Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-cp ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng



tải về 378.22 Kb.
trang8/14
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích378.22 Kb.
#17442
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14
5.3. Xác định lưu lượng lũ, mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra công trình

5.3.1. Các công trình ở tuyến áp lực thuộc cấp đặc biệt được thiết kế với lưu lượng lũ tần suất P = 0,01% (có gia tăng Q theo quy phạm) và tính toán kiểm tra với lũ PMF.

5.3.2. Lưu lượng lũ lớn nhất theo tần suất và lưu lượng lũ thiết kế tần suất P = 0,01% (có gia tăng Q) được xác định theo CHu.2.01.14.83. Lũ kiểm tra PMF được xác định theo WMO N-332-Geneva-SWitzerland 1986.

5.3.3. Mực nước lớn nhất để thiết kế và kiểm tra các công trình cấp đặc biệt thuỷ điện Sơn La được xác định từ lưu lượng lũ lớn nhất thiết kế và kiểm tra khi được tháo qua tất cả các công trình tuyến áp lực có tính đến điều tiết dòng chảy lũ bảo đảm an toàn cao nhất cho công trình và đồng thời, phải đảm bảo mực nước cho phép tối đa ở tuyến Đập - Thuỷ điện Hoà Bình ở bậc dưới và phù hợp tiêu chuẩn chống lũ hạ du.

5.3.4. Các công trình không thuộc cấp đặc biệt, lưu lượng lũ và mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra được xác định theo TCXDVN 285: 2002.

5.4. Đặc trưng gió tính toán

5.4.1. Đặc trưng gió tính toán trong thời kỳ vận hành làm cơ sở xác định cao trình đỉnh công trình được lấy như sau:

- Tương ứng với mực nước dâng gia cường ở thượng lưu tính toán các yếu tố với gió bình quân lớn nhất, nhiều năm (không kể hướng).

- Tương ứng với mực nước dâng bình thường tính toán các yếu tố với gió lớn nhất tính toán.

5.4.2. Tần suất gió lớn nhất tính toán trong thời kỳ xây dựng và vận hành lấy theo cấp công trình:

Đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II: P = 2%



5.5. Tính toán ổn định và độ bền theo tiêu chuẩn Việt Nam và Liên Xô cũ và Nga

5.5.1. Tiêu chuẩn về tải trọng và tác động

5.5.1.1. Nguyên tắc chung

Các tải trọng và tác động ở công trình thuỷ điện Sơn La được xác định theo các TCXDVN 285:2002, 14 TCN 56-88 và các Tiêu chuẩn của Liên Xô cũ, Nga, CHu 33-01-2003, CHu 2-06.06.85, CHu II-7-81*.

5.5.1.2. Các tải trọng và tác động để tính toán

1. Các tải trọng thường xuyên và tạm thời (dài hạn và ngắn hạn)

a) Gồm trọng lượng của công trình và các thiết bị cố định đặt trên và trong công trình

b) Áp lực nước tác động trực tiếp lên bề mặt, áp lực thấm trong công trình và nền, áp lực ngược của nước lên công trình trong điều kiện thiết bị lọc và tiêu nước làm việc bình thường.

c) Trọng lượng đất, đá và áp lực bên của nó

d) Áp lực đất phát sinh do biến dạng nền và kết cấu công trình, do tải trọng bên ngoài khác.

e) Áp lực bùn cát.

f) Tác dụng của co ngót và từ biến

g) Tác động nhiệt độ lên công trình trong thời gian thi công và khai thác của năm có biên độ dao động nhiệt độ bình quân tháng của không khí là trung bình.

h) Tải trọng do tàu, thuyền và vật trôi.

i) Tải trọng do các thiết bị nâng, bốc dỡ, vận chuyển và các máy móc, kết cấu khác (cần trục, cẩu treo, pa lăng v.v...), chất lỏng có xét đến khả năng vượt tải thiết kế.

j) Áp lực sóng xác định theo tốc độ gió lớn nhất trung bình nhiều năm.

k) Áp lực gió.

l) Áp lực nước va trong thời kỳ khai thác.

m) Tải trọng động sinh ra trong đường dẫn có áp và không áp khi dẫn nước ở mực nước dâng bình thường.

2. Các tải trọng tạm thời đặc biệt gồm:

a) Tải trọng do động đất hoặc nổ

b) Áp lực nước thấm gia tăng khi thiết bị chống thấm và tiêu nước không làm việc bình thường.

c) Tác động do nhiệt độ trong thời kỳ thi công và khai thác của năm có biên độ dao động nhiệt độ bình quân tháng của không khí lớn nhất.

d) Áp lực sóng khi xảy ra tốc độ gió lớn nhất.

e) Áp lực nước va khi đột ngột cắt toàn bộ phụ tải.

f) Tải trọng động sinh ra trong đường ống dẫn có áp và không áp khi dẫn nước ở mực nước lớn nhất

g) Áp lực phát sinh trong mái đất do mực nước sông, hồ bị hạ thấp đột ngột (rút nhanh).

h) Áp lực nước không bình thường lên công trình và nền (MNGC với lũ P = 0,01%, MNKT với lũ PMF).

5.5.1.3. Tổ hợp tải trọng và trị số tính toán

Khi thiết kế các công trình phải tính toán theo tổ hợp tải trọng cơ bản và tổ hợp tải trọng đặc biệt.

- Tổ hợp tải trọng cơ bản bao gồm các tải trọng và tác động: Thường xuyên, tạm thời dài hạn, tạm thời ngắn hạn mà các hạng mục đang thiết kế có thể phải tiếp nhận cùng một lúc.

- Tổ hợp tải trọng đặc biệt bao gồm các tải trọng và tác động đã xét trong tổ hợp tải trọng cơ bản nhưng một hoặc hai trong chúng được thay thế bằng tải trọng (hoặc tác động) tạm thời đặc biệt. Trường hợp tải trọng cơ bản có xét thêm tải trọng động đất hoặc nổ cũng xếp vào loại tổ hợp đặc biệt.

1. Công trình cấp đặc biệt

Các tổ hợp tải trọng để tính toán ổn định và độ bền công trình và nền như sau:

- Tổ hợp cơ bản: Hồ chứa ở MNDBT và mực nước hạ lưu thấp nhất

- Tổ hợp đặc biệt 1: Hồ chứa ở MNGC và mực nước hạ lưu lớn nhất.

- Tổ hợp đặc biệt 2: Hồ chứa ở MNKT khi xả lũ PMF và mực nước hạ lưu lớn nhất.

- Tổ hợp đặc biệt 3: Động đất tính toán cực đại (MPЗ)khi hồ chứa ở MNDBT và mực nước hạ lưu thấp nhất.

- Tổ hợp đặc biệt 4: Động đất thiết kế (ПЗ) khi hồ chứa ở MNDBT và mực nước hạ lưu thấp nhất, màn chống thấm và thiết bị tiêu nước bị hỏng.

- Tổ hợp đặc biệt 5: Thi công xong và động đất thiết kế (ПЗ).

* Thành phần các tải trọng tác động và tính toán gồm:

- Trọng lư­ợng bản thân đập (G);

- Áp lực thuỷ tĩnh của nư­ớc lên mặt thư­ợng lư­u đập với MNDBT - (H1), MNGC - (H2) và khi xả lũ PMF - (H3).

- Áp lực thuỷ tĩnh của nư­ớc lên mặt hạ l­ưu đập với mức n­ước hạ l­ưu tối thiểu và tối đa - (h1 và h2);

- Áp lực thấm trong thân đập và nền, áp lực ngược lên đáy đập với MNDBT - (Up1), MNGC - (Up2), khi MNKT - (Up3) và khi màn chống thấm và thiết bị tiêu nước không làm việc bình thường (Up4).

- Áp lực của bùn cát lên mặt thư­ợng lư­u đập (S).

- Tác động nhiệt (T) làm giảm nhiệt từ trung bình năm xuống trung bình tháng tháng lạnh nhất;

- Động đất thiết kế (ПЗ) và động đất tính toán cực đại (MPЗ).

- Áp lực sóng (W);

- Tải trọng từ các thiết bị cơ khí và thuỷ lực (L).

- Tải trọng động lên đập khi xả lũ (F).

Trong tổ hợp kể trên gồm có tải trọng và tác động theo điều kiện khả năng thực tế hoạt động đồng thời của chúng ghi trong bảng 5.1




Каталог: Images -> Upload
Upload -> BỘ thưƠng mại bộ TÀi chính số: 07/2007/ttlt-btm-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> BỘ y tế Số: 3814/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
Upload -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞNG trưỞng ban ban tổ chức cán bộ chính phủ SỐ 428/tccp-vc ngàY 02 tháng 6 NĂM 1993 VỀ việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch côNG chức ngành văn hoá thông tin
Upload -> THÔng tư CỦa thanh tra chính phủ SỐ 02/2010/tt-ttcp ngàY 02 tháng 03 NĂM 2010 quy đỊnh quy trình tiến hành một cuộc thanh tra
Upload -> BỘ XÂy dựng số: 2303/QĐ-bxd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> BỘ CÔng nghiệp số: 673/QĐ-bcn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘI
Upload -> Ubnd xã/THỊ trấN
Upload -> MẪu bản kê khai tài sảN, thu nhậP Áp dụng cho kê khai tài sảN, thu nhập phục vụ BỔ nhiệM, miễN nhiệM, CÁch chứC; Ứng cử ĐẠi biểu quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN; BẦU, phê chuẩn tại quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN

tải về 378.22 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương