Câu 1 (4 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy cho biết: Phần đất liền nước ta tiếp giáp với các quốc gia và các cửa khẩu nào? Tại sao nói: "Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam"? Câu 2



tải về 0.87 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.87 Mb.
#16116
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Câu 1 (2.0 điểm)

Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?



Câu 2 (2.0 điểm)

Tính chất đa dạng, thất thường của khí hậu nước ta thể hiện như thế nào? Giải thích vì sao khí hậu nước ta có tính chất trên.



Câu 3 (4.0 điểm)

a. Trình bày đặc điểm sử dụng lao động ở nước ta.

b. Phương hướng giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay.

Câu 4 (3.0 điểm)

Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:

a. Kể tên các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện đã xây dựng ở nước ta.

b. Cho biết tài nguyên thiên nhiên của nước ta có những thuận lợi gì để phát triển ngành công nghiệp điện lực.



Câu 5 (3.0 điểm)

Nêu những thành tựu đạt được về kinh tế trong thời kỳ đổi mới ở nước ta. Trong những thành tựu đó nội dung nào là nét đặc trưng của quá trình đổi mới? Trình bày nội dung đó.



Câu 6 (6.0 điểm)

Cho bảng bảng số liệu sau:



Diện tích và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1990-2003

Năm

Diện tích lúa cả năm

(nghìn ha)



Sản lượng lúa (nghìn tấn)

Cả năm

Chia ra

Vụ đông xuân

Vụ hè thu

Vụ mùa

1990

6042,8

19225,1

7865,6

4090,5

7269,0

1995

6765,6

24963,7

10736,6

6500,8

7726,3

2000

7666,3

32529,5

15571,2

8625,0

8333,3

2003

7449,3

34518,6

16822,9

9390,0

8305,7

a, Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta trong thời gian trên.

b, Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy rút ra những nhận xét cần thiết và giải thích.



Đáp án

Câu 1 (2.0 điểm)

  • Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục của Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và hướng về một phía nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên ngả gần và chếch xa Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm.

  • Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Lúc đó là mùa nóng của nửa cầu đó.

  • Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó.

Câu 2 (2.0 điểm)

* Tính chất đa dạng của khí hậu nước ta:



  • Khí hậu nhiệt đới gió mùa nước ta không thuần nhất trên toàn quốc mà phân hoá mạnh mẽ theo thời gian và không gian hình thành nên các miền và các khu vực khí hậu khác nhau rõ rệt :

    1. Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 160 B) trở ra

    2. Miền khí hậu phía nam từ dãy Bạch Mã trở vào

    3. Khu vực đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ trung bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn đến Mũi Dinh

    4. Khí hậu biển Đông Việt Nam

* Tính chất thất thường của khí hậu nước ta:

  • Khí hậu Việt Nam rất thất thường, biến động mạnh: năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm hạn hán, năm nhiều bão, năm ít bão...

* Giải thích:

  • Do vị trí địa lý và lãnh thổ (nằm ở đông nam châu Á và kéo dài theo vĩ tuyến)

  • Địa hình đa dạng (độ cao và hướng của các dãy núi lớn), gió mùa.

Câu 3 (4.0 điểm)

a. Đặc điểm sử dụng lao động ở nước ta



  • Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế - xã hội của đất nước, số lao động có việc làm ngày càng tăng. Trong giai đoạn 1991 - 2003 số lao động hoạt động trong ngành kinh tế tăng từ 30,1 triệu người lên 41,3 triệu người.

  • Cơ cấu sử dụng lao động nước ta phân theo ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực.

  • Tỉ lệ lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm (dẫn chứng). Tuy nhiên, lao động khu vực này vẫn còn chiếm tỉ lệ cao.

    1. Tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ tăng (dẫn chứng)

    2. Tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng tăng (dẫn chứng).

    3. Tỉ lệ lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm (dẫn chứng)

=> Sự chuyển dịch trên phù hợp với quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên sự chuyển dịch trên còn chậm.

b. Phương hướng giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay



  • Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng và thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

  • Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất ở nông thôn (nghề truyền thống, thủ công nghiệp...), phát triển công nghiệp-xây dựng và dịch vụ ỏ thành thị.

  • Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

  • Mở rộng đa dạng các loại hình đào tạo hướng nghiệp dạy nghề.

  • Có chính sách xuất khẩu lao động hợp lý.

Câu 4 (3.0 điểm)

a. Kể tên các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện đã xây dựng ở nước ta.



  • Các nhà máy nhiệt điện: Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình, Thủ Đức, Phú Mỹ, Bà Rịa, Trà Nóc, Cà Mau

  • Các nhà máy thủy điện được xay dựng ở nước ta: Thác Bà, Hòa Bình, Y-a-ly, Đa Nhim, Trị An, Thác Mơ, Cần Đơn...

(Lưu ý: HS kể được 4 nhà máy thủy điện và nhiêt điện trở lên cho điểm tối đa)

b. Tài nguyên thiên nhiên của nước ta có những thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp điện lực (nhiệt điện và thủy điện)



  • Nguồn nhiên liệu dồi dào thuận lợi cho việc phát triển nhiệt điện

    1. Than: Than antraxit có trữ lượng lớn, nhiệt lượng cao ở Quảng Ninh, than nâu ở Đồng bằng sông Hồng, than bùn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

    2. Dầu khí: trữ lượng lớn, tập trung ở các bể trầm tích tại thềm lục địa và đồng bằng châu thổ.

  • Tiềm năng thủy điện lớn

    1. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước, các sông có lượng nước dồi dào, độ dốc lớn thuận lợi cho việc phát triển thủy điện. Các vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Đồng Nai.

  • Các nguồn năng lượng khác: mặt trời, sức gió...

Câu 5 (3.0 điểm)

* Những thành tựu đạt được về kinh tế trong thời kỳ đổi mới



  • Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc, tốc độ tăng trưởng khá cao và khá ổn định.

  • Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

  • Sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đang thúc đẩy hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài.

  • Từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

* Nội dung được coi là nét đặc trưng của quá trình đổi mới:

  • Là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện ở 3 mặt chủ yếu:

  • Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỷ trọng ở khu vực nông- lâm - ngư nghiệp, tăng tỷ trọng ở khu vực công nghiệp - xây dựng; khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhưng còn nhiều biến động.

  • Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế năng động (d/c các vùng chuyên canh nông nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm).

  • Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

Câu 6 (6.0 điểm)

a. Vẽ biểu đồ:



  • Biểu đồ kết hợp đường (diện tích) và cột chồng (sản lượng). Các dạng biểu đồ khác không cho điểm.

  • Biểu đố phải đảm bảo tính chính xác, trực quan (chia khoảng cách năm), có ký hiệu, có chú thích, tên biểu đồ.

* Lưu ý: nếu thiếu một trong các yêu cầu trên thì trừ điểm (0,25đ)

b. Nhận xét và giải thích:



  • Diện tích và sản lượng lúa nước ta thời kỳ 1990-2003 có xu hướng tăng:

  • Diện tích lúa tăng nhưng không ổn định:

    1. Từ năm 1990 đến năm 2000 tăng (d/c) vì khai hoang phục hoá, mở rộng diện tích đất canh tác và do tăng vụ (chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long)

    2. Từ năm 2000 đến năm 2003 giảm (d/c) vì một phần đất nông nghiệp bị chuyển sang đất chuyên dùng, thổ cư (Đb sông Hồng )

  • Sản lượng: Liên tục tăng (d/c) chủ yếu do thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

  • Về mùa vụ:

    1. Vụ đông xuân đóng vai trò chủ đạo, liên tục tăng. Do năng xuất cao nhất và trở thành vụ chính.

    2. Vụ hè thu liên tục tăng và được đưa vào trồng đại trà.

    3. Vụ mùa: Có năng xuất lúa thấp hơn so với 2 vụ trên.

ĐỀ SỐ 13
Câu 1: (2,25đ) Cho biết những nơi nào trên Trái Đất:

  • Có độ dài ngày đêm luôn bằng nhau?

  • Mỗi năm có 1 ngày có ngày dài 13 giờ 30 phút và 1 ngày có đêm dài 13 giờ 30phút? Đó là những ngày nào?

  • Mỗi năm có 1 ngày là gày dài 24 giờ và 1 ngày là đêm dài 24 giờ? Đó là những ngày nào?

  • Có ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài suốt 6 tháng?

Câu 2: (1,5đ) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày các nhân tố chủ yếu làm cho khí hậu nước ta đa dạng, thất thường?

Câu 3: (3,75đ) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

a) Hãy kể tên các nhà máy thuỷ điện thuộc miền Bắc, Tây Nguyên và nhiệt điện thuộc miền Bắc và Đông Nam Bộ của nước ta?

b) Hãy nêu thế mạnh tự nhiên đối với việc phát triển ngành điện lực nước ta?

c) Cho biết ý nghĩa của việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La?



Câu 4: (5,5đ) Cho biết những mặt mạnh và những mặt tồn tại của nguồn lao động nước ta? Vì sao việc làm là vấn đề gay gắt của nước ta giai đoạn hiện nay? Nêu hướng giải quyết?

Câu 5: (6,5đ) Cho bảng số liệu sau:

Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (nghìn ha)





1990

2002

Tổng số

9040,0

12831,4

Cây lương thực

6474,6

8320,3

Cây công nghiệp

1199,3

2337,3

Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác

1366,1

2173,8

a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây.

b) Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ,hãy nhận xét sự thay đổi qui mô diện tích và tỉ trọng gieo trồng của các nhóm cây.

c) So sánh sự khác nhau về điều kiện phát triển cây lương thực giữa đồng bằng sồng Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.



Đáp án

Câu 1:

Trên Trái Đất:

Xích đạo là nơi có độ dài ngày và đêm luôn bằng nhau. (0,25đ)

Chí tuyến Bắc (23o27'B) và chí tuyến Nam (23o27'N) là những nơi mỗi năm có 1 ngày có ngày dài 13 giờ 30 phút và 1 ngày có đêm dài 13 giờ 30 phút (0,25đ)



  • Ở chí tuyến Bắc đó là ngày Hạ chí (22/6) và Đông chí (22/12). Hạ chí ngày dài 13 giờ 30 phút và Đông chí đêm dài 13 giờ 30 phút. (0,25đ)

  • Chí tuyến Nam,đó là ngày Đông chí (22/12) và ngày Hạ chí (22/6). Đông chí ngày dài 13 giờ 30 phút và Hạ chí đêm dài 13 giờ 30 phút. (0,25đ)

Vòng cực Bắc (66o33'B) và vòng cực Nam (66o33'N) là những nơi trên Trái Đất mỗi năm có 1 ngày dài 24 giờ (ngày địa cực) và 1 ngày là đêm dài 24 giờ (đêm địa cực). (0,25đ)

  • Vòng cực Bắc là ngày Hạ chí (22/6)và Đông chí (22/12) (0,25đ)

  • Ở vòng cực Nam là ngày Đông chí (22/12) và ngày Hạ chí (22/6). (0,25đ)

Cực Bắc và Cực Nam là 2 nơi có ngày dài 24 giờ kéo dài 6 tháng sau đó là đêm dài 24 giờ kéo dài 6 tháng. Ở 2 cực hiện tượng này diễn ra trái ngược nhau hoàn toàn. (0,5đ)

Câu 2: Các nhân tố chủ yếu làm cho khí hậu nước ta đa dạng, thất thường:

  • Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ: tạo ra tính chất khí hậu cơ bản của nước ta là nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hoá sâu sắc theo chiều Bắc – Nam. (0,5đ)

  • Địa hình đồi núi và hướng sườn tạo ra sự phân hoá khí hậu theo đai cao (tạo cho nước ta bên cạnh hậu nhiệt đới cơ bản còn có khí hậu cận nhiệt và ôn đới núi cao); đồng thời hình thành mộtsố khí hậu mang tính chất địa phương. (0,5đ)

  • Tính chất mùa và biến động khí hậu (năm rét sớm, năm rét muộn; năm mưa nhiều, năm khô hạn;....). (0,25đ)

  • Nhiễu loạn khí tượng và tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu (bão, hạn hán, EnNinô, LaNina,.....) (0,25đ)

Câu 3:

a) Các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện của nước ta:

Các nhà máy thuỷ điện: (0,5đ)


  • Miền Bắc có: Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Nậm Mu.

  • Tây Nguyên có: Xa Xan, Xê Xan3, Xê Xan3A, Đrây Hling.

Các nhà máy nhiệt điện: (0,5đ)

  • Miền Bắc có: Uông Bí, Phả Lại, Na Dương, Ninh Bình.

  • Đông Nam Bộ có: Phú Mĩ, Thủ Đức, Bà Rịa.

b) Thế mạnh tự nhiên đối với việc phát triển điện lực nước ta

Công nghiệp sản xuất điện của nước ta hiện nay chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên than, dầu khí và nguồn thuỷ năng. (0,75đ)



  • Than đá: Than nước ta chủ yếu là than Antraxít, tập trung ở Đông Bắc, sản lượng khai thác năm 2007 đạt 42,5 triệu tấn như bể than ở Quảng Ninh. (0,25đ)

  • Dầu khí: hiện nay nước ta đang tập trung khai thác tại các mỏ ở thềm lục địa phía Nam như Lan Tây, Cái Nước, Rồng, Bạch Hổ. Sản lượng khai thác đạt 15,9 triệu tấn năm 2007. (0,25đ)

  • Nguồn thuỷ năng: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hệ thống sông có trữ lượng thuỷ năng cao như sông Đà, sông XêXan, sông Đồng Nai, sông Ba,... (0,25đ)

Các nguồn năng lượng khác (gió, thuỷ triều, năng lượng Mặt Trời,.... (0,25đ)

c) Ý nghĩa của việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La:



  • Đây là công trình thủy điện lớn nhất nước ta được xây dựng trên sông Đà với công suất thiết kế 2.400MW và cũng là thuỷ điện lớn nhất khu vực Đông Nam Á. (0,25đ)

  • Thuỷ điện Sơn La góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động lớn tại tỉnh Sơn La, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, dịch vụ phục vụ cán bộ công nhân công trường thuỷ điện. (0,25đ)

  • Thuỷ điện Sơn La hoàn thành góp phần giải quyết bài toán thiếu điện nghiêm trọng của nước ta hiện nay; đảm bảo điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. (0,25đ)

  • Giúp giảm bớt áp lực về điều tiết lũ về mùa mưa; bảo vệ thuỷ điện Hoà Bình; dự trữ nước vào mùa khô cho vùng Tây Bắc và đồng bằng sông Hồng. (0,25đ)

Câu 4:

* Những mặt mạnh của nguồn lao động nước ta:



  • Có nguồn lao động dồi dào. Bình quân mỗi năm nước ta có thêm hơn một triệu lao động. (0,25đ)

  • Người lao động Việt Nam cần cù, khéo tay, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (0,25đ)

  • Khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh. (0,25đ)

  • Đội ngũ lao động kĩ thuật ngày càng tăng: hiện lao động kĩ thuật có khoảng 5 triệu người (chiếm 13% lao động). Số lao động trình độ kĩ thuật khoảng 23%. (0,25đ)

* Những mặt tồn tại:

  • Thiếu tác phong công nghiệp; kỉ luật lao động chưa cao. (0,25đ)

  • Đội ngũ cán bộ KHKT và công nhân có tay nghề còn ít. (0,25đ)

  • Hạn chế về thể lực. (0,25đ)

  • Lực lượng lao động phân bố không đều, tập trung ở đồng bằng. Đặc biệt lao động kĩ thuật tập trung ở các thành phố lớn đến thiếu việc làm ở đồng bằng; thất nghiệp ở các thành phố lớn trong khi miền núi trung du lại thiếu lao động. (0,25đ)

  • Năng suất lao động thấp. Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, lao động nông nghiêp còn chiếm ưu thế. (0,25đ)

* Việc làm đang là vấn đề KT- XH gay gắt ở nước ta hiện nay vì:

Nguồn lao động còn dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo nên sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm của nước ta giai đoạn hiện nay. (0,25đ)



  • Ở nông thôn: Do tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển của các ngành còn hạn chế nên tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 23% năm 2003. (0,5đ)

  • Ở thành thị: tỉ lệ thất nghiệp cao khoảng 6% trong khi lại thiếu lao động có trình độ kĩ thuật ở các ngành công nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật. (0,5đ)

* Hướng giải quyết:

  • Đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá gia đình. (0,25đ)

  • Phân bố lại dân cư và lao động (chuyển từ đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung đến Tây Bắc và Tây Nguyên). (0,25đ)

  • Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. (0,25đ)

  • - Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, hoạt động dạy nghề. (0,25đ)

  • Lập các trung tâm giới thiệu việc làm, đẩy mạnh hướng nghiệp ở các trường phổ thông. (0,25đ)

  • Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế nông thôn. (0,25đ)

  • Mở rộng các trung tâm công nghiệp, xây dựng các công nghiệp mới. (0,25đ)

  • Phát triển các hoạt động dịch vụ. Chú ý các hoạt động công nghiệp vừa và nhỏ để thu hút lao động. (0,25đ)

Câu 5:

a) Vẽ biểu đồ



  • Xử lí số liệu ra %.

  • Tính bán kính hình tròn: R1990=2cm; R2002=2,4cm

  • Vẽ biểu đồ

Yêu cầu: chính xác, có tên, chú giải, số liệu, hình thức đẹp.

b) Nhận xét:

Qui mô diện tích các nhóm cây từ 1990-2002 tăng từ 9040,0 nghìn ha lên 12831,4 nghìn ha, tăng thêm 3791,4 nghìn ha. Trong đó:


  • Cây lương thực tăng thêm 1845,7 nghìn ha.

  • Cây công nghiệp tăng thêm 1138 nghìn ha.

  • Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác tăng thêm 807,7 nghìn ha.

Tỉ trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây từ 1990-2002 có sự thayđổi:

  • Tỉ trọng cây lương thực giảm 7%

  • Tỉ trọng cây công nghiệp tăng 5%

  • Tỉ trọng cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác tăng 2%

c) Sự khác nhau về điều kiện phát triển cây lương thực giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long:

Đặc điểm

Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Cửu Long

Đất đai (0,5đ)

Đất phù sa màu mỡ, diện tích nhỏ, có đê bao bọc

Đất phù sa màu mỡ, nhất là dải đất ven sông Tiền và sông Hậu, diện tích lớn, không có đê bao bọc.

Khí hậu (0,5đ)

Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.

Cận xích đạo, nóng quanh năm với 2 mùa mưa và khô.

Nguồn nước (0,5đ)

Hệ thống sông ngòi dày đặc, lớn nhất là hệ thống sông Hồng –Thái Bình.

Hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, lớn nhất là hệ thống sông Tiền và sông Hậu

Dân cư, lao động (0,5đ)

Có nguồn lao động đông, nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật, kinh nghiệm sản xuất cao.

Có nguồn lao động ít hơn,chất lượng lao động và kinh nghiệm sản xuất thấp hơn.

Cơ sở vật chất kỹ thuật (0,5đ)

Nhìn chung tốt hơn, mật độ dày đặc.

Thưa hơn và chất lượng kém hơn.

ĐỀ SỐ 14
Câu 1: (3 đ) Cho biết các địa phương trên Trái Đất vào ngày nào có ngày và đêm dài bằng nhau? Giải thích?

Một trận bóng đá World được truyền hình trực tiếp tại Việt Nam vào 21 giờ ngày 11 tháng 6 năm 2014. Hỏi ở Ấn Độ muốn xem trực tiếp trận bóng đá đó thì phải xem vào lúc mấy giờ vào ngày nào? Biết ở Việt Nam nằm ở vĩ độ 105o Đ, ở Ấn Độ nằm ở vĩ độ 75oĐ.

Câu 2 (3đ): Cho biết đặc điểm chung của sông ngòi nước ta? Giải thích nguyên nhân?

Câu 3 (4đ): Tại sao nói vấn đề việc làm trở nên gay găt ở nước ta trong giai đoạn hiện nay? Để giải quyết vấn đề việc làm cần phải có những giải pháp nào?

Câu 4 (5đ): Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam em hãy cho biết:

Vùng Bắc Trung Bộ có các trung tâm kinh tế nào? Nêu chức năng và các ngành công nghiệp chính của từng trung tâm? Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ?



Câu 5 (5đ). Cho bảng số liệu:

Số dân và sản lượng lúa cả nước của nước ta qua các năm.



Năm

1982

1986

1990

1995

1998

2002

Số dân (triệu người)

56.2

61.2

66

72

75.5

79.7

Sản lượng lúa (triệu tấn)

14.4

16

19.2

25

19.1

34.4

a. Tính sản lượng lúa bình quân trên đầu người qua từng năm (kg/người/năm)

b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ gia tăng số dân, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân trên đầu người qua các năm.

c. Nhận xét và giải thích sự gia tăng đó.


Каталог: data -> file -> 2015 -> Thang12
Thang12 -> Đề thi Violympic Toán lớp 5 vòng 8 năm 2015 2016 Bài 1: Đi tìm kho báu
Thang12 -> I. Mục tiêu: Biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (Chia hết và chia có dư). Củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của một số. II. Lên lớp
Thang12 -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Revision Tests for English First Term Test 10 with Answers A. Pronunciation
Thang12 -> Xem vận thế cuối năm của 12 con giáp
Thang12 -> Lời bài hát: Như ngày hôm qua Sơn Tùng
Thang12 -> Thpt phan ngọc hiểN ĐỀ kiểm tra học kì I năm họC 2015- 2016
Thang12 -> TÓm tắt các công việc kế toán cần làm từ tháng 12/2015 ĐẾN 03/2016
Thang12 -> Mẫu cc01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/tt-bca ngày 15/12/2015
Thang12 -> LỚP : 5 tên hs bài kiểm tra học kì I – khốI 5

tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương