Con Mắt Thứ Ba (The Third Eye) T. Lobsang Rampa



tải về 1.54 Mb.
trang13/19
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích1.54 Mb.
#38941
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   19

CHƯƠNG XII: THẢO DƯỢC VÀ
NHỮNG CÁNH DIỀU


Nhiều tuần lễ trôi qua. Không có nhiều việc để làm, để học và dự định. Bây giờ tôi có thể nghiên cứu sâu hơn nữa vào các vấn đề huyền bí và nhận được những thụ huấn đặc biệt. Một ngày đầu tháng Tám, Thầy tôi nói: “Năm nay chúng ta sẽ đi hái thuốc. Con sẽ thu được nhiều kiến thức hữu ích về thảo dược khi nó ở trạng thái tự nhiên, và chúng ta sẽ cho con biết một chiếc diều bay thực thụ là thế nào!” Suốt hai tuần sau đó, mọi người bận rộn để làm những chiếc túi da mới và giặt sạch những cái cũ. Những chiếc lều được kiểm tra kỹ lưỡng, các con vật cũng được xem xét cẩn thận để đảm bảo chúng thích hợp và có thể chịu đựng được chuyến đi dài. Đoàn của chúng tôi có hai trăm nhà sư và cắm chốt tại tu viện Tra Yerpa cổ kính, hàng ngày chia thành các nhóm nhỏ đi tới các khu vực lân cận để tìm kiếm thảo dược. Cuối tháng Tám, chúng tôi tiếp tục lên đường giữa những tiếng ồn ào huyên náo đầy ghen tị của kẻ ở lại, bị nhốt giữa những bức tường, với người chuẩn bị có chuyến đi dã ngoại đầy phiêu lưu. Là một Lạt Ma, tôi cưỡi con ngựa trắng. Một số người trong đoàn đã cố gắng giảm thiểu những vật dụng khi lên đường nên chúng tôi đến Tra Yerpa vài ngày trước khi những người còn lại tới. Ngựa của chúng tôi có thể đi được mười lăm đến hai mươi dặm, trong khi những con yak hiếm khi vượt quá tám đến mười dặm một ngày. Vì mang ít hành lý nên chúng tôi đến sớm, còn đoàn yak theo sau đi chậm hơn bởi thông thường mỗi con phải chở tới tám chục cân hành lý.

Nhóm đi trước gồm hai mươi bảy người chúng tôi đã thực sự vui sướng khi đến tu viện sau vài ngày đi đường. Con đường rất khó đi và tôi chẳng thích cưỡi ngựa một chút nào cả. Hiện tôi thậm chí có thể ngồi trên con ngựa phi nước đại, nhưng như thế tôi sẽ kiệt sức. Tôi chưa từng bao giờ có thể đứng trên yên ngựa như một số người khác làm: tôi chỉ ngồi và bám chặt, cho dù không duyên dáng thì ít nhất cũng an toàn. Chúng tôi được nhận ra khi lên gần sườn núi, và các nhà sư gắn liền cả đời mình nơi đó đã chuẩn bị một lượng lớn trà bơ, tsampa và rau. Họ làm điều đó không hoàn toàn vì vô tư, mà còn bởi họ nóng lòng muốn biết tin tức về Lhasa và nhận được những món quà chúng tôi mang đến theo phong tục. Ở cao trên nóc bằng của toà tu viện, những chiếc lò đốt đầy hương đang tuôn những cột khói dày đặc vào không khí. Chúng tôi cưỡi ngựa đi lên sân tu viện, lòng đầy phấn chấn khi hành trình kết thúc. Hầu hết các vị Lạt ma khác đều có bạn bè cũ chào đón. Mọi người dường như đều biết Lạt Ma Mingyar Đại Đức. Thầy bị một đám đông xúm lại chào đón cuốn khỏi tầm mắt tôi và tôi nghĩ lại một lần nữa tôi hoàn toàn đơn độc trên cõi đời này, nhưng chỉ vài phút sau tôi nghe tiếng gọi: “Lobsang, Lobsang, con đang ở đâu?” tôi nhanh chóng trả lời và trước khi tôi biết điều gì đang xảy ra thì đám đông ùa ra và hầu như nhấn chìm tôi. Thầy đang nói chuyện với vị sư già trụ trì ngôi ngôi đền, cụ quay lại và nói: “Vậy đây là anh ta à? Tốt, tốt, tốt lắm và cũng còn rất trẻ!”

Mối quan tâm chính của tôi như mọi khi luôn là thức ăn, và không để phí thời gian hơn nữa, mọi người đều đổ về phía nhà ăn, nơi chúng tôi ngồi ăn trong im lặng, như thể chúng tôi vẫn còn ở Chakpori. Đã có ngờ vực về việc liệu Chakpori có là một nhánh của Tra Yerpa hay không. Chắc chắn cả hai đều nằm trong số những tu viện lâu đời nhất ở Tây Tạng. Tra Yerpa rất nổi tiếng vì có nhiều bản tài liệu viết tay thực sự có giá trị về cách chữa bệnh bằng thảo dược, và tôi sẽ đọc chúng và ghi chép lại những điều cần thiết. Còn có một báo cáo về chuyến thám hiểm đầu tiên lên cao nguyên Chang Tang, được mười nhà sư đã thực hiện hành trình kỳ lạ này viết lại. Nhưng mối quan tâm lớn nhất của tôi lúc này là khu đất bằng phẳng ngay gần đây, nơi chúng tôi sẽ thả diều.

Vùng đất này thật kỳ lạ. Những đỉnh núi hùng vĩ nối tiếp nhau cao dần. Phần đất bằng giống như ruộng bậc thang, với những bậc khổng lồ kéo dài từ chân núi lên ngày càng cao hơn. Nhiều bậc phía dưới thảo dược mọc rất phong phú. Một loại rêu được tìm thấy ở đây có khả năng hấp thụ năng lượng mạnh mẽ hơn hẳn loại rêu nước. Một loại cây nhỏ khác với những quả mọng nhỏ màu vàng có những đặc tính giảm đau tuyệt vời. Các nhà sư và các nam sinh sẽ hái loại thuốc này và trải chúng ra để phơi khô. Với năng lực của một Lạt ma, giờ tôi đã có thể giám sát họ, nhưng mục đích chính của tôi trong chuyến đi này là thực hành những gì Đại Đức Mingyar và các chuyên gia thảo dược đã dạy. Tuy nhiên lúc này đây khi nhìn xung quanh, ý nghĩ duy nhất trong tâm trí tôi là diều, những chiếc diều có người lái. Nằm khuất trong tu viện phía sau tôi là những đoạn xà bằng gỗ vân sam được đưa đến từ nước khác, ở Tây Tạng không có loại cây này và gỗ vân sam có lẽ là từ vùng Assam9, nó được xem là lý tưởng để làm diều vì chịu được những cú va chạm mạnh mà không bị gãy, màu sáng và rắn chắc. Sau khi chiếc diều được hoàn tất, gỗ sẽ được kiểm tra và cất vào kho sẵn sàng cho lần tới.

Ở đây vẫn không được nới lỏng kỷ luật. Chúng tôi vẫn có buổi lễ nửa đêm và cả những buổi lễ khác đều đặn. Điều này là cách khôn ngoan nhất, nếu ai nghĩ về nó, vì theo dõi chúng tôi nhiều giờ sau này sẽ còn khó khăn hơn nếu cho chúng tôi thoải mái bây giờ. Toàn bộ thời gian lên lớp học của chúng tôi giờ được dành cho việc hái thuốc và thả diều.

Nơi đây, trong tu viện bám cheo leo trên sườn núi này, chúng tôi vẫn có ánh sáng trong khi mặt đất phía dưới bị bảo phủ trong bóng tối tía sẫm, và có thể nghe thấy gió đêm xào xạc qua những bụi cây hiếm hoi. Mặt trời đã xuống phía sau những đỉnh núi xa xa và chúng tôi cũng chìm dần vào bóng tối. Vùng đất phía dưới trông giống như một hồ nước đen. Không nơi nào có ánh sáng dù le lói. Không nơi nào trong trong tầm mắt có sự sống ngoại trừ ở nơi đây, trong các tòa nhà linh thiêng này. Cùng với mặt trời lặn, gió đêm mạnh dần và bắt đầu công việc của các vị thần, phủi bụi trong mọi ngóc ngách trên Trái đất. Gió quét dọc theo thung lũng bên dưới bị các sườn núi chặn lại và xoáy lên qua các khe đá, để rồi hòa trộn với không khí trên cao chỗ chúng tôi với âm vang rền rĩ đều đều, giống như một con ốc khổng lồ đang gọi người ta đến dự lễ cầu nguyện. Xung quanh chúng tôi có những tiếng kẽo kẹt, lách tách của đá chuyển động và co lại do nhiệt độ ban ngày rất cao và hạ thấp xuống rất nhanh vào đêm. Trên cao, những vì sao lấp lánh giữa bầu trời tối đen. Người xưa thường nói rằng những đội quân của Vua Kesar đã bỏ giáo mác của họ trên Thiên đàng theo lời kêu gọi của Đức Phật, còn các vì sao là sự phản chiếu ánh sáng từ Thiên đường qua các lỗ hổng.

Một âm thanh lạ đột ngột nổi lên át tiếng ồn của gió đang mạnh dần, đó là tiếng kèn của ngôi đền vang lên kết thúc một ngày nữa. Phía trên mái nhà, tôi có thể thấy rõ những chiếc bóng lờ mờ của các nhà sư, áo choàng của họ rung động trong gió nhẹ khi tiến hành nghi lễ của các thầy tu. Với chúng tôi tiếng kèn là báo hiệu giờ đi ngủ cho tới nửa đêm. Lác đác quanh hành lang và đền thờ là những nhóm nhỏ các nhà sư đang thảo luận về các công việc ở Lhasa và thế giới bên ngoài. Thảo luận về Đức Đạt Lai Lạt Ma yêu quý của chúng tôi, Hóa thân vĩ đại nhất trong các vị Đạt Lai Lạt Ma. Khi tiếng kèn báo hiệu hết ngày vang lên, họ từ từ phân tán và đi về chỗ ngủ. Cuối cùng, những âm thanh sống động của ngôi chùa không còn nữa, và tràn ngập bầu không khí bình an. Tôi nằm xuống và ngắm nhìn qua ô cửa sổ nhỏ. Đêm nay tôi quá hào hứng nên khó ngủ, và có lẽ cũng không muốn ngủ. Những ngôi sao ở trên kia, và cả cuộc đời tôi ở phía trước. Nhờ những lời tiên tri mà tôi được biết trước về cuộc đời tôi, điều đó đã là quá nhiều. Nhưng cũng quá nhiều điều không được cho biết. Những điều tiên tri về Tây Tạng chẳng hạn, tại sao, tại sao chúng tôi lại bị xâm chiếm? Chúng tôi đã làm gì, một đất nước yêu chuộng hòa bình không có ước mong gì hơn là phát triển tâm linh? Tại sao các dân tộc khác lại cứ thèm muốn đất đai của chúng tôi? Chúng tôi không muốn gì khác ngoài những điều vốn là của chúng tôi: vậy mà tại sao họ lại muốn xâm chiếm và nô dịch hóa dân tộc chúng tôi? Tất cả chúng tôi đều muốn được yên thân, để theo đuổi lối sống của riêng mình. Và tôi được trông đợi sẽ đến với họ, những con người sau này sẽ xâm chiếm đất nước tôi, chữa bệnh cho họ, và giúp đỡ những người bị thương của họ trong cuộc chiến mà thậm chí vẫn còn chưa bắt đầu. Tôi biết những điều tiên tri, biết cả những biến cố và sự việc nghiêm trọng. Nhưng tôi vẫn phải đi, giống như con yark trên con đường mòn, biết tất cả các điểm dừng, và nơi dừng, biết nơi đó đồng cỏ rất xấu, vẫn phải lê bước tới cái đích đã được chỉ ra.

Tiếng trống trầm vang của ngôi đền đánh thức tôi với sự khởi đầu. Tôi thậm chí còn không biết là mình đã ngủ! Với một ý nghĩ không xứng với tu sĩ chút nào trong tâm trí, tôi lảo đảo đứng lên, bàn tay bị tê dại lúc ngủ vụng về cầm lấy cái áo choàng. Nửa đêm ư? Tôi sẽ không bao giờ tỉnh táo được, hy vọng là tôi sẽ không ngã trên các bậc thang. Ôi! Ở đây lạnh quá! Hai trăm năm mươi ba giới luật phải tuân theo vì là một Lạt ma ư? Phải, một trong số đó đã bị phá vỡ, vì chính tôi đã quá trớn với sự quá khích trong suy nghĩ khi bị đánh thức đột ngột. Tôi loạng choạng hoà vào đám người bên ngoài cùng đến ngày hôm đó, cũng đang trong tình trạng mê mụ. Chúng tôi đi vào đền thờ, cùng tham gia buổi lễ cầu nguyện và hành lễ.

Nói về vấn đề tiên tri, có người đã hỏi tôi: ‘Tại sao ông không tránh khỏi những cạm bẫy và thử thách gian lao đang chờ đợi mình, khi mà những điều đó đã được tiết lộ cho ông biết trước?’ Tôi chỉ có thể trả lời rằng: ‘Nếu người ta có thể tránh khỏi những tai nạn, đau khổ đã được tiết lộ cho biết trước, thì việc ấy chỉ chứng tỏ những lời tiên tri đó là sai!’ 

Thật ra, những lời tiên tri đều căn cứ trên sự “có thể xảy ra” của sự việc, chứ không có nghĩa là con người phải chịu một định mệnh khắt khe, bất di bất dịch mà con người không có khả năng thay đổi. Trái lại, con người hoàn toàn có thể sử dụng ý chí để tác động một phần nào vào diễn tiến của sự việc. 

Chẳng hạn như một người kia muốn đi từ New Delhi đến Washington, lẽ tất nhiên người ấy có thể biết rõ khởi điểm và mục tiêu của cuộc hành trình. Nếu nhìn trên bản đồ, người ấy sẽ biết trước được những địa điểm nào mình sẽ đi qua theo một lộ trình ngắn và tiện lợi nhất. Tuy rằng người ấy cũng có thể theo một lộ trình khác, nhưng điều đó là thiếu khôn ngoan, vì sẽ làm mất thêm nhiều thời gian và hao tốn tiền bạc. 

Cũng vậy, trong trường hợp một chuyến đi từ Paris đến Marseille chẳng hạn, một người khôn ngoan sẽ biết dựa trên bản đồ để đi theo một lộ trình tốt nhất. Như vậy, anh ta sẽ có thể tránh được những đoạn đường gồ ghề lồi lõm; hoặc nếu bắt buộc phải đi qua những đoạn đường xấu, thì anh ta cũng biết trước để thận trọng hơn và tránh gây tai nạn. 

Khoa tiên tri cũng có tác dụng giúp ta biết trước theo cách giống như vậy. Tuy nhiên, đi theo những con đường êm ái, dễ dàng, không phải bao giờ cũng là điều tốt.

Là một Phật tử, tôi tin vào thuyết luân hổi. Tôi tin rằng chúng ta đến Trái đất là để học hỏi. Khi ở trường học, ta thấy mọi việc dường như rất khó khăn và cay đắng. Những bài học, dù là lịch sử, địa lý, số học, hay bất cứ cái gì đều thật ngốc ngếch, không cần thiết và vô nghĩa. Ta thấy thế khi ta đi học. Nhưng khi rời khỏi đó có lẽ ta lại ao ước về ngôi trường cũ kỹ tốt đẹp ấy. Có lẽ ta lại cảm thấy tự hào về nó đến mức ta đeo huy hiệu, cà vạt, hoặc thậm chí mặc chiếc cà sa đồng phục của sư sãi. Cuộc sống là như vậy. Nó thật khó khăn, cay đắng, và những bài học ấy sinh ra là để chúng ta học hỏi, để nỗ lực, chứ chẳng phải cho ai khác. Nhưng khi chúng ta rời khỏi ngôi trường Trái đất này, có lẽ ta lại đeo cái bảng hiệu trường mình với niềm tự hào. Dĩ nhiên tôi hy vọng sau này sẽ khoác lên hào quang của mình một không khí thảnh thơi! Sốc đúng không? Chẳng Phật tử nào lại thế. Chết chỉ là rời khỏi cái trạng thái trống rống, cũ kĩ, để được tái sinh vào một thế giới tốt đẹp hơn.

Cùng với nhữn tia sáng buổi bình minh, chúng tôi thức dậy và nóng lòng được khám phá. Những nhà sư lớn tuổi đang muốn gặp những những người họ chưa biết tối hôm trước. Còn điều tôi mong muốn hơn bất cứ thứ gì là xem những chiếc diều có người lái rất lớn mà tôi được nghe nói đến. Trước tiên chúng tôi được dẫn đi khắp tu viện để biết đường. Từ trên mái cao, chúng tôi ngắm nhìn những đỉnh núi cao chót vót, và nhìn xuống những khe núi đáng sợ. Phía xa, chúng tôi có thể thấy dòng suối ngoằn nghèo vàng đục, đầy đất sét cuốn theo dòng nước. Gần hơn, các dòng suối trong xanh màu da trời và gợn sóng. Trong khoảnh khắc yên tĩnh, tôi có thể nghe thấy tiếng róc rách reo vui của dòng suối phía sau khi chảy siết xuống sườn núi, háo hức thoát ra để rồi nhập vào cùng các dòng sông khác trở thành con sông Brahmaputra hùng vĩ trên đất nước Ấn Độ. Sau đó nó sẽ chảy vào con sông Hằng linh thiêng và đổ ra vịnh Bengal. Mặt trời đang lên trên những đỉnh núi, không khí giá lạnh nhanh chóng biến mất. Xa xa, chúng tôi có thẻ nhìn thấy một con kền kền đơn độc đang bổ nhào tìm kiếm thức ăn. Bên cạnh tôi, một vị Lat ma cung kính chỉ cho chúng tôi những điểm đặc biệt đáng lưu ý. Cung kính còn bởi vì tôi là học trò của Đại đức Mingyar, một nhân vật trọng yếu được toàn thể mọi người yêu mến, và cũng bởi vì tôi có “Con mắt Thứ ba” và được nhìn nhận như một vị Hóa thân, hay Trulku, theo thuật ngữ của chúng tôi. 

Nếu độc giả muốn biết bằng cách nào người Tây Tạng có thể nhận ra một vị hóa thân, tôi xin trình bày sơ lược vài điểm như dưới đây: 

Khi một đứa trẻ có cách cư xử khác thường hoặc có những khả năng vượt mức bình thường, hay thường mô tả những ký ức đặc biệt nào đó mà người ta không thể giải thích, những bậc cha mẹ thường đến trình với vị Sư trưởng của một tu viện gần đó nhất. Vị này sẽ chỉ định một ủy ban có nhiệm vụ đến xem xét trường hợp đứa trẻ ấy. 

Trước hết, ủy ban này thực hiện một lá số chiêm tinh cho đứa trẻ, sau đó mới xem tướng mạo và tìm ấn chứng trên khắp thân mình nó. Thí dụ như đứa trẻ phải có những chỉ tay đặc biệt trên hai bàn tay, hoặc những dấu hiệu ấn chứng trên bả vai hay ở chân.

Nếu phát hiện đứa trẻ có những ấn chứng đó, người ta tìm cách truy ra tiền kiếp của nó. Có thể rằng các vị Lạt-ma sẽ nhìn ra được nó, như trong trường hợp của tôi, và khi đó người ta mới đặt nó trong một cuộc thử thách xem nó có nhận ra được những đồ vật dụng riêng của nó trong kiếp trước hay không. 

Những đồ vật này được đưa ra cùng với những món đồ tương tự, và đứa bé phải nhận biết đúng tất cả những món đồ (thường là chín món) riêng của nó trong kiếp trước. Cuộc thử thách này được thực hiện khi đứa trẻ mới lên ba tuổi. Người ta nghĩ rằng với tuổi đó, đứa trẻ hãy còn quá non dại để có thể bị ảnh hưởng bởi những gì cha mẹ nó có thể nói cho nó biết. Nếu có thể thử vào lúc nó còn nhỏ hơn nữa càng tốt. 

Cha mẹ đứa trẻ không được tham dự cuộc thử thách, và đứa bé phải chọn ra đủ chín món đồ vật trong số ba chục món khác. Chỉ chọn sai một vài món cũng bị loại. Nếu đứa trẻ chọn đúng tất cả không sai món nào, thì nó được nhìn nhận như một vị hóa thân, được nuôi dưỡng và giáo dục một cách đặc biệt. Khi nó lên bảy tuổi, người ta nói cho nó biết những lời tiên tri về cuộc đời tương lai của nó. Người ta cho rằng với tuổi đó, nó hoàn toàn có thể hiểu được ý nghĩa rõ ràng hay ẩn giấu của những lời tiên tri đó. Với kinh nghiệm riêng của tôi, tôi có thể quả quyết rằng điều đó là hoàn toàn đúng.

Vị lạt ma đang cung kính đứng cạnh tôi cực kỳ thông hiểu về vùng đất này khi ông giới thiệu các đặc điểm của nó. Đằng kia, phía bên phải là thác nước, là một nơi rất phù hợp để hái Noil-me-tangere mà nước ép của nó được sử dụng để loại bỏ vết chai và mụn cóc, và để làm giảm bệnh phù và bệnh vàng da. Ở trên đó còn có một cái hồ nhỏ mà người ta có thể thu lượm Polygorum Hydropiper, một loại rong mọc dưới nước có những nhánh rũ xuống và những bông hoa màu hồng. Chúng tôi dùng lá để chữa chứng đau khớp và cứu giúp dịch tả. Ở đây, chúng tôi thu lượm những loại thảo dược thông thường, còn những loại cây thuốc quý hiếm chỉ có vùng cao nguyên. Một số độc giả quan tâm đến thảo dược, vì vậy tôi đưa ra dưới đây chi tiết một vài loại thảo dược phố biến và cách bào chế chúng. Tôi không biết tên tiếng Anh của các loại thảo dược này nên sẽ dùng tên La tinh của chúng.

Tỏi (Allium sativum) là một chất khử trùng rất tốt, nó còn được dùng nhiều cho bệnh hen suyễn và các bệnh về hô hấp. Một chất khử trùng tốt khác nữa, chỉ được sử dụng với liều lượng nhỏ, là nhựa cây mật nhi lạp (Balsamodendron myrrha). Nó được chuyên dùng cho nướu răng và niêm mạc. Uống thảo dược này sẽ làm dịu đi trạng thái quá kích động.

Một loài cây cao lớn với những bông hoa màu kem có nước ép hoàn toàn ngăn được côn trùng đốt. Tên Latin của loài cây này là Becconia cordata (có họ với cây thuốc phiện). Có lẽ loài côn trùng biết điều đó, và nó là cái tên mà chúng phải sợ! Chúng tôi cũng dùng một loại thảo dược để làm giãn đồng tử của mắt. Cây ma hoàng (Ephedra sinica) có tác dụng tương tự như astropine, và nó cũng rất tốt cho trường hợp huyết áp thấp, ngoài ra nó còn là thảo dược trị bệnh hen suyễn hữu hiệu nhất ở Tây Tạng. Chúng tôi sử dụng cành và rễ phơi khô và tán thành bột.

Dịch tả thường rất khó chịu đối với bệnh nhân và bác sĩ bởi vì mùi của những vết loét trên da. Ligusticum levisticum khử được tất cả các mùi. Một lưu ý đặc biệt đối với phụ nữ: người Trung Quốc sử dụng những cánh hoa dâm bụt (Hibiscus rosa-sinensis) để nhuộm đen lông mày và giày da. Chúng tôi sử dụng kem được làm từ lá đun sôi để hạ nhiệt cơ thể những bệnh nhân bị sốt cao. Cũng đối với những người phụ nữ, Lilium tigrinum chữa chứng đau dây thần kinh buồng trứng rất tác dụng, trong khi lá cây Flacourtia indica (mận Ấn Độ) giúp phụ nữ vượt qua căn bệnh “đặc biệt” mất tự chủ hơn hẳn những người khác.

Trong họ Sumachs Rhus (cây thù du), cây vernicifera (cây keo) cung cấp cho người Trung Quốc và Nhật Bản để làm sơn mài “Trung Quốc”. Chúng tôi sử dụng để chữa bệnh tiểu đường, trong khi aromatica dùng trong trường hợp bị bệnh về da, đường tiết niệu, và viêm bàng quang. Chất làm se khác rất hiệu quả làm từ lá cây Arctestaphylos uva ursi để sử dụng trong trường hợp loét bàng quang. Người Trung Quốc thích Bignonia grandiflora, từ những bông hoa của nó họ tạo ra chất làm se để sử dụng chung cho mọi vết loét. Trong những năm sau đó, trong các trại giam, tôi thấy rằng Polygonum bistorta thực sự rất hữu ích trong trường hợp điều trị bệnh kiết lỵ màu, mà chúng tôi đã sử dụng ở Tây Tạng.

Những phụ nữ bất cẩn khi quan hệ thường dùng Polygonum erectum để làm co bóp dạ con. Một phương pháp rất hữu ích để phá thai an toàn. Đối với những người bị bỏng, chúng tôi có thể áp dụng cách “lên da non”. Siegesbeckia orientalis (thực vật họ cúc) là một loài cây cao, chừng hơn một mét hai với những bông hoa màu vàng. Nước ép của nó được dùng để xoa lên các vết thương và vết bỏng nhằm tái tạo ra một làn da mới theo cách tương tự như collodion. Khi uống, nước ép có tác dụng tương tự như hoa cúc La Mã. Chúng tôi thường cầm máu các vết thương bằng Piper augustifolium, dùng phía cuống của những chiếc lá hình trái tim là hiệu quả nhất cho mục đích này. Tất cả những thảo dược nêu ra ở đây đều là loại phổ biến, hầu hết những loại khác không có tên Latin, vì chúng không được thế giới phương Tây biết đến để gọi tên. Tôi đề cập đến chúng ở đây chỉ đơn thuần là để chỉ ra rằng chúng tôi có những kiến thức về thuốc làm từ thảo dược.

Từ trên cao nhìn ra khắp các miền quê, trong một ngày tràn ngập ánh nắng mặt trời rực rỡ này, chúng tôi có thể nhìn thấy các thung lũng và những nơi rậm rạp bị khuất là chỗ các loại cây này lớn lên. Xa hơn nữa, qua khỏi mảnh đất nhỏ bé này, đất đai đang ngày càng trở nên hoang tàn hơn. Tôi nghe nói triền bên kia của ngọn núi nơi tu viện này ẩn mình là một vùng hầu như khô cằn. Tất cả những điều đó tôi sẽ có thể tự mình nhìn thấy vào cuối tuần này khi bay trên một chiếc diều có người lái.

Cuối buổi sáng hôm đó Đại Đức Mingyar cho gọi tôi và nói: “Đi nào, Lobsang, chúng ta sẽ đi cùng mọi người kiếm chỗ thả diều. Hôm nay sẽ là ngày rất ý nghĩa của con!” Khỏi phải nói, tôi đứng phắt dậy, háo hức muốn đến đó ngay. Một nhóm các nhà sư mặc áo choàng đỏ đang chờ chúng tôi ngay lối vào chính của ngôi chùa, và chúng tôi cùng nhau đi xuống bậc thang, dọc theo vùng đất cao nguyên lộng gió.

Ở đây không có nhiều cây cối, mặt đất nhấp nhô những khối đá tảng. Một vài bụi cây thưa thớt bám chặt bên sườn của tảng đá như thể sợ trượt qua mép và rơi xuống khe núi bên dưới. Phía trên chúng tôi, trên mái tu viện, những lá cờ lễ cầu nguyện căng lên trong gió, và các cột cờ kêu cọt kẹt và rên rỉ vì bị kéo căng, như thể chúng được làm ra và chịu đựng như vậy đã nhiều năm. Gần bên, một người học việc nhỏ bé lê bước lười nhác trên đôi giầy đầy những đất của anh ta, và sự nỗ lực của ngọn gió quét sạch đám bụi giống như luồng khói vụt ra. Chúng tôi đi về phía gờ đá của vùng cao nguyên, từ chỗ đó tới đỉnh núi chỉ còn thoai thoải. Áo choàng của chúng tôi bay dính chặt vào lưng, và phồng lên ở phía trước, gió đẩy mạnh đến nỗi thật rất khó đứng lại một chỗ. Cách mép đá khoảng từ sáu đến mười mét là một khe nứt sâu trong nền đất. Từ đó thổi ra những luồng gió mạnh, đôi khi bắn ra những viên đá nhỏ và những mẩu địa y vào trong không khí giống như những mũi tên đang bay rất nhanh. Gió quét dọc theo thung lũng sâu bên dưới bị những vách đá chắn lại không thoát ra được nên thốc ngược lên do chênh lệch áp suất, cuối cùng thổi trên cao nguyên với tiếng rít khủng khiếp. Đôi khi vào mùa của những cơn gió mạnh, chúng tôi nghe kể, tiếng ồn giống như tiếng gầm thét của những con quỷ thoát khỏi cạm bẫy và thèm khát mồi. Gió trào lên và giật mạnh từng cơn trong khe núi sâu làm thay đổi áp suất, lúc tăng lúc giảm trong khe đá.

Nhưng bây giờ, vào buổi sáng này, luồng không khí đang ổn định. Tôi tin vào những câu chuyện kể về những cậu bé đi vào chỗ luồng gió và bị thổi thốc lên không trung, rồi rơi xuống chỗ những tảng đá dưới chân vực sâu có lẽ đến hơn sáu trăm mét. Đó là nơi rất phù hợp để từ đó phóng lên một chiếc diều, tuy nhiên, vì lực mạnh như vậy nên chiếc diều có thể sẽ bay thẳng đứng lên trên không. Chúng tôi được chứng kiến điều này, với những chiếc diều nhỏ tương tự với diều mà tôi thường chơi khi còn nhỏ ở nhà. Đáng ngạc nhiên nhất là giữ cái dây và thấy cánh tay của ai đó đã bị kéo mạnh lên bằng ngay cả chiếc diều đồ chơi nhỏ nhất.

Chúng tôi được dẫn đi dọc theo thềm đá, và một người có rất nhiều kinh nghiệm đi cùng đã chỉ cho chúng tôi những mối nguy hiểm cần tránh, đó là những đỉnh núi nổi tiếng có luồng không khí hút xuống rất nguy hiểm, hoặc những nơi dường như quét ngang người. Chúng tôi cũng được nhắc rằng, mỗi nhà sư bay trên diều cần mang theo mình theo một viên đá được bọc chặt trong một miếng vải đã khắc sâu lời cầu nguyện tới các vị Thần Gió để ban phước lành cho người mới đến lãnh thổ của các ngài. Viên đá này phải được thả vào trong gió khi người đó lên đến độ cao vừa đủ. Sau đó, “Thần Gió” cũng đọc lời cầu nguyện khi miếng vải mở ra và phấp phới bay và - hy vọng là như vậy – các ngài sẽ bảo vệ người lái diều khỏi mọi tai họa.

Trở lại tu viện, mọi người đang rất bận rộn chuẩn bị vật liệu để lắp ráp những chiếc diều. Mọi thứ đều đã được kiểm tra cẩn thận. Các thanh gỗ vân sam được kiểm tra từng ly để đảm bảo rằng chúng hoàn toàn không có sai sót và hư hại nào. Vải lụa dùng để làm mái che cho những chiếc diều được trải ra trên sàn nhà sạch sẽ bằng phẳng. Các nhà sư bò trên đó để kiểm tra và xem xét cẩn thận từng xăng ti mét vuông. Những người kiểm tra đã hoàn toàn hài lòng, khung diều được dựng vào vị trí và những mẩu gỗ chêm nhỏ được đóng thật chặt. Chiếc diều có dạng hình hộp, khoảng gần một mét vuông và dài ba mét. Cánh sải rộng từ thân sang mỗi bên từ hai mét rưỡi đến ba mét. Phía dưới đầu mỗi cánh có gắn cố định một thanh tre uốn cong nửa vòng tròn hoạt động như cái phanh và bảo vệ cánh mỗi khi cất cánh và hạ cánh. Trên “sàn” của chiếc diều, để làm cho vững chắc, có một cái chặn dài bằng tre thon hình búp măng hướng lên trên giống như những chiếc giày Tây Tạng của chúng tôi. Cái gọng đặc biệt này to bằng cổ tay tôi và được giằng vững chãi, nhờ có cái chặn này và thanh bảo vệ cánh mà mái che bằng vải không bị chạm xuống đất ngay cả khi chiếc diều đang đỗ dưới đất. Tôi không yên tâm chút nào với cái dây bện bằng lông con yak. Nó quá mỏng manh. Cái nêm được gá chặt vào chân diều, ngay trước cái chặn. Hai nhà sư nâng chiếc diều lên và đưa nó tới cuối dải đất bằng phẳng. Để nỗ lực nâng diều lên, nhiều nhà sư phải giữ và cùng khênh nó sang phía bên kia.

Đầu tiên là bay thử nghiệm, để làm điều đó, chúng tôi giữ sợi dây thừng và kéo nó thay vì dùng ngựa kéo. Một số nhà sư giữ sợi dây thừng, và người chỉ huy diều theo dõi cẩn thận. Theo hiệu lệnh của ông ta, họ vừa chạy vừa kéo chiếc diều nhanh hết sức có thể. Nó va vào luồng không khí phóng ra từ khe đá, và nhảy lên trên không như một con chim lớn. Các nhà sư điều khiển sợi dây rất kinh nghiệm, và họ thả nhanh sợi dây để chiếc diều có thể bay lên mỗi lúc một cao hơn. Họ giữ chắc sợi dây, và một nhà sư gấp chiếc áo choàng quanh eo của mình rồi trèo lên sợi dây thừng phía trên cao hơn ba mét để kiểm tra sức kéo. Một người khác lên theo, và hai người di chuyển lên phía trước cho người thứ ba leo lên. Sợi dây diều đủ sức chịu đựng hai người lớn và một cậu bé, nhưng không đủ sức cho ba người lớn. Thế là không đủ chắc chắn, vì vậy các nhà sư kéo mạnh sợi dây để chiếc diều không bị bay lên nữa. Tất cả chúng tôi di chuyển khỏi khu vực hạ cánh, ngoại trừ những nhà sư trên sợi dây và hai người nữa để ổn định diều khi nó hạ cánh. Chiếc diều xuống dần, có vẻ rất miễn cưỡng khi phải xuống mặt đất sau khi đã được tự do trên bầu trời. Với tiếng “si” nhẹ, chiếc diều trượt rồi dừng lại nhờ hai nhà sư giữ đầu cánh hai bên.

Dưới sự hướng dẫn của người chỉ huy diều, chúng tôi kéo căng miếng vải mọi chỗ, chêm vào những chỗ bị nứt trên thanh gỗ để giữ cho chắc chắn. Cánh diều được tháo ra và lắp lại theo góc khác đi một chút, và chiếc diều được thử lại một lần nữa. Lần này nó dễ dàng chịu được ba người lớn và thậm chí còn thêm được cả một cậu bé nữa. Người chỉ huy diều nói ông đã hài lòng và bây giờ chúng tôi có thể cho một người mang theo viên đá bay thử.

Một lần nữa, đám đông các nhà sư phải vật lộn để giữ chiếc diều khi đẩy nó đi qua luồng gió. Các nhà sư kéo sợi dây, diều và cả những viên đá nhảy lên chồm chồm. Gió rất hung dữ, chiếc diều nhảy nhót và lắc lư. Dạ dày tôi cuộn lên khi nhìn và nghĩ mình đang ở trên chiếc diều. Chiếc diều được kéo xuống và đưa đến điểm xuất phát. Một vị lạt ma có kinh nghiệm nói với tôi: “Tôi sẽ bay trước tiên, rồi sau đó tới lượt cậu. Hãy xem tôi làm cẩn thận.” Ông dẫn tôi đến bên chiếc diều: “Hãy quan sát xem tôi đặt chân ở đây trên thanh gỗ này. Tì cả hai cánh tay lên thanh ngang phía sau cậu. Khi cậu đã ở trên không rồi, hãy bước xuống miếng nêm và ngồi xuống phần làm to ra của sợi dây. Lúc hạ cánh, khi xuống đến độ cao từ hai mét rưỡi đến ba mét thì cậu nhảy ra. Đó là cách an toàn nhất. Bây giờ tôi sẽ bay và cậu có thể theo dõi.”

Lúc này, những con ngựa đã được buộc vào sợi dây. Khi vị Lạt ma ra hiệu, những con ngựa được lệnh phi nước đại về phía trước, chiếc diều lướt theo, đâm vào luồng gió và lao lên không trung. Khi chiếc diều bay lên trên chúng tôi hơn ba mươi mét, và gần một nghìn mét phía trên những tảng đá tảng đá thấp bên dưới, vị Lạt ma liền trượt xuống sợi dây tới chỗ miếng nêm, nơi ông ngồi lắc lư. Ông tiếp tục bay lên cao hơn nữa, một nhóm các nhà sư nắm sợi dây và thả nó ra dần theo chiếc diều đang bay lên cao. Sau đó vị Lạt ma giật đầu kia sợi dây để ra hiệu, và những người giữ bắt đầu kéo nó về. Chiếc diều xuống thấp dần, lắc lư và xoắn lại dần. Sáu mét, rồi ba mét, và vị Lạt ma đánh đu trên hai cánh tay. Rồi ông thả tay nhảy xuống, và khi tiếp đất ông lộn nhào một vòng và đứng lên. Phủi bụi trên áo choàng, ông quay sang tôi và nói: “Bây giờ tới lượt cậu, Lobsang. Hãy cho chúng ta xem những gì cậu có thể làm.”

Vậy là đã đến lúc, thực sự tôi đã không quan tâm lắm đến thả diều. Thật là một ý tưởng ngu ngốc, tôi nghĩ. Quá nguy hiểm. Đúng là một cách hay để mình kết thúc sự nghiệp đầy hứa hẹn để rồi kiếp sau lại về đây tu hành và học về thảo dược. Nhưng sau đó tôi tự an ủi với ý nghĩ thoáng qua về về lời tiên tri đối với cuộc đời mình. Nếu tôi chết tức là các nhà chiêm tinh sẽ sai, mà họ thì chưa bao giờ sai! Chiếc diều lúc này đã trở lại vạch xuất phát, và tôi đi về phía nó trên đôi chân không còn vững vàng như mong muốn. Nói một cách thành thật thì chúng chẳng vững chút nào cả! Ngay cả giọng nói của tôi cũng mất vẻ tự tin khi đứng trên chiếc diều, bám tay vào thanh ngang phía sau – tôi chỉ có thể làm được đến vậy – và nói: “Tôi sẵn sàng.” Chưa bao giờ tôi không sẵn sàng hơn lúc này. Thời gian dường như đứng yên. Sợi dây căng một cách chậm chạp khổ sở khi những con ngựa phi nước đại về phía trước. Cả bộ máy rùng mình yếu ớt rồi bỗng một cú tròng trành suýt nữa đã hất văng tôi ra khỏi chiếc diều.

“Đây là khoảnh khắc sau cùng của mình trên Thế gian này rồi”, tôi nghĩ và nhắm mắt lại bởi nhìn cũng chẳng để làm gì nữa. Lắc và sóc kinh khủng làm cho dạ dày tôi rất khó chịu. “À! Một lần xuất vía tồi tệ,” tôi nghĩ vậy rồi từ từ hé mắt nhưng lại nhắm ngay lại vì sợ. Tôi đang ở trên cao hơn ba mươi mét. Những thứ trong dạ dày tôi bị xóc tung lên chực trào ngược ra, thế là một lần nữa tôi lại mở mắt để xác định vị trí chính xác của mình, nếu có chết. Trước đôi mắt mở lớn của tôi, phong cảnh hiện ra tuyệt vời đến nỗi tôi quên cả sự khó chịu và cứ như chưa bao giờ bị đau đớn vậy! Chiếc diều dập dờn, lượn nghiêng, và lắc lư lên cao dần. Trên cao phía những vách đá tôi có thể nhìn thấy những vệt đất bị nứt màu vàng nâu nhạt với những vết thương không thể lành theo thời gian. Gần hơn, những dãy núi mang những vết sẹo nứt toác vì đá lở, một vài chỗ bị che khuất bởi lớp địa y. Xa hơn nữa, tia nắng mặt trời cuối cùng đang chạm vào mặt nước hồ phía xa và làm cho nước hồ trông như vàng tan chảy. Trên đầu tôi chiếc diều dập dờn duyên dáng lang thang trong gió xoáy làm tôi nghĩ đến các vị thần đang chơi vui trên thiên đàng, trong khi chúng ta những con người khốn khổ trên trái đất đang phải vật vã và nỗ lực để tồn tại, để học những bài học của mình và cuối cùng trở về trong sự thanh thản.

Chiếc diều chao đảo dữ dội khiến dạ dày của tôi như thể đang bị treo trên đỉnh núi. Lần đầu tiên tôi dám nhìn xuống. Các chấm nâu đỏ nhỏ xíu là các nhà sư. Chúng đang to dần lên. Tôi đang được kéo xuống. Phía dưới khoảng nghìn mét, những dòng suối nhỏ trong khe núi chảy tung bọt. Đây là lần đầu tôi ở độ cao vài trăm mét, hoặc có lẽ còn cao hơn nữa, bên trên mặt đất. Những dòng suối nhỏ trở nên quan trọng hơn khi nó chảy không ngừng, lớn dần lên và cuối cùng góp sức hợp thành Vịnh Bengal cách xa đây hàng dặm đường. Những người hành hương có thể uống dòng nước linh thiêng của nó, nhưng lúc này đây, tôi đang bay liệng trên mảnh đất mình sinh ra và cảm thấy như hoà nhập làm một với các vị thần.

Bây giờ chiếc diều đang chao đảo điên cuồng nên mọi người phải kéo nhanh hơn để ổn định nó. Tôi chợt nhớ ra là quên chưa trượt xuống miếng chêm! Từ nãy giờ tôi toàn đứng trên thanh trượt. Tôi liền buông tay ra, ngồi xuống, quắp chân tay quanh sợi dây thừng và trượt xuống. Tôi va vào miếng chêm hình chữ V mạnh đến nỗi người tôi như thể bị xé làm đôi. Khi còn cách mặt đất khoảng sáu mét, không chần chừ, tôi nắm lấy sợi dây bằng cả hai tay, và khi chiếc diều xuống còn khoảng hơn hai mét, tôi nhảy lộn nhào xuống tiếp đất theo thế “ngã sấp”. “Chàng trai trẻ, cậu làm tốt lắm” người chỉ huy diều nói, “Cậu đã nhớ tụt xuống miếng nêm chữ V, nếu không cậu có thể phải trả giá bằng đôi chân gãy rồi. Giờ tới những người khác và sau đó cậu có thể lên đó lần nữa.”

Người tiếp theo là một nhà sư trẻ, anh ta đã làm tốt hơn tôi. Anh ta đã nhớ trượt xuống miếng nêm đúng lúc. Nhưng khi anh chàng khốn khổ hạ cánh, anh đáp xuống hoàn hảo, rồi sau đó ngã sấp mặt xuống, bám chặt vào mặt đất, mặt xanh lét, và cũng như tôi, anh ta bị say khi bay. Nhà sư thứ ba khá kiêu ngạo, anh ta không được mọi người ưa vì liên tục khoe khoang. Anh ta đã từng bay trong ba năm qua, và tự coi mình là “phi công” giỏi nhất xưa nay. Bay lên không trung, có lẽ khoảng môt trăm rưởi mét, thay vì trượt xuống miếng nêm, anh ta đứng thẳng lên, trèo vào trong hộp diều, bị trượt chân và rơi ra khỏi đuôi: một tay tóm kịp thanh giằng chéo phía sau, và trong vài giây anh ta treo lơ lửng bằng một tay. Chúng tôi nhìn thấy tay kia của anh với một cách vô vọng để cố gắng nắm lấy thanh hãm, sau đó chiếc diều dập dờn, và anh ta tuột tay rồi lộn nhào xuống những tảng đá sâu một ngàn rưởi mét phía dưới, áo choàng của anh ta bay phần phật trong gió giống như đám mây nhuộm máu đỏ.

Sự kiện vừa xảy ra làm hoang mang đôi chút nhưng không vì thế mà dừng việc bay thử. Chiếc diều được kéo xuống và kiểm tra xem có hư hại nào không: sau đó tôi bay lên lần nữa. Lần này tôi trượt xuống miếng nêm ngay khi chiếc diều lên đến độ cao ba trăm mét. Tôi có thể nhìn thấy phía dưới, một nhóm các nhà sư đang trèo xuống sườn núi để tìm lại thi thể mềm nhũn nằm dài trong một mớ hỗn độn màu đỏ vắt ngang một tảng đá. Tôi nhìn lên, và nghĩ rằng người đứng trong khoang diều có thể di chuyển vị trí và sửa lại thanh nâng một chút. Tôi nhớ lại sự cố trên mái nhà người nông dân và đống phân con yak, và làm thế nào tôi đạt được độ cao bằng cách kéo sợi dây diều, tôi nghĩ, ‘Mình phải thảo luận điều này với Thầy.’ 

Đột nhiên chiếc diều rơi hẫng xuống nhanh và bất ngờ, cảm giác kinh khủng đến mức tôi hầu như không còn nghĩ gì nữa. Phía dưới, các nhà sư đang cuống cuồng kéo dây. Khi trời dần tối, các tảng đá mát dần, gió trong thung lũng trở nên nhẹ đi, và luồng gió lùa từ khe đá hầu như đã ngừng thổi. Vì vậy gió hầu như không nâng nổi chiếc diều nữa khi tôi nhảy xuống từ độ cao ba mét, nó lảo đảo lần cuối và lật nghiêng lên tôi. Tôi ngồi đó trên nền đá, với cái đầu chọc thủng lớp vải ở đáy của khoang diều. Tôi vẫn ngồi như vậy, chìm sâu trong suy nghĩ, đến nỗi mọi người tưởng rằng tôi bị thương. Đại Đức Mingyar lao đến ngang qua bãi đất. “Nếu chúng ta có một thanh ngang ở đây,” tôi nói với Thầy, “chúng ta sẽ có thể đứng trên đó và thay đổi một chút góc của khoang diều, khi đó ta có thể điều khiển một chút việc nâng diều lên”. Người chỉ huy diều nghe thấy liền nói, “Phải, chàng trai trẻ, cậu nói đúng, nhưng ai có thể thử nó đây?”. “Tôi sẽ thử” , tôi trả lời, “nếu Thầy tôi cho phép.” Một vị Lạt ma khác quay sang tôi mỉm cười, “Cậu là một Lạt ma nên cậu có quyền tự quyết đinh, Lobsang, cậu không cần phải hỏi ai cả.” “Ồ, có chứ, tôi sẽ hỏi,” tôi đáp lại, “Lạt Ma Mingyar Đại Đức đã dạy tôi tất cả những gì tôi biết, và Thầy vẫn không ngừng dạy tôi, vì thế hãy để Thầy quyết định.”

Người chỉ huy diều giám sát việc tháo rời chiếc diều, rồi đưa tôi đến phòng riêng của ông. Tại đây ông để những mô hình thu nhỏ của vô số các loại diều khác nhau. Có một chiếc dáng dài như một con chim thon thả. “Chúng tôi đã cho thử một chiếc diều thật ở vách núi nhiều năm trước đây với một người bay trên đó. Ông ấy đã bay được hơn ba mươi ki lô mét và sau đó đâm vào sườn núi. Từ đó tới nay chúng tôi không làm gì thêm với kiểu diều này. Giờ nó chính là chiếc mà cậu nói. Một cọc chống ngang ở đây, và một thanh vịn ở đó. Chúng tôi đã có sẵn một chiếc như thế rồi, các phụ kiện bằng gỗ đã được hoàn thành, nó được cất trong một nhà kho bị bỏ hoang ở xa phía cuối khu nhà. Tôi không thể tìm được ai để thử nó, mà tôi thì hơi nặng quá.” Ông ấy khoảng hơn một trăm ba mươi cân, đây chỉ là cách nói vống lên kiểu truyền thống. Đại Đức Mingyar bước vào phòng giữa cuộc thảo luận. Thầy bảo: “Chúng ta sẽ xem chiêm tinh tối nay, Lobsang, và sẽ xem các vì sao nói gì về việc này.”

Tiếng trống vang lên đánh thức chúng tôi dậy dự buổi lễ cầu nguyện nửa đêm. Khi tôi đang ngồi vào chỗ của mình, một bóng to lớn rón rén đến bên, trông thấp thoáng như một ngọn núi nhỏ nhô ra khỏi làn khói hương. Đó là vị chỉ huy diều. “Cậu đã hỏi chưa?” ông thì thầm. “Rồi, “ tôi thì thầm đáp lại, “tôi có thể bay vào ngày kia.” “Tốt lắm, “ ông nói nhỏ, “ diều sẽ sẵn sàng.”

Giờ đây, ngồi trong tu viện giữa những ngọn đèn bơ lung linh và những bức tượng linh thiêng trên các bức tường xung quanh, thật khó nghĩ về nhà sư dại dột đã đánh rơi kiếp sống này. Nếu anh ta không phô trương, có lẽ tôi đã không phải ngồi nghĩ cách điều khiển việc nâng chiếc diều trong khi lái.

Nơi đây, bên trong ngôi đền này, cùng với những linh ảnh sơn rực rỡ trên các bức tường, mỗi chúng tôi trông cũng giống như một bức tượng Phật sống động trong thế hoa sen. Chúng tôi ngồi trên những tấm bồ đoàn vuông dày khoảng hai lăm đến ba mươi phân thành hàng đôi, hàng này đối diện với hàng kia và xoay lưng với một hàng khác. Buổi lễ thường nhật của chúng tôi được tiến hành trước, vị chủ lễ lựa chọn theo kiến thức âm nhạc và giọng trầm của mình, cất tiếng hát những đoạn thánh ca đầu tiên; cuối mỗi đoạn, giọng ông hạ thấp xuống mãi cho tới khi không thể ngân được nữa. Chúng tôi hát đều giọng đáp lời, một vài đoạn được nhấn bằng những tiếng trống, hoặc những tiếng chuông ngân êm ái. Chúng tôi phải cực kỳ cần thận với thanh âm của mình vì tin rằng kỷ luật của một tu viện có thể được đo bằng sự trong sáng của tiếng hát và sự chuẩn xác của từng nốt nhạc. Người Tây Tạng đã viết lên những bản nhạc có thể là rất khó để người phương Tây hiểu được: nó bao gồm nhiều tiết điệu. Chúng tôi cùng hòa tấu những bản thánh ca, khi bổng khi trầm. Đây là “cung cơ bản”. Những người thích ứng tác, thêm “những đổi mới” của họ vào dạng cung nhỏ hơn cùng với cung lớn. Khi buổi lễ định kỳ kết thúc, chúng tôi được phép nghỉ mười phút trước khi bắt đầu lễ cầu siêu cho nhà sư mới qua đời ngày hôm đó.

Chúng tôi tập hợp cùng nhau một lần nữa. Vị chủ lễ xướng lên một đoạn trong kinh Bardo Thodol, một quyển kinh cầu siêu của Tây Tạng. “Ôi! Hồn ma lang thang của nhà sư Kumphel-la-la, người đã rời bỏ cuộc sống nơi thế gian này ngày hôm nay. Đi lang thang mà không còn ở lại cùng chúng tôi, vì anh đã rời bỏ chúng tôi ngày hôm nay. Ôi! Hồn ma của nhà sư Kumphel-la, chúng tôi thắp lên nén nhang này để hướng dẫn anh trên con đường vượt qua những Vùng Lầm Lạc để đi đến với Chân lý Vĩ Đại.” Chúng tôi tụng bài kinh gọi hồn người đã mất đến để được hướng dẫn và giác ngộ, giọng cao trong trẻo của lớp trẻ chúng tôi xen lẫn với giọng trầm ấm của các vị sư già.

Các nhà sư và các vị Lạt ma ngồi ở nơi chính yếu của điện thờ thành từng hàng đối diện với nhau, ngẩng lên và cúi xuống làm những dấu lễ theo nghi thức cổ. “Ôi! Hồn ma lang thang, hãy đến với chúng tôi, anh sẽ được chỉ dẫn. Anh sẽ không nhìn thấy gương mặt chúng tôi, không ngửi thấy mùi hương trầm, bởi vì anh đã chết. Hãy đến đây! Anh sẽ được chỉ dẫn!” Ban nhạc gồm có nhạc cụ hơi bằng gỗ, trống, tù và, và chũm chọe đệm vào những lúc chúng tôi tạm dừng. Một chiếc đầu lâu người để ngược, chứa đầy nước màu đỏ giả làm máu, được mang đi quanh một vòng đến trước từng nhà sư để khơi dậy cảm xúc. “Máu của anh đã đổ trên mặt đất, Ôi nhà sư mà người là một hồn ma lang thang, hãy đến để anh được giải thoát.” Gạo nhuộm màu vàng nghệ tươi, được rắc về phía Đông, về phía Tây, về phía Bắc và phía Nam. “Hồn ma đang lang thang ở đâu? Về phía Đông ư? Hay phía Bắc. Về phía Tây ư? Hay về phía Nam. Thức ăn của thánh thần được ban rải tới các hướng trên mặt đất, và anh không ăn nó, bởi vì anh đã chết. Hãy đến đây, Ôi hồn ma lang thang, anh sẽ được giải thoát và chỉ dẫn.”

Tiếng trống trầm ấm sâu lắng với giai điệu của sự sống, cảm thấy như tiếng “tích tắc” sâu bên trong cơ thể con người. Những nhạc cụ khác nổi lên với những âm thanh của cơ thể. Nhẹ nhàng tiếng dòng máu chảy hối hả qua tĩnh mạch và động mạch, tiếng thì thầm của nhịp thở trong phổi, tiếng dịch róc rách chuyển động trong cơ thể, những tiếng kẽo kẹt, tiếng rít và tiếng ầm ầm tạo nên bản nhạc của sự sống. Tất cả những tiếng động mong manh của nhân loại. Khởi đầu với tiết tấu thong thả, nổi lên tiếng rít đáng sợ của tiếng kèn, và tăng dần theo nhịp đập cuả trái tim. Một tiếng đập mạnh ẩm ướt, rồi đột nhiên ngắc ngứ dừng lại. Sự kết thúc của cuộc sống, cuộc đời chấm dứt một cách khốc liệt. “Ôi! Tu sĩ, giờ là hồn ma lang thang, chúng tôi sẽ dẫn dắt bạn bằng giao cảm. Đừng sợ, nhưng hãy mở hết tâm trí của bạn. Hãy đón nhận giáo lý của chúng ta rằng chúng tôi có thể giải thoát cho bạn. Không có chết chóc, hỡi hồn ma lang thang, mà chỉ có sự sống bất tử. Chết đi là sinh ra, và chúng tôi gọi để giúp bạn có một cuộc sống mới.”

Trong suốt nhiều thế kỳ, người Tây Tạng chúng tôi đã phát triển khoa học về âm thanh. Chúng tôi biết tất cả các âm thanh của cơ thể và có thể mô phỏng lại chúng một cách rõ ràng. Sau khi đã nghe qua rồi thì không thể nào quên được. Vào lúc sắp ngủ, bạn đã bao giờ nghe thấy tiếng đập của trái tim, hơi thở trong phổi của mình chưa? Trong tu viện Lạt ma giáo của các vị Thiên Giám Quan, họ đưa người đồng vào trạng thái thôi miên bằng việc sử dụng những âm thanh này, và một linh hồn sẽ nhập vào anh ta. Viên sĩ quan chỉ huy quân đội Anh Younghusband, xâm chiếm Tây Tạng năm 1904, đã chứng kiến sức mạnh của những âm thanh này, và thực tế là khi ấy vị Giám Quan trở thành một người hoàn toàn khác khi rơi vào trạng thái thôi miên.

Khi buổi lễ cầu nguyện kết thúc, chúng tôi vội vã trở về ngủ. Sự phấn khích về việc bay và lạ chỗ khiến tôi hầu như ngủ gật trên đường. Sáng ra, người chỉ huy diều nhắn tôi rằng ông đang tu sửa chiếc diều “điều khiển được”, và mời tôi tham gia. Tôi và sư phụ liền cùng nhau đến xưởng của ông được sửa sang lại từ nhà kho cũ. Những chiếc cọc bằng gỗ nhập từ nước ngoài nằm rải rác khắp sàn nhà, trên tường vẽ đầy sơ đồ của những chiếc diều.

Mô hình đặc biệt mà tôi sẽ thử nghiệm treo lơ lửng dưới mái vòm. Trước sự ngạc nhiên của tôi, vị sư chỉ huy diều kéo một sợi dây, và chiếc diều hạ xuống sàn – nó được treo trên một loại ròng rọc. Theo lời mời của ông, tôi trèo vào trong. Sàn của khoang diều có nhiều thanh giằng mà người ta có thể đứng trên đó, và những thanh ngang cao tầm eo làm thanh chắn để bám vào. Chúng tôi kiểm tra chiếc diều thật cẩn thận. Tấm vải đã được tháo ra, và vị sư chỉ huy diều nói rằng ông sẽ tự mình bọc một tấm vải mới cho nó. Đôi cánh diều không thẳng như những chiếc diều khác mà nó đã được uốn cong, giống bàn tay chuẩn bị nắm lại, chúng dài khoảng ba mét và theo cảm giác của tôi chúng có lực nâng rất tốt.

Ngày hôm sau, chiếc diều được đưa ra bên ngoài, và các nhà sư đã phải rất vất vả để giữ nó khi đưa ngang qua khe đá có luồng gió lùa rất mạnh. Cuối cùng, họ cũng đặt được nó vào vị trí và tôi, rất ý thức về tầm quan trọng của mình, trèo vào trong khoang diều. Lần này các nhà sư sẽ khởi động chiếc diều thay vì dùng ngựa kéonhư thông lệ vì họ có thể kiểm soát tốt hơn. Khi đã sẵn sàng, tôi hô lên: “Tra-dri, them pa!” (sẵn sàng, kéo!). Khi sự rung động đầu tiên xuyên qua khung diều, tôi hét lớn: “O-na-do-al!” (Chào tạm biệt!). Một cú sốc đột ngột, và chiếc diều bắn lên như một mũi tên.

Một điều tốt là tôi đang bám rất chặt, tôi nghĩ, nếu không tối nay họ sẽ phải tìm hồn ma lang thang của tôi, và tôi thì muốn ở lại thân xác này lâu hơn chút nữa. Các nhà sư bên dưới chuyển vận sợi dây, xử lý nó một cách khéo léo, và chiếc diều bay lên ngày càng cao hơn. Tôi ném một hòn sỏi với lời cầu nguyện gửi đến các vị Thần Gió, và nó rơi trượt qua một nhà sư ở xa phía dưới, sau này chúng tôi lại dùng một miếng vải vì nó đã rơi trúng chân một nhà sư. Thấp bên dưới, vị sư chỉ huy diều nhấp nhổm nôn nóng vì lo cho việc thử nghiệm của tôi, vì thế tôi nghĩ tốt hơn hết là bắt đầu tìm hiểu chiếc diều. Di chuyển xung quanh một cách thận trọng, tôi nhận thấy rằng mình có thể điều khiển đáng kể để lái chiếc diều bằng cách thay đổi độ nâng và góc lượn của nó.



Tôi đã tăng độ cao lên một cách bất cẩn và quá tự tin. Tôi di chuyển đến phía sau của khoang – thế là chiếc diều rơi xuống như một hòn đá. Tôi bị trượt chân khỏi thanh ngang và toàn thân treo lơ lừng thẳng đứng từ chỗ khuỷu tay. Bằng những nỗ lực phi thường, tôi đu người lên và trèo vào vị trí đứng trong khi chiếc áo choàng bay phần phật và quật đen đét xung quanh đầu. Chiếc diều ngừng rơi và tiếp tục bay lên. Lúc đó tôi mới gỡ áo choàng ra khỏi đầu và nhìn ra ngoài. Nếu tôi không phải là một Lạt ma với cái đầu cạo trọc, chắc hẳn tóc tôi lúc ấy sẽ dựng đứng lên: tôi chỉ cách mặt đất chưa đầy sáu mươi mét. Sau này khi đã hạ cánh, mọi người nói rằng tôi chỉ cách mặt đất chừng mười lăm mét trước lúc con diều ngừng rơi, và sau đó tiếp tục bay lên cao.

Tôi phải bám vào thanh chắn một lát để thở hổn hển vì cuộc vật lộn trong không khí loãng. Đưa tầm mắt ra xa hàng dặm khắp miền quê, tôi thấy có cái gì đó giống như một hàng chấm chấm di chuyển. Phải quan sát một lúc tôi mới nhận ra đó là cái gì. Tất nhiên! Đó là những người còn lại của đoàn hái thảo dược dàn thành một hàng chậm chạp ngang qua vùng đất hoang vắng. Họ kéo dài ra, những đốm lớn, đốm nhỏ, và những đốm dài, tôi nghĩ đó là những người đàn ông, các cậu bé, và những súc vật. Họ càng đi chậm thì hành trình của họ càng mệt mỏi khổ sở. Khi hạ cánh, tôi cảm thấy vui mừng được thông báo với mọi người rằng đoàn hái thuốc sẽ tới nơi chỉ trong một vài ngày tới.

Thực sự là hấp dẫn khi được ngắm nhìn màu xanh xám lạnh giá của những dãy núi đá, hoang thổ màu đỏ ấm áp của đất, và ngắm nhìn những hồ nước lung linh phía xa. Thấp bên dưới, trong khe núi, nơi đó ấm áp, được che chở khỏi những làn gió lạnh cắt da cắt thịt, bám đầy rêu, địa y, và những cây cối tạo thành tấm thảm nhắc tôi nhớ về việc nghiên cứu của cha tôi. Phía bên kia là dòng suối nhỏ đã hát cho tôi nghe khi đêm đến. Ngang qua nó, đúng vậy, điều đó cũng nhắc tôi nhớ lại, một cách đau đớn, về lần mà tôi đã làm đổ một bình nước sạch lên tấm thảm của cha tôi! Phải, cha tôi chắc chắn có một bàn tay rất mạnh mẽ!

Miền quê phía sau lạt ma viện là rừng núi, các đỉnh núi nối tiếp nhau cao dần lên thành một dãy, dựa vào đường chân trời phía xa chúng đứng vẽ nên những nét màu đen ngược ánh sáng mặt trời. Bầu trời Tây tạng trong trẻo nhất thế giới, người ta có thể nhìn thấy những ngọn núi không bị che khuất rất xa, và không có sương mù làm cho biến dạng. Không có một cái gì di chuyển trong khoảng cách rộng lớn mà tôi có thể nhìn thấy, ngoại trừ các nhà sư bên dưới tôi, và những đốm người khó nhận biết được đang làm việc cực nhọc không bao giờ kết thúc đang di chuyển về phía chúng tôi. Có lẽ họn đã nhìn thấy tôi ở đây. Nhưng lúc này diều bắt đầu giật mạnh, các nhà sư đang kéo tôi xuống. Với sự quan tâm vô hạn đến chiếc diều thử nghiệm có giá trị, họ cố gắng kéo nó xuống mà không làm hỏng nó.

Trên mặt đất, vị sư chỉ huy diều đón mừng tôi với tình cảm trìu mến, và quàng cánh tay rắn chắc lên vai tôi, siết chặt thân tình đến nỗi tôi chắc rằng xương của tôi đã bị gãy vụn. Không ai có thể chen vào một lời, trong nhiều năm ông đã có “lý thuyết”, nhưng không thể đưa chúng ra thử nghiệm, kích thước quá khổ của ông làm cho ông không thể bay được. Như tôi luôn nói với ông, khi ông dừng lại để thở, tôi thích bay, tôi tìm thấy rất nhiều niềm vui khi được bay cũng như ông vậy, khi làm những việc từ thiết kế, thử nghiệm đến theo dõi. ‘Phải, phải, Lobsang, bây giờ, nếu chúng ta chuyển cái này sang đây, và đặt thanh chống này ở đây. Phải, sẽ làm như vậy. Hmmm, chúng ta sẽ đưa nó vào và bắt đầu ngay bây giờ. Và nó bị rung mạnh một bên, cậu nói vậy phải không, cậu đã làm điều này khi nào thế?’Cứ như thế. Bay và điều chỉnh, bay và điều chỉnh. Và tôi yêu thích từng giây phút khi làm chiếc diều đó. Không ai ngoài tôi được phép bay – hoặc thậm chí được đặt chân vào – trong chiếc diều đặc biệt đó. Mỗi lần tôi sử dụng là có một vài sửa đổi, một vài cải tiến. Cải tiến lớn nhất, tôi nghĩ, là một cái đai để giữ tôi trong đó!

Nhưng sự xuất hiện của những người còn lại của nhóm đã chấm dứt việc thả diều trong một hoặc hai ngày sau đó. Chúng tôi phải tổ chức những người mới vào thành những nhóm thu lượm và đóng gói. Những nhà sư ít kinh nghiệm chỉ hái ba loại cây thuốc. và họ được đưa đến vùng đất mà loại cây đó phong phú. Mỗi một nhóm sẽ ở lại trong bảy ngày, nơi vùng đất họ sẽ hái thảo dược. Vào ngày thứ tám, họ trở về cùng với thảo dược, chúng được trải ra trên nền kho rộng và sạch sẽ. Những vị Lạt ma có nhiều kinh nghiệm kiểm tra từng cây một để đảm bảo rằng chúng không bị sâu hại và đúng loại. Một số cây phải loại bỏ cánh hoa và sấy khô. Những cây khác phải sắt nhỏ rễ và bảo quản. Hãy còn những loại cây khác, ngay khi chúng được mang về, sẽ được nghiền nát bằng những con lăn để lấy nước ép và bảo quản trong lọ đậy kín. Hạt, lá, thân, cánh hoa, tất cả đều được làm sạch và đóng vào những túi da khi đã khô hoàn toàn. Các túi đều được ghi nhận nội dung ở bên ngoài, miệng túi được buộc xoắn lại để không bị thấm nước, và da sẽ được nhúng nhanh trong nước và phơi dưới ánh nắng gắt của mặt trời. Trong vòng một ngày, da sẽ khô và cứng như gỗ. Cứng đến nỗi muốn mở túi ra phải xoắn mạnh đến hết sẽ làm nó bật ra. Trong không khí khô của Tây Tạng, thảo dược được bào quản theo cách này sẽ giữ được trong nhiều năm.

Sau vài ngày đầu tiên, tôi chia thời gian giữa hái thảo dược và thả diều. Vị sư chỉ huy diều già là một người có nhiều ảnh hưởng, như ông nói, quan điểm về lời tiên tri liên quan đến tương lai của tôi, hiểu biết về máy móc trên bầu trời cũng quan trọng như khả năng về thu thập các loại thảo dược và phân loại chúng. Ba ngày mỗi tuần, tôi bay trên diều. Thời gian còn lại dành cho việc đi từ nhóm này sang nhóm khác để tôi có thể tìm hiểu được càng nhiều càng tốt trong thời gian ngắn nhất. Thường khi bay lên cao trên diều, tôi sẽ ngắm nhìn phong cảnh thân thuộc và xem các lều bằng da con yak màu đen của những người đi hái thảo dược. Xung quanh họ, những con yak đang gặm cỏ bù cho khoảng thời gian cuối tuần chúng phải chở thảo dược về tu viện. Nhiều loại cây trong đó được biết rõ ở các nước phương Đông, nhưng những loại khác chưa được thế giới phương Tây “khám phá” và vì thế nên chúng không có tên Latin. Những kiến thức về các loại thảo mộc vô cùng hữu ích đối với tôi, nhưng sự hiểu biết về bay cũng chẳng kém gì.

Chúng tôi lại có một tai nạn nữa: một nhà sư đã quan sát tôi khá kỹ lưỡng, và khi tới lượt anh bay, trong một chiếc diều thông thường, nghĩ rằng anh có thể làm cũng tốt như tôi. Trên không trung, chiếc diều dường như hoạt động rất kỳ lạ. Chúng tôi nhìn thấy nhà sư đang nỗ lực hết mình để kiểm soát trạng thái của chiếc diều. Chiếc diều lảo đảo mạnh một cách đặc biêt, rồi nó lao xuống và lật nghiêng sang một bên, gỗ nứt toác và vỡ vụn, nhà sư rơi lộn nhào xuống. Khi rơi, anh quay lộn vòng với chiếc áo choàng cuốn phần phật quanh đầu. Một cơn mưa các vật dụng rơi xuống, bát tsampa, chén bằng gỗ, chuỗi hạt, và một vài đồ vật khác. Anh sẽ không cần đến chúng nữa. Quay lộn lần cuối, cuối cùng anh biến mất trong khe núi. Sau đó vọng đến tiếng va đập mạnh.



Tất cả những điều tốt đẹp rồi cũng nhanh chóng kết thúc. Những ngày lấp đầy những công việc, những khó khăn, chuyến đi thăm ba tháng của chúng tôi sắp kết thúc. Đây là lần đầu tiên trong rất nhiều chuyến đi thăm thú vị đến các đỉnh núi, và tới Tra Yelpa khác gần Lhasa. Bất đắc dĩ, chúng tôi đóng gói những đồ đạc ít ỏi của mình. Vị sư chỉ huy diều tặng tôi một mô hình chiếc diều có người lái tuyệt đẹp mà ông đã làm đặc biệt dành cho tôi. Ngày hôm sau chúng tôi lên đường trở về nhà. Một vài người chúng tôi, cũng như lúc đến, bắt buộc phải cưỡi ngựa, và phần lớn các nhà sư, các chú tiểu sơ cơ, và súc vật thồ đều theo cách nhàn nhã. Chúng tôi vui mừng được trở về ngọn Thiết Sơn, nhưng cũng thực sự tiếc nuối khi phải chia tay những người bạn mới và sự tự do tuyệt vời nơi những đỉnh núi cao.


tải về 1.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương