Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhất the first securities joint stock company


Tháng 10 sẽ có chỉ số chứng khoán chung



tải về 0.51 Mb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích0.51 Mb.
#34431
1   2   3

Tháng 10 sẽ có chỉ số chứng khoán chung


Chỉ số chứng khoán chung của TTCK Việt Nam do Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) phối hợp xây dựng sẽ ra mắt vào tháng 10 tới.

Đây sẽ là lần đầu tiên thị trường chứng khoán Việt Nam có chỉ số chứng khoán chung của hai sàn giao dịch chứng khoán tập trung. Chỉ số chung này được giới quan sát coi như một trong những bước đi đầu tiên để hợp nhất hai sàn chứng khoán chính thức.

Theo HOSE, chỉ số chung được xem như là bước khởi đầu cho việc thống nhất và chuẩn hóa hệ thống chỉ báo cho thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, tạo thêm giá trị cho thị trường.

“Việc tái cấu trúc mô hình tổ chức TTCK và phân định thị trường đã được đặt ra trong chiến lược phát triển TTCK đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”, theo báo cáo của HOSE.

Thông tin hành lang cho biết, dự kiến thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ được tập trung tại HOSE, thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán phái sinh sẽ được HNX tổ chức vận hành.

Tháng 4-2016, hai sở giao dịch chứng khoán đã ký biên bản Ghi nhớ hợp tác với nội dung: chia sẻ và chuẩn hóa dữ liệu thông tin giữa hai thị trường; phát triển các chỉ số chung; phối hợp tổ chức các chương trình quản trị công ty; phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Đây là những nội dung bao quát hoạt động của 2 sở giao dịch chứng khoán, cũng là những mục tiêu mà TTCK Việt Nam đang tập trung cải thiện để tiến gần hơn chuẩn mực quốc tế.

Chứng khoán Việt Nam vào tốp 5 tăng trưởng cao nhất thế giới

Chỉ số VN-Index đã đạt mức đỉnh trong vòng 8 năm trở lại đây (kể từ tháng 3/2008), bên cạnh đó thanh khoản thị trường cũng tăng mạnh, mức vốn hóa thị trường đạt mức cao nhất trong vòng sáu năm qua. Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là một trong năm thị trường thế giới có mức tăng trưởng cao nhất và có mức sinh lời lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á trong quý 2.” 
Thông tin trên được Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Bằng công bố tại buổi Họp báo Chuyên đề tháng Tám diễn ra sáng 24/8 tại Hà Nội.


Trước bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động, dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tăng trưởng toàn cầu năm 2016 xuống còn 3,1% (thấp hơn mức 3,2% mà tổ chức này đã đưa ra hồi tháng Tư)​ và chịu nhiều tác động bởi tình hình thế giới song thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn có sự phục hồi đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng khá.

Vốn hóa thị trường bằng 38% GDP

Theo báo cáo từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến 23/8, VN-Index đã tăng 13,8% và HNX-Index tăng 4% (so với 31/12/2015). Bên cạnh đó, vốn hóa thị trường đã đạt mức 1,59 triệu tỷ đồng, tương đương 38% GDP và tăng 17%.

Về thanh khoản, giao dịch bình quân đạt 6.200 tỷ đồng/phiên, tăng 25% so với năm 2015, trong đó giá trị giao dịch trái phiếu chỉnh phủ tăng 34%, giao dịch cổ phiếu tăng 16%.

Chủ tịch Vũ Bằng đánh giá, hoạt động huy động khá thành công, trong bảy tháng của năm, số vốn đạt được ước tăng 81% (giá trị 254.400 tỷ đồng). Công tác cổ phần hóa được giới đầu tư quan tâm, thị trường có 58 doanh nghiệp đấu giá cổ phần hoá, thu về tổng giá trị đạt 5.291 tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ năm 2015, tỷ lệ thành công đạt 66%. Ngoài ra, thoái vốn Nhà nước thực hiện được 21 đợt đấu giá, thu về 1.899 tỷ đồng, tăng 112% với tỷ lệ thành công đạt 73%.

Dòng tiền 772 triệu USD chảy vào thị trường

Vốn đầu tư nước ngoài chảy vào thị trường có mức tăng trưởng khả quan hơn so với cùng kỳ năm trước và đạt giá trị 772 triệu USD trong 8 tháng, tăng 3,5 lần so với năm 2015. Giá trị danh mục của khối ngoại tính đến tháng Sáu đạt 16 tỷ USD.

“Chính phủ nhiệm kỳ mới liên tục phát đi những thông điệp tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng nền hành chính kiến tạo, phục vụ…,” ông Vũ Bằng chỉ ra yếu tố tích cực, thúc đẩy thị trường phát triển trong thời gian qua. Đó là việc dòng vốn FDI tăng mạnh (vốn đăng ký đạt 12,9 tỷ USD) hay việc đẩy nhanh giải ngân vốn tài khóa kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thêm vào đó tăng trưởng tín dụng bảy tháng đạt 8,54%, tăng cao hơn mức cùng kỳ. Cán cân thương mại thặng dư 1,8 tỷ USD, tạo điều kiện tăng dự trữ ngoại hối đồng thời làm giảm áp lực tỷ giá…

Trên thị trường chứng khoán, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các công ty niêm yết có sự cải thiện, lợi nhuận quý 2 tăng 16,45% so với quý 1, ngoài ra hàng tồn kho cũng đã giảm 72%.

Ủy ban cũng đã triển khai đồng bộ các giải pháp tái cấu trúc, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường, triển khai các sản phẩm mới (phái sinh, covered warrant…), tiếp tục hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý.

Về tiến độ triển khai, thị trường đã rút ngắn thời gian thanh toán xuống "ngày T+2" đồng thời cho phép giao dịch ngược chiều trong cùng một phiên, cộng với sự phối hợp triển khai quỹ hưu trí sẽ tạo sức cầu bền vững cho thị trường.

Đằng sau con số vốn ngoại kỷ lục vào chứng khoán Việt

Những ngày cuối tháng 8, thị trường chứng khoán Việt Nam xôn xao trước thông tin dòng vốn nước ngoài vào tuần 6 tháng đầu năm tăng kỷ lục: 3,5 lần so với cùng kỳ 2015.

Thật ra, đã có một sự nhầm lẫn không nhỏ. Đó là tổng hợp lượng vốn của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường cổ phiếu lẫn... trái phiếu.

Xu thế tìm kiếm địa chỉ an toàn để đầu tư nổi lên trong năm nay, đặc biệt là từ sau sự kiện người dân Anh bỏ phiếu rời Liên minh Châu Âu (Brexit). Trái phiếu chính phủ các nước như Đức, Nhật, Mỹ tăng giá vùn vụt do nhà đầu tư lo ngại rủi ro đã liên tục mua vào, khiến lợi suất nhiều trái phiếu rơi xuống mức âm.

Thị trường trái phiếu Việt Nam, vì thế, cũng được hưởng lợi từ sự dịch chuyển dòng vốn này. Nhà đầu tư nước ngoài đã liên tục mua ròng trái phiếu Việt Nam trên thị trường thứ cấp.

Theo số liệu của HNX, từ 1/1/2016 đến nay, tổng giá trị giao dịch mua bán trái phiếu chính phủ của nhà đầu tư nước ngoài là 77.107 tỷ đồng, chiếm 4,45% giá trị giao dịch toàn thị trường. Tính chung từ đầu năm tới nay, khối ngoại đã mua ròng tổng cộng 19.277 tỷ đồng.

Một mảng nữa được hưởng lợi là các giao dịch góp vốn, mua cổ phần ngoài sàn niêm yết. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 7 tháng đầu năm 2016, có 1.284 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần tỷ lệ trên 50% với tổng giá trị vốn góp là 1,512 tỷ USD.

Nếu tính cả các giao dịch góp vốn dưới tỷ lệ 50%, từ 1/7/2015 đến nay đã có 3.141 doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần với tổng giá trị góp vốn là 2,948 tỷ USD.

Tuy nhiên, bức tranh đối với thị trường cổ phiếu niêm yết thì không đẹp như vậy. Nhà đầu tư nước ngoài đang rút ròng vốn khỏi các cổ phiếu trên sàn.

Cụ thể, từ đầu năm 2016 đến ngày 24/8/2016, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng tổng hợp ở sàn HSX (cả giao dịch thỏa thuận lẫn khớp lệnh) là 2.306,6 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, tổng hợp giao dịch ròng của khối ngoại là +1.139,3 tỷ đồng. Như vậy, tổng hợp toàn bộ thị trường cổ phiếu, dòng vốn nước ngoài 8 tháng của năm nay đã chảy ra ròng 1.167,3 tỷ đồng.

Đặc biệt kể từ ngày 24/6/2016, tức là từ sự kiện Brexit xảy ra, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra trên trên sàn HSX 14.353,2 tỷ đồng giá trị cổ phiếu, mua vào 13.846,1 tỷ đồng. Giá trị giao dịch mua bán đều chiếm trên 25% tổng giá trị giao dịch 8 tháng qua.

Nhà đầu tư nước ngoài bán ra với cường độ mạnh đáng chú ý chỉ trong 3 tuần trở lại đây. Từ ngày 8/8 đến nay, khối ngoại liên tục bán ròng lớn. Tổng giá trị bán ròng ở sàn HSX (tính cả thỏa thuận) lên tới 1.861,9 tỷ đồng và sàn HNX được mua ròng 63,8 tỷ đồng.

Như vậy, sự chuyển động của dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán niêm yết đang là một bức tranh hoàn toàn trái ngược.

Về tổng thể, dòng vốn đầu tư nước ngoài vẫn đổ vào Việt Nam, nhưng tập trung vào đầu tư trực tiếp nước ngoài, mua góp vốn ngoài sàn và đặc biệt là đổ vào trái phiếu chính phủ với quy mô rất lớn.

Đối với thị trường chứng khoán niêm yết, dòng vốn này đang bán ròng và liên tục bán ra với quy mô lớn kể từ đầu tháng 8.

3 rủi ro lớn trên thị trường chứng khoán

Nhà đầu tư tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro và có muôn vàn rủi ro mà họ đang phải đối mặt.

1. Rủi ro thông tin

Loan tin có lãi rồi khi ra báo cáo lỗ là một dạng rủi ro về thông tin mà nhà đầu tư đã gặp phải trong thời gian gần đây. Đó là trường hợp của Tổng công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng (HSX: DIG). DIG công bố doanh thu 6 tháng đầu năm là 2.194 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 47,5 tỷ đồng (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2015), nhưng khi báo cáo tài chính quý II hợp nhất thì DIG chỉ đạt 473,3 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ âm 3,85 tỷ đồng.

Hay như trường hợp của Công ty CP Xuất nhập khẩu Quảng Bình (HSX: QBS). Ngày 29/7 doanh nghiệp này khẳng định ước tính doanh thu quý II đạt trên 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước đạt 28 tỷ đồng, nhưng ngày 30/7, báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2016 của QBS cho thấy Công ty lỗ hơn 22 tỷ đồng.

Ngoài ra, thông tin về việc sử dụng vốn huy động sai mục đích đã xuất hiện ở Công ty CP Thiết bị Y tế Việt Nhật (HOSE: JVC). Trong báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015, kiểm toán khẳng định: Công ty đã sử dụng khoản vốn chào bán cổ phiếu ra công chúng hồi tháng 1/2015 sai với kế hoạch sử dụng vốn sửa đổi đã được đại hội cổ đông thông qua.

Cụ thể, Công ty đã dùng khoản vốn này để thực hiện chi trả cho một số hoạt động không nằm trong kế hoạch, như dùng 103,9 tỷ đồng nộp thuế các loại, 500 triệu đồng góp vốn vào công ty liên doanh, liên kết. Tuy nhiên, Công ty chưa lập hồ sơ chi tiết về việc sử dụng khoản vốn này.

Những thông tin này là một dạng rủi ro khách quan mà nhà đầu tư luôn ở thế bị động và đành ngậm ngùi nhìn giá cổ phiếu cứ vậy giảm dần.

2. Rủi ro từ công ty cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán

Tình trạng công ty chứng khoán đột ngột dừng cấp margin cho một mã cổ phiếu, hoặc mã cổ phiếu nhà đầu tư đang nắm giữ bị cắt margin dẫn đến tình trạng "cháy tài khoản" của nhà đầu tư cũng thường xuyên xảy ra, nhất là khi cổ phiếu của doanh nghiệp đó dính tin đồn lãnh đạo bị bắt, truy cứu trách nhiệm, hay bị "lỗ khủng".

Khi những tin xấu dồn dập xuất hiện, tình trạng dư bán sàn hàng triệu cổ phiếu khiến cổ phiếu bị mất thanh khoản, nhà đầu tư cũng không thể bán cổ phiếu thu tiền về và vì vậy sẽ dẫn đến thua lỗ nặng nề.

Các công ty chứng khoán cần đặt câu hỏi liệu rằng các doanh nghiệp được cấp margin có thực sự "khỏe" và định giá đã hợp lý để cho vay ký quỹ hay chưa để giảm thiểu tối đa rủi ro cho khách hàng.

3. Rủi ro do mất thanh khoản

Trường hợp của Công ty CP Mỏ và Xuất nhập khẩu khoáng sản Miền Trung (Upcom: MTM) là một ví dụ điển hình. Cổ phiếu MTM bị dừng giao dịch chỉ sau 2 tháng vì doanh nghiệp vướng vào các thông tin tiêu cực có liên quan đến tính minh bạch, khiến nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu MTM rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan.

Những hệ lụy do tính thanh khoản thấp hay mất thanh khoản của cổ phiếu mà nhà đầu tư đang sở hữu có thể do công ty có tình trạng tài chính thiếu lành mạnh. Thậm chí, chỉ cần một sự thay đổi nhân sự cấp cao trong công ty cũng có thể khiến giá cổ phiếu đó sụt giảm. Và rủi ro rất lớn đối với nhà đầu tư nếu công ty phát hành chứng khoán bị phá sản và biến mất trên thương trường.

Những rủi ro khách quan mà nhà đầu tư đang gặp phải vẫn là vấn đề cần giải quyết của các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý. Bên cạnh đó, việc thực hiện đúng luật, tuân thủ đúng chuẩn mực về công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết là điều cần thiết để lấy được lòng tin của nhà đầu tư trên thị trường.

Tình Hình Vĩ Mô Trong Nước

Bội chi ngân sách hơn 111.000 tỷ đồng trong 8 tháng

Theo Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/8/2016 ước tính đạt 603.700 tỷ đồng, bằng 59,5% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 486.200 tỷ đồng, bằng 61,9%; thu từ dầu thô đạt 24.600 tỷ đồng, bằng 45,2%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 90.200 tỷ đồng, bằng 52,4%.

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục Trưởng Tổng cục Thống kê đánh giá, “tiến độ thu ngân sách Nhà nước 8 tháng đạt thấp chủ yếu do ảnh hưởng của giá dầu giảm và tác động của chuyển hướng thương mại, chuyển dịch cơ cấuhàng hóa nhập khẩu khi tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTAs)”.

Trong thu nội địa, thu tiền sử dụng đất đạt khá với 48,3 nghìn tỷ đồng, bằng 96,7% dự toán năm; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước đạt 97,4 nghìn tỷ đồng, bằng 67,9%; thuế thu nhập cá nhân 42,4 nghìn tỷ đồng, bằng 66,7%; thuế bảo vệ môi trường 25 nghìn tỷ đồng, bằng 65,1%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 97,1 nghìn tỷ đồng, bằng 61,1%.

Đáng chú ý là “riêng thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 126.100 tỷ đồng, chỉ bằng 49,2% dự toán năm, chủ yếu do hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, công ty trong lĩnh vực khai thác, chế biến dầu khí, than, khoáng sản và thủy điện gặp khó khăn”- ông Lâm lưu ý.

Ở chiều chi ngân sách Nhà nước, tính từ đầu năm đến thời điểm 15/8/2016 ước tính đạt 715.200 tỷ đồng, bằng 56,2% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 107.200 tỷ đồng, bằng 42,1%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính đạt 506.700 tỷ đồng, bằng 61,5%; chi trả nợ và viện trợ đạt 96.200 tỷ đồng, bằng 62%.

Như vậy, cân đối thu chi cho thấy, 8 tháng qua, bội chi ngân sách nhà nước 111.500 tỷ đồng./.

CPI tháng 8/2016 chỉ nhích tăng nhẹ 0,1%

Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) vừa công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2016 với mức tăng nhẹ là 0,1% so với tháng trước, tăng 2,57% so với cùng kỳ năm trước; tăng 2,58% so với tháng 12 năm trước. CPI bình quân 8 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm trước tăng 1,91%.

Cụ thể, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 6 nhóm tăng là thuốc và dịch vụ y tế  có mức tăng 6,18%; Giáo dục tăng 0,47%; May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,14%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,11%; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,05%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,05%.

Đồng thời, có 5 nhóm hàng giảm là Giao thông giảm 1,97%; Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,14%; Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,12%; Bưu chính viễn thông giảm 0,03% và Nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,02%.

Nguyên nhân làm CPI tháng 8/2016 tăng là do giá dịch vụ y tế, mức điều chỉnh tăng học phí tại một số địa phương, nhu cầu sử dụng điện, nước tăng do thời tiết nắng nóng.

Cụ thể, giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng theo bước 2 (bao gồm chi phí tiền lương) của Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính, ở 16 địa phương, nên chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế tăng 8,12%, góp phần làm cho CPI tăng khoảng 0,28%. Một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng học phí theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ. Cùng với đó, thời tiết nắng nóng nên nhu cầu sử dụng điện, nước tăng làm cho giá nước sinh hoạt tăng 0,16%, giá điện sinh hoạt tăng 0,18%.

Một số yếu tố liên quan đến nguồn cung lương thực, thực phẩm trong nước, giá vật liệu bảo dưỡng nhà, giá xăng dầu, giá gas điều chỉnh giảm… đã khiến cho CPI chỉ dừng ở mức “tăng nhẹ”.

Tổng cục Thống kê cho biết thêm, lạm phát cơ bản CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 8/2016 tăng 0,09% so với tháng trước, tăng 1,83% so với cùng kỳ; 8 tháng đầu năm 2016 so cùng kỳ năm 2015 tăng 1,81%./.

Giá vàng trong nước tăng theo biến động của giá vàng thế giới. Chỉ số giá vàng tháng 8/2016 tăng 1,72% so với tháng trước; tăng 17,54% so với tháng 12/2015 và tăng 17,50% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 8/2016 giảm 0,05% so với tháng trước; giảm 1,07% so với tháng 12/2015 và tăng 1,84% so với cùng kỳ năm 2015.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng 7,3%

 Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 8 ước tính tăng 7,3% (so với tháng 8/2015). Tính chung 8 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,9% (so với cùng kỳ năm trước), thấp hơn mức tăng (9,8%) của cùng kỳ năm 2015.



Số liệu được nêu tại báo cáo tình hình kinh tế, xã hội do Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) vừa công bố. Theo đó, trong tháng 8, ngành khai khoáng giảm 5,1%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,6%; sản xuất và phân phối điện tăng 11,9%; cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 6,1%.

Tính chung 8 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,9%, thấp hơn mức tăng (9,8%) của cùng kỳ năm 2015, chủ yếu do ngành khai khoáng vẫn tiếp tục suy giảm, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp hơn cùng kỳ.

Trong các ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo 8 tháng năm nay tăng 9,7%, đóng góp 6,8 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 11,8%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 6,8%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 3,8%, làm giảm 0,8 điểm phần trăm mức tăng chung.

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 8 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước như sản xuất kim loại; dệt, sản xuất xe có động cơ tăng... Ngược lại, một số ngành tăng thấp, hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước như sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; sản xuất thuốc lá, da và các sản phẩm có liên quan...

Chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như sau: Quảng Nam tăng 32,2%; Thái Nguyên tăng 31,1%; Hải Phòng tăng 16,3%...

Bên cạnh đó, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/8/2016 tăng 8,9% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2015 tăng 10,1%), trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm: Dệt tăng 8,6%; sản xuất kim loại tăng 4,5%; sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất tăng 4,2%...

Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao hơn nhiều so với mức tăng chung như: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 130%; sản xuất xe có động cơ tăng 30,9%.../.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 8 ước tính đạt 15,20 tỷ USD, tăng 2% so với tháng trước.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Tám ước tính đạt 15,20 tỷ USD, tăng 2% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 4,54 tỷ USD, tăng 2,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 10,66 tỷ USD, tăng 1,6%. Kim ngạch một số mặt hàng tăng so với tháng trước: Rau, quả tăng 10,5%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 11,7 %; gạo tăng 39,5% về lượng và tăng 38,8% về giá trị; sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 46,8% về lượng và tăng 37,1% về giá trị. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Tám tăng 5,6%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 11,0%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 3,4%. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng khá: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 29,7%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 20,2%; giày dép tăng 17,6%; thủy sản tăng 7%.

Tính chung 8 tháng năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 112,19 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 32,62 tỷ USD, tăng 4,0%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 79,57 tỷ USD, tăng 6,1%. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại và linh kiện đạt 22,3 tỷ USD, tăng 10,6%; hàng dệt may đạt 15,5 tỷ USD, tăng 4,2%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 11,1 tỷ USD, tăng 11,2%; giày dép đạt 8,6 tỷ USD, tăng 8,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 6,2 tỷ USD, tăng 20,6%; thủy sản đạt 4,3 tỷ USD, tăng 4,8%; cà phê đạt 2,2 tỷ USD, tăng 19,6%; túi xách, vali, mũ, ô dù đạt 2,2 tỷ USD, tăng 12,1%; hạt điều đạt 1,8 tỷ USD, tăng 13,3%; rau quả đạt 1,6 tỷ USD, tăng 28%. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm: Gạo đạt 1,5 tỷ USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm trước (lượng giảm 17,4%) do nhu cầu nhập khẩu gạo từ một số thị trường lớn giảm[9]; dầu thô đạt gần 1,5 tỷ USD, giảm 46,2% (lượng giảm 25,7%; giá dầu thô xuất khẩu bình quân 8 tháng giảm 27,6%); cao su đạt 887 triệu USD, giảm 3,8% (lượng tăng 11,3%) do giá cao su xuất khẩu bình quân giảm 13,6%, trong khi cao su tổng hợp từ dầu thô có mức giá hấp dẫn hơn; sắn và sản phẩm của sắn đạt 698 triệu USD, giảm 25,7% (lượng giảm 13,4%) do nhu cầu từ hai thị trường lớn là Trung Quốc và Hàn Quốc sụt giảm[10].



Về thị trường xuất khẩu 8 tháng, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 24,6 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2015. Tiếp đến là EU đạt 21,9 tỷ USD, tăng 8,8%; Trung Quốc đạt 12,6 tỷ USD, tăng 15%; Nhật Bản đạt 9,3 tỷ USD, tăng 0,2%; Hàn Quốc đạt 7 tỷ USD, tăng 30,7%. Riêng xuất khẩu sang thị trường ASEAN đạt 11,1 tỷ USD, giảm 10% do xuất khẩu dầu thô sang thị trường này giảm mạnh.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 8 ước tính đạt 15,00 tỷ USD, tăng 4,6% so với tháng trước.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng Tám ước tính đạt 15,00 tỷ USD, tăng 4,6% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6,15 tỷ USD, tăng 4,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,85 tỷ USD, tăng 4,4%. Kim ngạch một số mặt hàng phục vụ sản xuất tăng so với tháng trước: Điện tử máy tính và linh kiện tăng 4,3%; máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng khác tăng 7,3%; sắt thép tăng 8,7%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng Tám tăng 6,2%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 3,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 8,2%.

Tính chung 8 tháng, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 109,74 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 45,35 tỷ USD, tăng 0,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 64,39 tỷ USD, giảm 0,8%. Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng giảm: Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 17,7 tỷ USD, giảm 4,2%; điện thoại và linh kiện đạt 6,5 tỷ USD, giảm 9,2%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 3,4 tỷ USD, giảm 0,3%; xăng dầu đạt 3 tỷ USD, giảm 17,1% (lượng tăng 22,9%); thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 2,1 tỷ USD, giảm 5,8%; hóa chất đạt 2 tỷ USD, giảm 5,1%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,1 tỷ USD, giảm 21,2%; phân bón đạt 748 triệu USD, giảm 18,6%. Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 17,5 tỷ USD, tăng 15,5%; vải đạt 6,8 tỷ USD, tăng 2,3%; sắt thép đạt 5,3 tỷ USD, tăng 2,1%; kim loại thường khác đạt 3 tỷ USD, tăng 13,9%; sản phẩm chất dẻo đạt 2,8 tỷ USD, tăng 15,4%; sản phẩm hóa chất đạt 2,4 tỷ USD, tăng 9,9%; sợi dệt đạt 1 tỷ USD, tăng 2,8%.

Về thị trường nhập khẩu, trong 8 tháng năm nay nhập khẩu từ một số thị trường chủ yếu giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 31,6 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2015[11]; ASEAN đạt 15,2 tỷ USD, giảm 3,4%; Nhật Bản đạt 9,5 tỷ USD, giảm 2,5%; EU đạt 6,9 tỷ USD, giảm 0,2%; Hoa Kỳ đạt 5,2 tỷ USD, giảm 3,3%. Riêng nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 20,3 tỷ USD, tăng 9,3% do nhập khẩu mặt hàng xăng và điện tử, máy tính, linh kiện tăng mạnh.



Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng Bảy xuất siêu 564 triệu USD[12]. Tháng Tám ước tính xuất siêu 200 triệu USD, tính chung 8 tháng xuất siêu 2,45 tỷ USD (cùng kỳ năm 2015 nhập siêu 3,6 tỷ USD), trong đó khu vực trong nước nhập siêu 12,73 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 15,18 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 8 tháng đạt gần 21 tỷ USD

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 8 ước đạt 2,76 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 8 tháng đạt 20,6 tỷ USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ 2015.

Theo đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng chính ước đạt 9,9 tỷ USD, tăng 5,7% so cùng kỳ; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 4,3 tỷ USD, tăng 4,1% so cùng kỳ; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 4,54 tỷ USD, giảm 0,5%.

Một số mặt hàng chính như: gạo xuất khẩu 8 tháng ước đạt 3,37 triệu tấn đạt giá trị 1,51 tỷ USD, giảm 16,6% về số lượng và giàm 13,1% về giá trị so với cùng kỳ. Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng qua với 36% thị phần; 7 tháng qua xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 1,04 triệu tấn, giá trị 476 triệu USD, giảm 21,6% về khối lượng và giảm 11,9% về giá trị so cùng kỳ. Các thị trường có giá trị giảm manh là Philippin (66,4%), Malaysia (54,5%), Singapore (36,3%) và Hoa Kỳ (37,6%).

Mặt hàng cà phê xuất khẩu trong tháng 8 ước đạt 151.000 tấn với giá trị 280 triệu USD, đưa khối lượng cà phê xuất khẩu 8 tháng đạt 1,27 triệu tấn, giá trị 2,25 tỷ USD, tăng 39,9% về khối lượng và 20,7% về giá trị. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là 2 thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng qua với thị phần lần lượt là 15% và 13,1%.

Giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 8 tháng ước đạt 4,3 tỷ USD, giảm 0,6% so với cùng kỳ. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc là 3 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng chiếm 68,3% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Đối với mặt hàng thủy sản, giá trị xuất khẩu đạt 4,3 tỷ USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam; các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh là Trung Quốc (53,9%), Hoa Kỳ (11,9%), Thái Lan (9,9%)...

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu toàn ngành nông lâm thủy sản tháng 8 ước đạt 2,16 tỷ USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu 8 tháng đạt 15,43 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ. Một số mặt hàng nhập khẩu chính ước đạt khoảng 10,76 tỷ USD, giảm 7,8%so với cùng kỳ./.

Tình hình thu hút Đầu tư nước ngoài 8 tháng năm 2016

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/8/2016 thu hút 1619 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 9795,6 triệu USD, tăng 32,8% về số dự án và tăng 24,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó, có 770 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm đạt 4571,1 triệu USD. Như vậy, tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn bổ sung trong 8 tháng năm nay đạt 14366,7 triệu USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 8 tháng ước tính đạt 9,8 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2015.

Trong 8 tháng năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 6734,6 triệu USD, chiếm 68,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 859,3 triệu USD, chiếm 8,8%; các ngành còn lại đạt 2201,7 triệu USD, chiếm 22,5%. Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 8 tháng năm nay đạt 10534,8 triệu USD, chiếm 73,3% tổng vốn đăng ký; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 836,3 triệu USD[8], chiếm 5,8%; các ngành còn lại đạt 2995,6 triệu USD, chiếm 20,9%.



Cả nước có 47 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong 8 tháng, trong đó Hải Phòng có số vốn đăng ký lớn nhất với 1861,1 triệu USD, chiếm 19% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hà Nội 963,6 triệu USD, chiếm 9,8%; Bình Dương 897,8 triệu USD, chiếm 9,2%; Đồng Nai 753,7 triệu USD, chiếm 7,7%; thành phố Hồ Chí Minh 710,5 triệu USD, chiếm 7,3%; Hà Nam 575,2 triệu USD, chiếm 5,9%; Bắc Ninh 422,7 triệu USD, chiếm 4,3%.

Trong số 56 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam 8 tháng năm nay, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 3840,8 triệu USD, chiếm 39,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Xin-ga-po 1371,1 triệu USD, chiếm 14%; Đặc khu Hành chính Hồng Công (TQ) 818,1 triệu USD, chiếm 8,4%; Đài Loan 558,5 triệu USD, chiếm 5,7%; Trung Quốc 552,5 triệu USD, chiếm 5,6%; Nhật Bản 552 triệu USD, chiếm 5,6%.

Một số dự án lớn được cấp phép trong 8 tháng đầu năm 2016 là:

- Dự án LG Display Hải Phòng, cấp phép ngày 15/4/2016, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,5 tỷ USD do LG Display co.,ltd (Hàn Quốc) đầu tư với mục tiêu sản xuất và gia công sản phẩm màn hình OLED nhựa cho các thiết bị di động như điện thoại di động, đồng hồ thông minh, máy tính bảng....

- Dự án Thành phố Amata Long Thành, tổng vốn đầu tư đăng ký 309,3 triệu USD do nhà đầu tư Thái Lan đầu tư với mục tiêu đầu tư xây dựng khu đô thị dịch vụ theo quy hoạch tại Đồng Nai.

- Dự án Trung tâm nghiên cứu và phát triển Samsung, tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD, do Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam đầu tư với mục tiêu tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện, điện tử và viễn thông công nghệ cao (CPC851) tại Hà Nội.

- Dự án Seoul Semiconductor Vina, tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD, do nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư tại Hà Nam với mục tiêu nghiên cứu, phát triển, sản xuất, lắp ráp và gia công bóng LED (LED Chip), gói LED (LED package), các sản phẩm bán dẫn, linh kiện LED (LED components), mô – đun LED (LED module)

- Dự án nhà máy điện gió Hàn Quốc Trà Vinh (giai đoạn 2), tổng vốn đầu tư đăng ký 247,6 triệu USD với mục tiêu sản xuất điện từ năng lượng gió cung cấp vào lưới điện quốc gia; góp phần ổn định việc cung cấp điện cho nền kinh tế.

- Dự án Midtown, tổng vốn đầu tư 225,62 triệu USD do Cayman Islands với mục tiêu kinh doanh bất động sản tại TP Hồ Chí Minh.

Каталог: portal -> fscfiles -> others
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> O0o BÁo cáo kết quả ĐỢt phát cổ phiếU
others -> BẢn tin thị trưỜng chứng khoáN 21/10/2014 KẾt quả giao dịch trong ngàY
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company

tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương