Công văn số 796/TLĐ, ngày 30/6/1998 của Tổng Liên đoàn LĐvn hướng dẫn thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội



tải về 20.45 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích20.45 Kb.
#25676
Công văn số 796/TLĐ, ngày 30/6/1998 của Tổng Liên đoàn LĐVN hướng dẫn thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

––––––––––––––––––––––––––––––––––

Từ nhiều năm qua, cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh- gia đình văn hoá đã được thực hiện trong cả nước. Các cấp Công đoàn đã có những việc làm thiết thực đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, khu tập thể văn hoá, gia đình văn hoá, bước đầu hình thành một số nghi thức mới trong việc cưới, việc tang, lễ hội thay đổi phong tục tập quán lạc hậu, phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc.

Những năm gần đây trong quá trinh chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, các cấp các nghành có phần buông lỏng chỉ đạo quản lý trên một số lĩnh vực văn hoá- xã hội, xem nhẹ việc giáo dục nếp sống và lối sống, thiếu sự hướng dẫn kịp thời về phong tục, thiếu những quy định cụ thể của Nhà nước đối với việc cưới, việc tang, lễ hội nên đã để phát sinh nhiều hiện tượng không lành mạnh trong xã hội. Nhiều gia đình, trong đó có cả những cán bộ có chức quyền, vì động cơ hiếu danh, vụ lợi, tổ chức đám cưới, đám tang linh đình, phô trương, có những trường hợp thực chất là ''bán cỗ thu tiền''. Mê tín dị đoan cùng nhiều hủ tục kể cả một số hủ tục mới hình thành do thói đua đòi và do cách học theo nước ngoài thiếu sự lựa chọn đang có khuynh hướng phát triển, phổ biến ở nhiều nơi...

Những hiện tượng trên trở thành những vấn đề xã hội nhức nhối, làm xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống, lối sống cần kiệm, giản dị của dân tộc, phá hoại thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng xấu tới đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân.

Trước tình hình đó, Bộ Chính tri Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 27/CT- TW ngày 12/1/1998; Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 14/1998/CT- TTg ngày 28/3/1998 về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

Để công nhân lao động thức đúng ý nghĩa và tầm quan trọng Chỉ thị của Bộ Chính trị, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn thực hiện như sau ;

I. VỀ VIỆC CƯỚI

Đảng, Nhà nước và xã hội coi việc cưới thuộc về hạnh phúc của nhân dân, là nếp sống xã hội, được pháp luật tôn trọng và bảo hộ. Tổ chức tốt việc cưới phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội sẽ góp phần hoàn thiện nếp sống, phong tục của đấu tranh nhất là trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cho "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh". Do đó, việc cưới trước hết cần phải thực hiện đúng Luật Hôn nhân và gia đình của Nhà nước đã ban hành. Việc cưới phải được tổ chức lành mạnh, văn minh, tiết kiệm và phù hợp với truyền thống từng đấu tranh, thể hiện vẻ đẹp văn hoá của cộng đồng.



Tổ chức việc cưới cần :

Đăng ký kết hôn và Lễ trao giấy chứng nhận kết hôn tại UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai người - Là điều kiện bắt buộc mang tính pháp lý.

Lễ vui họp mặt gia đình sau lễ trao giấy chứng nhận kết hôn là truyền thống của đấu tranh. Tuy nhiên, có tổ chức hay không, tổ chức như thế nào là tuỳ thuộc vào quyết định của đôi vợ chồng mới phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của hai gia đình tạo không khí vui tươi, tiết kiệm. Không ai có quyền nài ép, lợi dụng việc cưới để trục lợi.

II - VỀ VIỆC TANG LỄ :

Việc tang là nghi thức bầy tỏ lòng đau buồn, thương tiếc, tưởng nhớ chân thành của người đang sống đối với người đã chết, cần được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, hợp khoa học. Cần làm các thủ tục do pháp lý quy định (báo tử, giữ gìn vệ sinh trong việc tang, mai táng, cải táng...)

Cần xoá bỏ những nghi lễ rườm rà, mê tín dị đoan, lạc hậu. Nghi thức tang lễ phải được thực hiện gọn gàng, nhanh chóng, vệ sinh, văn minh, tiết kiệm. Nên thành lập Ban Lễ tang gồm đại diện chính quyền, cơ quan, đoàn thể, khu dân cư, phối hợp với tang chủ và giúp đỡ tang chủ tổ chức điều hành chu đáo lễ tang theo tinh thần trên. Vận động hạn chế vòng hoa, đối trướng đắt tiền gây lãng phí.

III - VỀ LỄ HỘI :

Các cấp công đoàn cần tuyên truyền cho công nhân chuyên viên, lao động hiểu rõ Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hoá lâu đời của đấu tranh Việt Nam. Lễ hội có sức hấp dẫn, lôi cuốn các tầng lớp trong xã hội, đã trở thành nhu cầu chính đáng của nhân dân trong nhiều thế kỷ. Khuyến khích việc tổ chức Lễ hội nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của đấu tranh, giáo dục truyền thống về lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu CNXH, tình cảm cộng đồng. Tổ chức Lễ hội ở mỗi cấp còn là tưởng nhớ công đức của cha ông, ghi nhận công lao của các bậc tiền bối trong lịch sử dựng nước và giữ nước của đấu tranh, truyền thống thành tích của cơ sở địa phương.

Tổ chức Lễ hội, tham gia lễ hội phải biết lịch sử ngày hội, giữ gìn và phát huy vốn văn hoá truyền thống tốt đẹp của đấu tranh. Vui chơi, giải trí lành mạnh, giữ gìn an ninh trật tự, không xâm hại di tích và công trình văn hoá, thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế Lễ hội đã được Bộ Văn hoá ban hành theo quyết định số 636/QĐ-QC ngày 31/5/1994.

IV - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các cấp công đoàn có trách nhiệm phổ biến Chỉ thị của Bộ Chính trị, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Hướng dẫn củ Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đến tận các đoàn viên công đoàn, người lao động để quán triệt, thực hiện.

2. Các cấp công đoàn chủ động phối hợp với ngành văn hoá và các cơ quan chức năng xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội trong công nhân viên chức, lao động. Cuộc vận đồng này gắn liền với việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở tại các nhà máy, doanh nghiệp, cơ quan, khu dân cư, khu tập thể, xóm thợ.

3. Các cấp công đoàn cần tham gia xây dựng các quy ước về việc cưới, việc tang, Lễ hội, kết hợp các hoạt động văn hoá, văn nghệ cùng với các cơ quan thông tin, báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh... tổ chức tuyên truyền cổ động để tạo thành dư luận xã hội hỗ trợ tích cực cho cuộc vận động này. Trong quá trình tiến hành cuộc vận động, cần nêu gương và nhân ra diện rộng các điển hình tốt, phê phán những thói hư tật xấu không đúng với tinh thần, ý nghĩa của cuộc vận động nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

4. Ban Tư tưởng Văn hoá Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi và báo cáo Đoàn Chủ tịch về kết quả thực hiện hướng dẫn này.


TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LĐVN
UỶ VIÊN

Đã ký : Đỗ Đức Ngọ





tải về 20.45 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương