Câu 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Ý nghĩa học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đối với


Câu 8 Anh hay Chị hãy làm rõ những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước?



tải về 339.1 Kb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích339.1 Kb.
#20489
1   2   3   4   5   6   7   8

Câu 8 Anh hay Chị hãy làm rõ những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh
về xây dựng nhà nước?


Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động

Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh chú ý khảo cứu lựa chọn ra một kiểu nhà nước mới cho Việt Nam để xây dựng sau khi cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thành công. Nhà nước đó phải đại biểu quyền lợi "cho số đông người" và Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng một Nhà nước công nông binh thể hiện trong Chánh cương vắn tắt của Đảng khi thành lập Đảng đầu năm 1930. Trải qua thực tế các cao trào cách mạng ở Việt Nam, về sau, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng ở Việt Nam một nhà nước Dân chủ Cộng hòa, một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước của dân, do dân, vì dân. Trong bài báo Dân vận (năm 1949), Hồ Chí Minh khẳng định: Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.

Quan điểm về nhà nước của dân, do dân, vì dân, chúng ta thấy trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở những nội dung cơ bản sau đây:

a) Nhà nước của dân

Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là xác lập tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Trong 24 năm làm Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo soạn thảo hai bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959. Quan điểm trên của Người được thể hiện trong các bản Hiến pháp đó. Chẳng hạn, Hiến pháp năm 1946 nêu rõ: tất cả quyền bính trong nước đều là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo; những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra toàn dân phúc quyết.

Nhân dân lao động làm chủ Nhà nước thì dẫn đến một hệ quả là nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu, ủy quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh. Đây thuộc về chế độ dân chủ đại diện bên cạnh chế độ dân chủ trực tiếp. Quyền làm chủ và đồng thời cũng là quyền kiểm soát của

nhân dân thể hiện ở chỗ nhân dân có quyền bãi miễn những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nào nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm dân là chủ và dân làm chủ. Dân là chủ có nghĩa là xác định vị thế của dân, còn dân làm chủ có nghĩa là xác định quyền, nghĩa vụ của dân. Trong nhà nước của dân, với ý nghĩa đó, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ. Bằng thiết chế dân chủ, nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của dân, để cho nhân dân thực thi quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyền lực của xã hội. Quyền lực của nhân dân được đặt ở vị trí tối thượng. Điều này có ý nghĩa thực tế nhắc nhở những người lãnh đạo, những đại biểu của nhân dân làm đúng chức trách và vị thế của mình, không phải là đứng trên nhân dân, coi khinh nhân dân, "cậy thế" với dân, "quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân". Một nhà nước như thế là một nhà nước tiến bộ trong bước đường phát triển của nhân loại. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh khai sinh ngày 2-9-1945 chính là Nhà nước tiến bộ chưa từng có trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam bởi vì Nhà nước đó là nhà nước của dân, nhân dân có vai trò quyết định mọi công việc của đất nước.

b) Nhà nước do dân

Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh nhiệm vụ của những người cách mạng là phải làm cho dân hiểu, làm cho dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm làm chủ, nâng cao được ý thức trách nhiệm chăm lo xây dựng nhà nước của mình. Hồ Chí Minh khẳng định: việc nước là việc chung, mỗi người đều phải có trách nhiệm "ghé vai gánh vác một phần". Quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ.



c) Nhà nước vì dân

Nhà nước vì dân là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không có bất cứ một lợi ích nào khác. Đó là một nhà nước trong sạch, không có bất kỳ một đặc quyền, đặc lợi nào. Trên tinh thần đó Hồ Chí Minh nhấn mạnh: mọi đường lối, chính sách đều chỉ nhằm đưa lại quyền lợi cho dân; việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũng cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố gắng tránh. Dân là gốc của nước. Hồ Chí Minh luôn luôn tâm niệm: phải làm cho dân có ăn, phải làm cho dân có mặc, phải làm cho dân có chỗ ở, phải làm cho dân được học hành. Cả cuộc đời Người "chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân". Hồ Chí Minh viết: "khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng - cũng vì mục đích đó"1. Một Nhà nước vì dân, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là từ chủ tịch nước đến công chức bình thường đều phải làm công bộc, làm đày tớ cho nhân dân chứ không phải "làm quan cách mạng" để "đè đầu cưỡi cổ nhân dân" như dưới thời đế quốc thực dân. Ngay như chức vụ Chủ tịch nước của mình, Hồ Chí Minh cũng quan niệm là do dân ủy thác cho và như vậy phải phục vụ nhân dân, tức là làm đày tớ cho nhân dân. Hồ Chí Minh nói: "Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui... Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì.


Câu 9: Anh hay Chị hãy làm rõ những quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới?


VĂN HÓA

Hồ Chí Minh với tư cách là một nhà nhân văn chân chính, nhà văn hóa kiệt xuất ngay từ rất sớm đã nắm bắt được quy luật hình thành, vận động và phát triển của một nền văn hóa. Trong nhận thức của Người, "Văn hóa Việt Nam chứa đựng sự kỳ diệu giữa cái ổn định và cái linh hoạt" bởi lẽ nền văn hóa này có sợi dây liên hệ bền chặt với cuộc sống. Năm 1943, khi còn trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, lần đầu tiên Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa của mình về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày như ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Với định nghĩa này, Người đã khắc phục được quan điểm phiến diện về văn hóa trong lịch sử và hiện tại.

Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau song nên văn hóa mới theo tư tưởng HCM luôn bao hàm 3 tính chất: tính dân tộc, tính khoa học và tính đại chúng.

Tính dân tộc: phải “trau dồi cho văn hóa, văn nghệ có tinh thần thuần túy Việt Nam”, phải “lột tả hết tinh thần dân tộc”.

Tính khoa học: phải đấu tranh chống lại những gì trái khoa học, phản tiến bộ, phải truyền bá tư tưởng triết học maxit, đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, thần bí, mê tín dị đoan, phải biết gạn đục, khơi trong, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Tính đại chúng: Người nói “Văn hóa phục vụ ai? Cố nhiên, chúng ta phải nói là phục vụ công nông binh, tức là phục vụ đại đa số nhân dân”.

HCM cho rằng: văn hóa có 3 chức năng chủ yếu. Văn hóa không chỉ có chức năng mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí mà còn giúp bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp. Bên cạnh đó, văn hóa còn có chức năng bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lạnh mạnh; hướng con người đến chân, thiện mỹ để hoàn thiện bản thân.

Với những chức năng đó, văn hóa đóng vai trò là một phần không thể thiếu trong công cuộc xây dựng CNXH. Văn hóa chính là đời sống tinh thần của xã hôi, thuộc kiến trúc thượng tầng. Sau cách mạng tháng 8, HCM đặt văn hóa ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội. Người viết “Muốn tiến lên CNXH thì phải phát triển kinh tế và văn hóa. Vì sao không nói phát triển văn hóa và kinh tế. Tục ngữ ta có câu: có thực mới vực được đạo, vì thế kinh tế phải đi trước”. Vì vậy, văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Người nói: “Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp cho ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”, “Văn hóa cũng là một mặt trận”, “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”.

Tư tưởng của HCM về văn hóa được khẳng định rõ qua một số lĩnh vực chính: văn hóa giáo dục, văn hóa văn nghệ, văn hóa đời sống.


  • Văn hóa giáo dục:

HCM đã phê phán gay gắt nền giáo dục phong kiến và nền giáo dục thực dân. Vì vậy, việc xây dựng nền giáo dục mới của VN phải được coi là một mặt trận quan trọng, nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược cơ bản và lâu dài. Nền giáo dục đó sẽ “làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng xảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước VN độc lập.”

Mục tiêu của văn hóa giáo dục là thực hiện cả ba chức năng của văn hóa thông qua việc dạy và học. Từ đó, đào tạo được những lớp người có đức, có tài kế tục sự nghiệp cách mạng, làm cho nước ta “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”, “học để làm việc, làm người, làm cán bộ”

Nội dung giáo dục phải phù hợp với thực tiễn VN. Người chỉ rõ: nếu không có trình độ văn hóa thì không tiếp thu được khoa học – kỹ thuật; không học khoa học – kỹ thuật thì không theo kịp được nhu cầu kinh tế nước nhà,xong phải chú ý học chính trị, vì nếu chỉ học văn hóa mà không học chính trị thì như người nhắm mắt mà đi.

Phương châm là “học phải đi đôi với hành”, coi trọng việc tự học, tự đào tạo, đào tạo lại.

Phương pháp giáo dục phải phù hợp với mục tiêu giáo dục, phải phù hợp với trình độ người học, phù hợp với lứa tuổi…

Bên cạnh đó, cần phải quan tâm xây dựng được đội ngũ giáo viên có đạo đức cách mạng, yêu nghề, giỏi về chuyên môn, thuần thục về phương pháp.



  • Văn hóa văn nghệ:

HCM không chỉ là người khai sinh ra nền văn nghệ cách mạng ở VN mà còn là một chiến sĩ tiên phong trong sáng tạo văn nghệ. Trong quá trình chỉ đạo xây dựng nền văn nghệ cách mạng, HCM đưa ra nhiều quan điểm lớn.

Văn hóa văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là một chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là một vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng. HCM yêu cầu “chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững, tư tưởng đúng, đặt lợi ích của kháng chiến, của Tổ Quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết”

Văn nghệ phải gắn với thực tiễn đời sống của nhân dân. HCM yêu cầu các nghệ sĩ phải “thật hòa mình và quần chúng”, phải “từ trong quần chúng đi ra, trở về nơi quần chúng”, phải “liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân”, phải “miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn “ thực tiễn đời sống của nhân dân.”

Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng với thời đại mới của đất nước và dân tộc. Người nói: “Quần chúng mong muốn những tác phẩm có nội dung chân thật và phong phú, có hình thức trong sáng và tươi vui. Khi chưa xem thì muốn xem, khi xem rồi thì có bổ ích”. Một tác phẩm hay phải diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, ai đọc cũng hiểu được và khi đọc xong phải suy ngẫm.



  • Văn hóa đời sống:

Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới, được HCM nêu ra với 3 nội dung: đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới.

Đạo đức mới: Người nhiều lần khẳng định “Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”, “Nêu cao thức hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho đời sống mới”

Lối sống mới: HCM yêu cầu phải sửa đổi “cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại”- theo ngôn ngữ hiện nay thì đây chính là phong cách sống (sinh hoạt ứng xử) và phong cách làm việc.

Nếp sống mới: xay dựng nếp sống mới là quá trình làm cho lối sống dần dần thành thói quen, thành phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Theo Người, cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ, cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì sửa đổi; cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm; cái gì mới mà hay thì phải làm, phải bổ sung.



ĐẠO ĐỨC

HCM là một trong những nhà tư tưởng, một lãnh tụ cách mạng thế giới đã bàn nhiều về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức. Khi đánh giá vai trò của đạo đức, Người khẳng định: đạo đức là nguồn nuôi dưỡng, phát triển con người, như gốc của cây, ngọn nguồn của song suối. Người nói: “ Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Không chỉ vậy, đạo đức còn là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của CNXH. HCM cho rằng, phong trào cộng sản công nhân quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh của loài người không chỉ do chiến lược và sách lược thiên tài của cách mạng vô sản, mà còn do phẩm chất đạo đức cao quý làm cho chủ nghĩa cộng sản trở thành một sức mạnh vô địch.

Với những chuẩn mực đạo đức cách mạng, HCM có những quan điểm:

Trung với nước, hiếu với dân: HCM cho rằng, trung với nước phải gắn liền hiếu với dân. Vì nước ta là nước của dân, còn dân lại là chủ nhân của nước; bao nhiêu lực lượng và quyền hành đều là ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, cán bộ là đày tớ của dân chứ không phải “quan cách mạng”.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: Đối với một quốc gia, cần, kiệm, liêm, chính là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, thể hiện sự văn minh, tiến bộ. Hơn nữa, nó còn là nền tảng của đời sống mới, của các phong trào thi đua yêu nước. Chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, từ bỏ chủa nghĩa cá nhân. HCM cho rằng, CNXH không thể thắng lợi nếu không từ bỏ chủ nghĩa cá nhân.

Thương yêu con người, sống có tình nghĩa: Người xác định đây là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Người nói: người cách mạng là người giàu tình cảm, có tình cảm cách mạng mới đi làm cách mạng. Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con người mà chấp nhận mọi gian khổ, hi sinh để đem lại độc lập, tự do, cơm no áo ấm và hạnh phúc cho con người.

Có tinh thần quốc tế trong sáng: Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Nó bắt nguồn từ bản chất giai cấp công nhân, nhằm vào mối quan hệ rộng lớn, vượt ra khỏi quốc gia dân tộc. Đoàn kết quốc tế là nhằm thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác và hữu nghị theo tinh thần: bốn phương vô sản, bốn bể đếu là anh em.

Về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới, HCM có những quan điểm:

Nói đi đôi với làm: HCM coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới.Nói đi đôi với làm hoàn toàn đối lập với thói đạo đức giả của giai cấp bóc lột, nói một đằng, làm một nẻo, thậm chí nói mà không làm.

Nêu gương về đạo đức: là một nét đẹp truyền thống của văn hóa Phương Đông. HCM nói: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”. Theo Người, từng giọt nước chảy về một hướng mới thành suối, thành sông, thành biển cả. Không nhân thức được điều này là “chỉ thấy ngọn mà quên mất gốc”.

Xây đi đôi với chống: Xây dựng nền đạo đức cách mạng, giáo dục chuẩn mực đạo đức mới, khơi dậy ý thức tự giác, đạo đức lành mạnh ở mọi người, hướng mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự trong sạch, lành mạnh về đạo đức. Nâng cao đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân - nguồn gốc của mọi thứ tệ nạn, thứ giặc “nội xâm” phá từ trong ra.

Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời: Người cũng khẳng định đạo đức không phải là thứ có sẵn trong mỗi người mà đạo đức là do con người tiếp thu được qua giáo dục và tạo thành nhờ bản thân tích cực tu dưỡng bền bỉ rèn luyện trong môi trường sống và trong cuộc đấu tranh cách mạng. Người đưa ra lời khuyên rất dễ hiểu: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong".



CON NGƯỜI

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người. Trong đó, vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người.

HCM xem xét con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập: thiện và ác, hay và dở, tốt và xấu, hiền và dữ, bao gồm cả tính người – mặt xã hội và tính bản năng – mặt sinh học của con người. Theo HCM, con người có tốt có xấu nhưng “dù là xấu, tốt, văn minh hay dã man đều có tình”. Người xem xét con người trong các quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp, theo giới tính, theo lứa tuổi, nghề nghiệp, trong khối thống nhất của cộng đồng dân tộc và quan hệ quốc tế. Trong quan niệm của Người, con người là sự tổng hợp các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng, chủ yếu gồm các quan hệ: anh, em, họ hàng, bầu bạn, đồng bào, loài người.

Người xem con người là vốn quý nhất. Theo HCM, “trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”, “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”. Đồng thời, với Người, con người không chỉ là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng mà còn là mục tiêu, động lực của cách mạng. Người cho rằng, “việc dễ mấy không có nhân dân cũng chịu, việc khó mấy có dân liệu cũng xong”, dân ta là tài năng, trí tuệ, sáng tạo, họ biết “giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra”, không những thế, “lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi”. Do đó, nhân dân chính là yếu tố quyết định thành công của cách mạng. Người cũng xác định rõ, trách nhiệm của Người và cũng là của Đảng và Chính phủ là “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, “nếu nước độc lập mà dân không không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì”. Vì vậy, chúng ta phải thực hiện ngay: Làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành. Đơn giản hơn là vì “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Hay nói cách khác, con người chính là mục tiêu, là động lực của cách mạng.

Cũng chính vì lẽ đó mà việc “trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng. Trong di chúc, Người viết: “Đầu tiên là công việc đối với con người”. Người nói: “Muốn xây dựng CNXH, trước hết phải có con người XHCN”. Quan niệm của HCM về con người mới XHCn có 2 mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Một là kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống (Việt Nam và phương Đông). Hai là hình thành những phẩm chất mới như: có tư tưởng XHCN; có đạo đức XHCN; có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ (bản thân, giia đình, xã hội, thiên nhiên,…); có tác phong XHCN; có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng. Do đó, chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên “Trồng người” là công việc “trăm năm”, không thể nóng vội “một sớm một chiều”, không phải làm một lúc là xong, cũng không phải tùy tiện, đến đâu hay đến đó. Nhận thức và giải quyết được vấn đề này có ý nghĩa thường trực, bền bỉ trong suốt cuộc đời mỗi con người, trong suốt thời kì quá độ lên CNXH. Hồ Chí Minh cho rằng: “việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”. Như vậy,con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Nó vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với nghĩa rộng, vừa nằm trong chiến lược giáo dục và đào tạo theo nghĩa hẹp.


Каталог: 2011
2011 -> HƯỚng dẫn viết tiểu luậN, kiểm tra tính đIỂm quá trình môn luật môi trưỜNG
2011 -> Dat viet recovery cứu dữ liệu-hdd services-laptop Nơi duy nhất cứu dữ liệu trên các ổ cứng Server tại Việt Nam ĐC: 1a nguyễn Lâm F3, Q. Bình Thạnh, Tphcm
2011 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế SỞ giáo dục và ĐÀo tạO
2011 -> SỞ TƯ pháp số: 2692 /stp-bttp v/v một số nội dung liên quan đến việc chuyển giao CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> QUỐc hội nghị quyết số: 24/2008/QH12 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2011 -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
2011 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 339.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương