Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam



tải về 58.58 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích58.58 Kb.
#8755
Tæng liªn ®oµn Lao ®éng

Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam

ViÖt Nam


§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc


Sè: 1533/Q§-TL§



Hµ Néi, ngµy 26 th¸ng 11 n¨m 2010



QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Đề án đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của các Trường, Trung tâm dạy nghề của Công đoàn


ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Căn cứ Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

- Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

- Căn cứ Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21/8/2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề;

- Theo đề nghị của Ban Chính sách - Pháp luật Tổng Liên đoàn;



QUYẾT ĐỊNH



Điều 1.

Phê duyệt Đề án Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động các Trường, Trung tâm dạy nghề của Công đoàn với các nội dung chủ yếu sau:


I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của các trường, trung tâm dạy nghề của Công đoàn đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ tham gia đào tạo và đào tạo lại tay nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện Nghị quyết số 20 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 6 (khoá X) về “tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của các trường, trung tâm dạy nghề của Công đoàn phải gắn với nhu cầu thực tế về học nghề, giải quyết việc làm cho người lao động và đoàn viên công đoàn ở từng địa phương, từng ngành.

- Đầu tư tập trung, đồng bộ các yếu tố bảo đảm chất lượng (chương trình, giáo viên và cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị) cho các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề của Công đoàn đạt chuẩn quốc gia.

- Huy động mọi nguồn lực của xã hội để nâng cao chất lượng hoạt động của các trường, trung tâm dạy nghề của Công đoàn, trong đó tập trung khai thác nguồn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và một phần hỗ trợ từ ngân sách Công đoàn.
2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của các trường, trung tâm dạy nghề của Công đoàn có đủ năng lực đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp, góp phần tham gia cùng với cơ quan quản lý nhà nước phấn đấu đến năm 2013 có 70% trở lên công nhân qua đào tạo chuyên môn, nghề nghiệp đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội X Công đoàn Việt Nam đề ra; Đồng thời, góp phần cùng với các cơ sở dạy nghề của Nhà nước đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của cả nước đạt 55% vào năm 2020.


2.2. Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn 2011– 2015:

+ Hoàn thành Đề án “quy hoạch, sắp xếp lại các trường, trung tâm dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm của Công đoàn” theo Quyết định số 755/QĐ-TLĐ ngày 02/7/2009 của Đoàn Chủ tịch.

+ Phấn đấu 30-40% nghề đào tạo Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề có khung chương trình.

+ Phấn đấu 30-40% nghề đào tạo Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề có chuẩn danh mục thiết bị nghề.

+ Phấn đấu có 30-40% trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, 30-40% trung tâm dạy nghề và 30-40% chương trình đào tạo của các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề được kiểm định chất lượng dạy nghề.

+ Phấn đấu có 30-40% giáo viên, giảng viên dạy nghề tích hợp lý thuyết và thực hành, 10-15% giảng viên dạy Cao đẳng nghề có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ; tỷ lệ giáo viên, giảng viên quy đổi/học sinh, sinh viên ở các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề là 1/20; 40-60% cán bộ quản lý được đào tạo về nghiệp vụ quản lý dạy nghề.

+ Có 50% trường cao đẳng nghề, 40% trường trung cấp nghề có từ 1-3 nghề tiếp cận trình độ khu vực.
- Giai đoạn 2016-2020:

+ 100% trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề có khung chương trình.

+ 100% trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề đạt chuẩn danh mục thiết bị nghề.

+ 90% trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, 70% trung tâm dạy nghề và 70% chương trình đào tạo của các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề được kiểm định chất lượng dạy nghề.

+ 100% giáo viên, giảng viên dạy nghề tích hợp lý thuyết và thực hành, 40% giảng viên dạy Cao đẳng nghề có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ; tỷ lệ giáo viên, giảng viên quy đổi/học sinh, sinh viên ở các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề là 1/15; 100% cán bộ quản lý được đào tạo về nghiệp vụ quản lý dạy nghề.

+ Có 70% trường cao đẳng nghề, 50% trường trung cấp nghề có từ 3-5 nghề tiếp cận trình độ khu vực.



II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Củng cố và tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng dạy nghề

- Tiếp tục thực hiện đề án quy hoạch, sắp xếp lại các trường, trung tâm dạy nghề và trung tâm giới thiệu việc làm của Công đoàn theo Quyết định số 755/QĐ-TLĐ của Đoàn Chủ tịch.

- Căn cứ các tiêu chí quy định về thành lập trường, trung tâm, xem xét đầu tư cho các trường, trung tâm về cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề đảm bảo chất lượng dạy nghề (phòng học lý thuyết, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thư viện và thiết bị dạy nghề).

- Nghiên cứu xây dựng đề án đề nghị Chính phủ xem xét tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường, trung tâm từ ngân sách nhà nước; Đồng thời tiếp tục đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa một số trường hiện đang được dự án “nâng cao năng lực giáo dục và đào tạo” hỗ trợ, nhằm nâng cao năng lực đào tạo một số nghề trọng điểm tiếp cận trình độ khu vực.

- Tiếp tục chọn lựa một số trường, trung tâm ở các địa phương có nhu cầu đào tạo lao động chất lượng cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất… để đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa vào dự án “Nâng cao năng lực giáo dục và đào tạo” và đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề.
2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý dạy nghề

- Thực hiện chuẩn hoá giáo viên, giảng viên dạy nghề cao đẳng, trung cấp nghề:

+ Đào tạo chuẩn hoá nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho giáo viên, giảng viên dạy nghề.

+ Đào tạo chuẩn hoá kỹ năng nghề cho giáo viên, giảng viên dạy nghề có nghề đạt chuẩn quốc gia; nghề tiếp cận trình độ khu vực và thế giới.

- Có chính sách thu hút giáo viên, giảng viên dạy nghề và đào tạo đạt chuẩn theo hướng: tuyển những người có trình độ đại học và đào tạo chuẩn nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và kỹ năng nghề; tuyển những người có trình độ đại học, có kỹ năng nghề và đào tạo chuẩn hoá nghiệp vụ sư phạm dạy nghề để làm giáo viên dạy trung cấp nghề và giảng viên cao đẳng nghề.

- Định kỳ 3-5 năm, giáo viên, giảng viên dạy nghề được bồi dưỡng, cập nhật phương pháp đào tạo, công nghệ, kỹ thuật mới và đi thực tế sản xuất tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên cao đẳng nghề, trung cấp nghề dạy các nghề tiếp cận trình độ khu vực và thế giới: áp dụng tiêu chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề của các nước phát triển; tuyển giáo viên, giảng viên đạt chuẩn quốc gia, sinh viên giỏi, người có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, những chuyên gia có kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và kỹ năng nghề theo chương trình của các nước phát triển của khu vực và thế giới và được các nước này công nhận; chuẩn hoá trình độ tiếng Anh; cử giáo viên, giảng viên dạy nghề đi bồi dưỡng, cập nhật phương pháp đào tạo, công nghệ, kỹ thuật mới ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Lựa chọn giáo viên, giảng viên giỏi có năng lực đi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài theo chương trình của Chính phủ.

- Định kỳ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý dạy nghề ở trong và ngoài nước.


3. Xây dựng chương trình khung, chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy

- Căn cứ chương trình khung của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, các trường, trung tâm phải xây dựng và phát triển chương trình, biên soạn giáo trình đào tạo vào năm 2012; sau năm 2012 từng bước nâng tỷ lệ tự chọn trong chương trình khung để tự chủ phát triển chương trình.

- Tập huấn cho giảng viên, giáo viên hạt nhân ở các trường, trung tâm về phát triển chương trình, giáo trình nghề ở trong nước và ngoài nước.

- Đổi mới cấu trúc chương trình từ chương trình tách biệt giữa lý thuyết và thực hành sang chương trình đào tạo theo mô đun, tích hợp kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp.

- Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng: phát huy tính chủ động, độc lập, tăng thời gian tự rèn luyện tay nghề và làm việc theo nhóm của học sinh, sinh viên trong quá trình học và thực tập, thực hành; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy nghề.
4. Tăng cường gắn kết giữa trường, trung tâm với doanh nghiệp, cơ sở sản xuât kinh doanh dịch vụ

- Các trường, trung tâm thành lập bộ phận quan hệ với doanh nghiệp để thường xuyên nắm bắt nhu cầu lao động qua đào tạo của doanh nghiệp, huy động sự tham gia của doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình khung, chương trình, giáo trình giảng dạy, thực tập sản xuất và đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên; tư vấn giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên.

- Mở rộng hình thức dạy nghề theo hợp đồng đào tạo hoặc đặt hàng giữa trường, trung tâm với doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho người học xong có việc làm.

- Phối hợp với doanh nghiệp đào tạo lại tay nghề cho người lao động tại doanh nghiệp.


5. Đổi mới cơ chế tài chính, chính sách về dạy nghề

- Tranh thủ sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước trung ương và địa phương về kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề thông qua dự án “Nâng cao năng lực giáo dục và đào tạo” và “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” của Chính phủ và nguồn kinh phí thường xuyên hàng năm.

- Nghiên cứu ban hành quy định của Tổng Liên đoàn dành một phần nguồn kinh phí tích luỹ để hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất cho các trường, trung tâm.

- Cho phép các trường, trung tâm liên kết đào tạo hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh, dịch vụ, liên doanh, liên kết để tạo nguồn thu bổ sung kinh phí đào tạo.


6. Tranh thủ sự hợp tác quốc tế

 Tranh thủ sự giúp đỡ, tài trợ của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, giáo trình và đào tạo giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý cho các trường, trung tâm.



III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Tổng Liên đoàn

- Nghiên cứu xây dựng Đề án đề nghị Chính phủ hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí thường xuyên cho hệ thống các trường, trung tâm dạy nghề của Công đoàn tương đương với hệ thống trường nghề của các Bộ, ngành (theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc làm việc với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tháng 5 năm 2010).

- Nghiên cứu, lựa chọn một số trường, trung tâm ở các địa phương có nhu cầu đào tạo lao động chất lượng cao phục vụ các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất… để hướng dẫn các trường, trung tâm xây dựng đề án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Lựa chọn các trường, trung tâm có năng lực đào tạo nghề đạt chuẩn Quốc gia và năng lực đào tạo một số nghề trọng điểm tiếp cận trình độ khu vực đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa vào dự án “Nâng cao năng lực giáo dục và đào tạo” và đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”.

- Hướng dẫn các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW, các trường, trung tâm thực hiện công tác tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ viên chức, việc chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý dạy nghề và xây dựng, phát triển chương trình khung, chương trình, giáo trình đào tạo theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

- Hướng dẫn các trường, trung tâm cử cán bộ, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý dạy nghề đi đào tạo sau đại học theo chương trình của Chính phủ.

- Ban hành văn bản quy định về việc hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường, trung tâm từ nguồn kinh phí tích luỹ.

- Khai thác các nguồn lực tài trợ, đầu tư, hợp tác, liên kết của các tổ chức quốc tế cho các trường, trung tâm dạy nghề của Công đoàn.

- Hướng dẫn và kiểm tra các Trường, trung tâm dạy nghề của Công đoàn về công tác tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị .v.v..


2. Trách nhiệm của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương

- Quản lý toàn diện các trường, trung tâm trực thuộc theo phân cấp quản lý của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

- Căn cứ hướng dẫn của Tổng Liên đoàn, yêu cầu các trường, trung tâm trực thuộc xây dựng đề án đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề. Xem xét phê duyệt chiến lược phát triển trường, trung tâm và đề xuất Tổng Liên đoàn đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt đề án hoặc đề nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đưa vào chương trình đầu tư xây dựng cơ bản hằng năm.

- Tham gia với UBND tỉnh, thành phố và các cơ quan chức năng để các trường, trung tâm tham gia thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”; Đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của UBND tỉnh, thành phố về đất đai, kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị và nhân lực nhằm đưa trường, trung tâm đạt chuẩn quốc gia phục vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cho địa phương.

- Xem xét hỗ trợ trường, trung tâm kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ nguồn tích luỹ theo quy định của Tổng Liên đoàn.
3. Trách nhiệm các trường, trung tâm dạy nghề của Công đoàn:

- Xây dựng chiến lược phát triển trường, trung tâm giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 trình Ban thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố phê duyệt.

- Căn cứ chiến lược phát triển trường, trung tâm đã được phê duyệt và căn cứ hướng dẫn của Tổng Liên đoàn, các trường, trung tâm xây dựng đề án đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề phù hợp với quy mô đào tạo cho từng giai đoạn, trình Ban thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố xem xét đề xuất với Tổng Liên đoàn đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt đề án hoặc đề nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đưa vào chương trình đầu tư xây dựng cơ bản hằng năm.

- Tham mưu, đề xuất cho Ban thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố đề nghị UBND tỉnh, thành phố và các cơ quan chức năng tham gia vào đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” hoặc xem xét hỗ trợ về đất đai, kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị và nhân lực nhằm đưa trường, trung tâm đạt chuẩn Quốc gia; Đồng thời đề xuất Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố xem xét hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ nguồn tích luỹ của Công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn.

- Chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề cao đẳng, trung cấp nghề theo tiêu chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề đạt chuẩn Quốc gia bao gồm chuẩn trình độ đào tạo, nghiệp vụ sư phạm và trình độ kỹ năng nghề.

- Tăng tỷ lệ giáo viên, giảng viên cơ hữu, đảm bảo tỷ lệ giáo viên, giảng viên quy đổi/học sinh, sinh viên ở các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề theo các chỉ tiêu đề ra.

- Lựa chọn giáo viên, giảng viên giỏi, có năng lực đi đào tạo sau đại học hoặc đi bồi dưỡng, cập nhật phương pháp đào tạo, công nghệ, kỹ thuật mới ở trong nước và nước ngoài.

- Định kỳ cử cán bộ quản lý dạy nghề đi đào tạo bồi dưỡng ở trong và ngoài nước.

- Xây dựng và phát triển chương trình khung, chương trình, giáo trình đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề theo chương trình khung của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

- Xây dựng chương trình đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng: phát huy tính chủ động, độc lập, tăng thời gian tự rèn luyện tay nghề và làm việc theo nhóm của học sinh, sinh viên.

- Tăng cường sự gắn kết giữa trường, trung tâm với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, liên doanh, liên kết để tạo nguồn thu bổ sung kinh phí đào tạo.



Điều 2.

Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương có trường, trung tâm dạy nghề tổ chức thực hiện quyết định này.


Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Văn phòng, các Ban: Chính sách – Pháp luật, Tổ chức, Tài chính, Đối ngoại Tổng Liên đoàn chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Quyết định này.







N¬i nhËn:

- C¸c L§L§ tØnh, TP; C§ ngµnh TW;

- C¸c UV §CT TL§;

- C¸c Tr­êng, Trung t©m d¹y nghÒ cña C§;

- Nh­ §iÒu 3;

- L­u VT, CSPL.



TM. §oµn Chñ tÞch

Chñ tÞch

(đã ký)


§Æng Ngäc Tïng








tải về 58.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương