Céng hßa x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc



tải về 54.32 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích54.32 Kb.
#5034

Tæng LIªn ®oµn lao ®éng

ViÖt Nam

–––––––––



Céng hßa x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam

§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc

––––––––––––––––––––––––



Sè:1205 Q§/ TL§

Hµ Néi, ngµy 21 th¸ng 7 n¨m 2004


QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định về việc phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức Công đoàn

ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

- Căn cứ Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá;

- Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ công chức ngày 26/12/1998 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 29/4/2003;

- Căn cứ Quy định về phân cấp quản lý cán bộ ban hành kèm theo quyết định số 49-QĐ/TW, ngày 03/5/1999 của Bộ Chính trị và văn bản hướng dẫn thực hiện số 11-HD/TCTW, ngày 29/12/1999 của Ban Tổ chức Trung ương;

- Theo đề nghị của Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn LĐVN.
QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết này Quy định về việc phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức Công đoàn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với các quy định tại Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn, các Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LĐVN

CHỦ TỊCH

Đã ký: Cù Thị Hậu


QUY ĐỊNH

Về việc phân công, phân cấp quản lý cán bộ,

công chức, viên chức Công đoàn

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1205/QĐ-TLĐ ngày 21/7/2004



của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam)
Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Cán bộ, công chức, viên chức Công đoàn (CBCC) trong Quy định này bao gồm:

- Những người do đại hội Công đoàn, Ban Chấp hành Công đoàn các cấp bầu ra để đảm nhiệm chức vụ chuyên trách theo nhiệm kỳ trong tổ chức Công đoàn.

- Những người được tuyển dụng vào biên chế của tổ chức công đoàn, bổ nhiệm vào 1 ngạch công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan chuyên trách công đoànĐ, các đơn vị sự nghiệp của tổ chức công đoàn hoặc làm công tác chuyên trách ở các cấp công đoàn.

- Những người được tuyển chọn, bổ nhiệm, hợp đồng làm Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng hoặc viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong các doanh nghiệp của tổ chức công đoàn.



Điều 2. Đảng đoàn, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý đội ngũ CBCC theo phân cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý CBCC cho các cấp Công đoàn.

Điều 3. Nội dung quản lý CBCC

1. Ban hành các quy chế, quy định về quản lý CBCC trong tổ chức Công đoàn quy định chức danh và tiêu chuẩn CBCC Công đoàn;

2. Quản lý biên chế CBCC;

3. Tuyển dụng, bố trí sử dụng, phân công công tác đối với CBCC;

4. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng CBCC; nhận xét, đánh giá CBCC;

5. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển CBCC;

6. Chuẩn bị nhân sự, tổ chức bầu cử người vào cơ quan lãnh đạo Công đoàn; công nhận, bãi miễn các chức danh bầu cử theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam Việt Nam;

7. Thực hiện chế độ, chính sách, CBCC (chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngỗ khác), khen thưởng, kỷ luật CBCC;

8. Quản lý hồ sơ CBCC; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thống kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu tỏng công tác quản lý CBCC;

9. Kiểm tra công tác CBCC; giải quyết khiếu nại, tố cáo về CBCC.



Điều 4. Nguyên tắc quản lý CBCC:

1. Đảng đoàn Tổng Liên đoàn LĐVN thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ, công chức Công đoàn trong phạm vi được Đảng phân cấp.

2. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác quản lý CBCC:

- Tập thể Đoàn Chủ tịch TLĐ thảo luận dân chủ và quyết định theo đa số đối với công tác CBCC.

- Chủ tịch TLĐ, Thủ trưởng Cơ quan TLĐ, Chủ tịch CĐ ngành TW, CĐ Tổng công ty trực thuộc TLĐ, LĐLĐ tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị và Giám đốc các doanh nghiệp trực thuộc TLĐ chịu trách nhiệm trước Đảng đoàn, Đoàn Chủ tịch TLĐ về quản lý CBCC trong phạm vi được phân công.

Điều 5. Việc quản lý CBCC thực hiện theo Pháp lệnh cán bộ, công chức; Điều lệ Công đoàn Việt Nam; các nghị định, quy định, quy chế về cán bộ, công chức, viên chức của Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn LĐVN. Phân công, phân cấp quản lý CBCC theo chức vụ bầu cử, chức vụ bổ nhiệm, loại công chức, viên chức và ngạch, bậc công chức, viên chức.
Chương II

PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÔNG ĐOÀN

Mục 1. Tổng Liên đoàn LĐVN

Điều 6. Đoàn Chủ tịch TLĐ:

1. Đoàn Chủ tịch TLĐ quản lý các chức danh:

- Các uỷ viên Đoàn Chủ tịch TLĐ;

- Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các chức vụ tương đương ở Cơ quan TLĐ;

- Trưởng ban, Phó Trưởng ban, công chức Ban Cán sự công đoàn Việt Nam ở nước ngoài;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch các CĐ ngành TW, CĐ Tổng công ty trực thuộc TLĐ (sau đâu gọi chung là CĐ ngành TW);

- Cấp trưởng, cấp phó các đơn vị trực thuộc TLĐ;

- Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng các doanh nghiệp trực thuộc TLĐ;

- CBCC Cơ quan TLĐ.

2. Đoàn Chủ tịch TLĐ phối hợp với các Tỉnh uỷ, Thành uỷ quản lý Chủ tịch, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, thành phố.



Điều 7. Phân công thẩm quyền ký quyết định về CBCC:

1. Chủ tịch TLĐ thay mặt Đoàn Chủ tịch TLĐ ký các quyết định;

1.1. Quyết định điều động, phân công công tác, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, hưu trí và thực hiện chính sách đối với các chức danh:

- Uỷ viên Đoàn Chủ tịch;

- Trưởng ban TLĐ và các chức vụ tương đương ở cơ quan TLĐ;

- Chủ tịch CĐ ngành TW.

1.2. Quyết định khen thưởng, miễn nhiệm, kỷ luật đối với Uỷ viên Ban Chấp hành và Uỷ ban Kiểm tra TLĐ.

2. Phó Chủ tịch thường trực kiêm Thủ trưởng cơ quan TLĐ thay mặt Đoàn Chủ tịch ký các quyết định sau đây theo uỷ quyền của Chủ tịch TLĐ:

2.1. Quyết định điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, hưu trí đối với Phó Trưởng ban và các chức vụ tương đương ở Cơ quan TLĐ, Ban Cán sự CĐ Việt Nam ở nước ngoài.

2.2. Quyết định nâng ngạch công chức từ chuyên viên lên chuyên viên chính (và ngạch tương đương); nâng bậc lương ngạch chuyên viên chính (và ngạch tương đương) từ bậc 5 (hệ số 4,47) trở lên đối với CBCC Cơ quan TLĐ, Ban Cán sự CĐ Việt Nam ở nước ngoài.

3. Phó Chủ tịch TLĐ phụ trách công tác tổ chức thay mặt Đoàn Chủ tịch ký các quyết định sau đây theo uỷ quyền của Chủ tịch TLĐ:

3.1. Quyết định điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chính sách đối với các chức danh:

- Cấp trưởng, cấp phó các đơn vị trực thuộc TLĐ;

- Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng các doanh nghiệp trực thuộc TLĐ;

- Phó Chủ tịch CĐ ngành TW.

3.2. Quyết định nâng ngạch công chức từ chuyên viên lên chuyên viên chính (và ngạch tương đương), nâng bậc lương ngạch chuyên viên chính (và ngạch tương đương), từ bậc 5 (hệ số 4,47) trở lên đối với CBCC các đơn vị trực thuộc TLĐ, CĐ ngành TW.

3.3. Quyết định tiếp nhận, điều động đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, thành phố, CĐ ngành TW về công tác tại các cơ quan công đoàn đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

3.4. Quyết định công nhận, miễn nhiệm các chức danh bầu cử của Ban Chấp hành, Uỷ ban Kiểm tra LĐLĐ tỉnh, thành phố, CĐ ngành TW.

4. Uỷ viên Đoàn Chủ tịch kiêm Trưởng Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn thay mặt Đoàn Chủ tịch ký các quyết định sau đây theo uỷ quyền của Chủ tịch Tổng Liên đoàn:

4.1. Quyết định điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật hưu trí đối với các chức danh từ Trưởng phòng (và các chức vụ tương đương) trở xuống ở cơ quan Tổng Liên đoàn.

4.2. Quyết định nâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên (và ngạch tương đương) trở xuống, nâng bậc lương từ bậc 4 (hệ số 4,19) của ngạch chuyên viên chính (và ngạch tương đương) trở xuống đối với CBCC cơ quan Tổng Liên đoàn, Ban Cán sự Công đoàn Việt Nam ở nước ngoài.

4.3. Quyết định tuyển dụng CBCC theo định biên. Ký hợp đồng lao động đối với một số loại công việc ở cơ quan Tổng Liên đoàn (trừ hợp đồng lao động do Chánh Văn phòng ký tại khoản 2, Điều 9, Quy định này).

4.4 Quyết định tiếp nhận, điều động đối với CBCC các địa phương về công tác tại các cơ quan công đoàn đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. (Trừ các chức danh tại điểm 3.3, khoản 3, Điều này).

4.5. Ký xác nhận lý lịch CBCC cơ quan Tổng Liên đoàn.



Điều 8. Các Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn có trách nhiệm phối hợp với Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Tổ chức Tổng Liên đoàn theo dõi, phát hiện, đề xuất, chỉ đạo giải quyết những vấn đề thuộc công tác CBCC trong phạm vi lĩnh vực được phân công.

Điều 9. Trưởng ban, Chánh Văn phòng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra của Tổng Liên đoàn (gọi chung là Trưởng ban):

1. Có trách nhiệm:

1.1. Đề xuất với Đoàn Chủ tịch và phối hợp với Trưởng ban Tổ chức Tổng Liên đoàn thực hiện việc kiện toàn tổ chức, biên chế, tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, hưu trí, chính sách tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ khác đối với CBCC của Ban.

1.2. Bố trí sử dụng, phân công công tác, quản lý hoạt động nghiệp vụ và nhận xét, đánh giá CBCC của Ban.

2. Chánh Văn phòng Tổng Liên đoàn thừa lệnh Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng đối với một số loại công việc của Văn phòng, sau khi thống nhất với Trưởng ban Tổ chức Tổng Liên đoàn và có ý kiến nhất trí của Phó Chủ tịch thường trực, Thủ trưởng cơ quan Tổng Liên đoàn.

Mục 2. Các đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn

Điều 10. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn.

1. Quản lý theo chức trách, nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị từ các chức danh sau đây trở xuống; Uỷ viên Ban biên tập (Báo Lao động); Giám đốc Trung tâm (Viện BHLĐ), Trưởng khoa, Trưởng phòng (Trường Đại học Công đoàn); Trưởng phòng, Trưởng ban và các chức danh tương đương (đối với các đơn vị trực thuộc khác).

2. Thẩm quyền quyết định và trách nhiệm:

2.1. Quyết định việc bố trí, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, hưu trí và thực hiện chính sách đối với các chức danh tại khoản 1, Điều này. Quyết định tuyển dụng công chức, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo chỉ tiêu biên chế được giao,

Riêng việc tuyển dụng và điều động CBCC các địa phương về làm việc tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh phải có sự đồng ý của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

2.2. Quyết định nâng ngạch công chức, viên chức từ ngạch cán sự lên ngạch chuyên viên (và ngạch tương đương) trở xuống, nâng bậc lương từ bậc 4 (hệ số 4,19) của ngạch chuyên viên chính (và ngạch tương đương) trở xuống đối với công chức, viên chức trong đơn vị.

2.3. Đề nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn giải quyết các vấn đề: điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cấp phó đơn vị. Thông báo và ký quyết định hưu trí đối với cấp phó đơn vị sau khi báo cáo và có ý kiến của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

2.4. Đề nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn giải quyết nâng nạch chuyên viên chính (và ngạch tương đương) trở lên; nâng bậc lương từ bậc 5 (hệ số 4,47) ngạch chuyên viên chính (và ngạch tương đương) trở lên cho công chức, viên chức trong đơn vị.



Điều 11. Giám đốc các doanh nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn.

1. Quản lý theo nhiệm vụ, quyền hạn đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp từ các chức danh: Giám đốc đơn vị trực thuộc doanh nghiệp (hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc), Trưởng phòng và các chức danh tương đương trở xuống.

2. Thẩm quyền quyết định và trách nhiệm:

2.1. Quyết định việc tuyển chọn, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, hưu trí, thực hiện chính sách tiền lương và các chính sách đãi ngọ đối với các chức danh quy định tại khoản 1, Điều này theo quiyđịnh của Pháp luật Lao động, các quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.

2.2. Đề nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn việc tuyển chọn để bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp. Thông báo và ký quyết định hưu trí đối với Phó Giám đốc, Kế toán trưởng sau khi báo cáo và có ý kiến của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

Mục 3. Ban Thường vụ của các CĐ ngành TW, LĐLĐ tỉnh, thành phố

Điều 12. Ban Thường vụ CĐ ngành TW:

1. Quản lý CBCC quy định tại Điều1, làm việc tại các cấp công đoàn thuộc phạm vị quản lý trực tiếp, toàn diện của CĐ ngành TW (trừ các chức danh do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quản lý). Thực hiện nội dung quản lý CBCC theo chức trách, nhiệm vụ.

2. Thẩm quyền quyết định và trách nhiệm:

2.1. Quyết định phân công Ban Thường vụ CĐ ngành TW.

2.2. Quyết định điều động, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, hưu trú và thực hiện chính sách đối với CBCC thuộc phạm vi quản lý trực tiếp, quyết định tuyển dụng CBCC và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo chỉ tiêu biên chế được giao.

Riêng việc tuyển dụng và điều động CBCC các địa phương về làm việc tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh phải được sự đồng ý của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

2.3. Quyết định nâng ngạch công chức từ ngạch cán sự lên ngạch chuyên viên (và ngạch tương đương) theo bảng lương chức chức hành chính sự nghiệp; nâng ngạch viên chức từ ngạch chuyên viên lên ngạch chuyên viên chính theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ ở các doanh nghiệp; nâng bậc lương từ bậc 4 (hệ số 4,19) ngạch chuyên viên chính (và ngạch tương đương) trở xuống đối với CBCC thuộc phạm vi quản lý của CĐ ngành TW.

2.4. Đề nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hưu trí và thực hiện chính sách đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch CĐ ngành TW. Thông báo và ký quyết định hưu trí đối với Phó Chủ tịch sau khi báo cáo và có ý kiến của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

2.5. Đề nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn nâng bậc chuyên viên chính (và ngạch tương đương) trở lên; nâng bậc lương từ bậc 5 (hệ số 4,47), ngạch chuyên viên chính (và ngạch tương đương) trở lên;

2.6. Công nhận, miễn nhiệm các chức danh bầu cử của Ban Chấp hành, Uỷ ban Kiểm tra Công đoàn cấp dưới theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam.



Điều 13. Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, thành phố thực hiện quản lý CBCC tại Điều 1, Quy định này theo phân cấp của Tỉnh uỷ, Thành uỷ và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Tổ chức thực hiện:

- Các Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Quy định này trong phạm vi được Đoàn Chủ tịch phân công phụ trách;

- Thủ trưởng cơ quan Tổng Liên đoàn, các Trưởng ban TLĐ, Thủ trưởng các đơn vị và Giám đốc các doanh nghiệp trực thuộc TLĐ có trách nhiệm tổ chức thực hiện việ quản lý CBCC theo phân công, phân cấp tại Quy định này;

- Ban Thường vụ các CĐ ngành Trung ương, các LĐLĐ tỉnh, thành phố có trách nhiệm báo cáo Ban Cán sự Đảng, Tỉnh uỷ, Thành uỷ để thống nhất chỉ đạo, đồng thời cụ thể hoá Quy định này để thực hiện.



Điều 15. Ban Tổ chức TLĐ có trách nhiệm giúp Đoàn Chủ tịch hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, cần phản ánh kịp thời với Đoàn Chủ tịch TLĐ để xem xét, giải quyết và nghiên cứu bổ sung, sửa đổi.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LĐVN

CHỦ TỊCH

Đã ký: Cù Thị Hậu



tải về 54.32 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương