Câu 1 (4 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy cho biết: Phần đất liền nước ta tiếp giáp với các quốc gia và các cửa khẩu nào? Tại sao nói: "Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam"? Câu 2



tải về 0.87 Mb.
trang9/10
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.87 Mb.
#16116
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Câu 5:

Phạm vi lãnh thổ của một nước thường bao gồm vùng đất, vùng biển (nếu giáp biển) và vùng trời. (1,0đ)

Phạm vi lãnh thổ nước ta bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. Cụ thể:

Vùng đất của nước ta là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo với tổng diện tích là 331 212 km2. Phần đất liền được giới hạn bởi đường biên giới với các nước xung quanh (hơn 4 500 km) và đường bờ biển (dài 3 260 km). Nước ta có khoảng 3 000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo nhỏ ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà). (0,5đ)

Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. (1,0đ)


  • Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. (0,5đ)

  • Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lí (1 hải lí = 1 852 m).

  • Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước ta rộng 12 hải lí. Trong vùng này, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư,... (0,5đ)

  • Vùng đặc quyền kinh tế là vùng Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không như công ước quốc tế quy định. Vùng đặc quyền kinh tế của nước ta có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. (0,5đ)

  • Thềm lục địa nước ta là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu 200 m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam. (0,5đ)

Vùng trời nước ta là khoảng không gian không giới hạn độ cao bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo. (1,0đ)

ĐỀ SỐ 19
Câu 1 (2,0 điểm)

Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm? Sự thay đổi mùa có tác động như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của con người?

Câu 2 (4 điểm):

Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí nước ta? Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta?



Câu 3 (3 điểm)

a. Vì sao nước ta phải thực hiện chính sách phân bố lại dân cư giữa các vùng?

b. Nêu ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta? Địa phương em có những giải pháp cụ thể nào để giảm tỉ lệ tăng dân số?

Câu 4 (3 điểm)

a. Trình bày về vai trò, tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực chính ở nước ta?

b. Chứng minh công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành đa dạng. Kể tên một số ngành công nghiệp chủ yếu của vùng đồng bằng Sông Hồng?

Câu 5 (4,0 điểm):

Phân tích ý nghĩa của việc phát huy các thế mạnh về kinh tế ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?



Câu 6 (4 điểm) Cho bảng số liệu sau:

Diện tích và sản lượng lương thực có hạt của nước ta qua một số năm

Năm

1995

2000

2003

2005

2007

Diện tích (nghìn ha)

7324

8399

8367

8383

8270

Sản lượng (nghìn tấn)

26143

34539

37707

39622

39977

Trong đó: lúa

24964

32530

34569

35833

35868

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2008, NXB Thống kê, 2009, trang 232.

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động về diện tích và sản lượng lương thực của nước ta theo bảng số liệu trên.



b. Rút ra nhận xét từ biểu đồ đã vẽ và giải thích tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong giai đoạn 1995 – 2007.

Đáp án

Câu 1 (2,0 điểm) Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm? Sự thay đổi mùa có tác động như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của con người?

  • Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm

    1. Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động trên quỹ đạo, nên trong khi chuyển động, các bán cầu Bắc và Nam lần lượt hướng về phía Mặt Trời. Từ đó, thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều có sự thay đổi luân phiên trong năm, gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu trong từng thời kỳ của năm, tạo nên các mùa.

  • Sự thay đổi mùa có tác động đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của con người

    1. Làm cho cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo từng mùa.

    2. Sản xuất theo thời vụ.

    3. Sự thay đổi của thời tiết và khí hậu ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất và sức khỏe con người.

Câu 2 (4 điểm):

  • Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí

    1. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa

    2. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á

    3. Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.

    4. Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

    5. Nằm trong khu vực đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động của thế giới

  • Ý nghĩa

    1. Thuận lợi:

      1. Trong vùng nhiệt đới gió mùa được biển Đông cung cấp hơi ẩm làm cho thiên nhiên nóng ẩm khác hẳn với các nước khác cùng vĩ độ. Tính chất này thể hiện ở tất cả các thành phố tự nhiên: khí hậu, đất... Gió mùa làm cho miền Bắc có mùa đông lạnh, bên cạnh các loài cây nhiệt đới còn có các loại cây cận nhiệt ôn đới.

      2. Ở nơi gặp gỡ các của luồng sinh vật làm cho thiên nhiên Việt Nam thêm phong phú, đa dạng.

      3. Do vị trí trung tâm Đông nam Á, Việt Nam dễ dàng quan hệ kinh tế với nhiều nước trên thế giới bằng nhiều loại đường: thủy, hàng không...

      4. Vùng biển giàu tiềm năng cho phép phát triển nhiều ngành kinh tế biển.

      5. Nằm trong khu vực phát triển năng động, Việt Nam có điều kiện thuận lợi trong việc học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.

    2. Khó khăn:

      1. Nằm trong vùng có nhiều thiên tai ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

      2. Biên giới đất liền và biển kéo dài, khó khăn cho an ninh, quốc phòng.

Câu 3 (3,0 điểm)

  • Vì sao nước ta phải thực hiện chính sách phân bố lại dân cư giữa các vùng?

    1. Dân phân bố không đều và chưa hợp lí giữa các vùng

      1. Vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị có mật độ dân số rất cao (d/c)

        1. Mật độ dân cao nhất là đồng bằng sông Hồng (d/c)

      2. Vùng núi, cao nguyên mật độ dân thấp. (d/c)

        1. Mật độ dân số Tây Nguyên, Tây Bắc là thấp nhất (dẫn chứng)

      3. Ngay tại đồng bằng hoặc miền núi mật độ dân cũng khác nhau (d/c)

    2. Phân bố dân có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn (d/c)

    3. Có sự mất cân đối giữa tài nguyên và lao động

      1. Ở đồng bằng đất chật, người đông tài nguyên bị khai thác quá mức, sức ép dân số lớn.

      2. Ở miền núi đất rộng, người thưa tài nguyên bị lãng phí, thiếu lao động

  • Nêu ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta?

    1. Giảm sức ép dân số đối với chất lượng cuộc sống (d/c)

    2. Giảm sức ép dân số đối với phát triển kinh tế, xã hội (d/c)

    3. Giảm sức ép dân số đối với tài nguyên, môi trường (d/c)

  • Giải pháp ở địa phương

    1. Tuyên truyền, vận động thực hiện KHHGĐ đến mọi người dân trong họp dân phố, phụ nữ, thanh niên hoặc loa truyền thanh ...

    2. Dán panô, apphích có nội dung dân số như "Dừng ở 2 con để nuôi dạy cho tốt" hay "Gái hay trai chỉ 2 là đủ"

Câu 4 (3,0 điểm)

* Trình bày về vai trò, tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực chính ở nước ta?



  • Cây lương thực chính ở nước ta là cây lúa

  • Vai trò: Cung cấp lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, tạo việc làm, vv.. .

  • Tình hình sản xuất và phân bố

    1. Lúa gạo là cây lương thực chính, áp dụng nhiều các tiến bộ kĩ thuật nên cơ cấu mùa vụ thay đổi, trình độ thâm canh nâng cao ...

    2. Diện tích dao động (d/c), sản lượng tăng (d/c), năng suất tăng (d/c)

    3. Bình quân sản lượng lúa đầu người tăng liên tục (d/c)

    4. Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

* Chứng minh công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành đa dạng. Kể tên một số ngành công nghiệp chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng?

* Chứng minh công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành đa dạng.



  • Cơ cấu CN theo ngành: Đa dạng có đầy đủ các ngành CN thuộc các lĩnh vực, chia 3 nhóm chính (d/c)

  • Trong cơ cấu ngành CN hiện nay một số ngành CN trọng điểm đã được hình thành (d/c)

* Kể tên một số ngành công nghiệp chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng:

  • CN Vật liệu xây dựng

  • CN nhẹ phát triển: giầy da, may mặc....

  • CN Chế biến lương thực, thực phẩm

  • CN chế biến lâm sản và sản xuất giấy, vv...

Câu 5 (4,0 điểm) Phân tích ý nghĩa của việc phát huy các thế mạnh về kinh tế ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?

  • Ý nghĩa về kinh tế:

    1. Tăng thêm nguồn lực phát triển của vùng và của cả nước, tạo ra động lực mới cho sự phát triển các ngành khai thác, chế biến khoáng sản.

    2. Nâng cao vị thế của vùng tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn.

    3. Khai thác hiệu quả các thế mạnh về: Chế biến khoáng sản, thủy điện, chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu.

    4. Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    5. Cho phép phát triển nông nghiệp hành hóa hiệu quả cao.

  • Về xã hội:

    1. Đây là vùng tập trung các dân tộc ít người, mức sống thấp, kinh tế khó khăn. Việc phát triển kinh tế sẽ tạo ra việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân để từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

    2. Từ đó từng bước xóa dần sự chênh lệch về mức sống giữa giữa người dân miền núi với đồng bằng.

    3. Góp phần hạn chế hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.

  • Về chính trị:

    1. Củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc.

    2. Đây là vùng căn cứ địa cách mạng với nhiều di tích lịch sử, nên việc phát triển kinh tế còn mang ý nghĩa đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn và thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước.

  • Về quốc phòng: Góp phần bảo vệ và giữ vững an ninh biên giới.

Câu 6 (4,0 điểm)

a. Vẽ biểu đồ

- Biểu đồ kết hợp cột chồng và đường là thích hợp nhất:

Biểu đồ diện tích và sản lượng lương thực có hạt của nước ta

(Trường hợp: thiếu tên biểu đồ, chú giải, chỉ tiêu, số liệu tuyệt đối..., mỗi ý trừ 0,25 điểm. Vẽ biểu đồ dạng khác, vẽ sai không tính điểm).

b. Nhận xét từ biểu đồ đã vẽ và giải thích tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong giai đoạn 1995 – 2007.


  • Nhận xét:

    1. Diện tích và sản lượng lương thực đều có xu hướng tăng (diện tích tăng 496 nghìn ha, sản lượng tăng 13834 nghìn tấn).

    2. Diện tích tăng chậm (1,1 lần), không ổn định, còn sản lượng tăng nhanh hơn (1,5 lần) và liên tục.

    3. Sản lượng và cơ cấu lúa từ năm 1993 - 2005 tăng nhanh, từ năm 2005 - 2007 tăng chậm.

  • Giải thích:

    1. Diện tích, sản lượng có xu hương tăng do khai hoang, thâm canh, tăng vụ chuyển đổi mục đích sử dụng.

    2. Sản lượng tăng nhanh chủ yếu do tăng năng suất và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ (tăng diện tích lúa đông xuân và hè thu, giảm diện tích vụ lúa mùa).

ĐỀ SỐ 20
Câu 1: (3 điểm)

a. Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh của Trái Đất là ngày nào? Vì sao? (1 điểm)

b. Trái Đất có mấy chuyển động? Vì sao có hiện tượng các mùa nóng, lạnh khác nhau trên trái đất? (2 điểm)

Câu 2: (3 điểm)

Chứng minh sông ngòi nước ta phản ánh cấu trúc địa hình và nhịp điệu mùa của khí hậu?



Câu 3: (4 điểm)

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15 (Nhà xuất bản Giáo dục năm 2010) và những kiến thức đã học hãy:

a. Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta? Giải thích nguyên nhân làm cho đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước?

b. Vì sao phải phân bố lại dân cư trong cả nước?



Câu 4: (5 điểm)

Cho bảng số liệu sau: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm ở nước ta



Năm

1985

1990

1995

2000

2002

2005

Diện tích (nghìn ha)

5704

6043

6765

7666

7504

7329

Sản lượng (nghìn tấn)

15874

19225

24964

32529

34400

35833

Năng suất (tạ/ha)

27,8

31,8

36,9

42,4

45,8

48,9

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, sản lượng, năng suất lúa cả năm ở nước ta trong thời kỳ 1985 – 2005.

b. Nhận xét và giải thích sự tăng trưởng đó?



Câu 5 (5 điểm)

Nhờ điều kiện thuận lợi gì mà cây chè ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm tỷ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước?



Đáp án

Câu 1 (3 điểm)

a) Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh của Trái Đất là ngày:



  • Ngày 21/3 – Xuân phân, ngày 23/9- Thu phân (0.5 điểm)

  • Hai nửa cầu đều hướng về phía mặt trời và đều nhận được lượng nhiệt, ánh sáng như nhau (0.5 điểm)

b) Trái Đất có mấy chuyển động? Vì sao có hiện tượng các mùa nóng, lạnh khác nhau trên trái đất? (2 điểm)

  • Trái đất có hai chuyển động: Chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời (1 điểm)

  • Khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái Đất có độ nghiêng không đổi và hướng về một phía nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngả về phía mặt trời sinh ra các mùa (1 điểm)

Câu 2 (3 điểm)

  • Mạng lưới sông ngòi phản ánh cấu trúc địa hình:

    1. Địa hình ¾ diện tích là đồi núi nên sông ngòi nước ta mang đặc điểm của sông ngòi miền núi: ngắn, dốc, nhiều thác ghềnh, lòng sông hẹp nước chảy xiết. Ở đồng bằng lòng sông mở rộng nước chảy êm đềm. (0,5 điểm)

    2. Hướng nghiêng địa hình cao ở Tây Bắc thấp dần về Đông Nam nên sông ngòi nước ta chủ yếu chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam: sông Đà, sông Hồng, sông Mã, sông Tiền, sông Hậu... Ngoài ra địa hình nước ta có hướng vòng cung nên sông ngòi nước ta còn chảy theo hướng vòng cung: sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam... (0,5 điểm)

    3. Ở miền Trung do địa hình cao ở phía Tây thấp dần về phía Tây nên sông ngòi chảy theo hướng Tây- Đông: sông Bến Hải, sông Thu Bồn... (0,25 điểm)

    4. Địa hình nước ta bị chia cắt phức tạp, độ dốc lớn vì vậy tốc độ bào mòn nhanh làm cho sông ngòi nước ta bị chia cắt phức tạp, hàm lượng phù sa lớn. (0,25 điểm)

  • Mạng lưới sông ngòi phản ánh nhịp điệu mùa của khí hậu:

    1. Do mưa nhiều, mưa rào tập trung vào một thời gian ngắn làm xói mòn địa hình, tạo ra nhiều sông ngòi. (0,25 điểm)

    2. Khí hậu chia làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô, tuy mùa mưa dài ngắn khác nhau, có sự chênh lệch giữa miền này và miền khác, song mọi nơi đều có mùa lũ và mùa cạn tương phản rõ rệt. Mùa mưa nước sông lớn chiếm 7880% lượng nước cả năm, mùa khô nước cạn chiếm 2022% lượng nước cả năm. (0,25 điểm)

    3. Thời gian mùa mưa giữa các miền trong cả nước có sự khác nhau, vì vậy mùa lũa trên các sông cũng có sự khác biệt. Ở miền Bắc lũ tới sớm từ tháng 6,7,8; miền Trung mưa vào cuối thu đầu đông nên mùa lũ đến muộn tháng 10,11,12; miền Nam lũ vào tháng 9, 10. (0,5 điểm)

    4. Ở miền Bắc chế độ mưa thất thường, mùa hè mưa nhiều, mùa đông mưa ít nên chế độ nước sông thất thường. Ở miền Nam khí hậu cận xích đạo nên chế độ nước sông khá điều hòa. (0,5 điểm)

Câu 3: (4 điểm)

a. Đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta:



  • Dân cư nước ta phân bố không đều (1,đ)

    1. Dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng, ven biển và các đô thị. Dân cư thưa thơt ở các vùng núi và cao nguyên (có dẫn chứng cụ thể).

    2. Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: Dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn: 74%, thành thị: 26% (2003).

    3. Không đều ngay trong một vùng (dẫn chứng)

  • Nguyên nhân làm cho đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước: (1,5đ)

    1. Ngành nông nghiệp thâm canh lúa nước cần nhiều lao động.

    2. Có nhiều trung tâm công nghiệp.

    3. Tập trung nhiều trung tâm khoa học, kĩ thuật, các trường đại học, các trung tâm văn hóa...

    4. Có lịch sử khai thác lâu đời.

    5. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển

b. Phải phân bố lại dân cư trên cả nước vì: (1,5đ)

  • Dân cư phân bố không đều dẫn đến ở đồng bằng đất chật, người đông, thừa lao động, thiếu việc làm... gây sức ép cho xã hội.

  • Trong khi ở miền núi và cao nguyên giàu tài nguyên lại thiếu lao động. Do đó phân bố lại dân cư.

Câu 4: (5 điểm)

a. Vẽ biểu đồ

* Lập bảng số liệu về gia tăng diện tích, sản lượng, năng suất lúa cả năm (lấy năm 1985 = 100%) (1đ)

Đơn vị: %



Năm

1985

1990

1995

2000

2002

2005

Diện tích (nghìn ha)

5704

6043

6765

7666

7504

7329

Sản lượng (nghìn tấn)

15874

19225

24964

32529

34400

35833

Năng suất (tạ/ha)

27,8

31,8

36,9

42,4

45,8

48,9

* Vẽ biểu đồ đường (1,5đ)

  • Vẽ 3 đường thể hiện sự gia tăng diện tích, sản lượng và năng suất lúa cả năm trong thời gian 1985 – 2005.

  • Đảm bảo chính xác, có tên và ký hiệu rõ ràng.

b. Nhận xét

  • Diện tích gieo trồng lúa có sự thay đổi

    1. Giai đoạn 1985 – 2000 có xu hướng tăng (d/c) (0,25đ)

    2. Giai đoạn 2000 – 2005 có xu hướng giảm (d/c) (0,25đ)

  • Nguyên nhân:

    1. Diện tích gieo trồng lúa tăng là do khai hoang, phục hoá mở rộng diện tích đất canh tác và do tăng vụ mở rộng diện tích gieo trồng... (0,25đ)

    2. Diện tích gieo trồng lúa giảm là do sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng và quá trình công nghiệp hoá. (0,25đ)

  • Năng suất lúa tăng mạnh (0,75đ)

    1. Nguyên nhân: là kết quả áp dụng các biện pháp thâm canh (thuỷ lợi, phân bón...) trong đó nổi bật là việc đưa vào các giống mới và thay đổi cơ cấu mùa vụ.

  • Sản lượng lúa cũng tăng nhanh, đặc biệt trong thời kỳ 1990 – 2005 (0,75đ)

    1. Nguyên nhân là kết quả của việc mở rộng diện tích gieo trồng và thâm canh tăng năng suất thì trong đó việc đẩy mạnh thâm canh có ý nghĩa quan trọng nhất.

Câu 5 (5 điểm):

Trung du và miền núi Bắc Bộ có rất nhiều thuận lợi để trồng chè:



  • Diện tích trồng chè chiếm 68,8% diện tích chè cả nước, chiếm 62,1% sản lượng chè cả nước. (0,5đ)

  • Có nhiều thương hiệu chè nổi tiếng như chè Mộc Châu, chè Tuyết, chè Tân Cương (Thái Nguyên), chè San (Hà Giang)...(0,5đ)

  • Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho cây chè (Khí hậu cận nhiệt). (0,5đ)

  • Đất feralit diện tích rộng. (0,5đ)

  • Sinh vật: có nhiều chè như chè san, chè đắng, chè tuyết.... (0,5đ)

  • Dân cư: có nhiều kinh nghiệm trồng và thu hoạch chế biến chè. (0,5đ)

  • Cơ sở vật chất-kĩ thuật phục vụ chế biến chè ngày càng hiện đại. (0,5đ)

  • Nhà nước quan tâm khuyến khích trồng chè đặc biệt là khuyến khích đồng bào dân tộc ít người nhằm tạo nguồn thu nhập. (0,5đ)

  • Thị trường tiêu thụ rộng lớn: (1đ)

    1. Trong nước: là thức uống truyền thống

    2. Thế giới: chè là thức uống ưa chuộng của nhiều nước như Nhật Bản, các nước Tây Nam Á, các nước liên minh châu Âu (EU)

ĐỀ SỐ 21
Каталог: data -> file -> 2015 -> Thang12
Thang12 -> Đề thi Violympic Toán lớp 5 vòng 8 năm 2015 2016 Bài 1: Đi tìm kho báu
Thang12 -> I. Mục tiêu: Biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (Chia hết và chia có dư). Củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của một số. II. Lên lớp
Thang12 -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Revision Tests for English First Term Test 10 with Answers A. Pronunciation
Thang12 -> Xem vận thế cuối năm của 12 con giáp
Thang12 -> Lời bài hát: Như ngày hôm qua Sơn Tùng
Thang12 -> Thpt phan ngọc hiểN ĐỀ kiểm tra học kì I năm họC 2015- 2016
Thang12 -> TÓm tắt các công việc kế toán cần làm từ tháng 12/2015 ĐẾN 03/2016
Thang12 -> Mẫu cc01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/tt-bca ngày 15/12/2015
Thang12 -> LỚP : 5 tên hs bài kiểm tra học kì I – khốI 5

tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương