Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006



tải về 266.61 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích266.61 Kb.
#16896
1   2   3   4

2.4.3. Kiểm tra kết cấu và trang thiết bị

Kiểm tra lần đầu không có sự giám sát trong quá trình chế tạo thì phải tiến hành các bước kiểm tra liên quan tới những yêu cầu thích đáng quy định ở 2.3 Phần 1, Chương 2 của Quy chuẩn này.

Chương 3.

KIỂM TRA CHU KỲ

3.1. Kiểm tra hàng năm

Kiểm tra hàng năm được thực hiện đồng thời tại đợt kiểm tra hàng năm của phương tiện để xác định khả năng làm việc tin cậy của thiết bị

3.2. Kiểm tra định kỳ

Kiểm tra định kỳ được tiến hành đồng thời tại đợt kiểm tra định kỳ của phương tiện

3.3. Khối lượng kiểm tra

Khối lượng kiểm tra đối với hệ thống trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm của phương tiện được nêu trong Bảng 1



Bảng 1. Khối lượng kiểm tra

TT

Đối tượng kiểm tra

Loại hình kiểm tra

Lần đầu

Hàng năm

Định kỳ

1

Thiết bị phân ly dầu nước

H;N;T;A

N;T

K;T

2

Két dầu bẩn, két thu hồi, két lắng

H;N;A

N

K;A

3

Hệ thống bơm chuyển hỗn hợp dầu nước; Hệ thống thông gió; Hệ thống rửa hầm hàng

H;N;T

N,T

Đ;K;A;T

4

Thiết bị chứa rác

N

N

N

5

Bích nối tiêu chuẩn

N;T

N

N;T

Chú thích:

K: Kiểm tra xem xét phát hiện khuyết tật, nếu cần có thể tháo ra để kiểm tra.

Đ: Đo độ mòn/khe hở

N: Kiểm tra bên ngoài

T: Thử hoạt động

H: Kiểm tra đối chiếu hồ sơ

A: Thử áp lực bằng nước.

Chương 4.

KIỂM TRA BẤT THƯỜNG

4.1. Phạm vi áp dụng

Các quy định trong Chương này áp dụng khi hoán cải, sửa chữa, thay đổi đối với các thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm trên phương tiện hoặc Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm vùng nước ngoài tàu do dầu của tàu gây ra và/hoặc Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm vùng nước ngoài tàu do chất lỏng độc hại của tàu gây ra khi có sửa đổi hoặc các trường hợp khác khi thấy cần thiết.

4.2. Kiểm tra

Kiểm tra bất thường được tiến hành ở một mức độ nào đó so với các quy định của kiểm tra định kỳ, phù hợp với công việc sửa chữa hoặc thay đổi các trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm.

Phần 2.

KẾT CẤU VÀ TRANG THIẾT BỊ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM DO DẦU

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Quy định chung

Các quy định trong Chương này áp dụng đối với kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm do dầu từ tàu gây ra.

1.2. Thuật ngữ và giải thích



1.2.1. Thiết bị phân ly 15ppm (Thiết bị phân ly dầu nước) phải bảo đảm sao cho bất kỳ hỗn hợp dầu nước nào sau khi qua hệ thống lọc phải có hàm lượng dầu không quá 15ppm.

1.2.2. Kết dầu bẩn là két dùng để thu gom dầu cặn do quá trình lọc nhiên liệu, dầu nhờn, quá trình lọc hỗn hợp dầu nước, dầu rò rỉ trong buồng máy.

1.2.3. Két thu hồi hỗn hợp dầu nước là két dùng để thu gom nước lẫn dầu được tạo ra trong la canh buồng máy.

1.2.4. Két lắng là két để thu gom và làm lắng hỗn hợp nước lẫn dầu do rửa hầm hàng tàu dầu.

1.2.5. Hệ thống bơm chuyển hỗn hợp dầu nước là hệ thống bao gồm bơm và đường ống chuyển hỗn hợp dầu nước từ các két thu hồi, két lắng tới các trạm tiếp nhận hoặc chuyển nước đã qua xử lý để xả ra mạn.

1.2.6. Khoang cách ly là một khoang riêng biệt được thiết kế để cách ly giữa buồng máy với khoang dầu hàng.

1.3. Yêu cầu trang bị



1.3.1. Các tàu mới, lắp động cơ diesel, không phân biệt là động cơ chính hay phụ, có tổng công suất bằng hoặc lớn hơn 220 kW phải được trang bị một trong hai phương án sau:

1.3.1.1. Thiết bị phân ly 15 ppm và két dầu bẩn, hoặc:

1.3.1.2. Két thu hồi hỗn hợp dầu nước và két dầu bẩn.

1.3.2. Các tàu mới, lắp động cơ diesel không phân biệt là động cơ chính hay phụ, có tổng công suất từ 75 kW đến 220 kW phải được trang bị ít nhất một két thu hồi hỗn hợp dầu nước và các khay hứng dầu, đường ống thu hồi (dưới những nơi có khả năng rò rỉ dầu của các thiết bị cung cấp dầu) về két thu hồi hỗn hộp dầu nước.

1.3.3. Các tàu mới, lắp động cơ diesel không phân biệt là động cơ chính hay phụ, có tổng công suất nhỏ hơn 75 kW, thường xuyên hoạt động trong khu vực nước được bảo vệ đặc biệt hoặc các khu vực bãi tắm, các hồ nước du lịch như ở vịnh Hạ Long, Đồ Sơn, Vũng Tàu, Hồ Tây, Hồ Hòa Bình v.v… và các khu nuôi trong thủy sản phải được trang bị như yêu cầu đối với các tàu nêu ở 1.3.2 Chương này.

1.3.4. Các tàu mới có tổng công suất động cơ diesel nhỏ hơn 75 kW không thường xuyên hoạt động trong khu vực nước được bảo vệ đặc biệt phải được trang bị ít nhất một dụng cụ đơn giản như can nhựa, thùng phi chứa nước lẫn dầu trên tàu để đưa lên trạm tiếp nhận xử lý.

1.3.5. Các tàu hiện có, có tổng công suất máy như nêu ở 1.3.1; 1.3.2; 1.3.3 phải trang bị két thu hồi hỗn hợp dầu nước hoặc két dầu bẩn trong lần kiểm tra định kỳ gần nhất kể từ ngày Quy chuẩn này bắt đầu có hiệu lực. Đối với tàu nằm trong phạm vi điều chỉnh của QCVN 25:2010/BGTVT phải trang bị thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm như nêu ở 1.3.3 trong lần kiểm tra trên đà gần nhất.

1.3.6. Tàu chở dầu, ngoài việc phải thỏa mãn các yêu cầu trang bị đã nêu từ 1.3.1 đến 1.3.4 của Chương này còn phải thỏa mãn các yêu cầu về trang bị như sau:

1.3.6.1. Tàu chở dầu mới, có trọng tải từ 500 tấn trở lên phải trang bị két lắng chứa nước rửa hầm hàng, dầu rò rỉ khi làm hàng để xử lý hoặc chuyển đến các trạm tiếp nhận. Với tàu dầu hiện có trọng tải từ 500 tấn trở lên phải trang bị két lắng sau lần kiểm tra định kỳ gần nhất kể từ ngày Quy chuẩn này bắt đầu có hiệu lực. Các tàu dầu có trọng tải dưới 500 tấn có thể dùng một khoang hàng làm két lắng với điều kiện khoang hàng đó thỏa mãn các điều kiện của két lắng;

1.3.6.2. Đối với các trạm cấp dầu lưu động, ngoài việc phải trang bị két lắng như tàu dầu còn phải trang bị khay hứng dầu (dưới những nơi rò rỉ dầu của các thiết bị cung cấp dầu) và két dầu bẩn.

Chương 2.

YÊU CẦU KẾT CẤU VÀ TRANG BỊ

2.1. Thiết bị phân ly dầu nước



2.1.1. Thiết bị phân ly dầu nước phù hợp 1.2.1 phải có thiết kế được Đăng kiểm Việt Nam duyệt hoặc tổ chức Đăng kiểm nước ngoài duyệt, được Đăng kiểm Việt Nam chấp nhận.

2.1.2. Thiết bị phân ly dầu nước phải làm việc tốt trong mọi điều kiện khai thác của tàu.

2.1.3. Phải đặt khay hứng ở những nơi có thể rò rỉ nước lẫn dầu từ các máy lọc, hoặc từ các bơm và các thiết bị có chứa dầu khác.

2.1.4. Thiết bị phân ly dầu nước phải được đặt càng xa nguồn rung động càng tốt. Nếu nguồn rung động lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm việc của máy phân ly, khi đó phải có biện pháp giảm sự rung động.

2.2. Két dầu bẩn



2.2.1. Két dầu bẩn để giữ lại cặn dầu sau khi lọc hỗn hợp dầu nước, hoặc phân ly nhiên liệu, dầu nhờn hoặc dầu rò rỉ trong buồng máy do hoạt động của động cơ. Thể tích két dầu bẩn không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau:

V = 0,01.C.D (m3)

Trong đó:

C – Lượng tiêu hao nhiên liệu trong 1 ngày đêm (T).

D – Thời gian giữa hai lần tàu xả hỗn hợp dầu nước tới các trạm tiếp nhận (ngày/đêm). Nếu không có số liệu cụ thể, D lấy bằng 5 ngày.

2.2.2. Két dầu bẩn có thể được chế tạo bằng thép hoặc vật liệu khác tương đương. Với những két có thể tích nhỏ hơn 0,1 m3 có thể dùng 1 hoặc nhiều dụng cụ thích hợp để chứa dầu cặn nhưng phải có biện pháp cố định chắc chắn các dụng cụ này vào thân tàu đảm bảo chúng không bị đổ trong mọi điều kiện khai thác của tàu.

2.2.3. Với các két dầu bẩn được chế tạo bằng thép liền vỏ phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

2.2.3.1. Với các két dầu bẩn có dung tích lớn hơn 0,2 m3 có thể được bố trí sát vách hoặc thân tàu nhưng phải ở nơi thuận tiện cho việc kiểm tra và vệ sinh, đáy két phải có chiều nghiêng về phía họng hút hỗn hợp dầu nước;

2.2.3.2. Két dầu bẩn liền vỏ phải được thử thủy lực với áp lực như thử các két liền vỏ khác;

Với các két không liền vỏ thì các két đó phải được cố định chắc chắn vào thân tàu, đảm bảo két không bị đổ trong mọi điều kiện khai thác của tàu.



2.2.4. Mỗi két dầu bẩn có thể tích từ 0,2 m3 trở lên phải có hệ thống bơm chuyển hỗn hợp dầu nước. Đường ống của hệ thống dẫn lên mặt boong chính phải ở vị trí thuận lợi để nối với ống chuyển dầu bẩn vào trạm tiếp nhận thông qua bích nối tiêu chuẩn. Miệng hút của ống này phải cách đáy két ít nhất là 15 mm để có khả năng hút hết hỗn hợp dầu nước trong két, tránh ăn mòn đáy két. Ống chuyển dầu bẩn tránh xuyên qua các két dầu đốt, dầu nhờn hoặc két nước sinh hoạt. Trong trường hợp phải xuyên qua các két nêu trên thì ống phải được táng chiều dày thích hợp.

2.2.5. Mỗi két phải có nắp đậy chắc chắn nhưng phải đảm bảo đóng mở dễ dàng để kiểm tra và vệ sinh.

2.2.6. Mỗi két phải có ống thông hơi và ống đo để nhận biết mức chất lỏng trong két. Miệng ống thông hơi phải có kết cấu phòng hỏa.

2.2.7. Đối với các két có thể tích nhỏ hơn 0,2 m3, có thể thay bằng xô nhựa hoặc các biện pháp tương đương khác để vận chuyển dầu bẩn đến các trạm tiếp nhận.

2.2.8. Kết cấu và hệ thống đường ống của các két dầu bẩn theo quy định nêu ở 2.2.3 nói trên phải thỏa mãn các yêu cầu từ 2.2.8.1 đến 2.2.8.3 sau đây:

2.2.8.1. Các lỗ khoét dùng cho người chui hoặc các lỗ để làm vệ sinh có kích thước thích hợp phải được bố trí tại các vị trí sao cho toàn bộ bên trong két có thể được làm sạch dễ dàng;

2.2.8.2. Phải trang bị các phương tiện thích hợp để dễ dàng hút và xả cặn dầu;

2.2.8.3. Trừ bích nối xả tiêu chuẩn được nêu ở 2.4 của Phần này, không được lắp đặt các bích nối xả trực tiếp qua mạn tàu.

2.3. Bơm và hệ thống đường ống cho két dầu bẩn

Các tàu thuộc diện áp dụng Quy chuẩn này được kiểm tra đăng kiểm lần đầu sau ngày Quy chuẩn này có hiệu lực, hoặc ở giai đoạn đóng tương tự phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây, bổ sung thêm vào điều nêu ở 2.2.8 nêu trên:

2.3.1. Đường ống xả của két và đường ống nước đáy tàu phải không được nối với nhau, trừ khi các đường ống để xả nước lẫn dầu đã được làm lắng ra khỏi két. Tuy nhiên, điều này được giới hạn cho các trường hợp mà việc xả được thực hiện nhờ van tự động được thao tác bằng tay hoặc các thiết bị đóng kín tương đương.

2.3.2. Phải trang bị các bơm thỏa mãn các yêu cầu sau để xả dầu bẩn ra khỏi két:

2.3.2.1. Không dùng chung bơm khác với bơm nước la canh buồng máy nhiễm dầu.

2.3.2.2. Bơm phải là kiểu phù hợp để xả cặn lên các thiết bị thu gom trên bờ.

2.3.2.3. Sản lượng của bơm được tính theo công thức dưới đây. Tuy nhiên sản lượng bơm không thể nhỏ hơn 0,5 (m3/h)

(m3/h)

Trong đó:

V: được nêu ở 2.2.1 của Chương này.

t = 4 giờ

2.4. Bích nối xả tiêu chuẩn

Đường ống của phương tiện tiếp nhận nối được với đường ống xả của két dầu bẩn, két hỗn hợp dầu nước được lắp đặt theo các yêu cầu ở 2.2.6 và 2.5.1 của Quy chuẩn này, phải trang bị một bích nối tiêu chuẩn phù hợp với Bảng 2.



Hình 1 – Bích nối xả tiêu chuẩn



Bảng 2. Kích thước tiêu chuẩn của mặt bích nối xả

Các chi tiết

Quy định

Đường kính ngoài

215 mm

Đường kính trong

Đường kính tương ứng một cách hợp lý với đường kính ngoài

Đường kính vòng tròn lăn

183 mm

Rãnh khía (lỗ bắt bu lông) trên mặt bích nối

Phải khoan 6 lỗ đường kính 22 mm ở trên đường kính vòng tròn lăn tại các khoảng cách góc bằng nhau, và phải gia công các rãnh rộng 22 mi li mét từ các lỗ này thấu tới vành ngoài của bích nối.

Chiều dày của bích nối

20 mm

Số lượng và đường kính của các bu lông và đai ốc với chiều dày thích hợp

6 bộ đường kính 20 mm

Bích nối phải làm bằng thép hoặc vật liệu tương đương với các bề mặt nhẵn. Bích nối phải chịu được áp suất làm việc 0,6 MPa khi một miếng đệm kín dầu được lồng vào.

2.5. Két thu hồi hỗn hợp dầu nước

2.5.1. Thể tích két thu hồi hỗn hợp dầu nước không được nhỏ hơn các trị số sau:

2.5.1.1. Đối với các tàu có tổng công suất động cơ diesel lớn hơn hoặc bằng 220 kW thì thể tích két thu hồi hỗn hợp dầu nước lớn gấp đôi trị số tính két dầu bẩn, nhưng không nhỏ hơn 0,15 m3 (lấy trị số nào lớn hơn).

2.5.1.2. Đối với các tàu có tổng công suất động cơ diesel nhỏ hơn 220 kW thì thể tích két được lấy theo Bảng 3.

Bảng 3. Thể tích két chứa hỗn hợp dầu nước

TT

Tổng công suất máy (kW)

Thể tích két chứa (m3)

1

Nhỏ hơn hoặc bằng 35

0,01

2

35 đến 75

0,05

3

75 đến 135

0,10

4

135 đến 220

0,15

2.5.2. Các yêu cầu về kết cấu két thu hồi hỗn hợp dầu nước tương tự như két dầu bẩn đã được giới thiệu ở 2.2 của Chương này.

2.5.3. Việc bố trí phải sao cho có khả năng chuyển nước lẫn dầu do tạo ra trong buồng máy từ tàu vào cả két giữ nước bẩn và từ tàu lên phương tiện tiếp nhận, trạm tiếp nhận trên bờ. Trong trường hợp này, két phải được nối thích hợp với bích nối xả tiêu chuẩn được nêu ở Bảng 2 điều 2.4.

2.6. Hệ thống bơm chuyển hỗn hợp dầu nước



2.6.1. Bơm để chuyển hỗn hợp dầu nước có thể là bơm tay hoặc bơm điện.

2.6.2. Các đường ống xả nước sau thiết bị lọc phải được dẫn lên boong hở hoặc ra mạn ở vị trí cao hơn đường nước đầy tải.

2.6.3. Ở chỗ nối của đường ống với các két hoặc các khoang hàng làm két lắng phải bố trí các van hoặc cơ cấu chặn. Các đường ống phải bố trí cách đáy tàu càng xa càng tốt.

2.6.4. Việc khởi động bơm hút phải tiến hành bằng tay.

2.6.5. Ở những chỗ thuận tiện phải đặt các ống mềm nối với bích nối tiêu chuẩn. Các ống mềm phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

2.6.5.1. Áp suất thử không được nhỏ hơn 0,3 MPa hoặc ít nhất phải bằng 1,5 lần áp suất làm việc lớn nhất của bơm;

2.6.5.2. Áp suất làm việc không được nhỏ hơn 0,1 MPa nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được nhỏ hơn áp suất làm việc lớn nhất của bơm;

2.6.5.3. Vật liệu của ống mềm phải là vật liệu chịu được dầu và các sản phẩm của dầu;

2.6.5.4. Cơ cấu nối (ren, bích…) phải đảm bảo độ tin cậy và loại trừ khả năng tự nới lỏng;

2.6.5.5. Mỗi thiết bị của các ống mềm và mối nối mềm phải được thử toàn bộ và ghi các số liệu về dầu và sản phẩm dầu;

2.6.5.6. Phải ghi ngày chế tạo, trị số lực phá hủy, áp suất làm việc cho phép, trên ống mềm.

2.7. Két lắng



2.7.1. Tổng dung tích các két lắng không được nhỏ hơn 3% tổng dung tích chở dầu của các hầm hàng. Két lắng phải được cách ly với các khoang khác (trừ khoang hàng) bằng khoang cách ly có chiều ngang ít nhất là 0,5 m.

2.7.2. Các két lắng phải thiết kế sao cho việc bố trí các lỗ vào và lỗ ra, các vách ngăn và lưới kim loại tránh tạo ra dòng xoáy của dầu hoặc nhũ tương trong nước.

2.7.3. Phải trang bị đủ phương tiện để làm sạch các két hàng và vận chuyển cặn nước dầu bẩn do rửa két hàng từ các két hàng về két lắng.

2.7.4. Két lắng phải có đường ống dẫn lên mặt boong chính ở vị trí thuận lợi nối với bích nối tiêu chuẩn để chuyển hỗn hợp dầu nước đến các trạm tiếp nhận.

2.7.5. Tàu chở dầu không được chứa nước dằn trong các hầm hàng. Trong tình huống đặc biệt phải chứa nước dằn ở hầm hàng thì nước dằn phải được chuyển đến các trạm tiếp nhận, cấm xả ra vùng nước ngoài tàu.

2.8. Các yêu cầu đối với phương tiện tiếp nhận



2.8.1. Việc thiết kế tàu tiếp nhận phải lưu ý đến các thiết bị khi sử dụng có thể gây nghiêng ngang tàu.

2.8.2. Phải trang bị ít nhất một thiết bị phân ly dầu nước phù hợp quy định 2.1 của chương này để lọc hỗn hợp dầu nước.

2.8.3. Các két chứa dầu phải thỏa mãn Phần 3 Hệ thống máy tàu Quy chuẩn phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa (TCVN 5801:2005).

2.8.5. Phải trang bị bơm và hệ thống ống chuyển các chất có hại đến trạm tiếp nhận trên bờ hoặc xả nước đã qua xử lý.

Phần 3.

KẾT CẤU VÀ TRANG THIẾT BỊ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM DO NƯỚC THẢI

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Quy định chung

Các quy định trong Chương này áp dụng đối với kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải từ tàu gây ra.

1.2. Thuật ngữ và giải thích



1.2.1. Nước thải là:

1.2.1.1. Nước và các phế thải khác từ bất kỳ các nhà vệ sinh nào;

1.2.1.2. Nước từ các hố, bể tắm và lỗ thoát nước ở trong buồng chữa bệnh (phòng chữa bệnh ngoại trú, buồng bệnh nhân,…);

1.2.1.3. Nước từ các buồng chứa động vật sống; hoặc

1.2.1.4. Các dạng nước thải khác khi chúng được hòa lẫn với những loại nước nêu trên.

1.2.4. Két chứa là két dùng để thu gom và chứa nước thải.

1.2.5. Hệ thống chuyển chất thải là hệ thống bao gồm bơm hoặc phương tiện, thiết bị và đường ống để chuyển nước thải từ két chứa tới trạm tiếp nhận hoặc xả nước thải đã qua thiết bị xử lý xuống sông.

1.3. Yêu cầu trang bị



1.3.1. Phương tiện hoạt động thường xuyên trong các khu vực được bảo vệ đặc biệt và các bãi tắm như Bãi Cháy, Đồ Sơn, Vũng Tàu v.v… và các hồ nước có hoạt động thăm quan du lịch như Hồ Tây, Hồ Hòa Bình v.v… các khu nuôi trồng thủy sản phải được trang bị két chứa để chuyển đến nơi tiếp nhận.

1.3.2. Các nhà hàng nổi khi đóng mới phải trang bị thiết bị xử lý nước thải hoặc các két chứa trước khi chuyển lên bờ để xử lý.

1.3.3. Các nhà hàng nổi hiện có khi chưa trang bị thiết bị xử lý nước thải phải có biện pháp chuyển nước thải lên bờ hoặc những nơi thích hợp, tránh gây ô nhiễm cho vùng nước quanh khu vực neo đậu của nhà hàng và phải được trang bị bổ sung két chứa sau lần kiểm tra định kỳ gần nhất kể từ ngày Quy chuẩn này có hiệu lực.

1.3.4. Phương tiện không thường xuyên hoạt động trong các vùng nước như nêu ở 1.3.1, khi hoạt động trong các vùng nước đó phải có biện pháp giữ lại nước thải để chuyển đến các trạm tiếp nhận.

Chương 2.

YÊU CẦU VỀ KẾT CẤU TRANG THIẾT BỊ

2.1. Két chứa



2.1.1. Thể tích két chứa không được nhỏ hơn trị số được tính theo công thức sau:

V = f.n.q.t

Trong đó:

V: thể tích két chứa (lít);

f: hệ số tính đến điều kiện khai thác;

f = 1 đối với tàu có thời gian hoạt động trên 8 giờ ở khu vực cấm thải;

f = 0,3 đến 0,5 đối với tàu có thời gian hoạt động từ 4 đến 8 giờ ở khu vực cấm thải;

f = 0,1 đối với tàu có thời gian hoạt động dưới 4 giờ ở khu vực cấm thải;

n: Số người thường xuyên ở trên tàu (hoặc số lượng động vật chuyên chở có trọng lượng từ 30 kg trở lên);

q: Lượng nước thải hàng ngày tính cho 1 người (lít/ngày);

q = 50 lít/ngày đối với tàu;

q = 200 lít/ngày đối với hàng nổi;

t: thời gian (ngày) tàu hoạt động giữa các lần chuyển nước thải lên bờ hoặc xả ra xa vùng cấm thải.

2.1.2. Két chứa được chế tạo bằng thép hoặc vật liệu tương đương. Két có thể gắn liền với thân tàu hoặc tách rời. Bề mặt bên trong của két phải nhẵn và được sơn phủ bảo vệ hoặc các biện pháp tương đương để chịu được tác dụng của nước thải. Mặt đáy của két có dung tích lớn hơn 0,2 m3 phải có độ nghiêng về phía ống hút. Két phải có nắp đậy chắc chắn, đóng mở dễ dàng để kiểm tra và làm vệ sinh.



2.1.3. Két không được bố trí liền với các két nước sinh hoạt và các buồng làm việc.

2.1.4. Đối với két chứa có dung tích từ 0,2 m3 trở lên phải có hệ thống bơm chuyển nước thải đến các trạm tiếp nhận. Đường ống của hệ thống dẫn lên mặt boong chính phải ở vị trí thuận lợi để nối với bích nối tiêu chuẩn. Miệng ống hút phải cách đáy một khoảng 15 mm để có thể hút hết nước thải đồng thời tránh ăn mòn đáy két.

2.1.5. Đối với két chứa nước thải có dung tích nhỏ hơn 0,1 m3 có thể dùng các dụng cụ thích hợp để chứa, nhưng chúng phải có nắp đậy chắc chắn và cố định chắc vào thân tàu.

2.1.6. Két phải được thử thủy lực với áp lực bằng 1,5 lần áp suất của cột nước đo từ đáy két đến mép thấp nhất của thiết bị vệ sinh không có khóa trong ống xả.

2.1.7. Đối với két chứa nước thải có dung tích nhỏ hơn 0,2 m3 thì không yêu cầu trang bị hệ thống bơm hoặc phương tiện để chuyển nước thải có thể dùng xô, gáo hay các biện pháp khác để chuyển nước thải đến trạm tiếp nhận, hoặc xả lên bờ, hoặc xả ra những nơi thích hợp.

2.2. Hệ thống bơm, phương tiện chuyển nước thải



2.2.1. Để chuyển nước thải tới phương tiện tiếp nhận phải có ít nhất 01 bơm hoặc phương tiện thủ công như xô, gáo và vật dụng khác có khả năng chuyển được nước thải từ tàu lên trạm tiếp nhận.

Каталог: Images -> FileVanBan
FileVanBan -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
FileVanBan -> THÔng tư CỦa bộ TÀi chính số 17/2001/tt-btc ngàY 21 tháng 03 NĂM 2001 HƯỚng dẫn chế ĐỘ quản lý VÀ SỬ DỤng lệ phí thẩM ĐỊnh kếT quả ĐẤu thầU
FileVanBan -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi bộ TÀi chíNH
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tảI
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tải cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
FileVanBan -> CƠ SỞ DỮ liệu văn bản pháp luật lớn nhất việt nam
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tải số: 320 /tb-bgtvt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tảI
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tảI
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 266.61 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương