ChuyêN ĐỀ: DẠy học môn ngữ VĂn thcs theo đỊnh hưỚng phát triển năng lực học sinh. A đặt vấn đề



tải về 41.06 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích41.06 Kb.
#26928
CHUYÊN ĐỀ:

DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THCS

THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH.
A Đặt vấn đề:

Chủ trương đổi mới kiểm tra , đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực của Bộ Giáo dục- Đào tạo phát động năm nay đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của việc dạy học Ngữ văn. Đây là động lực để đổi mới phương pháp dạy học.Bởi để học sinh đạt được những yêu cầu về kiểm tra, đánh giá theo hướng đổi mới, đòi hỏi phải điều chỉnh quá trình dạy học cho phù hợp.

Trước đây, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức , kĩ năng chủ yếu thiên về đánh giá mức độ ghi nhớ, tiếp nhận, tái hiện, phát hiện, vận dụng kiến thức và rèn luyện kĩ năng của học sinh.Còn bây giờ, kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực quan tâm đến khả năng các em vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết các các vấn đề cụ thể, trong thực tiễn cuộc sống.

Vì thế, để trang bị cho học sinh đầy đủ năng lực đáp ứng yêu cầu mới, trong mỗi tiết dạy, giáo viên cần chú trọng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh : năng lực chung và năng lực riêng của môn học.

Thực tế hiện nay, dạy học Ngữ văn đang còn dừng ở mức độ dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, chưa chú trọng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Cần phải có một cách nhìn nhận mới, một cách xác định mới về mục tiêu bài học, về phương pháp dạy học: Đó là dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Không có mâu thuẫn giữa dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là bước phát triển cao hơn, trên cơ sở kiến thức, kĩ năng hình thành năng lực cho người học. Nhằm đáp ứng yêu cầu cao hơn trong kiểm tra, đánh giá, yêu cầu cao hơn của xã hội về tiêu chuẩn con người.

Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực là cách thức tổ chức và vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp nhằm hình thành cho học sinh các năng lực chung và năng lực riêng theo môn học.

* Khái niệm năng lực: Là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân...nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định.

* Khái niệm năng lực Ngữ văn: Năng lực Ngữ văn được xác định là khả năng của mỗi học sinh thể hiện trong việc thực hiện những mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ mà các em đã có sẵn hoặc tiếp thu được để vận dụng trong quá trình học tập, để từ đó hình thành và phát triển các năng lực Ngữ văn: Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tự học, năng lực thực hành ứng dụng ( Chú trọng giải quyết các vấn đề thực tiễn).

B . Giải quyết vấn đề:

I. Xác định những năng lực chuyên biệt cần được hình thành và phát triển trong môn Ngữ văn.

- Năng lực tiếp nhận văn bản.

- Năng lực cảm nhận thẩm mĩ.

-Năng lực tự học.

- Năng lực thực hành ứng dụng.

II. Hình thành và phát triển các năng lực trên trong thực tiễn dạy học như thế nào.

Từ trước tới giờ, những vấn đề như tiếp nhận văn bản, cảm nhận thẫm mĩ, thực hành ứng dụng , tự học đều đã được giáo viên tổ chức và hướng dẫn học sinh qua các tiết dạy.Tuy nhiên những khả năng đó chỉ mới dừng lại ở mức độ kĩ năng, chưa được chú trọng phát triển thành năng lực.Vậy làm thế nào để phát triển các kĩ năng đã được rèn luyện đó thành năng lực cho học sinh?



1.Năng lực tiếp nhận văn bản: Đây là khả năng đọc- hiểu một tác phẩm văn học của học sinh.Thể hiện ở chỗ các em có thể tự mình nắm bắt được nội dung tư tưởng và các giá trị nghệ thuật đặc sắc của bất kì tác phẩm văn học cùng thể loại với các tác phẩm đã được học trong chương trình.

- Trên thực tế, học sinh chỉ mới nắm bắt được nội dung kiến thức của các tác phẩm dưới sự hướng dẫn và truyền thụ của giáo viên. Đối với những tác phẩm chưa được học ( Dù cùng thể loại, chủ đề với các tác phẩm đã học) các em không thể tự mình khai thác .

- Nguyên nhân : Trong quá trình giảng dạy văn bản, giáo viên chỉ mới chú trọng về mặt kiến thức, chưa cung cấp và hướng dẫn cho học sinh phương pháp tìm hiểu khai thác văn bản .

Phương pháp hình thành và phát triển năng lực: Trong các tiết dạy văn bản, bên cạnh kiến thức, kĩ năng còn phải chỉ ra và hướng dẫn cho học sinh phương pháp đọc hiểu văn bản theo thể loại, chủ đề.

VD:

* Hình thành và phát triển năng lực đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại:



Khi học tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân ( Tác phẩm truyện ngắn hiện đại đầu tiên trong chương trình lớp 9).Bên cạnh kiến thức, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phương pháp khám phá một truyện ngắn hiện đại. Từ đó , các em sẽ áp dụng vào khai thác, khám phá các truyện ngắn tiếp theo như Lặng lẽ Sa Pa ( Nguyễn Thành Long), Chiếc lược Ngà của Nguyễn Quang Sáng, Những ngôi sao xa xôi( Lê Minh Khuê)....Từ đó hình thành năng lực khai thác, khám phá truyện ngắn hiện đại. Các em có đủ năng lực tự mình tiếp nhận một truyện ngắn bất kì ngoài chương trình sách giáo khoa.

* Hình thành năng lực đọc – hiểu thơ trữ tình hiện đại:

VD: Khi dạy văn bản: Đồng chí ( Chính Hữu), trong quá trình tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khám phá những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, giáo viên sẽ hướng dẫn cho các em cách thức khai thác, khám phá một bài thơ trữ tình hiện đại.

a. Tìm hiểu kiến thức chung :

- Đọc kĩ văn bản.

- Xác định cảm hứng chủ đạo, mạch cảm xúc, thể thơ, nhân vật trữ tình.

b. Phát hiện, phân tích, cảm nhận chi tiết :

- Xác định không gian, thời gian nghệ thuật.

- Tìm những hình ảnh thơ đặc sắc về cảnh: phân tích, cảm nhận dưới hai góc độ của cảnh: cảnh gợi tả và cảnh ẩn dụ. ( Dùng trí tưởng tượng, liên tưởng, hình dung).

- Tìm những hình ảnh, chi tiết thơ đặc sắc thể hiện tình: phân tích, cảm nhận dưới hai góc độ cuả tình: cảm xúc của nhân vật trữ tình và cảm xúc của tác giả (Lưu ý: có những tác phẩm nhân vật trữ tình và tác giả đồng nhất. VD...)

- Phát hiện, phân tích tác dụng các biện pháp nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng thơ, nhịp thơ, ...trong xây dựng hình tượng thơ và bộc lộ cảm xúc.

- Nêu lên những cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá của riêng mình

( Chú ý khi phân tích: Dựa vào đặc trưng của thơ hiện đại: Cảnh luôn vận động gắn với những cảm xúc mới mẻ rất riêng, cảm xúc chủ quan của nhà thơ, Yếu tố thực và ảo trong thơ thường được sử dụng và tạo nên những hình tượng thơ độc đáo, mang nét riêng....

- Tổng hợp các kiến thức đã phân tích thành nội dung kiến thức

* Các em nắm được phương pháp và áp dụng vào tìn hiểu, cảm nhận các bài thơ khác như: Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật), Ánh trăng của Nguyễn Duy...Năng lực đọc –hiểu tác phẩm thơ trữ tình hiện đại được hình thành. Các em có thể tự mình khám phá một bài thơ hiện đại bất kì ngoài chương trình.

2. Năng lực cảm nhận, thẫm mĩ: Đây là khả năng phát hiện ra cái đẹp trong tác phẩm văn học, cảm nhận, xúc động trước cái đẹp đó bằng những rung cảm chân thành, từ đó hình thành thế giới nội tâm phong phú với

Để hình thành và phát triển năng lực này cho học sinh, trước hết trong quá trình dạy giáo viên phải biết giảng "điểm". Sẽ “điểm” vào những chi tiết trọng tâm, những tín hiệu nghệ thuật, những điều học sinh hiểu hời hợt hoặc không ngờ để gây ấn tượng mạnh mẽ, bừng dậy trong nhận thức, trong tâm hồn các em sự ngạc nhiên, hứng thú… từ đó phấn khởi, tự tin đi tìm, khám phá những điều mới lạ khác trong tác phẩm.

( Trên thực tế, mỗi giờ văn thường chật vật về thời gian. Nguyên nhân là do giáo viên muốn hướng dẫn học tìm hiểu hết các nội dung kiến thức trong văn bản.Điều đó không sai nhưng tạo nên sự ôm đồm, dàn trải, thiếu trọng tâm, bài dạy không có điểm nhấn. Cần phải giảng "điểm"- tức là những kiến thức mà học sinh có thể đã biết qua việc soạn bài, qua thảo luận nhóm thì không đi sâu giảng lại, chỉ lướt qua để hệ thống kiến thức. Để thời gian thích đáng cho những kiến thức trọng tâm, những giá trị mà các em chưa khám phá được).

VD: Khi dạy bài Quê hương của Tế Hanh ( Ngữ văn 8) giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tập trung khai thác, khám phá tác dụng nghệ thuật của các biện pháp nghệ thuật trong câu thơ:

" Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm "

- Biện pháp tu từ nhân hóa đã biến con thuyền vô tri thành một cơ thể sống có tâm hồn, có có cảm xúc.Tác giả đã gián tiếp nói đến sự mệt mỏi của con người sau những ngày lao động vất vả thông qua miêu tả sự mệt mỏi của con thuyền. Con thuyền trở thành một thành viên của làng chài.

- Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ và cách ngắt nhịp thơ bất thường .Nếu diễn đạt theo cách thông thường sẽ là " Chiếc thuyền mệt mỏi trở về nằm im trên bến" Câu thơ chỉ xuất hiện một chủ thể là là con thuyền.Nhưng với cách đảo ngữ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm”cùng với nhịp thơ: 3/2/3 , câu thơ xuất hiện hai chủ thể: thuyền và bến. Hình ảnh thơ trở nên thật đẹp và giàu sức gợi:

+ Gợi liên tưởng về hình ảnh thuyền và bến cùng mối tình ngàn đời trong ca dao, hay là trong thơ hiện đại.

+ Gợi hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình của làng quê thuần Việt.Tứ thơ phát triển nâng ý nghĩa tư tưởng của bài thơ lên một tầm cao mới. Hình ảnh quê hương không chỉ đơn thuần là làng chài ven biển mà đã trở thành hình ảnh quê hương Việt Nam của tất cả mọi người.Hình ảnh thơ lay động những miền cảm xúc nguyên sơ và thiêng liêng nhất trong trái tim mỗi người: tình yêu quê hương đất nước...

Thứ hai: hệ thống câu hỏi phải có những câu dành cho sự cảm nhận riêng của học sinh, có những câu hỏi để cho các em bộc những suy nghĩ khác nhau.

VD: Trong văn bản Sang thu của Hữu Thĩnh, giáo viên có thể thiết kế những câu hỏi sau để phát triển khả năng cảm nhận và cảm xúc thẩm mĩ ở học sinh:

-Theo em vẻ đẹp của bức tranh thu là ở ở đâu. Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp đó:

- Có ý kiến cho rằng: "Thành công của khổ thơ đầu trong bài thơ Sang thu của Hữu Thĩnh là đã miêu tả được cảnh sắc mùa thu với những nét đặc trừn gọi mùa"

Nhưng có ý kiến khác lại cho rằng: "Sự thành công của khổ thơ không phải là tả cảnh, mà ở sự rung rinh trong cảm nhận giữa một cái gì như có như không".

Ý kiến của em thế nào?

VD: Trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ:

? Có ý kiến cho rằng: Phần kết của câu chuyện Vũ Nương trở về trong thoáng chốc là một cái kết có hậu. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng: Sự kết thúc đó càng làm tăng thêm tính bi kịch cho câu chuyện.

Ý kiến của em như thế nào?

Hoặc sau khi tìm hiểu xong từng phần nội dung giáo viên cho học sinh tự đặt tiêu đề cho mỗi phần.Điều này khiến các em thích thú vì được làm chủ bài học. Đồng thời, phát huy được trí tưởng tượng, khái quát mang tính thẫm mĩ cho học sinh.( Giáo viên lưu ý học sinh yêu cầu khi đặt tiêu đề : Thể hiện được nội dung khái quát của toàn đoạn, hình ảnh, giàu sức gợi.Ví dụ:... . Trong trường hợp học sinh chưa đặt được tiêu đề hay thì giáo viên có thể đưa ra tiêu đề của mình để các em đối chiếu, lựa chọn).``

3. Năng lực tự học: Là khả năng học sinh có thể độc lập tìm kiếm, tích lũy tri thức, tự nâng cao nhận thức của bản thân mình theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập hoặc sở thích, niềm say mê , nhu cầu nhận thức của bản thân.

* Để hình thành cho học sinh năng lực đó, cần:

+ Hướng dẫn học sinh phương pháp tự học : Học bài cũ, làm bài tập, soạn bài mới.Học từ xa qua sách, tư liệu, trên mạng...

+ Tạo điều kiện để học sinh có cơ hội trình bày những kiến thức mà các em tự tìm kiếm, tích lũy được trước tập thể.

VD: Phần giới thiệu bài thường do giáo viên làm. Nên để cho học sinh giới thiệu. Điều này làm tăng hứng thú của học sinh . Đồng thời rèn luyện cho các em tính tự tin, khả năng trình bày trước tập thể. Luyện được cách dẫn dắt, mở bài cho một bài văn phân tích về tác phẩm văn học. Để làm được điều này các em phải có sự chuẩn bị. Tạo thói quen tự học ở nhà cho học sinh.

Trong phần tìm hiểu về tác giả, tác phẩm của mỗi văn bản, giáo viên yêu cầu học sinh thuyết minh về tác giả, tác phẩm đó trước lớp. Điều này sẽ tạo hứng thú cho các em vì được thể hiện những hiểu biết của mình trước tập thể. Đồng thời tạo động lực cho ý thức tự học của các em, bởi muốn thuyết trình được trước lớp đòi hỏi phải có sự chuẩn chu đáo và nắm chắc nội dung ở nhà.

+ Giao các nhiệm vụ học tập đòi hỏi phải có sự tìm kiếm kiến thức từ các nguồn khác nhau.

VD: Học về văn thuyết minh, yêu cầu các em tìm hiểu về di tích danh thắng trên quê hương.

4. Năng lực thực hành ứng dụng: Đây là khả năng học sinh vận dụng các kiến thức , kĩ năng đã học vào giải quyết nhiệm vụ học tập, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

* Để hình thành và phát triển năng lực này cho học sinh, cần:

- Từ các bài học, ý nghĩa trong các tác phẩm văn học đã học, hướng dẫn cho học sinh nhận ra được tác dụng của những điều đó đối với các nhân mình, đối với cuộc sống.

VD: Từ bức thông điệp cuộc sống mà Hữu Thĩnh gởi gắm trong "Sang thu": Con người sẽ trưởng thành qua tôi luyện của khó khăn, thử thách.Em rút ra được bài học gì cho bản thân trong cuộc sống.

- Hoặc tích hợp với kiến thức liên môn:

VD: Từ vẻ đẹp trong sáng, thanh khiết của bức tranh chớm thu ( Sang thu- Hữu Thĩnh), theo em, cần phải làm gì để giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên.

VD: Từ vẻ đẹp của biển trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá ( Huy Cận) hãy thể hiện tình yêu biển đảo của em bằng những hành động cụ thể có ý nghĩa.

C. KẾT LUẬN:

Việc dạy học phân môn Văn theo định hướng phát triển năng lực như trên là đang đi đúng lộ trình đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực học sinh của bộ Giáo dục và Đào tạo.Việc chỉ ra phương pháp đọc – hiểu văn bản theo chủ đề cho học sinh vừa hình thành và rèn luyện được cho các em năng lực tiếp nhận văn bản, vừa đáp ứng yêu cầu dạy học theo chủ đề sẽ được áp dụng sau năm 2015.Đồng thời qua đó hình thành và phát triển các năng lực tự học, năng lực thẩm mĩ, năng lực ứng dụng.

Vừa qua, Bộ Giáo dục- Đào tạo đã ban hành văn bản: Hướng dẫn nội dung sinh hoạt tổ,nhóm chuyên môn và tham gia diễn đàn trên mạng về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường phổ thông.Để góp vào tiếng nói chung, tôi xin mạnh dạn đưa ra ý tưởng này. Đây chỉ là một sự thể nghiệm mà trong quá trình giảng dạy tôi áp dụng và thấy có hiệu quả.







Каталог: data -> 7979817864694208824 -> tintuc -> files -> 12.2014
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
12.2014 -> BÀI tuyên truyền phòng chống hiv/aids kính thưa quý vị đại biểu!

tải về 41.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương