Cộng đỒng ôn thi k9 TÀi liệU Ôn thi tự soạn nguyễn duy minh bộ 30 ĐỀ BÀi văn thuyết minh hay cho hs ôn thi



tải về 0.67 Mb.
Chế độ xem pdf
trang1/51
Chuyển đổi dữ liệu23.04.2023
Kích0.67 Mb.
#54588
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   51
Bộ 30 Đề Thuyết Minh Thi Cuối Kì I - Tài Liệu Ôn Thi
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 9, ÔN TẬP LÀM VĂN HỌC KÌ 1 LỚP 9, reading, Ôn tập giữa hk1 văn 9, BÀI-DỰ-THI-ĐẠI-SỨ-VĂN-HÓA-ĐỌC-NĂM-2023, 03 ĐẠI - CHƯƠNG 3. HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN da chinh sua


CỘNG ĐỒNG ÔN THI 2K9 - TÀI LIỆU ÔN THI
TÀI LIỆU ÔN THI TỰ SOẠN - NGUYỄN DUY MINH
1
BỘ 30 ĐỀ BÀI VĂN THUYẾT MINH HAY CHO HS ÔN THI
TÀI LIỆU TỰ SOẠN : HỌC SINH THAM KHẢO
Số 1 : Thuyết Minh Chiếc Áo Dài Việt Nam
Bài Văn Tham Khảo:
Với người phụ nữ Việt Nam, áo dài đã trở thành một trang phục
truyền thống. Chiếc áo đã tôn vinh vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ Việt.
Nó được nâng niu yêu quý như một nét văn hóa đầy bản sắc.
Áo dài được coi là trang phục truyền thống của người dân Việt nhưng chủ
yếu dành cho phụ nữ. Áo che kín thân người, từ cổ đến quá đầu gối hoặc
sát xuống gần mắt cá chân. Trang phục này thường được mặc trong các
dịp nghi lễ hay cưới hỏi. Không ai biết chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ
khi nào và hình dáng ra sao. Nhưng y phục xa xưa nhất của người Việt
được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ cho thấy, tổ tiên ta đã mặc áo dài với
hai tà xẻ.
Chiếc áo được coi là sơ khai của áo dài là áo giao lãnh. Áo giao lãnh
tương tự như áo tứ thân nhưng hai thân trước giao nhau mà không buộc
lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, thường là yếm đào mặc với váy tơ đen,
thắt lưng màu hồng hoặc màu xanh nõn buông thả. Ban đầu thì các bà,
các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài.
Nhưng sau này, khi mặc áo giao lãnh thì người phụ nữ vấn tóc để đội
khăn hay đội nón lá, nón thúng. Chân có thể đi đất hoặc đi guốc, giày dép.
Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán nên chiếc áo giao lãnh được thu
gọn lại thành áo tứ thân. Áo có bốn vạt nửa, hai nửa thân trước và hai nửa
thân sau, hai vạt trước được buộc lại gọn gàng. Áo dài này thường mặc
với áo yếm, với váy xắn quai cồng để tiện cho việc buôn bán, đồng áng
nhưng không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.
Áo tứ thân thích hợp cho phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải,
gánh gồng từ việc buôn bán đến việc đồng áng. Nhưng sau đó, người phụ
nữ tỉnh thành đã cách tân chiếc áo tứ thân thành áo ngũ thân, nhằm làm
mất đi vẻ dân dã, quê mùa, tăng thêm vẻ sang trọng, đài các.
Áo ngũ thân được biến cải ở chỗ: vạt thân trước được thu bé lại thành vạt
con, thêm một thứ năm be bé ở dưới vạt trước để không hở áo lót. Mỗi
vạt có hai thân lối sống thành bốn, tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và
vạt con thứ năm tượng trưng cho người mặc áo.
Có nhiều ý kiến cho rằng, việc ra đời chiếc áo dài có vai trò của chúa
Nguyễn Phúc Khoát. Nhằm tách Đàng Trong thành một quốc gia riêng,
chúa đã chủ trương cho Đàng Trong ăn mặc khác với Đàng Ngoài, sắc dụ
chúa ban “Thường phục thì đàn ông, đàn bà mặc áo cổ đứng, ngắn tay,
cửa ống rộng hay hẹp tùy tiện. Áo thì từ nách trở xuống được khâu kín
liền, không xẻ mổ”. Quy định đó đã định hình cho chiếc áo dài Việt Nam.



tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   51




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương