ChuyêN ĐỀ 6: KỸ NĂng dạy họC ĐẠi học nội dung I. Khái niệm quá trình dạy học (qtdh)



tải về 24.4 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu06.10.2022
Kích24.4 Kb.
#53443
1   2   3   4   5
CHUYÊN ĐỀ 6
3 NAT
2.2. Động lực của QTDH
QTDH cũng vận động và phát triển là nhờ không ngừng giải quyết các mâu tuẫn bên trong và bên ngoài QTDH. Đây cũng chính là các yếu tố cơ bản tác động lên QTDH.
Các mâu thuẫn bên trong QTDH gồm:
+ Mục đích, nhiệm vụ dạy học đã được nâng cao và hoàn thiện mâu thuẫn với nội dung dạy học còn ở trình độ thấp, lạc hậu.
+ Nội dung dạy học đã được hiện đại hoá mâu thuẫn với phương pháp, phương tiện dạy học còn cũ kỹ.
+ Nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đã được hiện đại hoá mâu thuẫn với trình độ GV còn thấp.
Các mâu thuẫn bên ngoài gồm có:
+ Tiến bộ của khoa học công nghệ mâu thuẫn với nội dung dạy học còn lạc hậu
+ Sự tiến bộ của xã hội mâu thuẫn với nhiệm vụ dạy học chưa được nâng cao
+ Những tiến bộ của Công nghệ dạy học mâu thuẫn với trình độ còn hạn chế của GV.
Như vậy, động lực của QTDH là quá trình giải quyêt tốt mâu thuẫn chủ yếu bên trong QTDH.
Trong số các mâu thuẫn bên trong của quá trình dạy học, có một mâu thuẫn tồn tại suốt từ đầu đến cuối quá trình này và kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn đó sẽ có những tác động đến việc giải quyết các mâu thuẫn khác của quá trình dạy học, quá trình này cũng nhờ đó mà vận động và phát triển không ngừng, đó chính là mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học.
Mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học là mâu thuẫn bên trong, nảy sinh giữa hai thành tố trung tâm, đặc trưng, cơ bản của quá trình dạy học. Kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn này sẽ tạo nên động lực chủ yếu của quá trình dạy học.
Quá trình dạy học vận động và phát triển chủ yếu là nhờ động lực này. Bản chất bên trong của mâu thuẫn cơ bản chính là mâu thuẫn giữa yêu cầu, nhiệm vụ học tập do giảng viên đề ra với trình độ nhận thức (trình độ phát triển trí tuệ, trình độ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo) hiện có của người học.
Quá trình giải quyết mâu thuẫn cơ bản là quá trình sinh viên thực hiện các yêu
cầu, nhiệm vụ học tập dưới sự hỗ trợ của giảng viên. Dưới góc độ Triết học thì đây
là quá trình sinh viên tích lũy, tìm kiếm, huy động tri thức, kỹ năng của bản thân (tích lũy về lượng) đến mức độ cần thiết, đủ để thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ học
tập, nhờ đó người học được nâng cao trình độ và đáp ứng được nhiệm vụ dạy họcđề ra (biến đổi về chất).
Quá trình dạy học là quá trình giảng viên liên tục đề ra các nhiệm vụ học tập và khi một nhiệm vụ được giải quyết lại có nhiệm vụ khác xuất hiện và lại được giải quyết, cứ như vậy mà quá trình dạy học không ngừng vận động và phát triển. Sự thúc đẩy giải quyết các mâu thuẫn cơ bản đó tạo ra động lực cơ bản của quá trình dạy học.
Song, muốn quá trình dạy học phát triển thì quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên phải tiến triển. Vì vậy, mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học phải chuyển hoá thành mâu thuẫn cơ bản của quá trình lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của sinh viên.
Sự lĩnh hội, theo I. M. Xêsênốp, là hoà những sản phẩm kinh nghiệm của người khác với kinh nghiệm của bản thân. Điều đó có nghĩa là làm cho những điều được mang từ bên ngoài vào phải hoà vào tài sản bên trong của bản thân, tạo nên một cấu trúc mới. Vì vậy, mâu thuẫn cơ bản của quá trình lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo là mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều chưa biết, điều đã biết ở đây chính là kinh nghiệm, sự hiểu biết của bản thân và điều chưa biết chính là kinh nghiệm của người khác, nghĩa là tri thức mới cần lĩnh hội.
Mâu thuẫn cơ bản muốn giải quyết được, cần có những điều kiện sau:
- Thứ nhất, người học phải hiểu đúng, đầy đủ và sâu sắc yêu cầu nhiệm vụ học tập do giản viên đề ra, đồng thời tự đánh giá một cách đúng mức trình độ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, trình độ trí tuệ hiện có của bản thân trước những yêu cầu, nhiệm vụ học tập đó và tự nhận thấy những khó khăn trong nhận thức, nảy sinh nhu cầu giải quyết khó khăn nhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập;
- Thứ hai, yêu cầu, nhiệm vụ học tập phải vừa sức với người học, điều này có nghĩa là yêu cầu, nhiệm vụ học tập được đề ra ở mức độ tương ứng với giới hạn trên của vùng phát triển trí tuệ gần nhất của sinh viên mà họ có thể giải quyết được với sự nỗ lực cao nhất về trí lực cũng như thể lực của mình. Yêu cầu nhiệm vụ học tập quá cao hoặc quá thấp đều không có tác dụng thúc đẩy sinh viên tích cực học tập. Nghệ thuật của người dạy là biết dự đoán khả năng của người học để đề ra yêu cầu cho phù hợp;
- Thứ ba, yêu cầu, nhiệm vụ học tập mà giảng viên đề ra phải do tiến trình dạy học dẫn đến, điều này có nghĩa là yêu cầu, nhiệm vụ học tập phải được đưa ra đúng thời điểm, không sớm quá, cũng không muộn quá và phù hợp với logic bài học, logic nhận thức của người học. Điều này sẽ giúp cho việc nảy sinh mâu thuẫn trong nhận thức của người học một cách sâu sắc.

tải về 24.4 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương