Câu Chuyện Triết Học ns trí Hải o0o Nguồn



tải về 2.14 Mb.
trang13/56
Chuyển đổi dữ liệu03.11.2017
Kích2.14 Mb.
#34032
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   56

IX. PHÊ BÌNH


Đối với Aristote chúng ta khó có những cảm nghĩ khen hoặc chê một cách nồng nhiệt vì chính Aristote cũng chủ trương rằng không có cái gì làm chúng ta hăng hái quá đáng, không có cái gì đáng khen. Aristote không hăng hái như Platon cũng không có những tư tưởng độc đáo, trí tưởng tượng cao siêu của Platon. Tuy nhiên, sau khi thưởng thức những tư tưởng động trời của Platon chúng ta thấy rằng những tư tưởng của Aristote không khác gì một cơn gió mát thổi vào một buổi trưa hè. 

Chúng ta có thể bất đồng ý kiến với Aristote về một vài điểm chẳng hạn như Aristote cho rằng tam đoạn luận là một lối suy luận thông thường và chính xác trong khi ngày nay chúng ta có khuynh hướng coi rằng tam đoạn luận cũng chỉ là một mánh lới để thuyết phục kẻ khác. Ông tưởng rằng tư tưởng con người đi từ các nguyên đề để tìm đến kết luận trong khi trên thực tế có rất nhiều trường hợp con người đi tìm kết luận trước rồi mới cố đặt ra những nguyên đề để chứng minh kết luận của mình. 

Những nhận xét của Aristote về thiên nhiên chứa rất nhiều sai lầm quan trọng. Ông thường để cho các tư tưởng siêu hình ảnh hưởng đến các nhận xét khoa học. Đây cũng là một đặc điểm của nền văn hoá Hy Lạp : Các học giả thời ấy thường đi đến kết luận một cách quá hấp tấp. Trong thế giới hiện nay chúng ta lại gặp một trường hợp trái ngược : chúng ta có quá nhiều nhận xét đến nỗi chúng ta cảm thấy vô cùng bối rối khi phải đi đến một kết luận vì các sự kiện, các con số, các nhận xét không ăn khớp với nhau. 

Công trình nghiên cứu của Aristote về đạo đức học bị ảnh hưởng quá nhiều của luận lý học. Kết quả là một công trình quá khô khan không đủ sức thúc đẩy con người tự cải thiện. Lý tưởng của Aristote thiên về một đời sống quá bình thản, quá ôn hoà, một đời sống mà người ta thường gán cho giai cấp thượng lưu ở Anh-cát-lợi. Một điểm đặc biệt là những tác phẩm về đạo đức học của Aristote được 2 trường đại học danh tiếng tại Anh-cát-lợi là Oxford và Cambridge dùng làm sách giáo khoa. Nhiều thế hệ sinh viên Anh-cát-lợi xem tác phẩm của Aristote như kinh nhật tụng. Tác phẩm nhan đề là "chính trị"đã góp phần xây dựng tư tưởng của người Anh để đem lại một nền chính trị ôn hoà và hữu hiệu. Nếu thay vì mến chuộng những tác phẩm của Aristote, người Anh lại ham mê và áp dụng những tư tưởng của Platon thì bộ mặt của thế giới có lẽ đã đổi khác. 

Chúng ta cần phải để ý rằng tư tưởng của Aristote thuộc về một loại riêng biệt và không có những đặc tính của những tư tưởng thuần tuý Hy Lạp. Khi ông đến thành Athènes, một thành phố Hy Lạp thì ông đã là một người trưởng thành. Vì lẽ đó ông không bị ảnh hưởng bởi đặc tính bồng bột của người Hy Lạp, luôn luôn tìm sự mới lạ trong lãnh vực chính trị, đi từ cải cách này đến cải cách khác cho đến khi sát nhập vào một chính quyền trung ương. Trái lại Aristote luôn luôn tìm cách tránh sự quá khích. Đặc tính ôn hoà của ông làm cho tư tưởng ông một đôi khi có vẻ quá tầm thường. Ông rất sợ những tình trạng hỗn loạn trong xã hội đến nỗi đã lên tiếng bênh vực chế độ nô lệ. Ông sợ những sự thay đổi và chủ trương một xã hội trung thành với các tập tục cổ xưa. Ông quên rằng chế độ cộng sản của Platon chỉ áp dụng đối với giai cấp thống trị, một giai cấp lý tưởng mà Platon đã coi như hoàn toàn giác ngộ, không còn tham lam vị kỷ. Mặc dù đả kích Platon, Aristote cũng đi đến kết luận gần giống như Platon khi ông chủ trương rằng các tài sản trong xã hội cần phải đem ra sử dụng chung. Ông bênh vực quyền sở hữu những ông không thấy rằng quyền sở hữu chỉ có ích đối với xã hội khi vật sở hữu là những món đồ dùng cá nhân không quan trọng . Trái lại khi quyền sở hữu cá nhân liên quan đến các phương tiện sản xuất rộng lớn nó sẽ đưa đến sự tập trung quyền hành quá mạnh và sự bất bình đẳng quá lớn trong xã hội. 

Tuy nhiên những nhận xét kể trên thật ra hoàn toàn không cần thiết đối với một hệ thống tư tưởng đã ra đời cách đây 2500 năm. Dù sao đi nữa Aristote đã nêu cao ngọn đuốc văn minh cho nhân loại đồng soi chung. Ông đã đặt nền móng cho một hệ thống tư tưởng vững chắc và giúp cho các thế hệ tương lai dựa vào đó để phát triển sự nghiên cứu sưu tầm hầu mạnh tiến trên con đường tìm chân lý. Những nền văn minh kế tiếp đều mang một món nợ tinh thần đối với Aristote. Những tác phẩm của ông lần lượt được phiên dịch trong suốt quá trình tiến triển của nhân loại nhất là vào thế kỷ thứ 5, thế kỷ thứ 10, thứ 13 và thứ 15. Đạo quân thánh chiến đã đem về Âu châu nhiều tác phẩm của Aristote và các học giả thành Constantinople đã mang theo những tác phẩm của Aristote như những bảo vật khi họ phải tản cư khỏi thành phố này trước những đội quân xâm lăng Thổ-nhĩ-kỳ. Các tác phẩm của Aristote được mến chuộng nhiều cho đến nỗi các cấp lãnh đạo giáo hội Thiên chúa giáo đem lòng ganh ghét vì sợ làm lu mờ các điều truyền dạy trong thánh kinh. Năm 1215 việc giảng dạy các tác phẩm của Aristote bị giáo hoàng cấm, năm 1231 đức giáo hoàng Gregory IX thành lập một uỷ ban để khai trừ Aristote, tuy nhiên đến 1260 thì thái độ của giáo hội thiên chúa giáo đối với Aristote hoàn toàn thay đổi. Việc giảng dạy các tác phẩm của ông chẳng những không bị cấm mà còn bị bắt buộc trong các trường thiên chúa giáo. Những thi sĩ như Chaucer và Dante không tiếc lời ca tụng Aristote. Một số tư tưởng của ông đã ngự trị trong lịch sử văn minh nhân loại hàng chục thế kỷ trước khi bị lu mờ bởi những chứng minh khoa học.

---o0o---

X. TUỔI GIÀ VÀ CHẾT


Cuộc đời của Aristote có rất nhiều nỗi truân chuyên. Ông có sự bất bình với vua Alexandre vì nhà vua đã xử tử một người cháu của ông. Nguyên do vụ án này là vì cháu của Aristote không chịu phục tòng Alexandre. Trong lúc đó, Aristote lên tiếng bênh vực Alexandre trước những chỉ trích của phe chống đối tại Athènes. Ông binh vực cho sự thống nhất các tiểu quốc người Hy Lạp và muốn thấy tình trạng chia rẽ chấm dứt càng sớm càng tốt. Ông muốn dành vai trò thống nhất các dân tộc Hy Lạp cho Alexandre cũng như sau này văn hào Goethe muốn dành vai trò thống nhất các dân tộc Âu châu cho Napoléon. Trong khi đó các nhóm chia rẽ tại Athènes càng ngày càng bành trướng, họ cương quyết phản đối việc Alexandre cho đúc một bức tượng của Aristote và đặt ở Athènes. Trước tình thế này Aristote rất khó lòng giữ được vẻ lạnh lùng và bình tĩnh trước cuộc đời như ông thường cổ võ trong tác phẩm „Đạo đức học“. Những môn đệ của Platon phụ họa với các nhóm chính trị khác vận động để kết tội Aristote.

Năm 323 tTL vua Alexandre chết. Dân chúng thành Athènes thừa dịp đó tuyên bố ly khai và đánh đổ đảng Macédoine là đảng đã ủng hộ Alexandre. Một nhà lãnh đạo tôn giáo cầm đầu phong trào chống đối Aristote vì cho rằng Aristote đã phản lại tôn giáo bằng cách cổ võ dân chúng không nên cầu nguyện và cúng tế. Aristote biết trước thế nào ông cũng bị đem ra xử trước một đám dân chúng cuồng tín và có nhiều ác cảm. Ông bèn rời bỏ thành phố Athènes để đi nơi khác. Cử chỉ này không phải là một cử chỉ ươn hèn vì theo tục lệ thời ấy, nếu một chính trị gia không muốn bị dân chúng xét xử họ có quyền bỏ thành phố để đi nơi khác. Đến Chalcis Aristote nhuốm bịnh và chết. Có người cho rằng ông đã uống thuốc độc tự tử vì quá ngao ngán cho nhân tình thế thái.

Cũng trong năm ấy và cũng trong lứa tuổi 62, một vĩ nhân Hy-lạp khác là Démosthène cũng uống thuốc độc tự tử. Thế là trong vòng một năm dân Hy-lạp đã mất một nhà lãnh đạo tài ba nhất, một nhà hùng biện hùng hồn nhất và một triết gia thông thái nhất. Ngôi sao của Hy-lạp mờ dần trước sự tiến triển vượt bực của người La-mã. Tuy nhiên sự lộng lẫy của La-mã căn cứ vào sức mạnh hơn là vào nền văn hoá. Sau đó nền văn minh La-mã cũng tàn rụi. Dân chúng Âu châu phải trải qua 1000 năm đen tối trong khi chờ đợi sự tái sinh của triết học.

---o0o---




tải về 2.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   56




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương