Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-cp ngày 22/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải



tải về 347.71 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích347.71 Kb.
#17171
1   2   3   4   5

12.2.2. Kiểm tra vật liệu trước khi thi công

Các vật liệu cần kiểm tra và yêu cầu về chất lượng được liệt kê ở Bảng 5.



Bảng 5. Kiểm tra vật liệu trước khi thi công

STT

Loại vật liệu

Các chỉ tiêu kiểm tra

Mức độ yêu cầu kiểm tra

Vị trí lấy mẫu

Yêu cầu về chất lượng

1

Nhũ tương nhựa đường

Các chỉ tiêu quy định tại Bảng 3

Không quá 2500 tấn hỗn hợp vật liệu tái sinh /lần

Thùng chứa trên xe bồn hoặc trên máy cào bóc tái sinh

Thỏa mãn các quy định ở Bảng 3

2

Ximăng

Các chỉ tiêu quy định trong TCVN 2628:2009 hoặc TCVN 6260:2009

Không quá 2500 tấn hỗn hợp vật liệu tái sinh/lần

Thùng chứa trên xe bồn hoặc trên đoạn thi công trước máy cào bốc tái sinh

Thỏa mãn các quy định theo TCVN 2628-2009 hoặc TCVN 6260-2009.

3

Cốt liệu bổ sung

- Nguồn

- Loại


- Kích cỡ

Không quá 2500 tấn hỗn hợp vật liệu tái sinh /lần

Đoạn rải vật liệu bổ sung ở trước máy tái chế

Phù hợp với yêu cầu của thiết kế hỗn hợp

12.3. Kiểm tra trong quá trình thi công

Các hạng mục kiểm tra trong quá trình thi công và yêu cầu kỹ thuật được liệt kê ở Bảng 6.



Bảng 6. Kiểm tra các hạng mục trong quá trình thi công

STT

Hạng mục

Phương pháp kiểm tra

Mức độ yêu cầu kiểm tra

Vị trí kiểm tra

Yêu cầu về kỹ thuật

1

Nhũ tương nhựa đường

Các chỉ tiêu quy định tại Bảng 3

Không quá 2500 tấn hỗn hợp vật liệu tái sinh /lần

Thùng chứa trên xe bồn hoặc trên máy cào bóc tái sinh

Thỏa mãn các quy định ở Bảng 3

2

Lớp cốt liệu bổ sung

- Tính lượng cốt liệu đã bổ sung

- Đo chiều dày lớp cốt liệu bổ sung



100 m /lần

Đoạn đường ở trước máy cào bóc tái sinh

- Sai lệch không quá 5 % lượng cốt liệu bổ sung đã tính toán trong thiết kế hỗn hợp.

- Rải đều khắp chiều rộng, chiều dài đoạn đường



3

Độ ẩm của cấp phối hỗn hợp trước khi phun nhũ tương nhựa đường

- Lấy mẫu và sàng qua sàng 19 mm, xác định độ ẩm bằng phương pháp sấy. (Khối lượng vật liệu tối thiểu là 700g, phải lấy ở tận độ sâu cào bóc tái sinh.

- 3 lần / ngày đầu thi công

- 1 lần / ngày tiếp theo

- Sau khi mưa phải kiểm tra lại độ ẩm


Đoạn đường được tái sinh trước khi phun nhũ tương nhựa đường

Sai khác trong phạm vi ± 1% so với độ ẩm đã quy định trong bước thiết kế hỗn hợp vật liệu tái sinh. Nếu vượt quá sai khác quy định thì cần đưa ra giải pháp xử lý kịp thời (thêm hoặc bớt lượng nước phun vào hỗn hợp từ xe bồn)

4

- Cấp phối của hỗn hợp vật liệu trước khi đầm lèn

- Hàm lượng nhũ tương EE

- Các chỉ tiêu cơ - lý của mẫu theo Bảng 1 hoặc 2


- Đào lấy mẫu và sàng qua các cỡ sàng quy định

- Lấy mẫu ở tận độ sâu cần tái sinh theo ASTM D979



1 lần/ngày (nhưng không quá 1250 tấn hỗn hợp tái sinh/lần)

Đoạn đường được tái sinh trước khi lu lèn

Cấp phối cốt liệu phải phù hợp với cấp phối đã chọn theo thiết kế hỗn hợp. Nếu có sự khác nhau nhiều phải điều chỉnh lượng: nhũ tương nhựa đường hoặc cốt liệu bổ sung, sao cho thỏa mãn các chỉ tiêu nêu ở Bảng 1 hoặc 2.

5

Nhiệt độ nhũ tương nhựa đường

- Kiểm tra tại đồng hồ đo nhiệt độ gắn trên bồn chứa nhũ tương nhựa đường, hoặc dùng nhiệt kế kim loại để đo

1 lần/giờ

Bồn chứa nhũ tương nhựa đường

Không lớn hơn 50°C

6

Lượng nhũ tương EE đã phun tưới (để tính hàm lượng nhũ tương trong hỗn hợp vật liệu tái sinh)

- Các chỉ số hiện trên dụng cụ đo mức nhũ tương nhựa đường trong bồn chứa trước và sau khi tưới một diện tích tái sinh xác định với chiều sâu tái sinh đã biết

- Hoặc căn cứ vào phiếu đã ghi khối lượng vận chuyển nhũ tương nhựa đường của từng xe, tưới hết trên một diện tích tái sinh xác định với chiều sâu tái sinh đã biết.



1 lần/ngày (nhưng không quá 1250 tấn hỗn hợp tái sinh/lần)

Bề mặt lớp tái sinh sau khi phun tưới nhũ tương nhựa đường

- Dung sai cho phép 0,3 % so với hàm lượng nhũ tương nhựa đường đã quy định trong thiết kế hỗn hợp vật liệu tái sinh.

- Vượt quá sai số trên, phải điều chỉnh hệ thống phun nhũ tương của máy tái sinh theo hướng dẫn của kỹ sư tư vấn và kiểm tra lại



7

Chiều sâu tái sinh

Thanh thép (thuốn)

Thường xuyên

Lớp hỗn hợp vật liệu tái sinh; cả hai bên vệt rải của máy khi máy di chuyển

- Sai số về chiều sâu xới trộn là ± 5 %

- Điều chỉnh ngay chiều sâu xới trộn



8

Công tác lu lèn

Kiểm tra sơ đồ lu, tốc độ lu, số lượt lu, tải trọng lu của mỗi giai đoạn lu lèn theo đúng kết quả đã có ở giai đoạn thi công thử

Thường xuyên

Mặt lớp hỗn hợp vật liệu tái sinh

Phù hợp với kết quả đã thu được khi thi công đoạn thử

9

Độ bằng phẳng sau khi lu lèn

Dùng thước dài 3 m

25 m/ mặt cắt

Mặt đường đã tái sinh

Khe hở không quá 7 mm

12.4. Nghiệm thu lớp hỗn hợp tái sinh

12.4.1. Nội dung và trình tự các hạng mục nghiệm thu lớp tái sinh và mặt đường gồm có:

a) Nghiệm thu về kích thước hình học, quy định ở Mục 12.4.2

b) Nghiệm thu về độ bằng phẳng, quy định ở Mục 12.4.3

c) Nghiệm thu về độ chặt, quy định ở Mục 12.4.4



d) Nghiệm thu về cường độ, quy định ở Khoản 12.5 và 12.6.

12.4.2. Nghiệm thu kích thước hình học: Sử dụng các thiết bị đo đạc thông thường như máy trắc địa và thước thép để tiến hành đo đạc kiểm tra và nghiệm thu. Sai số cho phép của các đặc trưng hình học được quy định ở Bảng 7.

Bảng 7. Sai số cho phép của các đặc trưng hình học

STT

Hạng mục

Phương pháp kiểm tra

Mật độ yêu cầu kiểm tra

Sai số cho phép

Yêu cầu về chất lượng

1

Bề rộng

Thước thép

50 m/mặt cắt

- 5 cm

Tổng số chỗ hẹp không quá 5 % chiều dài áo đường tái sinh

2

Độ dốc ngang

Máy thủy bình

50 m/mặt cắt

± 0,005




3

Cao độ bề mặt

Máy thủy bình

50 m/điểm

± 10 mm




4

Chiều dày lớp tái sinh

Máy thủy bình đo cao độ lớp đáy cào bóc và lớp mặt sau khi tái sinh

50 m/ điểm đo

± 5 mm

Tổng số vị trí thiếu chiều sâu chiếm không quá 5 % diện tích mặt đường tái sinh

12.4.3. Nghiệm thu độ bằng phẳng của bề mặt lớp tái sinh: chủ yếu sử dụng phương pháp dùng thước dài 3m theo quy định ở Bảng 8.

Bảng 8. Tiêu chuẩn nghiệm thu độ bằng phẳng

STT

Hạng mục

Phương pháp kiểm tra

Mật độ yêu cầu kiểm tra

Yêu cầu về chất lượng

1

Độ bằng phẳng bề mặt

Thước dài 3 m

25 m/mặt cắt

75 % số khe hở không quá 5mm, phần còn lại không quá 7 mm, xác định theo TCVN 8864:2011

12.4.4. Nghiệm thu độ chặt lu lèn: Hệ số độ chặt lu lèn (K) của lớp vật liệu tái sinh sau khi thi công xác định theo không được nhỏ hơn 0,98.

K = tn/o

Trong đó:

tn: khối lượng thể tích trung bình của lớp hỗn hợp vật liệu tái sinh ở hiện trường, g/cm3; xác định bằng phương pháp rót cát theo 22TCN 346-06.

o: khối lượng thể tích của mẫu hỗn hợp vật liệu tái chế khi thiết kế hỗn hợp. Mẫu chế bị lại bằng cách đầm nén trong cối Proctor cải tiến phương pháp II-D của tiêu chuẩn 22TCN 333-06.

Phương pháp kiểm tra, nghiệm thu độ chặt có thể dùng phương pháp rót cát theo 22TCN 346-06 hoặc bằng phương pháp khoan lấy mẫu. Mật độ kiểm tra yêu cầu cứ 2500 m2 mặt đường hoặc 300 m dài đường 2 làn xe /1 vị trí.



12.5. Kiểm tra về cường độ của lớp hỗn hợp tái sinh gia cố nhũ tương EE được tiến hành động thời bằng 2 phương pháp sau đây:

12.5.1. Phương pháp 1: kiểm tra bằng thiết bị FWD

a) Sau khi thi công xong lớp tái sinh gia cố nhũ tương, tiến hành đo xác định trị số Chỉ số kết cấu mặt đường (SNrec.) của các lớp mặt đường kể từ lớp hỗn hợp tái sinh trở xuống, bằng thiết bị FWD, từ biểu thức quan hệ sau đây:



Trong đó:

SNrec. - Chỉ số kết cấu mặt đường tính toán kể từ lớp tái sinh trở xuống, được xác định bằng thiết bị FWD sau khoảng 12-15 ngày kể từ khi kết thúc thi công.

Drec. - Tổng chiều dày thực tế của kết cấu mặt đường kể từ lớp tái sinh theo công nghệ EEFDR trở xuống, cm

Eprec. - Mô đun đàn hồi hữu hiệu của phần kết cấu mặt đường kể từ lớp tái sinh theo công nghệ EEFDR trở xuống, được xác định trực tiếp tại hiện trường bằng thiết bị FWD.

b) Thời điểm kiểm tra đánh giá chất lượng lớp tái sinh thông qua trị số tính toán của chỉ số cấu trúc mặt đường SNrec. được tiến hành vào thời điểm hợp lý, được quy định trong thời gian trước khi phủ lớp bê tông nhựa (hoặc lớp láng nhựa), hoặc trong khoảng từ 10 ngày đến 15 ngày kể từ khi kết thúc thi công lớp hỗn hợp tái sinh gia có nhũ tương EE.



12.5.2. Phương pháp 2: kiểm tra bằng kết quả thí nghiệm mẫu lấy từ vật liệu cào bóc tại hiện trường sau khi đã được gia cố với nhũ tương EE. Trong đó:

a) Kiểm tra hàm lượng nhũ tương EE so với hàm lượng thiết kế và thành phần cấp phối vật liệu cào bóc quy định nêu ở Bảng 4 hoặc Khoản 6.3.

b) Kiểm tra các chỉ tiêu thí nghiệm đạt được của các mẫu chế bị lấy ở hiện trường trong quá trình thi công so sánh với các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu tối thiểu nêu ở Bảng 1 hoặc Bảng 2.

12.5.3. Để nghiệm thu đánh giá chất lượng lớp tái sinh, về nguyên tắc, không yêu cầu khoan lấy mẫu vật liệu cào bóc tái sinh gia cố nhũ tương nhựa đường. Trong trường hợp nếu có yêu cầu đặc biệt, cần phải khoan lấy mẫu, khi đó có thể tham khảo khuyến cáo sau đây:

a) Nếu cần phải khoan lấy mẫu ngay sau thi công để phục vụ nghiên cứu, có thể phải áp dụng phương pháp khoan khô lấy mẫu.

b) Việc sử dụng phương pháp khoan nước lấy mẫu kiểm tra chỉ có thể thực hiện chỉ sau khi lượng nước và các chất dầu tạo ra độ nhớt trong nhũ tương EE đã bay hơi, tương ứng với một thời gian đủ dài (ít nhất sau vài tháng) kể từ khi kết thúc thi công, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.



12.6. Kiểm tra và nghiệm thu chất lượng thi công lớp phủ phía trên lớp tái sinh được tiến hành theo các quy định sau đây:

12.6.1. Đối với lớp phủ bê tông nhựa: được tiến hành theo các quy định hiện hành nêu tại TCVN 8819:2011.

12.6.2. Đối với lớp phủ láng nhựa: tuân thủ “Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường láng nhựa” TCVN 8863:2011.

12.7. Kiểm tra và nghiệm thu toàn bộ kết cấu áo đường có sử dụng lớp tái sinh sau khi đã phủ lớp bê tông nhựa (hoặc láng nhựa) như sau:

12.7.1. Tiến hành đo đạc thí nghiệm bằng thiết bị FWD để xác định trị số Chỉ số kết cấu mặt đường hữu hiệu (SNeff) của toàn bộ kết cấu mặt đường, được xác định theo biểu thức quan hệ sau đây:

Trong đó:

SNeff - Trị số tính toán của Chỉ số kết cấu mặt đường hữu hiệu của toàn bộ kết cấu mặt đường.

D - Tổng chiều dày của toàn bộ kết cấu mặt đường bao gồm cả chiều dày lớp móng dưới còn lại, lớp tái sinh và lớp phủ bê tông nhựa, cm

EpBTN - Mô đun đàn hồi hữu hiệu của toàn bộ kết cấu mặt đường sau khi đã rải lớp phủ bê tông nhựa (hoặc láng nhựa). Trị số này được xác định trực tiếp tại hiện trường bằng thiết bị FWD.

12.7.2. Yêu cầu nghiệm thu phải thỏa mãn điều kiện: SNeff ≥ SNTK

Thời điểm nghiệm thu sau khi đã thi công hoàn chỉnh lớp phủ bên trên.



12.8. Hồ sơ nghiệm thu bao gồm những nội dung sau:

- Kết quả kiểm tra chấp thuận vật liệu khi đưa vào công trình.

- Thiết kế hỗn hợp tái sinh đã được phê duyệt.

- Hồ sơ công tác thi công đoạn thử, trong đó có sơ đồ lu lèn.

- Nhật ký của mỗi chuyến xe bồn vận chuyển nhũ tương nhựa đường (có ghi khối lượng, nhiệt độ nhũ tương nhựa đường,...).

- Nhật ký thi công.

- Hồ sơ kết quả kiểm tra theo các yêu cầu từ Bảng 4 đến Bảng 8. Mẫu báo cáo các dữ liệu kiểm tra chất lượng được giới thiệu trong Phụ lục D.

13. An toàn lao động và bảo vệ môi trường



13.1. Trước khi thi công phải đặt biển báo "Công trường" ở đầu và cuối đoạn đường cào bóc tái sinh, bố trí người và biển báo hướng dẫn đường tránh cho các phương tiện giao thông trên đường; quy định sơ đồ chạy đến và chạy đi của xe ben vận chuyển cốt liệu bổ sung, xe bồn vận chuyển nhũ tương nhựa đường...; chiếu sáng khu vực thi công nếu làm đêm.

13.2. Công nhân phục vụ theo máy tái sinh phải có ủng, găng tay, khẩu trang, quần áo lao động.

13.3. Trước mỗi ca làm việc phải kiểm tra tất cả các máy móc thiết bị thi công; sửa chữa điều chỉnh để máy làm việc tốt. Ghi vào nhật ký thi công ở hiện trường về tình trạng và các hư hỏng của máy, thiết bị và báo cho người chỉ đạo thi công kịp thời.

13.4. Thu dọn hiện trường gọn ghẽ, sạch sẽ mỗi khi đường thi công, đảm bảo vệ sinh môi trường. Không để nhũ tương nhựa đường rơi vãi làm bẩn các công trình ven đường. Dọn sạch các vật liệu đá và nhũ tương như đường lấp các rãnh, mương.
PHỤ LỤC A

CHỈ DẪN VIỆC ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT VẬT LIỆU, MẶT ĐƯỜNG CŨ VÀ THIẾT KẾ HỖN HỢP TÁI SINH NGUỘI TẠI CHỖ DÙNG NHŨ TƯƠNG NHỰA ĐƯỜNG EE



A.1. Quy định chung

A.1.1. Mục đích của việc thiết kế hỗn hợp EEFDR nhằm xác định thành phần cấp phối, độ ẩm tốt nhất (tối ưu) và hàm lượng nhũ tương nhựa đường thích hợp để hỗn hợp tái sinh thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật được nêu trong Bảng 1 và Bảng 2 của Quy định kỹ thuật.

A.1.2. Tùy theo tình hình thực tế của áo đường cũ, có thể cần tiến hành một số thiết kế hỗn hợp khác nhau tương ứng với sự thay đổi về kết cấu và tình trạng của áo đường thuộc dự án.

A.1.3. Nếu chiều dày lớp vật liệu đá - nhựa (lớp bê tông nhựa, đá dăm đen, đá dăm thấm nhập nhựa…, gọi chung là lớp đá - nhựa) ở các đoạn chênh nhau quá 5 cm thì phải có thiết kế hỗn hợp riêng biệt cho từng đoạn.

A.2. Trình tự thiết kế hỗn hợp EEFDR

A.2.1. Lấy mẫu vật liệu của đoạn áo đường sẽ tái sinh và thiết kế cấp phối hỗn hợp.



A.2.1.1. Khoan lấy mẫu hoặc cưa cắt mặt đường và đào hố áo đường đến độ sâu cần tái sinh. Cần khoan / đào ít nhất là 3 vị trí trên mỗi đoạn cần thiết kế hỗn hợp.

Xác định chiều dày của từng vị trí và chiều dày trung bình của lớp đá - nhựa (H1, cm).

Xác định chiều dày của từng vị trí và chiều dày trung bình của phần lớp móng đến độ sâu cần tái sinh (H2, cm).

Khối lượng vật liệu cần lấy phải đủ để chế bị các mẫu trong các thử nghiệm sau này (tối thiểu 160 Kg vật liệu cho mỗi thiết kế hỗn hợp).



A.2.1.2. Tính tỷ lệ phần đá - nhựa cũ (d, %) trong hỗn hợp vật liệu tái sinh (vật liệu lớp móng cũ được cào xới và vật liệu đá - nhựa của lớp mặt đường nhựa cũ), theo công thức

(A1)

Trong đó:

d - tỷ lệ phần đá - nhựa cũ, %

H1 - chiều dày lớp đá - nhựa cũ, cm

H2 - chiều dày phần lớp móng cấp phối đá sẽ tái sinh, cm

(H2 = chiều sâu tái sinh của áo đường - H1)

a - khối lượng thể tích của đá - nhựa cũ, g/cm3 (xác định từ lõi khoan theo ASTM D6752), cho phép lấy bằng 2,4 g/cm3.

b - khối lượng thể tích của cấp phối đá lớp móng, g/cm3 (xác định theo 22TCN 346- 06), cho phép lấy bằng 2,1 g/cm3.



A.2.1.3. Xác định thành phần hạt của lớp móng cấp phối đá đã được khoan, đào ở áo đường cũ theo TCVN 7572-2:2006 để tính phần trăm lọt sàng của các cỡ hạt 37,5 mm; 25 mm; 19 mm; 4,75 mm; 0,6 mm và 0,075 mm.

A.2.1.4. Xác định thành phần hạt vật liệu đá - nhựa của lớp mặt đường nhựa cũ

Để tiến hành, cần đập rời các lõi khoan (hoặc tấm) vật liệu đá - nhựa, hong khô ngoài không khí (hoặc sấy khô ở nhiệt độ dưới 50°C trong lò sấy). Vì thi công theo công nghệ tái sinh nguội, các vật liệu đá - nhựa này sẽ bị cào xới, đập vỡ, cốt liệu đá vẫn còn mảng nhựa bên ngoài, bột đá đã bị nhựa làm vón lại, nên kích cỡ của các hạt chỉ là kích cỡ biểu kiến (nhìn bề ngoài), không phải là kích cỡ thật.

Khi đập rời các lõi khoan (hoặc tấm) mặt đường bê tông nhựa cũ, nên đập vỡ để thành phần hạt biểu kiến nằm trong phạm vi Bảng A2.

Ghi lại thành phần hạt biểu kiến sau khi sàng phân loại để dùng phối hợp với cấp phối đá của lớp mỏng.

Nếu lớp vật liệu đá - nhựa trên mặt đường cũ chỉ là lớp láng nhựa thì chỉ cần đập nhỏ để tất cả cốt liệu lọt qua sàng 25 mm.

Bảng A2. Thành phần hạt biểu kiến hợp lý của cốt liệu đá - nhựa cũ được cào bóc


Kích cỡ sàng lỗ vuông, mm

Tỷ lệ lọt sàng, %

50

100

37,5

95 - 100

19

50 - 100

2,36

20 - 60

0,075

0 - 15



tải về 347.71 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương