CÔng ưỚc về quyền của ngưỜi khuyết tậT (Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 13/3/2007)


Điều 17-Bảo vệ sự toàn vẹn cá nhân



tải về 181.89 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích181.89 Kb.
#35510
1   2   3

Điều 17-Bảo vệ sự toàn vẹn cá nhân

Mọi người khuyết tật đều có quyền được tôn trọng sự toàn vẹn về thể chất và tinh thần trên cơ sở bình đẳng với những người khác.



Điều 18- Quyền tự do đi lại và quyền có quốc tịch

    1. Các quốc gia thành viên phải công nhận quyền của người khuyết tật được tự do đi lại, tự do chọn khu vực cư trú và quyền có quốc tịch, trên cơ sở bình đẳng với những người khác, bao gồm việc bảo đảm rằng người khuyết tật:

  1. Có quyền nhận và thay đổi quốc tịch và không bị tước quốc tịch một cách tùy tiện hoặc trên cơ sở sự khuyết tật;

  2. Không bị tước đoạt, một cách tùy tiện hoặc trên cơ sở sự khuyết tật, khả năng được cấp, sở hữu và sử dụng giấy tờ quốc tịch của họ hoặc giấy tờ căn cước khác, hoặc khả năng sử dụng những thủ tục thích hợp như thủ tục di trú có thể cần thiết để thực hiện quyền tự do đi lại một cách thuận lợi;

  3. Tự do rời khỏi bất kỳ đất nước nào, kể cả đất nước của mình;

  4. Không bị tước đoạt, một cách tùy tiện hoặc trên cơ sở sự khuyết tật, quyền vào đất nước của chính mình.

    1. Trẻ em khuyết tật được khai sinh ngay sau khi ra đời và ngay từ khi ra đời, có quyền có tên họ, quyền có quốc tịch và quyền được cha mẹ biết và chăm sóc, trong chừng mực tối đa có thể.

Điều 19- Sống độc lập và là một phần của cộng đồng

Các quốc gia thành viên Công ước này công nhận quyền bình đẳng của mọi người khuyết tật được sống trong cộng đồng theo sự lựa chọn bình đẳng như những người khác, tiến hành mọi biện pháp hiệu quả và thích hợp để tạo điều kiện cho người khuyết tật hưởng trọn vẹn quyền này, giúp họ gia nhập và tham gia hoàn toàn vào cộng đồng, bao gồm việc bảo đảm rằng:



  1. Người khuyết tật có cơ hội chọn khu vực cư trú và nơi họ sống, người họ sống cùng, trên cơ sở bình đẳng với những người khác và không bị bắt buộc phải sống trong một điều kiện cụ thể nào;

  2. Người khuyết tật có được tiếp cận với một tập hợp dịch vụ tại nhà, tại khu vực cư trú hoặc các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng khác, trong đó có sự hỗ trợ cá nhân cần thiết để họ sống và gia nhập cộng đồng, và ngăn chặn sự cách ly và tách biệt khỏi cộng đồng;

  3. Các dịch vụ và cơ sở vật chất cộng đồng dành cho quảng đại công chúng phải dành cho người khuyết tật trên cơ sở bình đẳng, và phải đáp ứng các nhu cầu của họ.

Điều 20- Di chuyển cá nhân

Các quốc gia thành viên tiến hành các biện pháp hiệu quả để bảo đảm cho người khuyết tật di chuyển cá nhân thuận tiện một cách độc lập tối đa có thể được, bao gồm bằng những cách sau:



  1. Tạo điều kiện cho người khuyết tật di chuyển cá nhân theo cách thức và vào thời gian họ chọn, với giá thành vừa phải;

  2. Tạo điều kiện cho người khuyết tật tiếp cận phương tiện, thiết bị và công nghệ hỗ trợ di chuyển và các hình thức trợ giúp hoặc người trợ giúp tại chỗ, trong đó có bằng cách cung cấp những tiện ích như vậy với giá thành vừa phải;

  3. Cung cấp đào tạo thích hợp về kỹ năng di chuyển cá nhân cho người khuyết tật và đội ngũ nhân viên chuyên môn làm việc với người khuyết tật;

  4. Khuyến khích các cơ sở sản xuất phương tiện, thiết bị và công nghệ hỗ trợ di chuyển có tính đến mọi khía cạnh về sự di chuyển của người khuyết tật.

Điều 21- Tự do biểu đạt, tự do có chính kiến, và sự tiếp cận thông tin

Các quốc gia thành viên tiến hành mọi biện pháp thích hợp để bảo đảm rằng người khuyết tật có thể thực hiện quyền tự do biểu đạt và tự do chính kiến, trong đó có tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin và ý kiến trên cơ sở bình đẳng với những người khác và bằng bất kỳ hình thức giao tiếp nào họ chọn, như đã định nghĩa tại điều 2 Công ước này, bao gồm bằng cách:



  1. Cung cấp thông tin dành cho quảng đại quần chúng cho người khuyết tật dưới các hình thức và công nghệ họ có thể tiếp cận được, thích hợp với các dạng khuyết tật khác nhau, một cách kịp thời và không thu thêm phí;

  2. Chấp nhận và tạo điều kiện cho việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, chữ Braille, các hình thức giao tiếp tăng cường hoặc thay thế, và mọi phương tiện, cách thức, dạng giao tiếp dễ tiếp cận khác tùy theo sự lựa chọn của người khuyết tật trong mọi trao đổi chính thức;

  3. Kêu gọi các cơ sở tư cung cấp dịch vụ cho quảng đại quần chúng, kể cả qua Internet, cung cấp thông tin và dịch vụ dưới các dạng dễ tiếp cận và dễ sử dụng cho người khuyết tật;

  4. Khuyến khích các cơ quan truyền thông đại chúng, kể cả nhà cung cấp thông tin qua Internet, làm dịch vụ của họ trở nên dễ tiếp cận đối với người khuyết tật;

  5. Thừa nhận và thúc đẩy việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu.

Điều 22 – Tôn trọng cuộc sống riêng tư

  1. Không người khuyết tật nào, dù họ sống ở bất cứ đâu, cư trú ở khu vực nào, bị can thiệp vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nhà riêng hoặc thư tín, hoặc bất kỳ hình thức giao tiếp nào, hay bị tấn công trái pháp luật vào danh dự và uy tín của mình một cách tùy tiện hoặc trái pháp luật. Người khuyết tật có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hoặc tấn công nêu trên.

  2. Các quốc gia thành viên phải bảo vệ tính riêng tư của các thông tin cá nhân, thông tin về sức khỏe và sự hồi phục của người khuyết tật trên cơ sở bình đẳng với những người khác.

Điều 23 – Tôn trọng tổ ấm và gia đình

  1. Quốc gia thành viên tiến hành các biện pháp hiệu quả và thích hợp để xoá bỏ sự phân biệt đối xử đối với người khuyết tật trong các vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia đình, cha mẹ, họ hàng, trên cơ sở bình đẳng với những người khác, để bảo đảm:

  1. Công nhận quyền của mọi người khuyết tật ở độ tuổi kết hôn được kết hôn và xây dựng gia đình trên cơ sở đồng ý tự nguyện và hoàn toàn của người dự định trở thành vợ hoặc chồng người đó;

  2. Công nhận quyền của người khuyết tật được toàn quyền quyết định một cách có trách nhiệm về số con, chỗ dành cho con và được tiếp cận thông tin cũng như giáo dục về sinh sản và kế hoạch hóa gia đình thích hợp với lứa tuổi, cung cấp cho họ những phương tiện cần thiết để thực hiện những quyền này;

  3. Người khuyết tật, kể cả trẻ em, kiềm chế sinh sản trên cơ sở bình đẳng với những người khác.

  1. Các quốc gia thành viên bảo đảm quyền và trách nhiệm của người khuyết tật đối với việc trông giữ, bảo trợ, ủy thác, nhận nuôi trẻ em hoặc các quan hệ tương tự, nếu các khái niệm này có trong pháp luật quốc gia; trong mọi trường hợp lợi ích tốt nhất cho trẻ phải được đặt lên hàng đầu. Quốc gia thành viên cung cấp cho người khuyết tật sự hỗ trợ thích hợp để họ thực hiện trách nhiệm chăm sóc trẻ.

  2. Các quốc gia thành viên bảo đảm rằng trẻ em khuyết tật có quyền được tôn trọng cuộc sống gia đình một cách bình đẳng. Để hướng tới biến quyền này thành hiện thực, và để ngăn chặn sự giấu diếm, bỏ rơi, vô trách nhiệm, cách ly trẻ em khuyết tật, quốc gia thành viên cam kết cung cấp thông tin, dịch vụ và sự hỗ trợ kịp thời và toàn diện cho trẻ em khuyết tật và gia đình họ.

  3. Quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng trẻ em không bị tách khỏi cha mẹ trái với ý muốn của trẻ, trõ trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định phù hợp với luật và thủ tục có hiệu lực rằng việc tách trẻ khỏi cha mẹ là cần thiết vì lợi ích tốt nhất của trẻ, quyết định này phải được xem xét lại về mặt tư pháp. Trong mọi trường hợp, không bao giờ được tách trẻ em khỏi cha mẹ trên cơ sở sự khuyết tật của trẻ, của bố, mẹ hoặc của cả hai bố mẹ.

  4. Khi gia đình ruột thịt của trẻ khuyết tật không thể chăm sóc trẻ, quốc gia thành viên tiến hành mọi nỗ lực để cung cấp sự chăm sóc thay thế trong gia đình lớn hơn của trẻ, nếu không được, thì chăm sóc tại cộng đồng ở một nơi bố trí như gia đình.

Điều 24- Giáo dục

  1. Quốc gia thành viên thừa nhận quyền được giáo dục của người khuyết tật. Để hướng tới biến quyền này thành hiện thực, các quốc gia thành viên phải bảo đảm hệ thống giáo dục ở mọi cấp và học tập suốt đời cho người khuyết tật cùng với người không khuyết tật trên cơ cơ sở bình đẳng về cơ hội, sự giáo dục này có định hướng:

  1. Phát triển trọn vẹn năng lực tiềm tàng của con người, nhận thức về nhân cách và phẩm giá, củng cố sự tôn trọng quyền con người, các tự do cơ bản và tính đa dạng của loài người;

  2. Phát triển trọn vẹn tiềm năng về tính cách, tài năng, sáng tạo, cũng như những năng lực thể chất và tinh thần của người khuyết tật;

  3. Tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia hiệu quả vào xã hội tự do.

  1. Trong khi biến quyền này thành hiện thực, quốc gia thành viên phải bảo đảm:

  1. Người khuyết tật không bị loại khỏi hệ thống giáo dục phổ thông trên cơ sở sự khuyết tật, và trẻ em khuyết tật không bị loại khỏi giáo dục tiểu học bắt buộc, hoặc giáo dục trung học, trên cơ sở sự khuyết tật;

  2. Người khuyết tật có thể tiếp cận giáo dục tiểu học và trung học cơ sởcó chất lượng tốt và miễn phí trên cơ sở bình đẳng với những người khác trong cùng cộng đồng mà họ sinh sống;

  3. Tạo điều kiện hợp lý cho người khuyết tật trên cơ sở nhu cầu cá nhân;

  4. Người khuyết tật được nhận sự trợ giúp cần thiết trong hệ thống giáo dục phổ thông để được giáo dục hiệu quả;

  5. Cung cấp các biện pháp trợ giúp cá biệt hóa có hiệu quả, trong môi trường thể hiện sự phát triển xã hội và khoa học kỹ thuật cao nhất, phù hợp với mục đích hoà nhập trọn vẹn.

  1. Các quốc gia thành viên tạo điều kiện cho người khuyết tật học tập những kỹ năng phát triển đời sống và xã hội để tạo thuận lợi cho họ tham gia giáo dục một cách trọn vẹn và bình đẳng, với tư cách thành viên của cộng đồng. Để đạt được mục đích này, quốc gia thành viên tiến hành các biện pháp thích hợp, trong đó có:

  1. Tạo thuận lợi cho việc học chữ Braille, chữ viết thay thế, các cách thức, phương tiện và dạng giao tiếp hoặc định hướng tăng cường hoặc thay thế, kỹ năng di chuyển, và khuyến khích hỗ trợ đồng đẳng và hỗ trợ của chuyên gia;

  2. Tạo thuận lợi cho việc học ngôn ngữ ký hiệu và khuyến khích phát triển bản sắc ngôn ngữ của cộng đồng người khiếm thính;

  3. Bảo đảm giáo dục người khiếm thị, khiếm thính hoặc vừa khiếm thính vừa khiếm thị bằng những ngôn ngữ, cách thức và phương tiện giao tiếp thích hợp nhất cho người đó, và trong những môi trường thể hiện sự phát triển xã hội và khoa học kỹ thuật cao nhất.

  1. Để bảo đảm biến quyền này thành hiện thực, các quốc gia thành viên phải tiến hành những biện pháp thích hợp để tuyển dụng giáo viên, trong đó có giáo viên khuyết tật, có trình độ về ngôn ngữ ký hiệu và/hoặc chữ Braille, đào tạo chuyên gia và nhân viên ở mọi cấp giáo dục. Sự đào tạo này phải bao gồm nâng cao nhận thức về người khuyết tật và sử dụng các cách thức, phương tiện và dạng giao tiếp tăng cường hoặc thay thế, kỹ thuật và cơ sở vật chất giáo dục để hỗ trợ người khuyết tật.

  2. Các quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng người khuyết tật có thể tiếp cận giáo dục phổ thông cấp ba, dạy nghề, bổ túc và học tập suốt đời mà không có sự phân biệt nào và trên cơ sở bình đẳng với những người khác. Để đạt được mục đích này, quốc gia thành viên sẽ bảo đảm tạo điều kiện hợp lý cho người khuyết tật.

Điều 25- Y tế

Các quốc gia thành viên công nhận rằng người khuyết tật có quyền hưởng tiêu chuẩn y tế cao nhất đã đạt được mà không có sự phân biệt nào trên cơ sở sự khuyết tật. Các quốc gia thành viên tiến hành mọi biện pháp thích hợp để bảo đảm cho người khuyết tật được tiếp cận dịch vụ y tế phù hợp với lứa tuổi, trong đó có phục hồi về y tế. Đặc biệt, quốc gia thành viên sẽ:



  1. Cung cấp cho người khuyết tật sự chăm sóc và chương trình y tế cùng loại, cùng chất lượng, cùng tiêu chuẩn miễn phí hoặc giá thành vừa phải như đối với những người khác, trong đó có các chương trình giới và sức khỏe sinh sản cũng như các chương trình sức khỏe cộng đồng dân cư;

  2. Cung cấp những dịch vụ y tế đặc biệt mà người khuyết tật cần do họ bị khuyết tật, như phát hiện sớm và can thiệp nếu cần và những dịch vụ nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa khuyết tật tăng thêm, kể cả cho trẻ em và người lớn;

  3. Cung cấp những dịch vụ y tế này càng gần cộng đồng càng tốt, kể cả ở khu vực nông thôn;

  4. Yêu cầu cán bộ chuyên môn y tế cung cấp chăm sóc y tế cho người khuyết tật với cùng chất lượng như cho những người khác, kể cả trên cơ sở đồng ý tự nguyện và hiểu biết, như bằng cách nâng cao nhận thức về quyền con người, nhân phẩm, sự tự lực và nhu cầu của người khuyết tật, thông qua đào tạo và tuyên truyền tiêu chuẩn y đức cho cơ sở y tế công và tư;

  5. Cấm phân biệt đối xử đối với người khuyết tật trong khi cung cấp bảo hiểm y tế, bảo hiểm sinh mệnh nếu loại bảo hiểm này được pháp luật quốc gia cho phép, và phải cung cấp các loại bảo hiểm này theo cách thức hợp lý và công bằng;

  6. Ngăn ngừa sự từ chối chăm sóc y tế và dịch vụ y tế hoặc đồ ăn thức uống mang tính chất phân biệt đối xử trên cơ sở sự khuyết tật.

Điều 26- Tập luyện và phục hồi

1. Quốc gia thành viên tiến hành các biện pháp thích hợp và hiệu quả, như thông qua hỗ trợ đồng đẳng, để tạo điều kiện cho người khuyết tật đạt được và duy trì sự độc lập ở mức tối đa, năng lực nghề nghiệp, xã hội, tinh thần và thể chất đầy đủ, hòa nhập trọn vẹn và tham gia hoàn toàn vào mọi khía cạnh của đời sống. Để đạt được mục đích này, quốc gia thành viên tổ chức, củng cố và mở rộng các dịch vụ và chương trình tập luyện và phục hồi toàn diện, đặc biệt là các lĩnh vực dịch vụ y tế, việc làm, giáo dục và xã hội, sao cho các dịch vụ và chương trình này:



    1. Bắt đầu vào giai đoạn sớm nhất có thể, và dựa trên đánh giá đa chiều về nhu cầu và sức lực của từng người;

    2. Hỗ trợ sự tham gia và hòa nhập cộng đồng trong mọi khía cạnh xã hội, có tính chất tự nguyện, và càng gần cộng đồng của người khuyết tật càng tốt, kể cả ở vùng nông thôn;

2.Quốc gia thành viên thúc đẩy sự phát triển đào tạo từ đầu và bồi dưỡng tiếp đội ngũ cán bộ và nhân viên chuyên môn về dịch vụ tập luyện và phục hồi.

  1. Quốc gia thành viên tăng cường số lượng, hiểu biết và sử dụng công nghệ và thiết bị trợ giúp dành riêng cho người khuyết tật liên quan đến tập luyện và phục hồi.

Điều 27 – Lao động và việc làm

  1. Quốc gia thành viên công nhận quyền lao động của người khuyết tật trên cơ sở bình đẳng với những người khác; quyền này bao gồm cả quyền có cơ hội tự kiếm sống bằng hình thức lao động do người lao động chọn hoặc chấp nhận trên thị trường lao động và trong môi trường lao động mở, dễ tiếp cận đối với người khuyết tật. Quốc gia thành viên bảo vệ và thúc đẩy việc biến quyền làm việc thành hiện thực, kể cả cho những người bị khuyết tật trong quá trình lao động, bằng cách tiến hành các bước thích hợp, bao gồm việc thông qua các biện pháp lập pháp, nhằm một số mục đích, trong đó có:

    1. Cấm phân biệt trên cơ sở sự khuyết tật trong mọi vấn đề liên quan đến việc làm, bao gồm điều kiện tuyển dụng, sự thuê mướn và tuyển dụng, tiếp tục được tuyển dụng, thăng tiến nghề nghiệp và điều kiện làm việc an toàn và bảo đảm sức khỏe;

    2. Bảo vệ quyền của người khuyết tật được có điều kiện làm việc chính đáng và thuận lợi trên cơ sở bình đẳng với những người khác, trong đó có cơ hội bình đẳng và được trả lương ngang nhau cho công việc có giá trị ngang nhau, điều kiện làm việc an toàn và bảo đảm sức khỏe, bao gồmviệc được bảo vệ không bị quấy rối hay bị mắng nhiếc;

    3. Bảo đảm cho người khuyết tật có thể thực hiện quyền tham gia công đoàn, nghiệp đoàn trên cơ sở bình đẳng với những người khác;

    4. Tạo điều kiện cho người khuyết tật tiếp cận các chương trình kỹ thuật và hướng nghiệp chung, các dịch vụ việc làm, đào tạo nghề và đào tạo tiếp tục;

    5. Thúc đẩy cơ hội việc làm và thăng tiến nghề nghiệp cho người khuyết tật trên thị trường lao động, cũng như thúc đẩy hỗ trợ tìm kiếm việc làm, duy trì và quay trở lại làm việc;

    6. Thúc đẩy cơ hội tự làm việc, nhận thầu, phát triển hợp tác xã và khởi nghiệp;

    7. Tuyển dụng người khuyết tật trong lĩnh vực công;

    8. Thúc đẩy tuyển dụng người khuyết tật trong lĩnh vực tư, thông qua các biện pháp và chính sách thích hợp, trong đó có thể có các chương trình hành động mang tính chất động viên, khen thưởng và các biện pháp khác;

    9. Bảo đảm tạo điều kiện hợp lý cho người khuyết tật ở nơi làm việc;

    10. Tạo điều kiện cho người khuyết tật có kinh nghiệm làm việc trên thị trường lao động mở;

    11. Thúc đẩy các chương trình phục hồi nghề nghiệp, giữ gìn nghề nghiệp và quay trở lại làm việc cho người khuyết tật.

  2. Quốc gia thành viên bảo đảm rằng người khuyết tật không phải làm nô dịch hoặc lao dịch, và được bảo vệ khỏi hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, trên cơ sở bình đẳng với những người khác.

Điều 28- Mức sống và phúc lợi xã hội thỏa đáng

  1. Quốc gia thành viên công nhận quyền của người khuyết tật và gia đình của họ được có mức sống thỏa đáng, trong đó có điều kiện ăn, mặc và ở thỏa đáng, và quyền của người khuyết tật được có điều kiện sống liên tục cải thiện, và tiến hành các bước thích hợp để bảo vệ và thúc đẩy việc biến quyền này thành hiện thực mà không có sự phân biệt đối xử trên cơ sở sự khuyết tật.

  2. Quốc gia thành viên công nhận quyền của người khuyết tật được hưởng phúc lợi xã hội và được hưởng quyền đó mà không có sự phân biệt đối xử trên cơ sở sự khuyết tật, và tiến hành các bước thích hợp để bảo vệ và thúc đẩy việc biến quyền này thành hiện thực, trong đó có các biện pháp:

a. Bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận bình đẳng đối với dịch vụ nước sạch, bảo đảm cho họ tiếp cận các dịch vụ, thiết bị và sự hỗ trợ khác phục vụ những nhu cầu xuất phát từ tình trạng khuyết tật;

b. Bảo đảm quyền của người khuyết tật, đặc biệt là phụ nữ và bé gái khuyết tật, người già khuyết tật được hưởng các chương trình phúc lợi xã hội và chương trình xoá đói giảm nghèo;

c. Bảo đảm cho người khuyết tật và gia đình họ sống trong tình trạng nghèo khổ được tiếp cận sự giúp đỡ từ quỹ hỗ trợ người khuyết tật, trong đó có thể bằng cách đào tạo, tư vấn hoặc hỗ trợ tài chính và động viên tạm thời một cách thích hợp;

d. Bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận các chương trình nhà ở công cộng;

e. Bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận các chương trình và phúc lợi hưu trí.

Điều 29 – Tham gia đời sống chính trị công cộng

Quốc gia thành viên phải bảo đảm cho người khuyết tật có các quyền chính trị và cơ hội hưởng các quyền đó trên cơ sở bình đẳng với những người khác, và cam kết:



    1. Bảo đảm rằng người khuyết tật có thể tham gia hiệu quả và trọn vẹn vào đời sống chính trị công cộng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đại diện do họ tự do lựa chọn, theo đó người khuyết tật có quyền và cơ hội bầu cử và được bầu cử, bằng một số cách như:

  1. Bảo đảm rằng thủ tục, cơ sở vật chất phục vụ bầu cử thích hợp, dễ tiếp cận, dễ hiểu, dễ sử dụng;

ii. Trong các cuộc bầu cử và trưng cầu ý dân, bảo vệ quyền của người khuyết tật được bỏ phiếu kín và không bị hăm dọa, quyền ứng cử, quyền giữ chức vụ một cách có hiệu quả và thực hiện mọi chức năng công quyền ở mọi cấp chính quyền, tạo thuận lợi cho việc sử dụng công nghệ hỗ trợ tiên tiến khi cần;

iii. Bảo đảm quyền tự do biểu đạt ý kiến của người khuyết tật với tư cách cử tri, để đạt được mục đích đó, cho phép người khuyết tật có người trợ giúp do người khuyết tật tự chọn, nếu cần và nếu người khuyết tật yêu cầu;



    1. Chủ động thúc đẩy một môi trường cho phép người khuyết tật tham gia một cách hiệu quả và trọn vẹn vào các hoạt động xã hội, một cách không phân biệt đối xử và trên cơ sở bình đẳng với những người khác, và khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động xã hội, trong đó có:

i. Tham gia vào các tổ chức và hiệp hội phi chính phủ có liên quan đến đời sống chính trị xã hội, trong việc quản lý và các hoạt động của các đảng phái chính trị;

ii. Thành lập và gia nhập các tổ chức người khuyết tật để đại diện cho người khuyết tật ở cấp địa phương, khu vực, quốc gia và quốc tế.



Điều 30 – Tham gia hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí và thể thao

  1. Quốc gia thành viên công nhận quyền của người khuyết tật được tham gia vào đời sống văn hóa trên cơ sở bình đẳng với những người khác, và tiến hành các biện pháp thích hợp để bảo đảm rằng người khuyết tật:

  1. Được tiếp cận văn hóa phẩm dưới dạng dễ tiếp cận;

  2. Được tiếp cận chương trình truyền hình, phim, nhà hát và các hoạt động văn hóa khác dưới dạng dễ tiếp cận;

  3. Được tiếp cận những nơi có các dịch vụ văn hóa hoặc trình diễn văn hóa, như trong rạp hát, viện bảo tàng, rạp chiếu phim, thư viện và dịch vụ du lịch, và ở mức độ có thể, được tiếp cận các công trình hoặc địa điểm văn hóa quốc gia quan trọng.

  1. Quốc gia thành viên tiến hành mọi biện pháp thích hợp để tạo điều kiện cho người khuyết tật có cơ hội phát triển và sử dụng tiềm năng trí tuệ, nghệ thuật và sáng tạo của mình, không chỉ vì lợi ích của chính họ, mà còn vì lợi ích của toàn xã hội.

  2. Quốc gia thành viên tiến hành mọi bước thích hợp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo đảm rằng pháp luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không tạo thành rào cản bất hợp lý hoặc có tính chất phân biệt đối xử ảnh hưởng tới sự tiếp cận của người khuyết tật đối với văn hóa phẩm.

  3. Người khuyết tật có quyền được công nhận và ủng hộ bản sắc ngôn ngữ và văn hóa riêng biệt của họ, trong đó có ngôn ngữ ký hiệu và văn hóa dành cho người khiếm thính.

  4. Để hướng tới tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí và thể thao trên cơ sở bình đẳng với những người khác, quốc gia thành viên sẽ tiến hành các biện pháp thích hợp để:

  1. Khuyến khích và thúc đẩy sự tham gia của người khuyết tật vào các hoạt động thể thao quần chúng tới mức rộng rãi nhất có thể;

  2. Bảo đảm rằng người khuyết tật có cơ hội tổ chức, phát triển và tham gia những hoạt động thể thao và vui chơi dành riêng cho người khuyết tật, và để đạt được mục đích này, khuyến khích cung cấp chỉ dẫn, đào tạo và nguồn lực trên cơ sở bình đẳng với những người khác;

  3. Bảo đảm rằng người khuyết tật có thể tiếp cận các sự kiện du lịch, vui chơi và thể thao;

  4. Bảo đảm rằng trẻ em khuyết tật có quyền tiếp cận bình đẳng như các trẻ em khác trong tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí và thể thao, trong đó có các hoạt động trong hệ thống trường học;

  5. Bảo đảm rằng trẻ em khuyết tật có quyền tiếp cận dịch vụ do những người tham gia tổ chức các hoạt động vui chơi, du lịch, giải trí và thể thao cung cấp.

Điều 31- Thống kê và thu thập dữ liệu

  1. Quốc gia thành viên cam kết thu thập các thông tin cần thiết, trong đó có dữ liệu thống kê và nghiên cứu, để thuận lợi trong việc xây dựng và thi hành các chính sách nhằm thực hiện Công ước này. Quy trình thu thập và cất giữ thông tin phải:

  1. Tuân thủ các hạn chế theo luật định, trong đó có luật về bảo vệ dữ liệu, để bảo đảm tính bí mật và tôn trọng đời sống riêng tư của người khuyết tật;

  2. Tuân thủ các quy định được quốc tế thừa nhận về bảo vệ quyền và tự do cơ bản của con người và các nguyên tắc đạo đức về thu thập và sử dụng số liệu thống kê.

  1. Thông tin thu được theo điều này phải được tách lọc nếu cần và dùng để phục vụ đánh giá thi hành nghĩa vụ của quốc gia thành viên theo Công ước này, cũng như để phát hiện và giải quyết những trở ngại mà người khuyết tật phải đối mặt khi thực hiện các quyền của mình.

  2. Quốc gia thành viên nhận trách nhiệm phổ biến các số liệu thống kê này và bảo đảm rằng người khuyết tật và những người khác có thể tiếp cận các số liệu đó.

Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 181.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương