Con Người Cần Cầ



tải về 172.39 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích172.39 Kb.
#38724
1   2

Alhamdulillah, mọi lời ca ngợi, tạ ơn đều kính dâng Allah Đấng chúa tể của vủ trụ, cầu xin Ngài ban bình an và phúc lành đến cho vị Thiên Sứ cao quí nhất trong tất cả Nabi và Thiên Sứ Nabi của chúng tôi Muhammad, cho dòng dõi của Người và tất cả bằng hữu của Người.

Allah phán trong Thiên Kinh Qur’an:



﴿وَإِذَا سَأَلَكَ عِبَادِي عَنِّي فَإِنِّي قَرِيبٌۖ أُجِيبُ دَعۡوَةَ ٱلدَّاعِ إِذَا دَعَانِۖ فَلۡيَسۡتَجِيبُواْ لِي وَلۡيُؤۡمِنُواْ بِي لَعَلَّهُمۡ يَرۡشُدُونَ ١٨٦﴾ [سورة البقرة: 186]

{Và khi bầy tôi của TA (Allah) hỏi Ngươi (Muhammad) về TA thì Ngươi hãy bảo họ rằng TA ở rất gần. TA sẽ đáp lại lời cầu xin của người nguyện cầu khi nào y cầu xin TA. Do đó, họ hãy đáp lại mệnh lệnh của TA và tin tưởng nơi TA để may ra họ được hướng dẫn đúng đường.} Al-Baqarah: 186 (Chương 2).

Allah, Thượng Đế Tối Cao và Nhân Từ phán bảo vị Thiên sứ của Ngài, Muhammad, nói với nhân loại rằng Ngài luôn ở gần kề bên họ, Ngài luôn nhìn thấy và nghe thấy, và Ngài luôn đáp lại lời cầu xin, khấn vái của bất cứ người bề tôi nào thành tâm hướng về Ngài, tha thiết mong mỏi sự ban phát của Ngài.

Loài người giống như đứa trẻ được cưng chiều và dễ tổn thương trong vũ trụ. Tồn tại sức mạnh rất lớn trong sự yếu đuối và quyền năng to lớn trong cái bất lực của con người. Vì nhờ sức mạnh trong sự yếu đuối và quyền năng trong sự bất lực mà mọi sinh vật đều hướng tới con người. Nếu con người hiểu sự yếu đuối của mình và cầu nguyện bằng lời nói, trí khôn và hành động, và nhận ra sự bất lực của mình để tìm đến sự giúp đỡ.

Thỉnh thoảng con người sai lầm cho rằng sức mạnh của mình là ước mơ đạt được qua lời khẩn cầu của chính mình. Ví dụ, sức mạnh trong sự yếu đuối của con gà con khiến mẹ nó có thể tấn công một con sư tử. Và con sư tử mới sinh chinh phục sự giận dữ và đói khát của sư tử mẹ, để mặc sư tử mẹ đói trong khi đứa con thì no đầy. Hãy nhìn sức mạnh này trong sự yếu đuối và sự bày tỏ của Thướng Đế Nhân Từ, nó thật sự đáng được lưu tâm!

Chỉ khi khóc than hoặc yêu cầu hoặc làm ra vẻ đáng thương thì một đứa trẻ mới chinh phục sức mạnh về mình, và sẽ thành công trong việc đạt được điều mong muốn, điều mà nó không thể đạt được dù một phần ngàn sức mạnh bằng sức mạnh của mình. Điều đó nói lên rằng khi sự yếu đuối và bất lực kích thích sự thương cảm và cảm giác bảo vệ trước bản thân mình, đứa trẻ có thể chinh phục những anh hùng chỉ bằng ngón tay nhỏ bé của nó. Bây giờ, một đứa trẻ với tính tự phụ ngu ngốc có nên từ chối lòng thương cảm và tố cáo sự bảo vệ, nói là: “Tôi sẽ tự chinh phục những điều này bằng sức mình”, tất nhiên nó sẽ nhận ngay cái bạt tai. Tương tự như vậy, nếu trong kinh Qur’an con người nói:



﴿إِنَّمَآ أُوتِيتُهُۥ عَلَىٰ عِلۡمٍ عِندِيٓۚ﴾ [سورة القصص: 78]

{Ta đạt được là do sự hiểu biết của ta mà thôi.} Al-Qasas: 78 (Chương 28).

Nghĩa là “Tôi đạt được điều này nhờ kiến thức và sức mạnh riêng của tôi” theo cách vô ơn và từ chối sự nhân từ của Đấng đã tạo nên và tuyên bố là nhờ sự thông thái của mình thì con người tất nhiên sẽ đáng nhận đòn trừng phạt. Điều này nghĩa rằng sự ngự trị, tiến bộ, và thành tựu văn minh của con người được thấy từ trước tới giờ không phải là nhờ đấu tranh, nhưng là do bản chất yếu đuối của họ. Con người đã được giúp đỡ vì sự bất lực của mình. Con người đã được ban cho những thứ đó vì sự bần cùng của mình. Con người đã được gợi ý những thứ đó vì sự ngu dốt của mình. Chúng đã được ban cho con người vì nhu cầu, và lý do cho sự ngự trị không phải là sức mạnh và quyền lực của kiến thức mà là sự chinh phục Đấng nâng đỡ và là món quà của Đấng vô cùng nhân từ, là hoa trái của sự yếu đuối trong con người.

Hỡi loài người! vì thực tế vấn đề là như vậy nên ngươi hãy từ bỏ bản ngã và tính kiêu căng; với giọng điệu tìm kiếm sự giúp đỡ, ngươi hãy tuyên bố sự bất lực và yếu đuối của mình trước Thượng Đế với giọng điệu nài van và khẩn cầu tha thiết; ngươi hãy tuyên bố sự nghèo khó và nhu cầu của mình, hãy chỉ ra rằng ngươi là nô lệ của Ngài và hãy nói:



﴿حَسۡبُنَا ٱللَّهُ وَنِعۡمَ ٱلۡوَكِيلُ ١٧٣﴾ [سورة آل عمران: 173]

{“Chúng tôi chỉ cần Thượng Đế là đủ bởi Ngài là Đấng Bảo Trợ Ưu Việt”} Ali I’mran: 173 (Chương 3).

Này hỡi loài người! Ngươi cũng hãy nói: “Tôi không là gì cả. Đâu là điều quan trọng tôi có để Đấng vô cùng thông thái ban cả vũ trụ cho tôi, và đâu là lời tạ ơn bao la từ miệng tôi đối với Ngài ?”. Bởi vì chắc chắn rằng về mặt linh hồn và thể xác, ngươi không đáng gì cả, nhưng về bổn phận và vị thế, ngươi là người quan sát tinh tế vũ trụ hùng vĩ này, một cái lưỡi với tài hùng biện cộng với sự thông thái, ngươi nhận thức được sự tối cao và vĩ đại của Thượng Đế.

Vâng, đúng vậy hỡi con người! Xét về bản chất tự nhiên và linh hồn, ngươi là thành phần hay làm ngơ, là nhân tố đáng khinh, một loài động vật yếu đuối, một kẻ mà được ném vào những con sóng kinh hoàng của cơn lũ sinh vật, và ngươi đang dần biến mất. Nhưng khi được trở nên hoàn hảo nhờ ánh sáng đức tin, kể cả ánh sáng rực rỡ của tình yêu của Đấng Thương Xót, ngươi sẽ là một vị vua, mang sự phổ quát vào trong đặc thù, và trong sự bình dị, mang lại một thế giới, và trong tính đê tiện, mang lại một người giám sát cấp bậc cao và mang tính bao quát, ngươi có thể nói: “Thượng Đế thương xót của tôi đã biến thế giới này là ngôi nhà cho tôi, mặt trời và mặt trăng là ngọn đèn cho thế giới đó, và mùa xuân là một bó hoa dành cho tôi, mùa hè là một cái bàn đầy ắp những món quà, và động vật là những đầy tớ. Và Ngài đã biến cây cối làm đồ đạc trang trí cho ngôi nhà đó.

Đức tin đòi hỏi sự thỉnh cầu như là một phương cách nhất định để đảm bảo nhu cầu, và bản chất tự nhiên con người cũng có khát khao mãnh liệt cho điều đó và Thượng Đế Toàn Năng ban sắc lệnh:

﴿قُلۡ مَا يَعۡبَؤُاْ بِكُمۡ رَبِّي لَوۡلَا دُعَآؤُكُمۡۖ﴾ [سورة الفرقان: 77]

{(Hỡi Muhammad!) hãy bảo họ: “Nếu không vì sự cầu nguyện của các người thì Thượng Đế của Ta đã không mấy quan tâm đến các người.} Al-Furqaan: 77 (Chương 25).

Điều này có nghĩa là: đâu là điều quan trọng ngươi có nếu ngươi không nài xin TA? Ngài cũng ra lệnh:

﴿ٱدۡعُونِيٓ أَسۡتَجِبۡ لَكُمۡۚ﴾ [سورة غافر: 60]

{Các ngươi hãy khấn vái cầu xin TA, TA sẽ đáp lại lời cầu xin của các ngươi.} Ghaafir: 60 (Chương 40).

Nếu ngươi nói: chúng tôi thường cầu xin, nhưng những lời cầu xin đó không được chấp nhận. Nhưng câu này quá chung chung, nó phán rằng mọi lời thỉnh cầu đều được đáp lại.

Câu trả lời sẽ là: đáp lại là một điều, chấp nhận lại là một điều hoàn toàn khác. Mỗi lời thỉnh cầu đều được đáp lại, nhưng điều được chấp nhận hay chính xác là điều được tìm phụ thuộc vào sự thông thái của Thượng Đế. Ví dụ, nếu một cậu bé bị ốm gọi bác sỹ: “Bác sỹ, bác sỹ !” và bác sỹ trả lời: “Ta đây, cháu muốn gì thế ?”, và cậu bé nói: “Hãy cho cháu thuốc đó !”, bác sỹ hoặc sẽ cho cậu chính xác thứ cậu bé muốn hoặc thứ nào tốt hơn và có lợi cho nó hơn, hoặc khi biết rằng thuốc có hại cho cậu bé thì ông sẽ không cho cậu bé.

Vậy nên từ khi Thượng Đế toàn năng luôn hiện hữu và luôn thấu suốt, Ngài đáp lại lời thỉnh cầu từ các bầy tôi của Ngài. Nhờ sự hiện diện và đáp lại, Ngài biến sự vô vọng trong buồn tẻ và cô đơn thành những thứ quen thuộc. Nhưng Ngài làm điều này không phải do những đòi hỏi thất thường và nhũng nhiễu từ con người, mà do những yêu cầu từ sự thông thái siêu việt của Ngài; Ngài cho những điều được tìm kiếm hoặc điều gì tốt hơn, hoặc không cho gì cả.

Tương tự, sự cầu nguyện là một hình thức tôn thờ và công nhận sự phục tùng của con người trước Thượng Đế. Hoa trái của nó gắn liền với đời sau. Những mục đích gắn liền với thế giới này là những lần thể hiện hình thức nài xin và tôn thờ. Ví dụ, những lời cầu nguyện và những lời thỉnh cầu cho mưa xuống là một hình thức tôn thờ. Hạn hán là thời điểm cho hình thức tôn thờ kiểu như vậy. Thờ phượng và thỉnh cầu hình thức này không phải là để mang lại mưa. Nếu chúng được thực hiện với chỉ ý định đó thì chúng không xứng đáng để được chấp nhận, vì chúng không chân thành. Mặt trời lặn là thời điểm cho các lễ nguyện ban tối. Và nhật thực và nguyệt thực là thời điểm cho hai lễ nguyện nguyện Salah Al-Kusuf và Salah Al-Khusuf. Điều đó muốn nói lên là với sự che khuất của hai hiện tượng đó chỉ ra ánh sáng ngày và đêm, sự vĩ đại của Thượng Đế được tôn vinh, vậy nên Thượng Đế Toàn năng kêu gọi các bầy tôi của Ngài tôn thờ vào những thời điểm đó. Các lễ nguyện không phải là để mặt trời và mặt trăng được hiện ra (giống như sự xuất hiện của chúng và bao lâu chúng bị che khuất đã được tính toán bởi các nhà chiêm tinh).

Tương tự, hạn hán là thời điểm để cầu mưa, và sự viếng thăm của các thiên tai rồi sự quấy rầy từ những thứ gây trở ngại là những thời điểm của những lời thỉnh cầu nhất định khi mà con người nhận ra sự bất lực của mình và nhờ lời thỉnh cầu và nhún nhường sẽ tìm nơi trú ẩn nơi Đấng sở hữu mọi quyền lực. Thậm chí nếu các thiên tai không bị dời đi dù đã có rất nhiều lời thỉnh cầu, không thể nói rằng những lời thỉnh cầu đó không được chấp nhận. Chúng ta nên nói là thời gian cho sự thỉnh cầu chưa chấm dứt. Nếu nhờ sự khiêm nhường và hào phóng Đấng Toàn năng dời mọi thiên tai, đem lại toàn ánh sáng, thì thời gian cho sự thỉnh cầu đã kết thúc và hoàn tất. Điều đó nghĩa là sự thỉnh cầu đã có ý nghĩa tôn thờ và công nhận sự tuân phục của con người trước Thượng Đế.

Đối với việc tôn thờ và tuân phục Thượng Đế, nó nên được thực hiện một cách thanh sạch và chân thành vì con đường chính nghĩa của Thượng Đế. Con người nên bày tỏ sự bất lực của mình và tìm sự trú ẩn nơi Ngài qua sự cầu nguyện và khấn vái, con người không nên quấy rầy thanh danh của Ngài. Con người nên từ bỏ việc đánh giá Ngài và nên dựa vào sự thông thái của Ngài. Con người không nên kết tội lòng nhân từ của Ngài.

Quả thật, điều gì xuất phát từ những lời rõ ràng của kinh Qur’an là giống như khi mọi loài đưa ra lời ca tụng và tôn thờ, vậy nên điều dâng tới Thượng Đế từ cả vũ trụ chính là sự khấn vái và cầu nguyện. Điều này nhờ khả năng vốn có của miệng lưỡi giống như sự thờ phượng của cây cối và động vật, chúng tìm đến các hình thức tôn thờ Đấng ban phát toàn năng và để phô bày và ca tụng danh Ngài, hoặc là qua nhu cầu khẩn thiết. Những điều này là lời thỉnh cầu cho mọi nhu cầu thiết yếu - quyền lực không thể đạt được - mà tạo hóa đã ban. Nhờ miệng lưỡi mà các loài sinh vật sống tìm đến những thứ từ Đấng rất mực Độ lượng để tiếp tục sự sống, giống như một phương tiện sinh sống, hoặc đó là sự thỉnh cầu trong tình cảnh cấp bách, nhờ đó mà mọi loài có linh hồn thấy mình trong cảnh khốn cùng đưa ra lời thỉnh cầu và tìm sự che chở ở Đấng Siêu Việt; quả thật, họ hướng mình tới Đấng Che chở và Nhân từ. Nếu không có thứ gì ngăn chặn, hai hình thức thỉnh cầu này sẽ luôn được chấp nhận.

Hình thức thỉnh cầu thứ ba được biết nhiều nhất; đó là cách chúng ta thỉnh cầu. Nó cũng có hai loại: một là chủ động và theo xu hướng, và hai là bằng lời và với cả trái tim. Ví dụ, trông cậy vào những căn nguyên là một lời cầu nguyện chủ động. Tập hợp tất cả các nguyên nhân không phải là để tạo ra hậu quả, nhưng là theo xu hướng để tìm đến Đấng Toàn năng. Việc cày một cánh đồng là chạm vào cánh cửa gia tài của lòng nhân nơi Ngài. Vì loại thỉnh cầu này hướng thẳng tới chức danh Đấng Rộng Lượng vô cùng nên nó được chấp nhận hầu như mọi trường hợp.

Loại thứ hai là thỉnh cầu bằng lời và cả trái tim. Đó là tìm đến những ước muốn nhất định mà bàn tay có thể với được. Mặt quan trọng nhất, mục đích đẹp nhất, hoa trái ngọt ngào nhất của nó là đây: “Ai thỉnh cầu thì biết rằng có một Đấng luôn nghe những ước muốn từ đáy lòng người đó, bàn tay Ngài có thể với tới mọi thứ, Ngài có thể mang lại những khao khát của người đó, Ngài thương sự bất lực, và Ngài sẽ trả lời cho sự nghèo khó của người đó.

Hỡi con người bất lực và thiếu thốn! đừng lờ đi sự thỉnh cầu, vì đó là chìa khóa dẫn tới kho tàng lòng nhân từ và tới sức mạnh vô biên của Thượng Đế. Hãy luôn luôn và luôn cầu nguyện Thượng Đế, bởi ngươi cần đến Ngài! Hãy kèm những thứ trong vũ trụ vào những lời thỉnh cầu của mình! Hãy nói:

﴿إِيَّاكَ نَعۡبُدُ وَإِيَّاكَ نَسۡتَعِينُ ٤﴾ [سورة الفاتحة: 4]

{Chỉ với Ngài bầy tôi thờ phượng và chỉ với Ngài bầy tôi cầu xin sự trợ giúp.} Al-Fatihah: 4 (Chương 1).

Hãy cầu xin Ngài, hãy cầu nguyện Ngài, hãy khấn nài và van xin Ngài, bởi đó là đức tin và là sự thờ phượng như Nabi Muhammad  đã nói:

((الدُّعَاءُ هُوَ الْعِبَادَةُ))

Cầu nguyện là sự thờ phượng.Hadith do Abu Dawood, Al-Tirmizhi, Ibnu Majah, và Ahmad ghi.

Nabi Muhammad  nói ở Hadith khác:

((إِنَّ اللهَ حَيِىٌّ كَرِيمٌ يَسْتَحِى إِذَا رَفَعَ الرَّجُلُ إِلَيْهِ يَدَيْهِ أَنْ يَرُدَّهُمَا صِفْرًا))

Quả thật, Allah, Đấng Bất Diệt và Quảng Đại mắc cỡ khi một người ngửa đôi bàn tay lên cầu xin Ngài mà Ngài không đáp lại gì cả.” Hadith do Abu Dawood, Al-Tirmizhi, Ibnu Majah, và Ahmad ghi.


Thứ sáu 29/Sha’baan/1435 H nhằm ngày 27/06/2014




Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 172.39 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương