Chuyên đề: VI sinh vậT Ứng dụng trong xử LÝ phế thải I. Nguồn gốC phế thảI 1/ Phế thải là gì ?


Quá trình phân hủy chất hữu cơ trong kỵ khí



tải về 255.26 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích255.26 Kb.
#5219
1   2   3   4

Quá trình phân hủy chất hữu cơ trong kỵ khí

b. Phương pháp xử lý sinh học hiếu khí

Quá trình xử lý sinh học hiếu khí là quá trình sử dụng các vi sinh oxy hóa các

chất hữu cơ trong điều kiện có oxy.

Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí gồm 3 giai đoạn:


- Ôxy hóa các chất hữu cơ:

Enzyme


CxHyOz + O2 → CO2 + H2O + ΔH
- Tổng hợp tế bào mới:

Enzyme


CxHyOz + O2 + NH3 → Tế bào vi khuẩn (C5H7NO2)+ CO2 + H2O – ΔH
- Phân hủy nội bào:

Enzyme


C5H7O2 + O2 → 5 CO2 + 2H2O + NH3 ± ΔH

Trong 3 loại phản ứng ΔH là năng lượng được sinh ra hay hấp thu vào. Các chỉ

số x, y, z tuỳ thuộc vào dạng chất hữu cơ chứa cacbon bị oxy hóa.
c. Màng sinh học

Quá trình vi sinh dính bám là một trong những quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Các vi sinh vật chịu trách nhiệm phân hủy các chất hữu cơ phát triển thành màng (biofilm) dính bám hay gắn kết vào các vật liệu trơ như đá, sành, sứ, nhựa,…


Cấu tạo màng vi sinh vật:

- Màng vi sinh vật có cấu trúc rất phức tạp, cả về cấu trúc vật lý lẫn vi sinh. Cấu trúc cơ bản của màng vi sinh vật gồm :



  • Vật liệu đệm (như đá, sỏi, than,…với nhiều kích cỡ khác nhau) có bề mặt rắn làm môi trường dính bám cho vi sinh vật.

  • Lớp màng vi sinh vật phát triển dính bám trên bề mặt vật liệu đệm. Lớp màng vi sinh được chia thành 2 lớp: lớp màng nền và lớp màng bề mặt.

- Cấu tạo của lớp màng vi sinh vật bao gồm những đám vi sinh vật và một số vật chất khác liên kết trong ma trận cấu tạo bởi các polymer ngoại bào (gelatin) do vi sinh vật ( cả protozoa và vi khuẩn) sản sinh ra trong quá trình trao đổi chất, do quá trình tiêu hủy tế bào và do có sẵn trong nước thải. Thành phần chủ yếu của các polymer ngoại tế bào này là polysaccharides, proteins.


- Phân tích theo chủng loại vi sinh vật, lớp màng vi sinh vật còn có thể chia thành 2 lớp: lớp màng kị khí ở bên trong và lớp màng hiếu khí ở bên ngoài. Trong màng vi sinh luôn tồn tại đồng thời vi sinh vật kị khí và hiếu khí, do chiều sâu của lớp màng lớn hơn nhiều so với đường kính của khối vi sinh vật, oxy hòa tan trong nước chỉ khuếch tán vào gần bề mặt màng và làm cho lớp màng phía ngoài trở thành hiếu khí, còn lớp màng bên trong không tiếp xúc được với oxy trở thành lớp màng kị khí.

Quá trình tiêu thụ cơ chất làm sạch nước: đầu tiên cơ chất từ chất lỏng tiếp xúc với bề mặt màng sau đó chuyển vận vào màng vi sinh theo cơ chế khuếch tán phân tử. Trong màng vi sinh vật diễn ra quá trình tiêu thụ cơ chất và quá trình trao đổi cơ chất của vi sinh vật trong màng. Đối với những loại cơ chất ở thể rắn, dạng lơ lửng hoặc có phân tử khối lớn không thể khuếch tán vào màng được chúng sẽ phân hủy thành dạng có phân tử khối nhỏ hơn tại bề mặt màng sau đó mới tiếp tục quá trình vận chuyển và tiêu thụ trong màng vi sinh giống như trên. Sản phẩm cuối cùng của màng trao đổi được vận chuyển ra khỏi màng vào trong chất lỏng.
3. Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản xuất như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp hay hoạt động sinh hoạt của công nhân viênCơ sở để nhận biết và phân loại như sau:

- Nước thải được sản sinh từ nước không được dùng trực tiếp trong các công đoạn sản xuất, nhưng tham gia các quá trình tiếp xúc với các khí, chất lỏng hoặc chất rắn trong quá trình sản xuất.


- Nước thải được sản sinh ngay trong bản thân quá trình sản xuất.

Ví dụ như nước thải này gồm có nước thải từ quá trình mạ điện, nước thải từ việc rửa hay vệ sinh các thiết bị phản ứng, nước chứa amonia hay phenol từ quá trình dập lửa của công nghiệp than cốc, nước ngưng từ quá trình sản xuất giấy. Do đặc trưng về nguồn gốc phát sinh nên loại nước thải này nhìn chung có nồng độ chất gây ô nhiễm lớn, có thể mang tính nguy hại ở mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào bản thân quá trình công nghệ và phương thức thải bỏ. Nước thải loại này cũng có thể có nguồn gốc từ các sự cố rò rỉ sản phẩm hoặc nguyên liệu trong quá trình sản xuất, lưu chứa hay bảo quản sản phẩm, nguyên liệu.







* Ảnh hưởng do nước thải gây ra đối với nguồn nước:

  • Xuất hiện các chất nổi trên mặt nước hoặc có cặn lắng. VD : nước thải của xí nghiệp chế biến thực phẩm,…

  • Thay đổi tính chất lý học: nước sẽ bị đục, có màu, có mùi do các chất thải.

  • Thay đổi thành phần hóa học: nước thải mang tính acid hoặc kiềm hoặc chứa hóa chất làm thay đổii thành phần của nước.

  • Lượng oxi hòa tan tronh nước giảm.

  • Xuất hiện hoặc làm tăng các vi khuẩn gây bệnh.

*Các loại vi khuẩn trong hệ thống xử lý nước thải:

  • Vi khuẩn dị dưỡng: vi khuẩn hiếu khí có thể oxy hóa hòa tan khi phân hủy chất hữu cơ, vi khuẩn kỵ khí có thể oxy hóa các chất hữu cơ không cần oxy.

  • Vi khuẩn tự dưỡng: có khả năng oxy hóa chất vô cơ để thu năng lượng và sử dụng CO2 làm nguồn cacbon cho quá trình tổng hợp. VD: vi khuẩn nitrat hóa , vi khuẩn lưu huỳnh, vi khuẩn sắt,…

* Có 3 nhóm phương pháp xử lý nước thải:

  • Các phương pháp hiếu khí: dùng để loại các chất hữu cơ dễ bị vi sinh phân hủy ra khỏi nguồn nước. Các chất này được các vi sinh hiếu khí oxy hóa bằng oxy hòa tan trong nước.

  • Các phương pháp xử lý thiếu khí: được sử dụng để loại nito ra khỏi nước thải.

  • Các phương pháp sử lý yếm khí: dùng để loại bỏ các chất hữu cơ trong phần cặn của nước thải bằng vi sinh vật tùy nghi và vi sinh kị khí. Có 2 cách xử lý yếm khí:

+ lên men lactic

+ lên men metan



Xin giới thiệu một vài sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của một vài ngành công nghiệp đang được dùng phổ biến hiện nay

a - Công nghệ dệt may
Trong công nghệ dệt may (bao gồm cả nhuộm) thì công đoạn nhuộm - in phát sinh ra nước thải đáng chú ý nhất là nước thải có chứa nhiều loại hoá chất như thuốc nhuộm và hoá chất tẩy.

Sơ đồ khối của một hệ thống xử lý nước thải ngành dệt nhuộm thường bố trí như sau:



b- Công nghệ Giấy - bột giấy

Tại nước ta hiện áp dụng chủ yếu 3 công nghệ sản xuất giấy:
- Sản xuất bột giấy theo công nghệ sulfat sử dụng hỗn hợp NaOH và Na2S để tách cellulose từ gốm tre nứa. Công nghệ này được sử dụng chủ yếu ở các cơ sở sản xuất có quy mô lớn.
-Sản xuất bột giấy theo công nghệ kiềm nóng (130-1600C) hay lạnh không thu hồi hoá chất. Công nghệ này thường có ở những nhà máy đã xây dựng quá lâu đời.
-Sản xuất bột giấy bằng giấy tái sinh, chiếm tỷ lệ khoảng 15-18% sản lượng bột hiện nay. Công nghệ này sản sinh ít chất thải hơn, nhưng quá trình tẩy mực tạo ra rất nhiều độc tố cho môi trường nước.
Sơ đồ của một dây truyền xử lý nước thải trong công nghiệp sản xuất giấy được sử dụng khá phổ biến như sau:


c- Công nghệ xử lý nước thải ngành công nghiệp thực phẩm

- Công nghệ thực phẩm bao gồm rất nhiều phân ngành: Sữa và các sản phẩm từ sữa, Rượu - bia - nước giải khát, Dầu thực vật, Bánh kẹo, Chế biến thịt thuỷ hải sản, Đường và các sản phẩm từ đường.
- Tuy nhiên nước thải thường có đặc tính chung: Chủ yếu chứa các chất hữu cơ ít độc có nguồn gốc thực vật hoặc động vật. Chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật đa phần là các bon - hydrat chứa ít chất béo và protein nên dễ dàng bị phân huỷ bởi vi sinh, trong khi đó chất thải có nguồn gốc động vật có thành phần chủ yếu là protein và chất béo khó bị phân huỷ bởi vi sinh vật hơn.
* Dưới đây là giới thiệu một vài công nghệ hay được sử dụng trong ngành chế biến thực phẩm.
Xử lý hiếu khí
Một sơ đồ công nghệ xử lý bùn hoạt tính hay được sử dụng trong xử lý nước thải thực phẩm:


Xử lý yếm khí
Xử lý yếm khí thường được áp dụng đối với nước thải có nồng độ chất hữu cơ cao.
Lọc sinh học cũng khá phù hợp và hiện đang được sử dụng nhiều trong xử lý nước thải thực phẩm. Mô hình được thể hiện qua hình vẽ dưới đây:
. Với các xí nghiệp quy mô nhỏ nên sử dụng các hồ xử lý yếm khí tự nhiên. Với các xí nghiệp quy mô lớn, nhất là các xí nghiệp đông lạnh, xí nghiệp đường hay nấu rượu nên xử lý yếm khí kết hợp với các chất thải rắn hữu cơ sinh ra từ trong quá trình sản xuất. Khi đó cần thiết kế hệ thống thiết bị đồng bộ.
Giới thiệu mô hình cụ thể:

Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề Hoài Hảo-Hoài Nhơn – Bình Định đang ở mức báo động bởi nước thải tinh bột mì. Nguồn nước thải trên  chứa hàm lượng cặn cao, pH thấp , khó phân hủy, bốc mùi chua nồng ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Nghiên cứu xử lý nước thải tinh bột mì được thực hiện bằng phương pháp sinh học, áp dụng mô hình phân hủy kị khí hai giai đoạn (giai đoạn acid hoá và metan hóa) kết hợp với mô hình lọc sinh học hiếu khí.

Mô hình hệ thống xử lý nước thải được trình bày ở hình 1:

 

 

Hình 1: Mô hình hệ thống xử lý nước thải tinh bột mì



Mô hình acid hóa được thực hiện trong thùng nhựa dung tích 25 lít, dung tích làm việc 20 lít. Lượng mầm vi sinh đưa vào trong bể là bùn đặc (bùn hầm ủ biogas), thể tích bùn cho vào: 2 lít. Đặc tính bùn Biogas: Độ ẩm của bùn: 85%, VSS/TS = 0,62

Mô hình lọc sinh học kị khí : là thùng nhựa tròn dung tích 20 lít. Bên trong mô hình có chứa vật liệu lọc bao gồm các ống nhựa PVC, đường kính:27,5 mm , chiều dài ống: 45  mm. Vật liệu lọc chiếm thể tích 13 lít. Tổng diện tích bề mặt lớp vật liệu đệm: 3,1 m 2  . Diện tích riêng bề mặt = 238 m2/ m3. Nước thải từ bể acid hoá được bơm vào đáy bể lọc, sau khi tiếp xúc qua lớp vật liệu lọc, nước chảy lên trên mặt theo ống dẫn vào bể lọc hiếu khí.

Mô hình hiếu khí :  Mô hình lọc sinh học hiếu khí, vật liệu đệm là các ống nhựa PVC f24, chiều dài 25mm, xếp khít lên nhau. Tổng diện tích bề mặt lớp vật liệu đệm: 1,6 m2,  Diện tích riêng bề mặt= 288 m2/m3. Khí được cấp liên tục nhờ máy thổi khí và được khếch tán vào nước nhờ hệ thống đá bọt.

IV. VẤN ĐỀ VỀ XỬ LÝ PHẾ THẢI TRONG BỆNH VIỆN

1. Rác thải y tế là gì ?





Rác thải y tế
Rác thải y tế là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và tác động xấu lên sức khoẻ con người. Rác thải y tế là chất phế thải từ bệnh viện qua những dịch vụ y tế như chữa trị, mổ xẻ, và thử nghiệm. Khi nhu cầu khám chữa bệnh của con người càng tăng thì rác thải y tế cũng không ngừng phát triển.

Những quần áo bệnh nhân và y công, bác sĩ sau khi chữa trị có dính máu và chất thải của người bệnh, cũng như vi khuẩn, các bộ phận bị tách rời, hóa chất, thuốc men cùng dụng cụ dùng trong các sinh hoạt này đều được coi là rác thải y tế.



2. Nếu rác thải y tế không được xử lý tốt

" Chất thải bệnh viện" là loại chất thải rất nguy hiểm nếu không được xử lý tốt sẽ có thể là nguyên nhân gây mầm bệnh và lây lan bệnh dịch qua các đường nước thải ngấm vào các mạch nước ngầm; hoặc qua gom rác về bãi rác chung của thành phố rồi theo côn trùng xâm nhập vào thực phẩm, muỗi đốt từ người này sang người khác,... Thực tế này đang đặt ra một cách thức lớn đối với việc bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khoẻ nhân dân.



Vi khuẩn Vibrio Cholerae gây bệnh tả. Vi khuẩn E. coli



Vi khuẩn Samonella Lactobacillius


Qua điều tra tại 36 bệnh viện đóng trên địa bàn Hà Nội (21 bệnh viện Trung ương, 6 bệnh viện thành phố quản lý và 9 bệnh viện chuyên ngành) thì lượng chất thải từ các bệnh viện chiếm 1,76% tổng số chất thải của toàn thành phố. Mỗi ngày trung bình 1 giường bệnh thải ra khoảng 2,27 kg rác, trong đó có tới 25% là rác thải nguy hiểm. Đấy mới chỉ tính ở cấp 1 địa phương. Còn theo số của Bộ Y tế với việc cả nước có tới 11.657 cơ sở khám chữa bệnh với 136.542 giường bệnh, trong đó có 843 bệnh viện từ tuyến huyện trở lên; khối y tế tư nhân có với 17.701 cơ sở y tế từ phòng khám tới bệnh viện tư hoạt động, thì tới nay chưa có một tổ chức nào đủ sức để đưa ra một số liệu chính xác về lượng chất thải mà mạng lưới y tế này thải ra mỗi ngày. Thông thường chất thải bệnh viện có ba loại: chất thải rắn, nước thải, và khí thải với mức độ độc hại khác nhau. Nguy hiểm nhất là các bệnh phẩm gồm các tế bào, các mô bị cắt bỏ trong phẫu thuật, tiểu thuật, các găng tay, bông gạc có dính máu mủ, nước lau rửa từ các phòng điều trị, các la-bô xét nghiệm, phòng mổ, khoa lây, khí thoát ra từ các kho chứa, nhất là kho chứa ra-đi-um, khí hơi từ các lò thiêu,... Sau đó là các chất thải do dụng cụ phục vụ như kim tiêm, ống thuốc, dao mổ, lọ xét nghiệm, túi ôxy,... Chất thải hoá chất sinh ra độc hại như dung môi hữu cơ, huyết thanh quá hạn, hoá chất xét nghiệm... Cuối cùng mới tới nước thải và nước thải sinh hoạt. Sự nguy hiểm của rác thải bệnh viện, qua một xét nghiệm khoa học cho thấy: nếu không được xử lý thì mỗi một gram bệnh phẩm (mủ, đờm hoặc mủ...) sẽ truyền 11 tỷ vi khuẩn gây bệnh ra ngoài.



Nguồn:http://www.giaothongvantai.com.vn/Desktop.aspx/News/khoa-hoc-doi-song/Xu_ly_rac_thai_y_te_Kho_khan_va_doc_hai/

3. Ví dụ cụ thể về ô nhiễm rác thải y tế ở một bệnh viện

Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh được Hàn Quốc tài trợ xây dựng, đưa vào hoạt động năm 1997. Bệnh viện nằm tại địa bàn khối 10, thị trấn Hương Khê, giáp với chợ trung tâm huyện và chỉ cách khu dân cư khối 10 chừng vài mét. 

Không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của bệnh viện này đối với cuộc sống của người dân huyện miền núi Hương Khê. Tuy nhiên, có một thực trạng mà hàng trăm hộ dân ở hai khối 10 và 11 ở thị trấn này phải gánh chịu suốt hơn chục năm qua kể từ khi viện đi vào hoạt động, đó là sự ô nhiễm nặng nề về môi trường do rác thải y tế không được xử lý đúng cách.

Rác y tế vứt ngổn ngang, chất thành đống khắp nơi

Một số hình ảnh hãi hùng về những"bãi rác thải"của Bệnh viện đa khoa Hương Khê:

Nhà vệ sinh cho bệnh nhân đây sao? Một trong những"lò"đốt rác di động của bệnh viện



Cảnh thường thấy ở bệnh viện Hương Khê Những giếng đựng rác thải đầy kín



Những"hố mèo" được đào sẵn sơ sài, không lót bạt ni lon, để dành chôn rác



Nước thải y tế còn nguyên máu tươi được thải thẳng ra khu vực cách nơi dân ở chừng vài chục mét, được nhân viên bệnh viện gạt đất lấp sơ qua.



Nhà vệ sinh kiêm bãi vứt rác nằm cách khu điều dưỡng bệnh viện chưa đầy 15m



Nguồn :

http://home.vnn.vn/vao_benh_vien__that_kinh_voi_rac_thai_y_te-33619968-624107445-0

dantri.com.vn

4. Mô hình xử lý nước thải y tế

Mô hình DEWATS tại Bệnh viện Kim Bảng- Hà Nam là mô hình xử lý nước thải phân tán qua sử dụng các vi sinh vật có trong nước thải hoặc nhờ quá trình tự nhiên, không hề sử dụng hóa chất.




Khu lọc thực vật trong hệ thống DEWATS
Đây là quy trình công nghệ cao, chi phí thấp mà vẫn đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn.

Ông Vũ Đình Phụng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Kim Bảng (Hà Nam), cho biết: Với công suất 250 giường, bệnh viện thường xuyên phải hoạt động trong tình trạng quá tải, lúc cao điểm tỷ lệ sử dụng giường bệnh lên tới 250%.

Điều đó dẫn đến tình trạng toàn bộ nước thải của nhà vệ sinh, nhà tắm, các khu khám và chữa bệnh đều thải trực tiếp vào môi trường theo cơ chế thấm ngấm, phần còn lại chưa kịp thấm ngấm chảy ra cánh đồng xung quanh.

Bên cạnh đó, nước thải từ khu khám cận lâm sàng có chứa hóa chất nguy hại từ phòng chụp X quang và phòng thí nghiệm cũng không được thu gom một cách hợp lý mà thải trực tiếp vào môi trường.

Các chất ô nhiễm có trong nước thải đã gây sự tích tụ sinh học trong cá, trong cây trồng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của khu vực, biến nơi đây thành một “điểm nóng” về ô nhiễm trong tỉnh.

Sau khi tiến hành nghiên cứu thực địa, các chuyên gia của Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển Bremen (BORDA )- tổ chức phi chính phủ của Đức - nhận thấy, nước thải của Bệnh viện Đa khoa Kim Bảng có đặc tính giống như nước thải sinh hoạt với hàm lượng ô nhiễm hữu cơ cao và hoàn toàn có thể xử lý bằng công nghệ sinh học.

Sau nhiều cuộc họp bàn, tháng 12/2006, hệ thống DEWATS đầu tiên ở Việt Nam được khởi công xây dựng tại Bệnh viện Đa khoa Kim Bảng (Kim Bảng, Hà Nam) với công suất 125 m3/ngày đêm.

Toàn bộ chi phí đầu tư 720 triệu đồng xây dựng ban đầu do Bộ Hợp tác Phát triển Kinh tế CHLB Đức tài trợ. Bệnh viện chỉ phải bỏ tiền thuê chăm sóc bãi lọc ngầm trồng cây và vớt tảo làm sạch hồ chỉ thị.

Kết quả kiểm nghiệm chất lượng nước sau khi được xử lý bằng DEWATS cho thấy: Nước thải sau quá trình lọc giúp loại vi khuẩn đến 95 - 97%, chỉ số BOD (nhu cầu ôxy hóa sinh học) đạt 4mg/lít (chuẩn của Bộ Y tế là 20), COD (nhu cầu ôxy hóa sinh học) là 16mg/lít (chuẩn của Bộ Y tế cho bệnh viện là 80).

Mô hình DEWATS tại Bệnh viện Kim Bảng đánh dấu bước ngoặt trong việc giải quyết ô nhiễm do chất thải hữu cơ bằng chi phí thấp, hiện được rất nhiều đơn vị quan tâm.

Hiện DEWATS đang trong quá trình xây dựng hệ thống tại Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo và sắp sửa triển khai tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.

DEWATS đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Indonesia, Ethiopia, Trung Quốc từ những năm 1977. Mặc dù vậy, phải đến gần đây, hệ thống ưu việt này mới được áp dụng tại Việt Nam.

DEWATS sử dụng công nghệ vi sinh, qua bốn giai đoạn chính. Giai đoạn xử lý sơ bộ bậc 1 là quá trình lắng loại bỏ các cặn lơ lửng qua Bể phản ứng kỵ khí vách ngăn.

Giai đoạn hai, các chất rắn lơ lửng và hòa tan trong nước thải được loại bỏ nhờ các vi sinh vật dị khí qua Bể lọc kỵ khí và Bể lắng kỵ khí. Nước thải sau đó sẽ được chuyển sang giai đoạn xử lý hiếu khí qua Khu lọc thực vật và cuối cùng là được khử trùng trong Hồ chỉ thị.

Linh Nga - Phạm Tuyên.Việt Báo (Theo_Tien_Phong)

Nguồn:

http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Lam-sach-nuoc-thai-doc-hai-bang-vi-sinh-vat/70105422/188/

V. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ VSV VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Những công dụng kỳ lạ




Khuẩn lao.
Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống.
Ở đâu trên trái đất mà không có vi khuẩn? Trong đất, nước, không khí, từ núi lửa đến biển sâu, chỗ nào cũng có sự hiện diện của “cái que nhỏ” kích thước hiển vi. Đó là “cư dân” cổ xưa và đông đảo nhất trên trái đất này. Trong thế giới rộng lớn của vi khuẩn chứa đựng biết bao điều thú vị.
Có mặt ở khắp nơi và ăn đủ thứ

Antony Van Leeuwenhoek là người đầu tiên nhìn thấy vi khuẩn vào năm 1683 bằng kính hiển vi tự chế. Ngày nay, các nhà khoa học đã xác nhận, trong 1 lít nước biển có tới hơn 20.000 loại vi khuẩn khác nhau. Toàn bộ cơ thể của chúng ta là “căn cứ khổng lồ” cho hàng tỷ vi khuẩn.

Lớp da của mỗi người là “mảnh đất” của hơn 100 triệu vi khuẩn cư trú. Chúng ở đường ruột, mũi, miệng, trong không khí, thức ăn, nước uống của con người. Có nhà nghiên cứu đã thốt lên: “Thì ra thế giới quanh ta toàn là vi khuẩn!”.

Vi khuẩn ăn đủ thứ. Vi khuẩn lam ăn... nước rồi nhả ôxy vào không khí. Loại vi khuẩn quang dưỡng thì chuyên ăn ánh sáng. Những loại khác lại thích món lưu huỳnh, khí hydro hay nhiều thứ vô cơ khác. Có nhóm vi khuẩn ưa dùng các loại hữu cơ như đường, axít hữu cơ... hay các dưỡng chất như nitơ, vitamin, hoặc các nguyên tố kim loại như magiê, mangan, sắt, kẽm, đồng, niken...

Các nhà khoa học đã phát hiện một số loại vi khuẩn hình sao, sống ở đáy biển và chỉ thích ăn dầu lửa. Có loại lại thích ăn đất và nhả ra vàng.

Sức chịu đựng không giới hạn

Vi khuẩn có sức chịu đựng dường như không giới hạn. Nếu như con người ở trong nhiệt độ xấp xỉ 100 độ C thì chắc chắn sẽ “chín” ngay sau ít phút. Nhưng một số loại vi khuẩn lại ưa sống ở những miệng núi lửa có nhiệt độ cao trên 100 độ C. Những loại vi khuẩn thích “luyện đan” như thế thuộc dòng vi khuẩn chịu nhiệt.

Thân nhiệt bình thường của con người là 37 độ C và nếu giảm xuống dưới 20 độ C, cơ thể sẽ rơi vào hôn mê và tim ngừng đập. Con người sẽ không thể sống ở điều kiện nhiệt độ thấp nếu không có các công cụ hỗ trợ. Nhưng vi khuẩn thì khác. Có dòng vi khuẩn ưa sống trong lớp băng lạnh giá ở cực trái đất, nơi nhiệt độ xuống tới âm 40 độ C... Đó là dòng vi khuẩn chịu lạnh.

Đặc biệt hơn nữa, trong môi trường axít khắc nghiệt vẫn có vi khuẩn sinh sống. Ngoài ra có những loại vi khuẩn ưa nước mặn, ưa môi trường kiềm và thậm chí không cần đến cả không khí vẫn sống khỏe.



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id190496 229274
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜi mở ĐẦU
UploadDocument server07 id190496 229274 -> I. objectives
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Kieåm tra hoïc kì I moân: hoùa hoïc khoái 11 (2011-2012) Thôøi gian 45’ ÑEÀ 1 Caâu 1
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Ngaøy soaïn : Ngaøy daïy : I
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Noäi dung cô baûn cuûa cuoäc Duy taân Minh Trò Về chính trị
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Giáo án sử 8 Tuần: 12 Ngày soạn: 06/11/2011
UploadDocument server07 id190496 229274 -> 200 câu hỏi về môi trường (Phần 4) (03-07-2096 15: 37)
UploadDocument server07 id190496 229274 -> 1. Cn b ng c¸c ph­¬ng tr×nh ph¶n øng sau
UploadDocument server07 id190496 229274 -> TỔ HÓa trưỜng thpt lê quý ĐÔn tam kỳ CÂu hỏI Ôn tập hoá chưƠng đIỆn ly. LỚP 11
UploadDocument server07 id190496 229274 -> BAÙo caùO ĐỒ Án tin học tổng quan VI xử LÝ lpc2378

tải về 255.26 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương