bởi vì không có trí thức của con nguời, thời gian sẽ không có quá khứ, hiện tại và tương lai.

  Ngoài ra, trong những Tiến trình Vật lý, người ta đã tìm được những bằng chứng về sự Ðối xứng của thời gian.  Ví dụ về phương diện Toán học, thuyết Tương Ðối Chung của Eisntein, là một sự Ðối xứng của thời gian.  Theo thuyết này, những tiến trình liên hệ diễn tiến trong hai chiều hướng trái ngược cũng giống như một phim ảnh có thể chạy xuôi hay chạy ngược. Ðiều này có nghĩa là trong khi những Hố đen bành trướng và thâu hút Vật thể và Năng lượng, cũng có những Tinh tú cũng bùng nổ cùng lúc và phóng ra Vật thể và năng lượng trong vũ trụ.  Các Vật lý gia gọi những Tinh Tú loại giả thuyết này là  những Hố trắng.

  a. Thời gian là Tinh Lực (Năng Lượng)

  Nikolai Kozyrev, một khoa học gia Nga Sô cho rằng, "Thời gian là một thứ tinh lực kỳ ảo và siêu xuất, nó khiến cho vũ trụ này có thể vận hành và hiện hữu.

  Thời gian là một tính chất quan hệ nhất và kỳ bí nhất của thiên nhiên, nó không chuyển động chậm chạp như ánh sáng đâu.  Nó xuất hiện tức khắc, và chu biến khắp nơi chốn.  Thời gian dính mắc nối liền tất cả chúng ta, cũng như nối liền tất cả sự vật trong vũ trụ....Nó là hình thái kỳ ảo của tinh lực, và chúng ta phải nhìn vào đó để tìm cái cội nguồn của mọi sự sống trong vũ trụ".

  b. Thời gian va Dẫn Lực

  "Dẫn lực theo triết học Ấn độ giáo có tầm mức rất ư quan trọng.  Theo thuyết này, vũ trụ gồm có: Vật chất (Akasha) và Dẫn lực (Prana).

  Trong vũ trụ có hàng triệu hình thức khác nhau, nhưng cùng một thể chất.  Từ mùi hương thơm cho đến màu sắc do cực vị điện tử (Paramanu) tạo nên.  Triết gia hiện đại S. Vivekananda nói, 'Mặt trời mặt trăng và con người là một, không có sự khác biệt.'  Akasha tự nhiên không tác tạo ra gì cũng phải có Prana hay Dẫn lực để tác tạo nên vũ trụ vạn hữu, và ngay cả tế bào li nhi trong cơ thể của chúng ta nữa.  Trong hạt nhân Paramanu có sự chuyển động như hệ thống mặt trăng và trái đất quay chung quanh mặt trời.."

  Nếu đọc kỹ đoạn này và so sánh với đoạn nghiên cứu của Nikolai Kozyrev, chúng ta thấy rằng Tinh lực (hay Năng lượng) của Nikolai với Dẫn lực của Ấn độ giáo giống nhau tuy cách cả mấy ngàn năm.

  2. Thời gian co dãn (Time Dilation)

  Theo thuyết Tương Ðối Hẹp, Thời gian co dãn là việc thời gian "trôi chậm lại" hay "kéo dài thêm" đối với một vật đang chuyển động với một thể tốc gia tăng tương ứng với vật khác đang chuyển động với một thể tốc khác biệt.  Một hậu quả của thuyết Tương Ðối Hẹp là hai vật đang chuyển động cách xa nhau không có cùng một thể tốc.

  Ví dụ xe hơi A chạy với một thể tốc nhanh để đuổi xe hơi B đang chạy với một thể tốc đều đều.  Sau một thời gian ngắn, khoảng cách giữa hai xe sẽ thay đổi.

  Thời gian uốn cong (Time bending), hay Thời gian co dãn là chiều thứ tư trong vũ trụ được coi như là hậu quả của sự đụng độ giữa Hố đen và Sao Neutron.

  "Những suự bùng cháy của Tia Gamma là bằng chứng của thời gian co dãn.  Phân tích việc bùng cháy cho biết khi sự bùng cháy càng ngắn ngủi và mờ tối, thời gian bùng cháy càng kéo dài một hiện tượng chứng tỏ tác dụng của thời gian như Einstein đã tiên đoán trong thuyết Tương Ðối của ông.  Theo đó, thời hạn của sự bùng nổ ở các vùng khác nhau sẽ kéo dài ra khi tia bức xạ được phóng đi trong không gian trong khi không gian đang bành trướng" (Gamma Ray Bursts Discovery May Boost Einstein Theory).

  Kích thước của Thời gian co dãn trong các phương trình được tính bằng Ảo số.


Каталог: kinh -> Ebooks -> Thuyet-Phap -> Phat-Giao-Va-Khoa-Hoc
Phat-Giao-Va-Khoa-Hoc -> Minh Giác Nguyễn Học Tài Chùa Liên Hoa, California, usa ấn hành 1997 o0o MỤc lụC
Phat-Giao-Va-Khoa-Hoc -> PHẬt giáo và khoa học phúc Lâm Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
Thuyet-Phap -> Trần TrúcLâm những hộ pháp vưƠng của phật giáo trong lịch sử ẤN ĐỘ
Thuyet-Phap -> Thiền sư khưƠng tăng hội nguyễn Lang o0o Nguồn
Thuyet-Phap -> VIỆt nam phật giáo sử luận nguyễn Lang Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội 1979 o0o Nguồn
Phat-Giao-Va-Khoa-Hoc -> Tiểu Luận Về Khoa Học Và Triết Học Nguyễn Tường Bách Nhà Xuất Bản Trẻ tp. Hcm 2004
Phat-Giao-Va-Khoa-Hoc -> PHẬt giáo và khoa học phúc Lâm Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
Phat-Giao-Va-Khoa-Hoc -> CHÁnh niệm và ĐẠO ĐỨc giao thoa giữa khoa học và tâm linh ở Mỹ

tải về 1.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   164




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương