Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhất the first securities joint stock company


tháng, giải ngân vốn vay 2,244 triệu USD



tải về 0.51 Mb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích0.51 Mb.
#34431
1   2   3

8 tháng, giải ngân vốn vay 2,244 triệu USD


Riêng tháng 8, giá trị giải ngân vốn vay nước ngoài là 5.012 tỷ đồng.

Theo Bộ Tài chính, 8 tháng năm 2016, cơ quan này đã đàm phán, ký kết 28 Hiệp định vay với tổng trị giá quy đổi khoảng 4,8 tỷ USD, trong đó chủ yếu vay từ các nhà tài trợ lớn (như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á và Nhật Bản).

Giá trị giải ngân vốn vay nước ngoài của tháng 8-2016 đạt khoảng 5.012 tỷ đồng. Lũy kế đến 20-8-2016 đã giải ngân khoảng 2,244 triệu USD, đạt 48% so với kế hoạch cả năm.

Cũng trong tháng 8, tổng trị giá trả nợ của Chính phủ là 2.359 tỷ đồng. Như vậy, đến hết 25-8, giá trị chi trả nợ là 162.992 tỷ đồng, trong đó, trả nợ trong nước là 132.433 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài là 30.559 tỷ đồng. Việc trả nợ được thực hiện đúng hạn, kịp thời, đảm bảo theo đúng cam kết đối với nhà tài trợ.

Để tăng cường huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, tháng 8, Bộ Tài chính cũng đã phát hành 22,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ kỳ hạn từ 5 năm trở lên. Đồng thời, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án trái phiếu hóa các khoản vay Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nhằm thống nhất quản lý các khoản vay từ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, giảm tỷ trọng nắm giữ trái phiếu Chính phủ của khối ngân hàng thương mại và kéo dài kỳ hạn bình quân trái phiếu Chính phủ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Tám ước tính đạt 292,8 nghìn tỷ đồng

Trong tháng Tám, do ảnh hưởng của mưa bão, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi phía Bắc và miền Trung cùng với tâm lý hạn chế chi tiêu, mua sắm trong “tháng Ngâu” nên hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch, lưu trú, ăn uống có xu hướng giảm so với tháng trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Tám ước tính đạt 292,8 nghìn tỷ đồng, giảm0,3% so với tháng trước và tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 223,6 nghìn tỷ đồng, tăng 0,6% và tăng 9,5%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 33,8 nghìn tỷ đồng, giảm 4% và tăng 4,6%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 3 nghìn tỷ đồng, giảm 5,4% và tăng 0,5%; doanh thu dịch vụ khác đạt 32,4 nghìn tỷ đồng, giảm 2% và tăng 9,2%.

Tính chung 8 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 2307,7 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3% (thấp hơn mức tăng 10,5% cùng kỳ năm 2015), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,3% (cùng kỳ năm 2015 tăng 9,2%). Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 8 tháng ước tính đạt 1758,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,2% tổng mức và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số ngành hàng tăng khá: Lương thực, thực phẩm tăng 14%; may mặc tăng 11,9%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 11,1%; phương tiện đi lại tăng 7,5%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 3,5%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 8 tháng ước tính đạt 263,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,4% tổng mức và tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu của Hà Nội tăng 4,7%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 5,3%; Đà Nẵng tăng 9,2%; Lâm Đồng và Thừa Thiên - Huế tăng 9,4%; Thái Nguyên giảm 4,9%; Thái Bình giảm 0,4%; Hưng Yên giảm 0,5%.  

Doanh thu du lịch lữ hành 8 tháng năm nay ước tính đạt 21,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu du lịch lữ hành của Hà Nội tăng 9,2%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 4,8%; Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 13%; Long An tăng 10,6%; Trà Vinh tăng 8,8%; Bình Thuận tăng 8,7%; Thái Bình giảm 0,7%; Bến Tre giảm 1,2%; Hải Dương giảm 1,7%; Tây Ninh giảm 2,3%.

Doanh thu dịch vụ khác 8 tháng ước tính đạt 264,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,5% tổng mức và tăng 9% so với cùng kỳ năm 2015. Một số địa phương có doanh thu tăng khá: Khánh Hòa tăng 14,8%; Đà Nẵng tăng 12,8%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 10,4%, Hà Nội tăng 5,5%.

Từ 1/3/2017, tổ chức Tổng điều tra kinh tế


Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định1672/QĐ-TTg tổ chức Tổng điều tra kinh tế năm 2017.

Cụ thể, tiến hành Tổng điều tra kinh tế năm 2017 (Tổng điều tra) trên phạm vi cả nước nhằm thu thập thông tin cơ bản về các cơ sở kinh tế (trừ các cơ sở cá thể hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp và thuỷ sản đã thu thập trong Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016), cơ quan hành chính, Đảng, đoàn thể, hiệp hội, đơn vị sự nghiệp, các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam, phục vụ việc đánh giá toàn diện thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, làm cơ sở đánh giá tình hình, xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.

Tổng điều tra được tiến hành theo hai giai đoạn, giai đoạn 1 thực hiện thu thập thông tin về các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc khối doanh nghiệp; các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài; cơ quan hành chính, Đảng, đoàn thể, hiệp hội, đơn vị sự nghiệp; tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam; cơ sở trực thuộc của các tổ chức trên. Thời gian thu thập thông tin từ ngày 1/3- 30/5/2017.

Giai đoạn 2 thực hiện thu thập thông tin về cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản. Thời gian thu thập thông tin từ ngày 1-30/7/2017.

Số liệu sơ bộ công bố vào tháng 12/2017. Kết quả chính thức công bố vào quý III/2018.

Nội dung Tổng điều tra gồm 6 nhóm thông tin: 1- Thông tin chung về cơ sở; 2- Thông tin về lao động và thu nhập của người lao động; 3- Thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; 4- Thông tin về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin; 5- Thông tin về tình hình tiếp cận các nguồn vốn của doanh nghiệp; 6- Thông tin chuyên đề về doanh nghiệp.

Trong đó, thông tin chung về cơ sở gồm: Thông tin định danh của cơ sở; ngành hoạt động sản xuất kinh doanh; loại hình cơ sở: Loại hình doanh nghiệp, cơ quan hành chính, Đảng, đoàn thể, hiệp hội, đơn vị sự nghiệp, cơ sở trực thuộc của các tổ chức trên; cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam.

Thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh gồm: Tài sản, nguồn vốn, kết quả, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh; thuế và các khoản nộp ngân sách; vốn đầu tư thực hiện; tiêu dùng năng lượng; tình hình sử dụng công nghệ trong các doanh nghiệp; hoạt động nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ; các chỉ tiêu thống kê chuyên ngành trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam.

Thông tin về tình hình tiếp cận các nguồn vốn của doanh nghiệp gồm: Mục tiêu, kết quả tiếp cận và lý do bị từ chối tiếp cận các nguồn vốn.

Kinh Tế Thế Giới

Thị trường chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ giảm điểm phiên giao dịch cuối cùng của tháng 8 khi nhóm cổ phiếu năng lượng lao dốc theo giá dầu và S&P 500 chứng kiến tháng sụt giảm đầu tiền kể từ tháng 2/2016

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư ngày 31/8, chỉ số Dow Jones hạ 53.42 điểm (-0.29%) xuống 18,400.88 điểm, chỉ số S&P 500 mất 5.17 điểm (-0.24%) còn 2,170.95 điểm và chỉ số Nasdaq Composite lùi 9.77 điểm (-0.19%) xuống 5,213.22 điểm.

Lĩnh vực năng lượng thuộc S&P 500 lùi 1.4% vào ngày thứ Tư, mức lao dốc mạnh nhất trong 3 tuần, khi giá dầu sụt hơn 3%.

Dữ liệu kinh tế Mỹ cho thấy lĩnh vực tư nhân tạo thêm 177,000 việc làm trong tháng 8/2016, trùng khớp với các dự báo, qua đó chỉ ra nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng đủ mạnh để hứng chịu một đợt nâng lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Chính dữ liệu kinh tế lạc quan và nhận định từ các quan chức Fed đã gia tăng kỳ vọng cơ quan này sẽ nâng lãi suất ít nhất một lần trong năm 2016. Điều này đã làm nhà đầu tư xa lánh các lĩnh vực phòng thủ, có lợi suất cao và chuyển sang các nhóm cổ phiếu theo chu kỳ như cổ phiếu công nghiệp và công nghệ.

Trong tháng qua, Dow Jones hạ 0.2%, S&P 500 lùi 0.1% trong khi Nasdaq Composite tăng 1%.

Chứng khoán Châu Âu

Tương tự chứng khoán Mỹ, chứng khoán châu Âu cũng điều chỉnh trở lại trong phiên thứ Tư sau phiên tăng tốt trước đó do lo ngại về khả năng Fed tăng lãi suất và ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu năng lượng khi giá dầu thô lao dốc. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu ngân hàng, đà giảm điểm của các chỉ số chính của khu vực được hãm bớt.

Phiên giảm điểm trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng chỉ lấy bớt đi số điểm dương có được trong tháng 8 của các chỉ số chính khu vực.

Kết thúc phiên 31/8, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 35,15 điểm (-0,52%), xuống 6.785,64 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 48,43 điểm (-0,45%), xuống 10.609,24 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 7,73 điểm (-0,17%), xuống 4.449,76 điểm.

Trong tháng 8, chỉ số FTSE tăng 0,91%, chỉ số DAX tăng 2,63% và chỉ số CAC40 tăng  0,22%.

Chứng khoán châu Á

Trên thị trường chứng khoán châu Á, việc khả năng Fed tăng lãi suất cao dần đã khiến đồng USD tăng mạnh so với đồng yên, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản được hưởng lợi. Qua đó, kéo chứng khoán Nhật Bản hồi phục mạnh trở lại trong phiên cuối cùng của tháng sau phiên điều chỉnh trước đó. Phiên tăng điểm này đã củng cố thêm đà tăng của Nikkei 225 trong tháng 8.

Chứng khoán Trung Quốc đại lục duy trì đà tăng trong phiên cuối tháng, nới rộng thêm đà tăng trong tháng 8.

Trong khi đó, dù điều chỉnh trở lại sau phiên tăng mạnh trước đó, nhưng chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông cũng đang dao động quanh mức cao nhất 10 tháng và có tháng tăng điểm ấn tượng.

Kết thúc phiên 31/8, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 162,04 điểm (+0,97%), lên 16.887,40 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 39,23 điểm (-0,17%), xuống 22.976,88 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tăng 10,81 điểm (+0,35%), lên 3.085,48 điểm.

Trong tháng 8, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,92%, chỉ số Hang Seng tăng 4,96% và chỉ số Shanghai Composite cũng có thêm 3,56%.

Thị trường hàng hoá nguyên liệu thế giới tháng 8/2016

Thị trường hàng hoá thế giới vừa trải qua một tháng nhiều biến động do ảnh hưởng bởi những yếu tố chính sau: Cuộc họp chính sách tháng 8 của Fed, kế hoạch họp bàn đóng băng sản lượng của OPEC, báo cáo tháng 8 của USDA về cung-cầu ngũ cốc và hạt có dầu…Nhiều kỷ lục giá đã được xác lập. Giá kẽm lên mức cao nhất 15 tháng, trong khi lúa mì xuống thấp nhất gần một thập kỷ.

Thị trường hàng hoá đã có sự tăng trưởng mạnh trong thời gian qua do kinh tế Trung Quốc đi vào ổn định cùng với những chính sách hỗ trợ tăng trưởng. Ngân hàng thế giới dự báo hàng hoá sẽ tiếp tục tăng giá vào năm tới sau khi đã chạm đáy chu kỳ và Citigroup cũng đồng ý với nhận định này khi cho rằng chu kỳ tăng giá của nguyên liệu thô sẽ không chấm dứt cho đến năm 2017. 

Vàng: Giảm

Giá vàng thế giới mở cửa phiên giao dịch đầu tháng 8 ở mức giá 1,350.3 USD/ounce và tăng lên mức trên 1,360 USD/ounce. Tuy nhiên các phiên sau đó, giá vàng tiếp diễn theo xu hướng đi xuống trước các tin đồn đoán Fed có thể nâng lãi suất ngay trong tháng 9 và sự đi lên của đồng USD.



Giá vàng phiên 31/8 bắt đáy 2 tháng sau số liệu việc làm Mỹ tốt hơn dự báo, tăng đồn đoán Fed sẽ nâng lãi suất, USD lên cao nhất 3 tuần.

Giá vàng giao ngay giảm xuống 1.304,91 USD/ounce, thấp nhất kể từ 24/6, một ngày sau sự kiện Brexit. Lúc 14h47 giờ New York (1h47 sáng ngày 1/9 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.308,01 USD/ounce, sau khi đà tăng của USD chững lại.

Giá vàng giao tháng 12/2016 trên sàn Comex giảm 0,4% xuống 1.311,4 USD/ounce, thấp nhất kể từ 23/6. Cả tháng 8, giá vàng kỳ hạn giảm 3,2%.

Cuối tuần trước, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen nói khả năng tăng lãi suất gia tăng, mặc dù không nói rõ về thời điểm thực hiện điều này. Trong một cuộc phỏng vấn ngày 30/8, Phó Chủ tịch Fed Stanley Fischer cho rằng thị trường lao động Mỹ gần như đã đạt đến ngưỡng tối đa hóa việc làm và tốc độ tăng lãi suất sẽ phụ thuộc vào các số liệu kinh tế.

Giá vàng đặc biệt nhạy cảm với việc tăng lãi suất tại Mỹ, bởi điều này làm tăng chi phí cơ hội cho việc nắm giữ vàng, tài sản không sinh lời, trong khi làm tăng giá USD, đồng tiền mà vàng được định giá theo.

Đồng: Giảm

Đầu tháng 8, giá đồng có tuần giảm mạnh nhất trong 4 tuần do thương nhân đang chờ đợi báo cáo việc làm của Mỹ và về triển vọng nguồn cung tăng. Nhà phân tích của UBS Daniel Morgan tại Sydney cho biết, nhu cầu đồng của Trung Quốc đang được cải thiện với chi tiêu lưới điện và trạm biến áp tăng khoảng 15%, nhưng điều đó không đủ để đối phó với nguồn cung cấp mỏ mới.

Giá đồng kỳ hạn ba tháng trên Sở giao dịch London giao dịch ổn định tại 4.830 USD/tấn vào ngày 5/8. Giá đồng giảm 0,9% xuống 4.786 USD/tấn vào ngày 4/8, thấp nhất kể từ ngày 12/7, và dao động trong vi phạm trung bình 100 ngày. Giá đồng hàng tuần giảm 1,9% - mức thấp nhất trong bốn tuần. Giá đồng trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 0,2% xuống 37.580 NDT/tấn (5.655 USD/tấn).

Tuần cuối tháng 8, giá đồng giảm xuống mức thấp nhất kể từ 24/6 là 4.620 USD/tấn do đồng đô la tăng và nguồn cung dư thừa khiến cho triển vọng giá bị kéo xuống.

Phiên 23/8, giá đồng kỳ hạn ba tháng trên Sở giao dịch London tăng 0,3% lên 4.761,50 USD/tấn. Trong phiên giao dịch trước giá đã giảm 1% và gần mức thấp 6 tuần tại 4.735 USD/tấn. Giá đồng trên Sở giao dịch Thượng Hải giảm 0,4% còn 37.110 USD/tấn (5.580 USD/tấn). 

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ phát tín hiệu tăng lãi suất sắp xảy ra đã kéo đô la lên vào tuần này. Đô la mạnh gây áp lực lên giá hàng hoá được định giá bằng đồng đôla đắt hơn so với những thanh toán bằng đồng tiền khác. 

Chính phủ Trung Quốc đã công bố chi tiết kế hoạch hạ thấp chi phí kinh doanh trong vài năm tới, giải pháp mới nhất để giảm bớt suy thoái của nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. 

Giá đồng tiếp tục quanh mức thấp nhất hai tháng vào ngày 26/8 trước một cuộc họp thường niên của các ngân hàng trung ương tại Mỹ và có  tuần giảm giá nhiều nhất trong bảy tuần khi chứng khoán toàn cầu giảm. Giá đồng trên Sở giao dịch London tăng nhẹ 0,1% lên 4.632 USD/tấn, nhưng vẫn quanh mức thấp nhất kể từ ngày 24/6 đã chạm tới trong phiên giao dịch trước, là 4.620 USD/tấn. Giá đồng trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 0,2% xuống 36.290 NDT/tấn (5.452 USD/tấn).

Goldman Sachs dự báo giá đồng là 4.500 USD/tấn, 4.200 USD/tấn và 4.000 USD/tấn trong 3, 6 và 12 tháng tương ứng. Dự báo dư cung khoảng một triệu tấn vào giữa quý III/2016 và quý đầu tiên của năm 2017. 

Quặng sắt: Giá tăng trong bối cảnh Trung Quốc cắt giảm công suất

Tháng qua, giá quặng sắt tại Trung Quốc luôn duy trì ở mức cao do các nhà sản xuất thép Trung Quốc bổ sung dự trữ nguyên liệu trước Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng tới.

Phiên 5/8, giá quặng sắt kỳ hạn tại Trung Quốc tăng hơn 4% lên mức cao nhất kể từ tháng 4, được thúc đẩy bởi giá thép hồi phục, do nhu cầu thị trường tăng sau mùa hè.

Phiên 9/8, giá quặng sắt kỳ hạn tại Trung Quốc tăng lên mức đỉnh 2 năm trong bối cảnh nhu cầu tăng. Lợi nhuận của các nhà sản xuất thép Trung Quốc tăng, thúc đẩy nhu cầu nguyên liệu quặng sắt, nâng giá quặng sắt giao ngay lên trên 61 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 5. Giá quặng sắt đạt mức 61,8 USD/tấn hôm 16/8, mức cao nhất kể từ ngày 3/5.

Phiên 26/8 giá quặng sắt giao ngay giao dịch gần mức cao 3 tháng rưỡi và sẽ còn tiếp tục tăng.

Nguyên liệu sản xuất thép này đã tăng 42% trong năm, là một trong số những hàng hóa tăng mạnh nhất. Điều này phần lớn được thúc đẩy bởi giá thép tại Trung Quốc tăng mạnh mẽ, do Bắc Kinh đẩy mạnh nỗ lực giải quyết dư cung kéo dài, buộc các nhà máy thép xuất khẩu nhiều hơn, gây ảnh  hưởng đến các đối thủ nước ngoài.

Dự trữ sản phẩm thép của các thương nhân Trung Quốc ở mức thấp, nhà phân tích Helen Lau, Argonaut Securities cho biết, nhu cầu mùa vụ tăng có thể đẩy giá thép tăng hơn nữa, trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt.

BMI Research, một bộ phận của Fitch Ratings cho biết, giá quặng sắt sẽ giao dịch trong khoảng 50-65 USD/tấn trong thời gian còn lại của năm nay.

BMI nâng dự báo giá quặng sắt trung bình trong năm nay lên 53 USD/tấn từ mức 48 USD/tấn trước đó, và năm 2017 lên 45 USD/tấn từ mức 43 USD/tấn, do nhu cầu từ các nhà máy thép bền vững và sản lượng quặng sắt nội địa thấp hơn so với dự báo, giảm dư công suất sản xuất. 

Thép: Thị trường tương đối ổn định

Thị trường thép cuộn cán nóng và cán nguội tại Mỹ khá ổn định trong tuần đầu tháng 8. Tại vùng Trung Tây, giá giao dịch cuộn cán nóng là 610-630 USD/tấn và cuộn cán nguội là 820-840 USD/tấn.

Tại châu Âu, các nhà sản xuất thép tấm được dự đoán sẽ tăng giá thép trong tháng 9. Theo Trung tâm dịch vụ Châu Âu, các nhà máy đã tăng chào giá thêm 5 EURO/t. Các nhà máy lớn đã nhận đủ đơn hàng cho quý 4, bởi vậy họ không vội công bố báo giá mới. Liên minh Châu Âu  đã áp thuế chống bán phá giá lên thép cán nguội từ Trung Quốc và Nga từ ngày 4/08/2016, và sẽ giữ trong vòng 5 năm. Thép cán nguội là nguyên liệu cho các ngành đóng gói, đồ điện gia dụng, các ngành công nghiệp thông thường, công nghiệp ô tô, và công nghiệp xây dựng.

Tại châu Á, thị trường cuộn cán nóng Ấn Độ tiếp tục suy giảm trong tuần đầu tháng 8 do nhu cầu ít và nguồn cung tăng, giá xuất xưởng cuộn cán nóng 3mm giảm còn 26,500-27,500 rupees/t(400-410 USD/t), giảm 1000 rupees/t. Sản lượng cuộn cán nóng đạt 5,2 triệu tấn trong 3 tháng từ tháng 4 đến tháng 6, nhưng lượng tiêu thụ nội địa chỉ đạt 2,69 triệu tấn. Giá thép thanh vằn của Feng Hsin tại Đài Loan đã được giữ ổn định trong 4 tuần liên tiếp, thép thanh vằn 13mm ổn định ở mức 12,800 TWD/t (410 USD/t). Giá mua vào thép phế đạt 5900 TWD/t.

Trong tuần cuối tháng 8, tại Mỹ, thị trường thép tấm dày giao dịch chậm chạp, giá trung bình đã giảm xuống dưới 600 USD/tấn và giá xuất xưởng của thép tấm dày vừa A36 là 580-590 USD/tấn, giảm 10-20 USD/tấn so với tháng trước. Giá xuất xưởng cuộn cán nóng và cuộn cán nguội của các nhà máy vùng Trung Tây tương ứng đạt 590-620 USD/tấn và 800-820 USD/tấn

Tại châu Á, Feng Hsin Đài Loan nâng giá bán lên 6200 TWD/tấn, đây là lần tăng đầu tiên trong sáu tuần trở lại đây. Feng Hsin Steel cho hay quyết định tăng giá này là do sự tăng trưởng của thị trường phế liệu mạnh mẽ hơn so với sự gia tăng của nhu cầu. Hiện nay, nguồn cung năng lượng bị hạn chế đã đẩy công suất tiêu thụ thép thanh vằn lên tới 70% và tình trạng này sẽ kéo dài đến cuối tháng 9.

Nippon Steel & Sumitomo Metal Corporation (NSSMC) quyết định giữ nguyên giá đối với các phiếu H-beam nội địa trong tháng Tám, mức giá này đã được giữ ổn định trong ba tháng liên tục. Hiện nay, SS400 H-beam dày Tokyo được bán với giá 68.000-69.000 yen/tấn (646-655 USD/tấn), không thay đổi so với tháng trước. Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông vận tải Nhật Bản (MLIT) dự đoán rằng nhu cầu thép hình dùng cho xây dựng (bao gồm H-beam) sẽ đạt 390.000 tấn trong tháng 9, tăng 2,4% so với năm trước và tăng 21,9% so với tháng 8.

Theo thống kê của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) Nhật Bản, các nhà máy thép dự kiến sản xuất 23.070.000 tấn thép thành phẩm trong quý 3 năm 2016, tăng 1,0% so với năm trước và tăng 2,4% so với tháng trước. 

Dầu thô: Giá tăng trở lại do hi vọng về thỏa thuận đóng băng sản lượng

Tuần đầu tháng 8, giá dầu biến động mạnh. Đầu tuần, giá dầu Mỹ rơi vào thị trường giá xuống - giảm 20% so với mức đỉnh gần đây - khi chạm đáy 3 tháng ở mức dưới 40 USD/thùng. Giá dầu đã tăng trong một số phiên sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu việc làm tốt hơn dự đoán và số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy nguồn dự trữ xăng của Mỹ trong tuần kết thúc vào 29/7 bất ngờ giảm mạnh.

Tuần tiếp theo, giá dầu tăng mạnh sau khi Arab Saudi tuyên bố sẽ hợp tác với các nước sản xuất khác để ổn định giá dầu. Phiên cuối tuần (12/8), giá dầu tăng lên mức cao nhất trong vòng 3 tuần, dầu thô ngọt nhẹ (WTI) kỳ hạn giao tháng 9/2016 trên sàn New York tăng 1 USD, tương ứng 2,3%, lên 44,49 USD/thùng, cao nhất kể từ 21/7.  Tính chung cả tuần giá dầu WTI tăng 6,4%. Giá dầu Brent giao tháng 9/2016 trên sàn London tăng 93 cent, tương đương 2%, lên 46,97 USD/thùng, cao nhất kể từ 20/7. Cả tuần giá dầu Brent tăng 6,1%.

Tuần cuối tháng 8, giá dầu liên tục biến động mạnh khi giới đầu tư cân nhắc mối lo ngại rằng thị trường toàn cầu vẫn tiếp tục thừa cung với những dấu hiệu mới cho thấy OPEC có thể đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng vào tháng 9 tới. Lượng dầu và sản phẩm lọc dầu lưu kho thương mại của Mỹ tăng lên mức kỷ lục, dấu hiệu cho thấy thừa cung toàn cầu vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, thông tin về việc Iran có thể tham gia các cuộc thảo luận về đóng băng sản lượng vào tháng tới đã giúp giới đầu tư lạc quan hơn. Chốt phiên (26/8), giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) kỳ hạn giao tháng 10/2016 trên sàn New York tăng 31 cent, tương ứng 0,7%, lên 47,64 USD/thùng. Tuy nhiên, cả tuần giá vẫn giảm 3% do giảm mạnh trong những phiên đầu tuần. Giá dầu Brent giao tháng 10/2016 trên sàn London cũng tăng 25 cent trong phiên cuối tuần, tương đương 0,5%, lên 49,92 USD/thùng, và cũng giảm 1,9% trong cả tuần.

Giá dầu phiên 31/8 tiếp tục giảm sau khi số liệu cho thấy lượng dầu lưu kho của Mỹ tăng lên mức kỷ lục. Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 10/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1,65 USD, tương ứng 3,56%, xuống 44,70 USD/thùng.

Giá dầu Brent giao tháng 9/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,33 USD, tương đương 2,75%, xuống 47,04 USD/thùng.

Giá dầu phiên 31/8 cũng chịu áp lực do USD mạnh lên khi giới đầu tư tiếp tục đánh giá viễn cảnh Fed nâng lãi suất trong năm nay. Chỉ số Đôla Wall Street Journal, theo dõi USD với 16 đồng tiền trong giỏ tiền tệ, đạt 87,25 điểm, cao nhất kể từ tháng 7.

Tháng 8, giá dầu tăng 11%, ghi nhận mức tăng hàng tháng tốt nhất kể từ tháng 4, chủ yếu do đồn đoán OPEC và các nước sản xuất chủ chốt khác có thể đồng ý đóng băng sản lượng trong phiên họp tại Algeria vào tháng 9 tới.

Than : Giá than đốt nhiệt toàn cầu tăng mạnh, do nhập khẩu từ nước tiêu thụ hàng đầu - Trung Quốc - bất ngờ tăng.

Bất chấp những nỗ lực cắt giảm phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, dẫn đầu là Mỹ, giá than vẫn bất ngờ tăng hơn 30% trong bốn tháng qua.

Nguyên nhân chính dẫn tới sự đảo chiều trên thị trường là do Trung Quốc - nhà sản xuất đồng thời là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới đã có những động thái tác động lên toàn ngành.

Thời gian qua chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa nhiều khu mỏ và bắt buộc giảm sản lượng để giải quyết tình trạng thừa cung cũng như ngăn chặn những vấn đề liên quan đến ô nhiếm môi trường. Bắc Kinh cũng không thông qua hoạt động khai thác tại các mỏ mở cho đến ít nhất năm 2019. Những động thái trên khiến sản lượng than giảm 560 triệu tấn và 7.250 khu mỏ đóng cửa trong 5 năm qua. Những biện pháp trên khiến sản lượng than trong quý 2 năm nay giảm 14% xuống còn 809,3 triệu tấn, theo dữ liệu của ngân hàng ANZ. Do sản lượng trong nước bị cắt giảm, nhập khẩu than tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái lên gần 60 triệu tấn. Tuy nhiên nhập khẩu than của Trung Quốc trong tháng 8 đã giảm. Số liệu theo dõi vận chuyển của Thomson Reuters Commodity Research and Forecasts ước tính trong tháng 8 Trung Quốc nhập 13,07 triệu tấn than, giảm đáng kể từ mức 18,92 triệu tấn trong tháng 7, mức giảm mạnh nhất từ đầu năm tới nay.

Chỉ số hàng tuần Newcastle đã tăng gần 42% kể từ mức thấp trong cuối tháng 1 lên 67,13 USD/tấn tháng 8, trong khi chỉ số Newcastle kỳ hạn trên sàn ICE tăng 41% trong cùng giai đoạn đó.

Các đồ thị tương lai cho hợp đồng ICE cũng cho thấy rằng than Newcastle sẽ không bị sụt giảm mạnh, với hợp đồng tháng 12 ở mức 63,15 USD/tấn và hợp đồng tháng 8/2017 ở mức 64,7 USD/tấn, cả hai giảm nhẹ so với mức đóng của hôm 12/8 tại 68,30 USD/tấn.

Ấn Độ, nước nhập khẩu than lớn thứ hai thế giới, cũng không tăng nhập khẩu trong tháng 8, với số liệu dự báo nước này nhập khẩu 13,96 triệu tấn trong tháng 8, giảm từ 17,14 triệu trong tháng 7. 

Bông: Giá tăng 21% từ đầu năm do nguồn cung hạn hẹp

Tính từ đầu năm, giá bông đã tăng 21% sau khi chạm mức cao trong hai năm trong tháng qua trước những dấu hiệu cho thấy nguồn cung giảm sút.

Trung Quốc thu hẹp diện tích trồng bông cùng với sản lượng thu hoạch thấp kỷ lục cho thấy giá bông sẽ còn tiếp tục xu thế tăng.

Năm ngoái, lượng tồn kho trên thế giới lần đầu giảm trong 6 năm cùng với việc dự trữ bông tiếp tục đi xuống. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính sản lượng thu hoạch trong năm nay tại những nước sản xuất bông hàng đầu thế giới gồm Trung Quốc và Ấn Độ cũng rơi xuống mức thấp nhất trong ba thập kỷ.

Đầu tháng 8, giá bông tại sàn giao dịch ICE tăng thêm 3,6% lên mức 76,74 cent mỗi pount. Dự kiến giá bông có thể chạm mức 80 cent vào cuối năm do nguồn cung hạn hẹp.\

Cao su: Thị trường đi xuống 2 tuần cuối tháng do những thông tin kém tích cực từ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia tiêu dùng cao su chủ chốt

Thị trường cao su giao kỳ hạn tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo, Nhật Bản (Tocom) biến động mạnh mẽ trong tháng 8/2016, với xu hướng trái chiều. Trong đó, hợp đồng benchmark đạt mức cao 10 ngày vào cuối phiên 8/8, ở mức 156,3 yên/kg khi giá dầu tăng, trong bối cảnh gia tăng dự đoán OPEC sẽ hạn chế sản xuất để đẩy giá tăng. Sau đó, thị trường bắt đầu đi xuống, giá giảm liên tiếp trong 2 phiên giao dịch 9/8 và 10/8 do đồng yên tăng mạnh và giá dầu suy yếu trở lại.

Đỉnh điểm của tháng 8/2016 là phiên giao dịch 15/8 ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong 3 tuần do giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải tăng và kỳ vọng Bắc Kinh có thể đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế mới. Hợp đồng benchmark tháng 1/2017 cuối phiên 15/8 đạt 158,9 yên/kg. Giá cao su giao kỳ hạn tháng 1/2017 tại Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 0,5%, lên 13.115 NDT (tương đương 1.976,04 USD)/tấn.

Sau thời điểm đó, thị trường cao su giao kỳ hạn Tocom quay đầu giảm mạnh do giá dầu suy yếu và tác động giảm giá từ Sở Giao dịch Cao su Thượng Hải. Kết thúc phiên giao dịch 23/8, hợp đồng benchmark giao tháng 1/2017 chạm mức thấp trong 1,5 tuần, đạt 152,1 yên/kg, giảm 3 yên/kg so với phiên trước (22/8). Xu hướng này vẫn chưa dừng lại trong phiên tiếp theo (24/8), khi hợp đồng benchmark giảm tiếp xuống còn 151,7 yên/kg lúc đóng cửa.

Thị trường cao su thế giới vừa đón nhận nhiều thông tin kém tích cực từ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia tiêu dùng cao su chủ chốt thế giới, làm gia tăng lo ngại về nhu cầu tiêu thụ cao su toàn cầu. Số liệu mới được công bố tháng qua cho thấy nền kinh tế lớn nhì thế giới là Trung Quốc vẫn chưa thể ổn định và tiếp tục đối mặt với nguy cơ suy giảm. Theo đó, tất cả các chỉ số vĩ mô bao gồm sản xuất, bán lẻ, đầu tư, cho vay… đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng chậm hơn nhiều so với dự báo.

"Cơn gió ngược" từ các nước phát triển tác động xấu tới kinh tế toàn cầu

Kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những "cơn gió ngược" từ các nền kinh tế phát triển, khi bất bình đảng xã hội, sự chênh lệch về thu nhập và tăng trưởng ì ạch ở các nền kinh tế này đang ngày càng trở nên rõ rệt hơn. 

Các vấn đề như vậy ở các nền kinh tế phát triển như Mỹ và các nước châu Âu cho thấy sự yếu kém của các chính sách kinh tế, những hạn chế trong quản lý và trạng thái tiến thoái lưỡng nan của các lý thuyết cũng như ý thức hệ về kinh tế, làm gia tăng sự chia rẽ trong xã hội ở các nước đó và nguy cơ bất ổn định trên thế giới. Mặc dù số liệu việc làm khá tốt, các nền kinh tế phát triển vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể trong tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động và sự hài lòng của người dân.

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 và 2017 xuống các mức tương ứng 3,1% và 3,4%. IMF hạ dự báo của các nền kinh tế phát triển xuống 1,8% cho năm nay và năm tới, giảm tương ứng 0,1 điểm phần trăm và 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó. Thiết chế tài chính này hạ dự báo đối với cả kinh tế Mỹ và Nhật Bản 0,2 điểm phần trăm trong năm 2016 và của nước Anh 0,2 điểm phần trăm nay nay và 0,9 điểm phần trăm năm tới

Nhà kinh tế nổi tiếng người Mỹ Larry Summers đã cảnh báo về tình trạng kinh tế trì trệ, khi khủng hoảng đã qua, lãi suất thấp và tăng trưởng thấp vẫn song hành dài hạn. Cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Alan Greenspan đã nhắc lại mối lo ngại từng nêu lên trước đây là kinh tế Mỹ đang hướng tới giai đoạn "đình trệ và lạm phát", tức tăng trưởng trì trệ còn lạm phát leo thang. Ông cho rằng những dấu hiệu ban đầu đang trở nên rõ ràng khi chi phí tính trên một đơn vị lao động bắt đầu tăng và mức tăng nguồn cung tiền cũng vậy.

Khi các số liệu về tăng trưởng kinh tế yếu kém, người dân các nước phát triển cũng đang chứng kiến sự bất bình đẳng về thu nhập và xã hội. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất công bố hồi tháng Sáu, nói rằng vấn đề bất bình đẳng trở nên trầm trọng hơn ở nhiều nền kinh tế phát triển. Các thống kê khác cho thấy chất lượng cuộc sống của tầng lớp trung lưu Mỹ trong tám năm qua giảm sút so với các thế hệ trước và ở nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tồn tại một khoảng cách thu nhập gia tăng giữa người giàu và người nghèo.

Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde cho rằng một trong những câu chuyện kinh tế đáng chú ý nhất trong thời đại ngày nay là sự gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và hệ lụy của nó đối với kinh tế toàn cầu. Trong một phát biểu năm 2014, bà cho biết kể từ năm 1980, 1% dân số là những người giàu nhất tăng thu nhập ở 24/26 nước và ở Mỹ, mức tăng là hơn gấp đôi, quay trở lại mức ở thời điểm trước Đại suy thoái.

Một số chuyên gia tin rằng các nền kinh tế phát triển khó có thể đóng vai trò là động lực chính của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, khả năng phục hồi của các nền kinh tế này không thể bị đánh giá thấp, nhất là các nền kinh tế lớn như Mỹ.

Chủ tịch Fed Janet Yellen dự báo Mỹ sắp tăng lãi suất ngắn hạn

Đài TNHK đưa tin, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen tối 26/8 vừa qua dự báo rằng trong vài tuần hoặc vài tháng tới, Mỹ sẽ tăng lãi suất ngắn hạn do thị trường lao động trong nước có dấu hiệu tăng trưởng đều và vững chắc.

Trong bài diễn văn tại bang Wyoming, bà Yellen nhấn mạnh: "Trước một hiệu suất vững chắc của thị trường lao động cùng viễn cảnh về hoạt động kinh tế và lạm phát, theo tôi khả năng Fed tăng lãi suất càng rõ nét trong những tháng gần đây."

Bà Yellen không cho biết khi nào lãi suất có thể tăng, tuy nhiên nhận xét của bà cho thấy điều này có thể xảy ra vào cuối tháng Chín tới khi các quan chức ngân hàng trung ương nhóm họp.

Một thời điểm khả dĩ khác là sau cuộc họp của Fed trong tháng 12 tới. Nhiều nhà phân tích cho rằng Fed sẽ không tăng lãi suất vào tháng 11tới vì thời điểm này quá gần với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Lãi suất của Fed vẫn ở mức thấp kỷ lục kể từ cuối năm 2008 nhằm kích thích các hoạt động kinh doanh và chi tiêu. Lần cuối cùng cơ quan này tăng lãi suất là cách đây 9 tháng.

Kể từ đó, Fed luôn hết sức cẩn trọng trước mức tăng trưởng trì trệ ở nước ngoài và những cú sốc thị trường do việc Anh tách khỏi EU

TPP khó "qua cửa" Thượng viện Mỹ trong năm nay

Ngày 25/8 (theo giờ Mỹ), thủ lĩnh phe đa số tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell dường như đã đóng cánh cửa để Thượng viện đưa TPP ra bỏ phiếu trong thời gian cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama.

Phát biểu tại bang Kentucky, ông McConell nêu rõ: "Thỏa thuận hiện nay (TPP), vốn có một số khiếm khuyết nghiêm trọng, sẽ không được đề cập đến trong năm nay."

Tuy nhiên, ông cho biết thỏa thuận thương mại này sẽ không được phê chuẩn dưới hình thức hiện nay, nhưng có thể thông qua vào năm tới với một số điều chỉnh dưới thời chính quyền mới.

Tổng thống Obama đã cam kể thúc đẩy việc thông qua TPP trước khi ông rời nhiệm sở, với việc gửi dự thảo văn kiện này cho các nghị sỹ hồi đầu tháng. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã bị mất động lực tại Quốc hội khi trước đó, ông McConnel nói rằng không chắc TPP sẽ được đưa ra bỏ phiếu, trong khi Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan cũng nói rằng thỏa thuận này không có đủ phiếu để thông qua tại Hạ viện. 

Thỏa thuận thương mại tự do Mỹ - châu Âu rơi vào bế tắc

Đến nay đã có hơn 3,2 triệu người châu Âu ký vào một bản đề xuất dừng TTIP...

Cuộc đàm phán với Mỹ về bản chất là đã thất bại”, hãng tin CNN dẫn lời Phó thủ tướng Đức Sigma Gabriel nói về thỏa thuận thương mại tự do giữa Mỹ và châu Âu mà Tổng thống Barack Obama đang theo đuổi.

Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) được coi sẽ là một phần di sản của Tổng thống Obama, nhưng cuộc đàm phán giữa Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đã bị ngừng trệ trong bối cảnh sự phản đối nhằm vào thỏa thuận gia tăng.

Ông Gabriel, người đồng thời giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Các vấn đề kinh tế và Năng lượng Đức, nói ông là một người ủng hộ tự do thương mại vì các nhà xuất khẩu Đức từ nhỏ đến lớn sẽ hưởng lợi, nhưng không thể đạt một thỏa thuận như TTIP “bằng mọi giá”.

TTIP bao hàm châu Âu và Mỹ, chiếm hơn một nửa sản lượng kinh tế toàn cầu và tạo ra một thị trường 800 triệu dân. Hiệp định này bắt đầu được đàm phán từ tháng 6/2013, và chính quyền Obama vẫn hy vọng sẽ đạt thỏa thuận trước khi ông Obama rời nhiệm sở vào tháng 1 năm sau.

Tuy nhiên, tốc độ đàm phán đang rất ì ạch. Vòng đàm phán thứ 14 đã hoàn tất vào tháng 7 mà không đạt được một bước đột phá đáng kể nào trong những vấn đề gai góc nhất của thỏa thuận.

“Châu Âu không thể tuân theo mọi yêu sách của Mỹ. Thỏa thuận không có sự chuyển động nào cả”, ông Gabriel nói.

Ủy ban Châu Âu (EC), cơ quan thay mặt các nước thành viên EU dẫn đầu đàm phán, cho rằng vẫn có thể đạt thỏa thuận với Mỹ vào cuối năm nay.

“Trái bóng vẫn đang lăn và EC đang đạt được những tiến bộ đều đặn. Miễn là điều kiện phù hợp, EC sẵn sàng hoàn tất thỏa thuận vào cuối năm nay”, phát ngôn viên EC Margaritis Schinas phát biểu.

Nhưng bà Schinas cũng nhắc lại một tuyên bố mà Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker nói cách đây hai năm rằng các quan chức không thể “hy sinh các tiêu chuẩn của châu Âu về an toàn, sức khỏe, xã hội và bảo vệ dữ liệu hay sự đa dạng văn hóa của chúng ta, chỉ vì tự do thương mại”.

Những người ủng hộ TTIP nói thỏa thuận này có thể tạo ra hơn 1 triệu việc làm. EC nói thỏa thuận này sẽ làm lợi số tiền 545 Euro, tương đương 620 USD, cho mỗi công dân EU hàng năm.

Tuy nhiên, đến nay đã có hơn 3,2 triệu người châu Âu ký vào một bản đề xuất dừng TTIP và một thỏa thuận tự do thương mại khác của EU với Canada. Một lý do khiến người châu Âu nổi giận vì TTIP là thỏa thuận này được đàm phán bí mật, một điều “bất thường” đối với các thỏa thuận thương mại lớn.

Những người phản đối cũng cho rằng thỏa thuận sẽ dẫn tới việc tư nhân hóa nhiều hơn các dịch vụ công cộng, bao gồm giáo dục và y tế. EC thì nói những lĩnh vực này sẽ không được đưa vào thỏa thuận, nhưng thông tin rò rỉ từ các cuộc đàm phán cho thấy Mỹ đang gây sức ép lớn với châu Âu để tiếp cận với những lĩnh vực như vậy.

Nhiều người châu Âu còn lo ngại TTIP sẽ dẫn tới việc làm giảm các quy định hiện có của châu lục về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Những quy định này của châu Âu ngặt nghèo hơn so với ở Mỹ.

Ấn Độ - ngôi sao sáng trong nền kinh tế thế giới

Ngày 26/8 vừa qua đánh dấu hai năm cầm quyền của Thủ tướng Narendra Modi. Đây cũng là dịp để các chuyên gia trong và ngoài nước Ấn Độ nhìn lại những thành quả của chính phủ cầm quyền trong thời gian qua, nhất là về kinh tế. Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau song đánh giá chung cho rằng, nền kinh tế Ấn Độ đang đi đúng hướng với những cải cách cơ bản, tiệm tiến nhưng chắc chắn, giúp ổn định kinh tế vĩ mô và tạo được những nền tảng cho tăng trưởng cao hơn về trung và dài hạn.

Gần đây, các tổ chức tư vấn và tài chính hàng đầu thế giới đều nhận định, Ấn Độ là ngôi sao sáng trên bầu trời kinh tế ảm đạm của thế giới. Báo cáo mới nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về Triển vọng kinh tế toàn cầu dự báo kinh tế Trung Quốc có thể giảm từ 6,5% trong năm tài khóa 2015-2016 xuống còn 6,2% trong năm tài khóa 2016-2017. Các nền kinh tế mới nổi khác là Nga và Brazil cũng sẽ tiếp tục suy thoái sâu và nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng từ mức 3% năm 2016 lên 3,3% trong năm 2017. Một số chuyên gia kinh tế còn cho rằng, kinh tế thế giới đang đứng trước nguy cơ hiện hữu của một cuộc đại giảm phát toàn cầu.

Trong khi đó, theo OECD, Ấn Độ nổi lên là một điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng GDP 7,6% và dự báo sẽ tăng lên 7,9% trong năm tài khóa 2016-2017. Citigroup và Deutsche Bank cũng dự báo tăng trưởng GDP của Ấn Độ năm 2016 có thể đạt 7,5–7,6%, năm 2017 có thể đạt 7,8%. Trong báo cáo ngày 21/7 vừa qua, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng của Ấn Độ (giảm 0,1% so với trước), nhưng vẫn đạt  mức 7,4% cho năm 2016.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm, cùng với hạn hán hai năm liên tiếp vừa qua, theo con số chính thức của Chính phủ Ấn Độ, tốc độ tăng trưởng GDP trong năm tài khóa 2015-2016 vẫn đạt 7,6% (cao hơn nhiều so với 6,6% trong năm tài khóa cuối cùng của Chính phủ tiền nhiệm).

Ấn Độ được coi là đã vượt qua Trung Quốc để giành vị trí là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với tổng GDP lên tới 2.300 tỷ USD (tính theo tỷ giá hiện nay khoảng 67 INR/USD), đứng thứ 10 thế giới và thứ 3  châu Á (chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản).



Startup "khủng" nhất Đông Nam Á chuẩn bị IPO

Với tổng giá trị 3,75 tỷ USD, gần gấp đôi so với mức 1,8 tỷ USD của Grab, Garena đang là startup “khủng” nhất Đông Nam Á.

Thành lập từ năm 2009, Garena nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công tại Singapore với sự giúp đỡ của Tencent - nhà đầu tư kiêm người cố vấn. Khởi đầu là một công ty về game online, Garena nhanh chóng phát triển trở thành một trong những công ty lớn nhất khu vực về mảng bán lẻ và thanh toán điện tử. Chỉ sau 4 năm, doanh thu ròng của Garena đã tăng gấp 13 lần lên 270 triệu USD vào năm 2015. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm trong giai đoạn này ở mức cao khủng khiếp 95%.

Cái tên Garena được lấy từ cụm “global arena” cho thấy quyết tâm mở rộng của hãng ra toàn cầu ngay từ những ngày đầu tiên mới thành lập. Garena đang chuẩn bị cho đợt phát hành cổ phiếu lần đầu tại Mỹ kéo dài trong khoảng thời gian từ 2 – 3 năm, và cũng có thể là một đợt phát hành cổ phiếu thứ cấp ở đâu đó tại Đông Nam Á.

Với tổng giá trị 3,75 tỷ USD, Garena đang là startup “khủng” nhất Đông Nam Á, gần gấp đôi so với mức 1,8 tỷ USD của Grab. 3 mảng kinh doanh cốt lõi của Garena bao gồm: nội dung số, thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến. Trong đó, lợi nhuận chủ yếu đến từ mảng nội dung số - đây cũng chính là mảng cốt lõi giúp duy trì các khoản đầu tư cho 2 mảng còn lại cũng đang phát triển một cách nhanh chóng với sản phẩm nổi bật là thị trường thương mại điện tử Shopee và nền tảng thanh toán di động Air Pay.

Tính đến thời điểm hiện tại, Garena đã kêu gọi đầu tư được hơn 500 triệu USD. Lần gần đây nhất vào tháng 3 vừa qua, hãng tuyên bố nhận được khoản đầu tư 170 triệu USD từ một quỹ đầu tư của chính phủ Malaysia có tên Khazanah Nasional Berhad (Khazanah). Garena cho biết, họ đã lên kế hoạch sử dụng số tiền này để gia tăng vị thế dẫn đầu trên thị trường trong khu vực thông qua 3 trụ cột kinh doanh chính.

Garena kêu gọi vốn thường niên kể từ năm 2014 nhưng hiện vẫn chưa niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên cũng giống như Uber, startup lớn nhất Đông Nam Á này được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ những nhà “mạnh thường quân” có tiếng như Tencent, tỷ phú Robert Kuok – chủ sở hữu chuỗi khách sạn Shangri-La, quỹ Keytone Ventures, và gần đây nhất là quỹ Khazanah. Dự kiến, đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng sắp tới tại Mỹ sẽ thu hút rất nhiều nhà đầu tư quan tâm trên toàn cầu.

Là “đứa con công nghệ” của Đông Nam Á, Garena vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn về cơ sở vật chất ngành ngân hàng và hậu cần trong khu vực. Tuy nhiên, Garena đã trở thành người tiên phong cho hệ thống “ATM ngược” tại thị trường Indonesia, Thái Lan và Việt Nam, theo đó người dùng có thể cất tiền tiết kiệm vào ví điện tử từ các quán net và cửa hàng bán lẻ.

Nhật Bản sẽ gây sốc với một gói kích thích khổng lồ

Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda đã phát biểu ở hội nghị Jackson Hole (Mỹ) rằng Nhật Bản sẽ không ngần ngại tăng quy mô chương trình kích thích tiền tệ nếu cần thiết.

Nhiều khả năng NHTW Nhật Bản (BoJ) sẽ thông báo về một “chương trìnhkích thích khổng lồ” trong nỗ lực chạm tới mục tiêu lạm phát 2%. Nhận định này vừa được ngân hàng UBS đưa ra.

“Vấn đề ở chỗ họ (NHTW Nhật Bản) có thể tạo ra cú sốc lớn đến đâu”, Mark Haefele, CIO của quỹ đầu tư UBS, phát biểu trên kênh truyền hình Bloomberg. “Họ có thể tung ra một chương trình kích thích khổng lồ cả về tài khóa và tiền tệ”.

Cuối tháng 8, Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda đã phát biểu ở hội nghị Jackson Hole (Mỹ) rằng Nhật Bản sẽ không ngần ngại tăng quy mô chương trình kích thích tiền tệ nếu cần thiết, và vẫn còn rất nhiều khoảng trống để tăng thêm biện pháp nới lỏng. BoJ sẽ xem xét cẩn thận nên sử dụng chính sách nào sẽ là tốt nhất để đạt được mục tiêu giá cả ổn định.

Tháng 7, chỉ số giá tiêu dùng (ngoại trừ giá thực phẩm tươi sống) của Nhật Bản giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức giảm sâu nhất kể từ tháng 3/2013 – một tháng trước khi ông Kuroda bắt đầu triển khai chương trình kích thích lớn chưa từng có.

Theo Haefele, việc không thể đạt được mục tiêu lạm phát đã đẩy BoJ vào cảnh hiểm nghèo. Haefele đang quản lý khoảng 2.000 tỷ USD tài sản tại UBS Wealth Management.

BoJ hiện đang đánh giá lại chính sách tiền tệ trước thềm cuộc họp chính sách sẽ diễn ra trong 2 ngày 20 và 21/9 tới. Liệu BoJ sẽ tăng chương trình kích thích trong bối cảnh tỷ giá yên như hiện nay hay sẽ đợi đến khi yên mạnh hơn vẫn còn là “một câu hỏi còn bỏ ngỏ”.

“Không thể nói rằng một lần kích thích đã là đủ đối với Nhật Bản, nhưng ai cũng hi vọng họ sẽ cố gắng một lần nữa”.

Núi nợ của Trung Quốc đang phình to

Thời gian gần đây, có nhiều nhà đầu tư nổi tiếng thế giới đã lên tiếng cảnh báo về núi nợ khổng lồ mà Trung Quốc đang phải gánh. George Soros còn so sánh Trung Quốc hiện nay giống như những gì Mỹ đã trải qua trước thềm khủng hoảng tài chính 2008. “Khủng hoảng ở Mỹ cũng được tạo ra bởi tăng trưởng tín dụng quá nóng và không bền vững”, Soros phát biểu hồi tháng 4.

Đến tháng 5, khi được hỏi về nợ của Trung Quốc, CEO Laurence Fink của quỹ đầu tư BlackRock cho rằng tất cả chúng ta đều phải lo lắng về Trung Quốc dù ông vẫn có cái nhìn lạc quan trong dài hạn.

Tháng 6, ngân hàng Goldman Sachs tung ra báo cáo cảnh báo về hệ thống ngân hàng ngầm và những rủi ro của hệ thống tín dụng Trung Quốc.

Trên thực tế, nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Trung Quốc đã lâm vào nợ nần nghiêm trọng, đặc biệt là sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. 10 năm qua, tổng nợ tăng trưởng tới 465%, từ mức 160% trong năm 2005 lên đến 247% GDP vào năm ngoái.

Bloomberg Intelligence phân nợ của Trung Quốc thành 4 loại: nợ của ngân hàng, nợ doanh nghiệp, nợ Chính phủ và nợ của các hộ gia đình. Nợ của các ngân hàng đã giảm nhẹ khi đặt trong tương quan so sánh với quy mô nền kinh tế, trong khi nợ của các doanh nghiệp đã tăng mạnh, từ mức 105% GDP lên 165% GDP. Nợ Chính phủ tương đương 22% GDP trong khi nợ của các hộ gia đình cũng tăng khá mạnh lên mức hơn 40% GDP.

Nhân dân tệ yếu đe dọa kinh tế toàn cầu lớn hơn Brexit

NDT đều đặn giảm gây ra mối nguy lớn hơn cho kinh tế toàn cầu so với Brexit, Michael Arone, chiến lược gia đầu tư tại State Street Global Advisors, nhận định.

Giới đầu tư đang phớt lờ việc nhân dân tệ đang suy yếu một cách từ từ, nhưng có thể họ đang mắc sai lầm nghiêm trọng.

Giới chức nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã tận dụng lợi thế từ việc đưa tin về Brexit và các sự kiện khác như Olympics Rio và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ để từ từ hạ giá nhân dân tệ (NDT) so với cả USD và các đồng tiền khác trong giỏ tiền tệ mà không gây ra cơn hoảng loạn cho thị trường tài chính toàn cầu. Điều này trái ngược với sự biến động của thị trường toàn cầu sau khi Trung Quốc bất ngờ phá giá NDT hồi tháng 8/2015 và đợt lao dốc của đồng tiền này hồi tháng 1/2016.

Nhưng việc giới đầu tư đang không chú ý không có nghĩa rằng họ sẽ không làm như vậy. Trung Quốc đang sử dụng NDT yếu để giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và trì hoãn việc thanh toán nợ công và nợ tư nhân.

Do được sử dụng để “che giấu” những vấn đề liên quan đến nền kinh tế đang bị đòn bẩy quá mức một cách nguy hiểm, việc đều đặn hạ giá NDT gây ra mối nguy lớn hơn cho nền kinh tế toàn cầu so với Brexit, Michael Arone, chiến lược gia đầu tư tại State Street Global Advisors, nhận định.

Rõ ràng, giới chức Trung Quốc đã tận dụng lợi thế mối bận tâm của thị trường về sự kiện Brexit. Hôm 23/6 - ngày người dân Anh đi bỏ phiếu về việc đi hay ở lại EU - giới chức Trung Quốc lặng lẽ hạ giá NDT thêm 1% so với USD - mức giảm lớn nhất trong một ngày kể từ ngày 11/8/2015 - sự kiện được “đổ lỗi” cho sự biến động thị trường toàn cầu vào cuối tháng 6 sau sự kiện Brexit.

Điều kỳ lạ là việc hạ giá NDT trong năm qua có tác động rất nhỏ (nếu có) đến thị trường tài chính toàn cầu. Nhưng điều này có lẽ vì các nhà đầu tư xao nhãng chưa quan tâm đúng mức mà thôi, ông Arone nhận định.

NDT yếu đang giúp Trung Quốc trì hoãn việc tìm ra phương thức bền vững để giảm khối nợ. “Chính sách tiền tệ mang tính hỗ trợ, quy định mềm dẻo và hoạt động cho vay không hiệu quả đang làm xấu hơn thực trạng nợ của Trung Quốc”, ông Arone nói.

Đứng ở 160% GDP, Trung Quốc đang có tỷ lệ nợ công ty cao nhất thế giới. Năm 2015, có đến 44% lượng phát hành mới chỉ để trả nợ hiện có. IMF dự báo rằng thua lỗ tiềm tàng của Trung Quốc do các công ty mất khả năng trả nợ có thể vượt 7% GDP. McKinsey & Company cho rằng tỷ lệ này có thể lên đến 15% vào năm 2019 nếu Trung Quốc tiếp tục lộ trình cho vay như hiện nay.

Các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ hơn đã giúp kiềm chế dòng vốn tháo chạy khỏi Trung Quốc. Nhưng giới chức nước này cũng tìm ra những phương thức sáng tạo để che giấu những dấu hiệu về sự tháo chạy dòng vốn. Điều này rất quan trọng: lo ngại về dòng vốn tháo chạy khỏi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã châm ngòi cho 2 đợt bán tháo chứng khoán toàn cầu vừa qua.

Theo Goldman Sachs, có đến 170 tỷ NDT đã tìm đường chạy sang thị trường Hong Kong kể từ tháng 10/2015. Trong khi đó, một báo cáo của Nomura Holdings cho rằng, Trung Quốc đang che giấu sự tháo chạy của dòng vốn bằng cách nâng giá trị hóa đơn nhập khẩu từ các thiên đường thuế như American Samoa.

12 tháng qua, USD đã tăng 4% so với NDT giao dịch tại thị trường đại lục. Trong khi so sánh với các đồng tiền đối thủ trong giỏ tiền tệ, đồng nội tệ của Trung Quốc giảm đến 7% trong năm qua.

Moody's: Nhu cầu thép tại Ấn Độ vượt mức trung bình toàn khu vực

Theo Moody’s, nhu cầu thép tại Ấn Độ sẽ vượt mức trung bình của toàn khu vực trong khi lợi nhuận của các công ty thép nước này sẽ cao hơn các đối thủ khác do nhu cầu tiêu thụ trong nước gia tăng.

Moody’s dự báo thêm, ngoài nhu cầu về thép, GDP của Ấn Độ trong năm 2016 và 2017 sẽ tiếp tục duy trì ở vị trí cao nhất châu Á với mức tăng trưởng khoảng 7,5%.

Những cải cách và chính sách hỗ trợ của chính phủ Ấn Độ cho các doanh nghiệp sản xuất gần đây và cho việc mở rộng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh đô thị hóa sẽ giúp thúc đẩy tiêu thụ thép trong nước.

Lợi nhuận của các công ty Ấn Độ như Tata Steel và JSW Steel sẽ cao hơn các đối thủ cùng ngành trong khu vực do gia tăng nhu cầu nội địa và nhận được sự hỗ trợ của chính phủ thông qua các biện pháp bảo hộ bằng hình thức áp giá nhập khẩu tối thiểu cũng như áp thuế chống bán phá giá.

Ngoài ra, kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động trong một vài dự án của Tata và JSW Steel cũng được kỳ vọng sẽ giúp gia tăng thu nhập cho các công ty này trong năm nay.

"Chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận của các nhà sản xuất thép trong nước vẫn duy trì ở mức cao hơn so với trung bình ngành tại khu vực, vì hầu hết họ đều là những nhà sản xuất hàng đầu ở mỗi quốc gia với các sản phẩm thép cao cấp có mức biên lợi nhuận cao, đồng thời họ đều được hưởng lợi từ chính sách đa dạng hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”.

"Chúng tôi hy vọng nhu cầu thép châu Á sẽ tiếp tục giảm với một tỷ lệ thấp trong vòng 12 tháng tới khi nhu cầu sản xuất và xây dựng tại Trung Quốc đang chậm lại” – một quan chức Ấn Độ nói thêm.

Nhu cầu của Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ tăng nhưng không bù đắp được sự suy giảm từ Trung Quốc – quốc gia chiếm khoảng 70% mức tiêu thụ thép châu lục.

Moody’s cho biết: "Chúng tôi dự báo lượng thép xuất khẩu từ Trung Quốc sẽ tăng với một tỷ lệ thấp trong 12 tháng tới và đi ngang cho tới cuối năm 2017, tăng trưởng giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2015".

Các quốc gia đang từng bước thực hiện nhiều biện pháp hạn chế việc nhập khẩu thép giá rẻ, chủ yếu từ Trung Quốc, trong một nỗ lực để bảo vệ ngành sản xuất thép của mình.

Theo tổng cục Hải quan Trung Quốc, tăng trưởng xuất khẩu thép của Trung Quốc đã giảm xuống còn 9% trong nửa đầu năm 2016.

Trung Quốc đã xuất khẩu khoảng 14% sản lượng thép sản xuất được trong năm 2015. Sản xuất thép của các quốc gia lớn khác trong khu vực Châu Á cũng sẽ giảm, ngoại trừ Ấn Độ.

Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, các quốc gia xuất khẩu khoảng 40-50% sản lượng thép làm ra, đã giảm sản lượng do nhu cầu trong nước đi ngang và nhu cầu từ Trung Quốc hạ xuống đồng thời giá cả cạnh tranh và các rào cản thương mại khác trở thành cản trở.

Ấn Độ - quốc gia chiếm 8% sản lượng châu Á- sẽ tăng sản lượng thép để đáp ứng tiêu thụ trong nước đang gia tăng, nhưng dù sao, mức tăng này cũng không thể đủ bù đắp cho sự suy giảm sản xuất chung của toàn khu vực.

Thị trường tài chính toàn cầu sẽ có một tháng 9 bận rộn

Trong tháng 9 này, thị trường tài chính toàn cầu có thể sẽ bận rộn hơn bao giờ hết với rất nhiều những sự kiện.

Thông thường, tháng 9 là khoảng thời gian tồi tệ nhất đối với thị trường chứng khoán, đây là tháng duy nhất mà mức lợi suất trung bình của chỉ số S&P 500 ở mức âm trong giai đoạn từ 1928 tới nay, theo số liệu của Bank of America Merrill Lynch.



Tháng 9 là thời điểm tồi tệ đối với giới đầu tư chứng khoán

Tuy nhiên, hiện tại, các chiến lược gia phố Wall lên tiếng cảnh báo rằng, sự giao dịch ổn định trong tháng 8 có thể chấm dứt trong tháng 9, với nhiều sự kiện bất ổn xảy ra.

David Woo, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu lãi suất và tiền tệ toàn cầu của Bank of America Merrill Lynch cho rằng, nhà đầu tư đang quá tự mãn với ý nghĩ cuộc bầu cử sắp tới của Mỹ đồng nghĩa với một đợt sóng các chính sách nới lỏng tiền tệ khác tại nền kinh tế này. Thay vào đó, nhà đầu tư nên cân nhắc tới khả năng, sự thay đổi người lãnh đạo tại Mỹ có thể gây ra rủi ro lớn cho danh mục đầu tư của mình.

Trong tháng 9, số liệu quan trọng đầu tiên sẽ khuấy động thị trường là báo cáo việc làm phi nông nghiệp tháng 8 được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 1/9. Số liệu khả quan đồng nghĩa với khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất trong phiên họp chính sách sắp tới diễn ra và ngày 21/9.

Tiếp theo đó, quyết định của các ngân hàng trung ương khác trên toàn cầu sẽ là yếu tố gây ảnh hưởng tới các thị trường tài chính trong tháng 9. Hội đồng thống đốc Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ có phiên họp vào ngày 8/9. Các chuyên gia tài chính cho rằng ECB có thể sẽ nới rộng hơn chương trình nới lỏng tiền tệ hiện tại từ tháng 3 lên tháng 9/2017.

Ngày 15/9, Ngân hàng trung ương Anh (BOE) sẽ có cuộc họp chính sách định kỳ. Theo các chuyên gia tham gia khảo sát của Bloomberg, chỉ 6,3% khả năng BOE sẽ giảm lãi suất trong cuộc họp này.

Một mối quan tâm khác là việc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ tiến hành phiên họp chính sách, đối diện với tình trạng tăng trưởng GDP yếu, áp lực giảm phát nặng nề và các chính sách tiền tệ chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Kết quả cuộc họp sẽ được công bố vào ngày 21/9, cùng ngày với phiên họp của Fed.

Trong một diễn biến khác, ngày 4-5/9, Hội nghị G20 sẽ được tổ chức với Trung Quốc là nước chủ nhà. Mặc dù các chuyên gia không thể dự báo được các kế hoạch hợp tác của các quốc gia G20, tuy nhiên thị trường vẫn tập trung vào những phiên thảo luận của các nhà chính sách nhằm tìm kiếm thông tin về chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung.

Một thông tin không kém phần quan trọng khác là việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ nhóm họp vào 26-28/9. Các chuyên gia tại Barclays Plc cho rằng, rất có thể, việc tổ chức này giữ nguyên mức cung sản phẩm hiện tại sẽ tạo nên mối đe dọa đối với thị trường.


(Nguồn: hsx.vn; hnx.vn; ndhmoney.vn; cafef.vn; vinacorp.vn; sanotc.com; tinnhanhchungkhoan.vn; atpvietnam.com; vietstock.vn; giavang.net; TTXVN)


Bản báo cáo này được thực hiện nhằm mục đích cung cấp thông tin và mang tính tham kho, không bao gồm bất cứ một khuyến nghị mua bán nào đối với nhà đầu tư. Thông tin sử dụng trong báo cáo được thu thập từ nhiều nguồn mà chúng tôi cho là đáng tin cậy, tuy nhiên đ chính xác và hoàn ho của thông tin không đưc đm bo. Các quan điểm và nhận định của chúng tôi có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đổi mà không cần thông báo trước. Chúng tôi tuyệt đối không chịu trách nhiệm cho bất kỳ khoản lỗ hay thiệt hại nào trong đầu tư đối với việc sử dụng toàn bộ hoặc từng phần thông tin hay nhận định nào của bản báo cáo này.

Bản báo cáo này thuộc bản quyền của FSC. Mọi sự sao chép, sửa đổi và sử dụng thông tin trong bản báo cáo đề nghị ghi rõ nguồn trích dẫn. Xin cảm ơn.






_______________________________________________________________________________

FSC 20/11/2017



Каталог: portal -> fscfiles -> others
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> O0o BÁo cáo kết quả ĐỢt phát cổ phiếU
others -> BẢn tin thị trưỜng chứng khoáN 21/10/2014 KẾt quả giao dịch trong ngàY
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company

tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương