Căn cứ Nghị định số 109/2006/NĐ-cp ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt


Điều 16. Cấp gia hạn Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm



tải về 1.19 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích1.19 Mb.
#17383
1   2   3   4   5   6

Điều 16. Cấp gia hạn Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

1. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm có thể được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn không quá 12 (mười hai) tháng kể từ ngày gia hạn. Việc đề nghị cấp gia hạn được thực hiện trước thời hạn Giấy phép hết hiệu lực 01 (một) tháng.

2. Hồ sơ đề nghị cấp gia hạn Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp gia hạn Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này;

b) Báo cáo quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 Thông tư này;

c) Bản sao chứng thực Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

3. Trình tự đăng ký, cấp gia hạn Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được thực hiện tương tự như cấp lần đầu theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.

Điều 17. Cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

1. Trường hợp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bị mất, bị cháy hoặc bị rách, tổ chức, cá nhân lập hồ sơ gửi về Tổng cục Môi trường đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này;

b) Báo cáo quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 Thông tư này;

c) Bản sao chứng thực Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (nếu có).

3. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp lại không vượt quá thời hạn hiệu lực còn lại của Giấy phép đã được cấp.

4. Trình tự đăng ký, cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được thực hiện tương tự như cấp lần đầu theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.



Điều 18. Hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

1. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo thời hạn hoặc theo từng chuyến hàng theo hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm của tổ chức, cá nhân.

2. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp.

3. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo từng chuyến hàng sẽ hết hiệu lực ngay sau thời điểm quy định kết thúc việc vận chuyển.



Điều 19. Tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

1. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm sẽ bị tước khi chủ Giấy phép vận chuyển vi phạm một trong các trường hợp sau:

a) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền có yêu cầu tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

b) Cho thuê, mượn hoặc tự ý sửa đổi nội dung Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

c) Thực hiện không đúng nội dung được quy định trong Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

d) Khi để xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm từ 02 (hai) lần trở lên.

2. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm ban hành quyết định tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và nêu rõ lý do.

3. Tổ chức, cá nhân bị tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm không được phép nộp hồ sơ xin cấp mới Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bị tước.


Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VÀ CƠ QUAN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN
Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm

1. Trách nhiệm của chủ hàng nguy hiểm:

a) Phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm hoặc phải đáp ứng các điều kiện vận chuyển quy định tại Điều 4 Thông tư này;

b) Phối hợp với các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường ở địa phương xử lý, hạn chế và khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển;

c) Cung cấp 01 (một) bản sao chứng thực Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm trong trường hợp phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

d) Thông báo bằng văn bản cho chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm, người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm: danh mục hàng nguy hiểm được vận chuyển theo chuyến hàng (tên hàng nguy hiểm, số UN, loại, nhóm hàng, số hiệu nguy hiểm; khối lượng hàng nguy hiểm); những yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận chuyển; hướng dẫn xử lý trong trường hợp có sự cố môi trường và địa chỉ liên hệ khi xảy ra sự cố môi trường;

đ) Thực hiện các trách nhiệm về bảo hiểm theo quy định và thanh toán toàn bộ chi phí có liên quan đến việc khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm. Chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh do việc cung cấp chậm trễ, thiếu chính xác về các thông tin, tài liệu và chỉ dẫn;

e) Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ an toàn cá nhân cho người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm;

g) Bảo quản bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm; thu gom, vận chuyển, quản lý, xử lý bao bì, vật chứa thải bỏ theo quy định bảo vệ môi trường và quản lý chất thải, chất thải nguy hại;

h) Nộp phí, lệ phí cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của pháp luật;

i) Gửi báo cáo về quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm cho Tổng cục Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi đăng ký kinh doanh chậm nhất sau 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày kết thúc việc vận chuyển (theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 Thông tư này) trong trường hợp có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo từng chuyến hàng;

k) Gửi báo cáo về quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm cho Tổng cục Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi đăng ký kinh doanh trước ngày 15/6 và trước ngày 15/12 hàng năm (theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 Thông tư này) trong trường hợp có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo thời hạn;

l) Gửi báo cáo về quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm cho Tổng cục Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi đăng ký kinh doanh trước ngày 15/12 hàng năm (theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 Thông tư này) trong trường hợp không cần có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

2. Trách nhiệm của chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm:

a) Phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm hoặc phải đáp ứng các điều kiện vận chuyển quy định tại Điều 4 Thông tư này;

b) Phối hợp với các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường ở địa phương xử lý, hạn chế và khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển;

c) Cung cấp 01 (một) bản sao chứng thực Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm trong trường hợp phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

d) Thực hiện các trách nhiệm về bảo hiểm theo quy định và thanh toán toàn bộ chi phí có liên quan đến việc khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm. Chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh do việc cung cấp chậm trễ, thiếu chính xác về các thông tin, tài liệu và chỉ dẫn;

đ) Chấp hành đầy đủ thông báo của chủ hàng nguy hiểm liên quan đến hàng nguy hiểm cần vận chuyển;

e) Có kế hoạch, biện pháp cụ thể và thực hiện việc xử lý, vệ sinh phương tiện sau khi kết thúc đợt vận chuyển nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng nguy hiểm đó;

g) Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ an toàn cá nhân cho người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm;

h) Bảo quản bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm; thu gom, vận chuyển, quản lý, xử lý bao bì, vật chứa thải bỏ theo quy định bảo vệ môi trường và quản lý chất thải, chất thải nguy hại;

i) Nộp phí, lệ phí cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của pháp luật;

k) Gửi báo cáo về quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm cho Tổng cục Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi đăng ký kinh doanh trước ngày 15/6 và trước ngày 15/12 hàng năm (theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 Thông tư này) trong trường hợp có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo thời hạn;

l) Gửi báo cáo về quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm cho Tổng cục Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi đăng ký kinh doanh trước ngày 15/12 hàng năm (theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 Thông tư này) trong trường hợp không cần có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

3. Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm:

a) Chỉ thực hiện vận chuyển hàng nguy hiểm khi có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm hoặc đáp ứng các điều kiện vận chuyển quy định tại Điều 4 Thông tư này;

b) Phải mang theo Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (bản sao chứng thực) khi vận chuyển hàng nguy hiểm trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này;

c) Thông báo cho các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường ở địa phương để phối hợp xử lý, hạn chế và khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển;

d) Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về lịch trình vận chuyển và chấp hành đầy đủ thông báo của chủ hàng nguy hiểm, chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm. Trong quá trình vận chuyển không được tùy tiện chuyển hàng nguy hiểm sang phương tiện vận chuyển khác, trừ trường hợp khẩn cấp do thiên tai, sự cố bất khả kháng;

đ) Không được dừng, đỗ phương tiện vận chuyển với khoảng cách dưới 100 m tại khu vực có rủi ro cao về môi trường và sức khỏe, trừ trường hợp phải dừng, đỗ, neo đậu theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải.

Trong trường hợp không có người áp tải hàng nguy hiểm, người điều khiển phương tiện vận chuyển phải thực hiện thêm các trách nhiệm của người áp tải hàng nguy hiểm theo quy định tại Khoản 4 Điều này.

4. Trách nhiệm của người áp tải hàng nguy hiểm:

a) Khi vận chuyển hàng nguy hiểm phải mang theo Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm; Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt; Hướng dẫn về việc vận chuyển an toàn hàng nguy hiểm của nhà sản xuất (nếu có) và các giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật hiện hành;

b) Kiểm tra các điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm trước khi vận chuyển, ít nhất 02 (hai) giờ/lần trong suốt quá trình vận chuyển và sau khi vận chuyển để đảm bảo an toàn vận chuyển theo quy định của pháp luật;

c) Theo dõi, giám sát việc xếp, dỡ hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển; bảo quản hàng nguy hiểm; chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh môi trường;

d) Thực hiện việc ghi nhật ký quá trình vận chuyển;

đ) Thông báo cho các cơ quan có liên quan và thực hiện các hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm;

e) Mang đầy đủ phương tiện bảo vệ an toàn cá nhân khi tiếp cận hàng nguy hiểm đối với môi trường hoặc xử lý khi có sự cố môi trường xảy ra trong quá trình vận chuyển.

Điều 21. Trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường ở địa phương

1. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện phối hợp với Tổng cục Môi trường và các cơ quan liên quan kiểm tra điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Thông tư này.

2. Báo cáo cơ quan quản lý cấp trên và thông báo cho các cơ quan liên quan để phối hợp, huy động các lực lượng cần thiết kịp thời xử lý sự cố môi trường, khắc phục hậu quả.

3. Trường hợp xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm, các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường ở địa phương nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm huy động lực lượng kịp thời, phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương và các cơ quan liên quan để:

a) Hỗ trợ người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm trong việc cứu người, hàng nguy hiểm và phương tiện vận chuyển;

b) Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có sự cố và tổ chức cấp cứu nạn nhân;

c) Khoanh vùng, sơ tán dân cư ra khỏi khu vực ảnh hưởng nguy hiểm;

d) Tổ chức, bố trí lực lượng bảo vệ hiện trường, bảo vệ hàng nguy hiểm, phương tiện vận chuyển để tiếp tục vận chuyển hoặc lưu kho, bãi, chuyển tải theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và phục vụ công tác điều tra, ứng phó và khắc phục hậu quả.

4. Các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường ở địa phương nơi xảy ra sự cố môi trường trực tiếp hướng dẫn xử lý sự cố và khắc phục hậu quả. Trường hợp xảy ra sự cố lớn ngoài khả năng xử lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xử lý.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh tiến hành kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm. Khi phát hiện vi phạm, có thể xử lý hoặc đề xuất xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.



Điều 22. Trách nhiệm của Tổng cục Môi trường

1. Tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại hoặc tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm. Trường hợp không cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

2. Trực tiếp kiểm tra hoặc chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường ở địa phương và các cơ quan có liên quan kiểm tra điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Thông tư này.

3. Chủ trì kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép vận chuyển trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm đối với môi trường.

4. Tham gia, phối hợp với các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường ở địa phương và cơ quan có liên quan nơi xảy ra sự cố môi trường hướng dẫn xử lý sự cố và khắc phục hậu quả.

5. Sao gửi Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh.

6. Thu và sử dụng phí, lệ phí cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của pháp luật.
Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 23. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm tổ chức phổ biến, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

3. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.



Điều 24. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có khó khăn, vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.



Nơi nhận:

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Ban Kinh tế TW;

- Ban Khoa giáo TW;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Ủy ban KH, CN&MT Quốc hội;

- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp);

- Công báo;

- Website Chính phủ;

- Các đơn vị thuộc Bộ TN&MT;



- Lưu: VT, TCMT, U.300

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)


Bùi Cách Tuyến

Каталог: uploads -> laws -> files
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> TỈnh lạng sơn số: 89 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 152/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Hỗ trợ cải cách chế độ công vụ, công chức Việt Nam
files -> BỘ XÂy dựng số: 1066/bxd-ktxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ubnd tỉnh cao bằng sở TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
files -> Số: 112/2004/NĐ-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ubnd tỉnh cao bằNG
files -> Hướng dẫn số 1156/hd-tlđ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức Công đoàn
files -> UỶ ban nhân dân huyện bảo lâM

tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương