Chào mừng kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam


Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4



tải về 326.93 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích326.93 Kb.
#23481
1   2   3

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4

về xây dựng Đảng: Những bài học từ 25 năm xây dựng, chỉnh đốn Đảng


Từ ngày thành lập, Đảng ta luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng, nhờ vậy, Đảng đã lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Tám năm 1945, kháng chiến thắng lợi, thống nhất Tổ quốc và đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (1986), công tác xây dựng Đảng càng được đặc biệt chú trọng.

Đại hội VI của Đảng (từ 15 đến 18-12-1986) nêu rõ: “Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác”.  

Đại hội VII của Đảng (từ 24 đến 27-6-1991) khẳng định tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng.

Đại hội VIII của Đảng (tử 28-6 đến 1-7-1996) chỉ rõ: “Trong giai đoạn hiện nay, lãnh đạo kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt”.

Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) (2-2-1999) Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa VIII ra Nghị quyết: “Một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”, đã nhấn mạnh: “Toàn Đảng tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng; thực hiện tự phê bình và phê bình…” “nhằm nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng”.

Đại hội IX của Đảng (từ 19 đến 22-4-2001 quyết định: Toàn Đảng phải tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nghị quyết về xây dựng Đảng, nhất là Nghị quyết T.Ư 6 (lần 2), khóa VIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đại hội X của Đảng (từ 18 đến 25-4-2006) xác định: “Tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, có tầm trí tuệ cao, có phương thức lãnh đạo khoa học, luôn gắn bó với nhân dân”.

Đại hội XI của Đảng (từ 12 đến 19-1-2011) khẳng định: “Xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta hiện nay” “…Phải phòng và chống những nguy cơ lớn: sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu và sự suy thoái, biến chất của cán bộ, đảng viên”.

Sau 25 năm xây dựng, chỉnh đốn Đảng, từ Đại hội VI của Đảng (1986) đến nay, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI (từ 26 đến 31-12-2011) đã ra Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Nghị quyết nêu rõ: “Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt được nhiều kết quả tích cực; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừng được nâng cao; phương thức lãnh đạo của Đảng từng bước được đổi mới; vai trò lãnh đạo của Đảng được giữ vững…

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục…

Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…”(1)

 Hội nghị Trung ương 6 (lần 2), khóa VIII, đã chỉ rõ: “Sự suy thoái về tư tưởng chính trị; tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn”.(2) Đại hội XI của Đảng khẳng định: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng”.(3) Từ “một bộ phận” đã lan ra “một bộ phận không nhỏ” thì đến Hội nghị Trung ương 4, khóa XI đã chỉ ra rằng, tình trạng ấy không chỉ ở “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên, “trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp…”

Tình hình tiêu cực trên do nhiều nguyên nhân, song tựu trung lại có một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, tự phê bình và phê bình, “quy luật phát triển của Đảng”, là khâu đột phá và là biện pháp có ý nghĩa then chốt bảo đảm cho các giải pháp khác thắng lợi là một chủ trương đúng đắn của Đảng, nhưng không được thực hiện một cách nghiêm túc.

Nội dung kiểm điểm của tập thể và cá nhân có “độ vênh” khá lớn. Khuyết điểm của cá nhân chưa thể hiện đầy đủ khuyết điểm chung của tập thể đã nêu trong các báo cáo. Đảng ta vẫn coi tham nhũng là một trong bốn nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng, của chế độ. Nhưng cho đến nay, hầu như chưa có cán bộ, đảng viên nào tự giác nhận là mình có tham nhũng ?

Tự phê bình và phê bình vẫn còn nặng tình trạng “đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại”, “dĩ hòa vi quý”, “dễ người dễ ta”, “trước mặt thì nể, kể lể sau lưng” chưa nhìn thẳng vào sự thật, chưa đưa được những vấn đề nổi cộm của cơ quan, đơn vị, địa phương vào kiểm điểm. Đối với cá nhân cán bộ, đảng viên, phần kiểm điểm về đạo đức, lối sống còn hời hợt, qua loa. Chưa thực hiện cơ chế xử lý đối với tổ chức, cán bộ, đảng viên tự phê bình và phê bình không đạt yêu cầu.  

Trong công tác cán bộ, đảng viên, chưa theo đúng quy luật “muốn phát triển, phải chấp nhận đào thải”. “Có vào, có ra, có lên, có xuống” phải trở thành nền nếp bình thường.

Hai là, cán bộ lãnh đạo chủ chốt chưa nêu gương về tự phê bình và phê bình nghiêm túc. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “muốn tự phê bình và phê bình có kết quả, cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cao cấp phải làm gương trước”.

Những khuyết điểm của cấp trên, của cán bộ lãnh đạo không được tự giác nhận ra, không được làm rõ thì đến khi chỉ đạo cấp dưới sẽ không thể có sự thẳng thắn, vô tư mà thường rơi vào tình trạng “há miệng mắc quai” và kém hiệu quả. Cán bộ lãnh đạo, nhất là những người đứng đầu, không tự giác, nghiêm túc tự phê bình và phê bình thì sẽ trở thành rào cản lớn kìm hãm, làm biến dạng chế độ tự phê bình và phê bình trong các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể.

Cán bộ lãnh đạo nghiêm túc tự phê bình và phê bình có nghĩa là vừa thực hiện chức năng tự giáo dục, vừa là tấm gương sáng trước cấp dưới và quần chúng.

Ba là, chưa thật sự dựa vào dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “đảng viên thì phải dựa vào nhân dân mà xây dựng Đảng…” “nếu không có nhân dân giúp sức thì Đảng không làm được việc gì hết”.

Hơn ai hết, nhân dân hiểu rất rõ những thành tích cũng như những khuyết điểm của tổ chức đảng và từng cán bộ, đảng viên ở nơi họ sinh sống. Đảng có “nghìn tay, nghìn mắt” cũng không thể quản lý được cán bộ, đảng viên, mà phải có cơ chế để người dân tham gia ý kiến phê bình, chất vấn tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Các cấp ủy Đảng phải thực hiện tốt, có nền nếp, không làm chiếu lệ, hình thức việc tự phê bình của các tổ chức Đảng trước quần chúng và mở rộng chế độ quần chúng phê bình các tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên.

Bốn là, chưa phát huy tốt vai trò của chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở với xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tổ chức cơ sở Đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên, đạt hiệu quả cao từ cơ sở mà chủ yếu là ở chi bộ. Do vậy, cần nâng cao hơn nữa chất lượng sinh hoạt của chi bộ, bảo đảm cho sinh hoạt của chi bộ đạt được tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng.

 Sinh hoạt của chi bộ đạt chất lượng cao sẽ tác động làm cho chi bộ mạnh. Chi bộ mạnh thì có nhiều đảng viên tốt. Có nhiều chi bộ mạnh, nhiều đảng viên tốt sẽ góp phần khẳng định vai trò lãnh đạo trường tồn của Đảng với dân tộc hướng tới mục tiêu cao cả: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Những nguyên nhân của tình hình yếu kém trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong 25 năm qua đồng thời cũng là những bài học bổ ích rất đáng tham khảo khi triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI: “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.         

(1) Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 BCHTƯ (khóa XI): “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” - Báo Nhân Dân, số 20587, ngày 18-1-2012.

(2) Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) BCHTƯ (khóa VIII) - NXB CTQG - H - 1999 - tr 6.

(3) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI - NXB CTQG - H - 2011 - tr 29

Nguyễn Xuyến

http://tttt.gialai.gov.vn

Sở TT&TT Gia lai



Đảng lãnh đạo - Nhân tố quyết định sức mạnh quân sự, quốc phòng

Giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo quân đội "tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt”. Nghiên cứu bổ sung thể chế hoá các quan điểm của Đảng, tập trung xây dựng quân đội nhân dân theo hướng "cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, trong đó, lấy xây dựng quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, bảo đảm cho quân đội thực sự là lực lượng nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc, thực sự là công cụ bạo lực sắc bén, trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và của nhân dân.

Thiếu tướng PGS, TS Nguyễn Đình Chiến -

Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng



Nếu như thắng lợi "Đại thắng Mùa xuân” năm 1975 kết thúc 30 năm chiến tranh, giành độc lập - tự do - thống nhất đất nước là trang sử vàng chói lọi nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, thì sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, "chúng ta đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử”. Quả vậy, nhìn lại chặng đường đã qua, nhất là giai đoạn trước và sau đổi mới (1986) dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thách thức, các thế lực thù địch chống phá ta quyết liệt từ nhiều phía, thực hiện bao vây cấm vận, tiến hành cuộc chiến tranh chống phá nhiều mặt "làm cho Việt Nam phải chảy máu”; chúng ta phải đối phó với chiến tranh biên giới; với truyền thống thủy chung trong sáng, chúng ta lại phải làm nghĩa vụ quốc tế cao cả giúp đỡ hai nước bạn Cam-pu-chia và Lào…; tình hình kinh tế đất nước sa sút nghiêm trọng "cuộc khủng hoảng nảy sinh từ cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80, kéo dài hơn mười năm với tỷ lệ lạm phát tới 774,7% vào cuối năm 1986, đầu năm 1988, trên đất nước ta nạn đói với số lượng đông còn ở nhiều vùng và lạm phát còn ở mức rất cao; tiếp đến những năm 1990 – 1991 chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào giai đoạn thoái trào; các thế lực thù địch ráo riết chống phá ta bằng chiến lược "diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ… không ít cán bộ, đảng viên và nhân dân dao động, băn khoăn, lo lắng... Vượt lên tất cả những cam go, bên cạnh những thành tựu về kinh tế - xã hội, lĩnh vực quân sự - quốc phòng đã có những đổi mới và phát triển, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng. Thành tựu cơ bản, bao trùm là: Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, các thành quả cách mạng, sự lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN, tăng cường thế và lực của đất nước; sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc lớn mạnh hơn nhiều so với trước; khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường củng cố vững chắc; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Việt Nam luôn được các tổ chức quốc tế xếp trong tốp các nước có môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho đầu tư phát triển.

Có được thành tựu hôm nay chúng ta càng vững tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng, càng rất đỗi tự hào về "Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, nhân dân anh hùng”. Bạn bè năm châu hiểu rõ hơn tinh thần Việt Nam, sức mạnh Việt Nam, càng thêm tin tưởng ủng hộ, giúp đỡ mạnh mẽ sự nghiệp chính nghĩa chấn hưng đất nước của Việt Nam.

Hiện nay tình hình thế giới và khu vực diễn biến rất phức tạp, vượt qua nhiều dự báo, tiềm ẩn những bất trắc khó lường. Đối với nước ta, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, sử dụng chiêu bài "dân chủ”, "nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ ở nước ta; tình hình tranh chấp chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông còn phức tạp; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện xa rời mục tiêu CNXH, "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ.

Để khắc phục được tình hình trên, điều quan trọng nhất là phải tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về "chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Không ngừng chăm lo xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, bao gồm cả tiềm lực, thế trận và lực lượng quốc phòng. Trang bị kiến thức quốc phòng toàn dân là nội dung hết sức quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời bình nhằm giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển bền vững, đồng thời sẵn sàng đối phó thắng lợi trong tình huống đất nước có đột biến lớn, hoặc chiến tranh. Chỉ thị số 12-CT/TW, ngày 3-5-2007 của Bộ Chính trị chỉ rõ: "Công tác giáo dục quốc phòng, an ninh phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền và vai trò tham mưu của các ban, ngành…”.

Chỉ thị của Đảng đã xác định rõ chủ thể lãnh đạo giáo dục quốc phòng là các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến cơ sở, trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện là chính quyền các cấp. Cho nên, trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành và giáo dục quốc phòng toàn dân phải có kế hoạch cụ thể, tổ chức chặt chẽ, coi trọng chất lượng; kịp thời nghiên cứu bổ sung, cập nhật các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, tình hình nhiệm vụ mới của Đảng, của địa phương vào giáo trình giáo dục, tài liệu thông tin tuyên truyền về quốc phòng, an ninh, phù hợp với từng đối tượng, từng cấp học và từng lĩnh vực hoạt động, nhất là các vấn đề: Đổi mới tư duy về mục tiêu, nhiệm vụ, sức mạnh và lực lượng bảo vệ Tổ quốc; trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành xây dựng khu vực phòng thủ; nhãn quan chính trị trong xử lý các tình huống quân sự, quốc phòng; tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh; chủ nghĩa yêu nước, lịch sử truyền thống của Đảng, của dân tộc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc… Đó là những nội dung hết sức cấp thiết nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nêu trong Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng là phải: "Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống”.

Phải nắm vững những quan điểm cơ bản của Đảng là: Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với CNXH; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế-xã hội là lợi ích cao nhất của đất nước. Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN; sức mạnh bên trong là nhân tố quyết định; nắm chắc nhiệm vụ then chốt là xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Trong đó, cần tập trung lãnh đạo thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về "Một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”; bảo đảm tiến trình thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 3 (khóa XI) về cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình phát triển, tạo động lực mới thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng bền vững nền kinh tế của đất nước, tăng cường sức mạnh quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc; kết hợp chặt chẽ các nhiệm vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Tiếp tục chăm lo hơn nữa việc xây dựng sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc: Chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, LLVT làm nòng cốt.

Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, hiện đại hóa trang bị, vũ khí kỹ thuật, đi đôi với việc không ngừng xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Cùng với việc ra sức phát huy hiệu lực, tranh thủ tối đa và khai thác mọi thuận lợi ở bên ngoài, quán triệt sâu sắc đường lối độc lập tự chủ, phương châm thêm bạn bớt thù, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cố gắng gia tăng hợp tác, hạn chế tối đa xung đột, đối đầu, đồng thời cảnh giác cao với mọi sự lợi dụng chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của ta.

Giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo quân đội "tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt”. Nghiên cứu bổ sung thể chế hoá các quan điểm của Đảng, tập trung xây dựng quân đội nhân dân theo hướng "cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, trong đó, lấy xây dựng quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, bảo đảm cho quân đội thực sự là lực lượng nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc, thực sự là công cụ bạo lực sắc bén, trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và của nhân dân.

Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 3-2-1930), đất nước ta chìm trong đêm trường nô lệ của thực dân đế quốc, không có tên trên bản đồ thế giới. Mặc dù trước đó đã nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân, các phong trào cách tân, duy tân… nhưng đều không thành công. Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam với lãnh tụ thiên tài Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, với đường lối chính trị - quân sự đúng đắn đã tập hợp được sức mạnh toàn dân, vũ trang toàn dân, phát triển nghệ thuật chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang làm nòng cốt tới đỉnh cao, hết sức tài tình, sáng tạo, độc đáo đã đánh thắng các thế lực thực dân, đế quốc hùng mạnh nhất của thời đại hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là lựa chọn tất yếu khách quan của lịch sử cách mạng Việt Nam, của cả dân tộc Việt Nam, nhân tố quyết định sức mạnh quân sự, quốc phòng của đất nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Viện Chiến lược

- Bộ Quốc phòng

http://gdqptn.edu.vn

TT Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên




Từ cương lĩnh của Đảng và việc vận dụng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Cương lĩnh là ngọn cờ chiến đấu của Đảng. Thực hiện Cương lĩnh năm 1930, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại. Đó là thắng lợi của Cách mạng Tháng 8 năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội với hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sau chiến tranh, đất nước ta gặp muôn vàn khó khăn. Đảng đã lãnh đạo nhân dân vừa ra sức khôi phục kinh tế vừa tiến hành hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và Tây Nam, bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Đảng đã tập trung lãnh đạo xây dựng cơ sở vật chất của CNXH, từng bước hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân lao động. Tuy nhiên, trước yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, việc duy trì lâu dài mô hình, cơ chế tập trung bao cấp không còn phù hợp và đã bộc lộ những hạn chế, nhược điểm. Trong việc hoạch định và thực hiện đường lối cách mạng XHCN, có lúc, có nơi đã mắc sai lầm khuyết điểm chủ quan, duy ý chí. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ, khủng hoảng kinh tế - xã hội trong những năm đầu cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn đất nước, trước những biến động của tình hình quốc tế và những âm mưu của các thế lực thù địch chống lại Việt Nam, Đảng ta nhận thấy rằng đổi mới là đòi hỏi bức thiết của tự thân trong nước, có ý nghĩa sống còn, đồng thời cũng là xu thế của thời đại. Chính tư duy lạc hậu của chúng ta đã cản trở phát triển kinh tế, khiến đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Vậy thì muốn phát triển kinh tế ta phải đổi mới tư duy lạc hậu, bảo thủ, đổi mới "nhận thức và cách suy nghĩ".

Trước những thách thức của thời kỳ mới, Đảng ta đã tổng kết sáng kiến từ thực tiễn của nhân dân, tìm tòi, hoạch định đường lối đổi mới. Tại Đại hội VI (1986 ) đặc biệt là sau Hội nghị TW 6, khóa VI, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, Đảng ta đã phê phán triệt để cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp và khẳng định việc thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần; đẩy mạnh sản xuất hàng hóa; đảm bảo cho các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế được tự do kinh doanh hợp pháp; thừa nhận nền kinh tế nước ta có 2 đặc trưng là tính kế hoạch và quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1987-1988, tình hình kinh tế-xã hội nước ta vẫn trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng, giá cả leo thang, lạm phát vẫn ở mức cao, lương thực và hàng tiêu dùng thiếu nghiêm trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng đó, vấn đề cấp bách đặt ra là phải thể chế hoá, cụ thể hoá đường lối đổi mới thành pháp luật và các chính sách, chủ trương, giải pháp cụ thể để hiện thực hoá đường lối, quan điểm của Đảng. Ngày 14/11/1987, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 217/HĐBT về quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế quốc doanh. Ngày 29/12/1987, Quốc hội khoá VIII thông qua Luật Đầu tư nước ngoài hiệu lực từ ngày 01/01/1988. Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 05/4/1988 (khoán 10) về đối mới quản lý kinh tế nông nghiệp, giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân và xác định vai trò kinh tế hộ nông dân. Cuối năm 1988, thực hiện bù giá vào lương, xoá bỏ chế độ phân phối bao cấp, tem phiếu. Ngày 29/3/1989, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá VI đề ra 12 chủ trương chính sách lớn, cụ thể hoá những quan điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, giải quyết nhiều vấn đề bức bách về kinh tế, xã hội thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, chống lạm phát, đề ra những nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới, giữ vững con đường và mục tiêu XHCN, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước.

Nhờ những chính sách, giải pháp, nguyên tắc đó mà công cuộc đổi mới phát triển đúng hướng và từ năm 1989 có được những thành tựu bước đầu. Năm 1989 Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới. Chính trị xã hội ổn định, vượt qua thách thức do tác động của khủng hoảng và sự sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu. Trước bối cảnh mô hình CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, hệ thống XHCN thế giới tạm thời lâm vào thoái trào, Đại hội VII của Đảng (tháng 6/1991) khẳng định tiếp tục đổi mới đồng bộ, triệt để trên các lĩnh vực với những bước đi, cách làm phù hợp và giữ vững định hướng XHCN. Đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, xác định những quan điểm và phương hướng phát triển đất nước, khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Dưới ngọn cờ của Cương lĩnh năm 1991, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta vững vàng vượt qua nhiều sóng gió, thử thách, giành nhiều thắng lợi trong công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, đưa đất nước ta tiếp tục từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với những nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp thực tiễn Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, qua hơn 25 năm đổi mới, đất nước ta đã giành được những thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tiếp tục phát triển. Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội (1996); vượt qua khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực (1997-1998); khắc phục có hiệu quả ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay; thực hiện các Kết luận của Bộ Chính trị, nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, bước đầu thực hiện được mục tiêu: kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, vượt qua ngưỡng nước nghèo chậm phát triển, đứng vào nhóm các nước có thu nhập trung bình. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị, xã hội ổn định, an ninh, quốc phòng được giữ vững. Vai trò và vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng nâng cao.



Hiện nay, nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc với đặc điểm nổi bật của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thử thách nhưng sẽ có những bước tiến mới. Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là con đường mới mẻ, chưa có tiền lệ, chúng ta phải vừa đi vừa dò đường, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm; không ít vấn đề mới nảy sinh cần được nghiên cứu, tổng kết, làm sáng tỏ. Bối cảnh quốc tế và thực tiễn cách mạng nước ta đòi hỏi Đảng ta phải giữ vững định hướng, đồng thời bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 cho phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Với tinh thần đó, Đại hội X của Đảng (tháng 4/2006) đã quyết định phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 cho phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới (bổ sung phát triển năm 2011). Đồng thời, Đại hội XI của Đảng cũng đã đề cập đến nhiều vấn đề, hiện trạng của nước ta hiện nay. Cơ sở hạ tầng là một trong những trở ngại lớn nhất của phát triển kinh tế tại Việt Nam. Chất lượng tăng trưởng thấp thể hiện qua chỉ số ICOR cao, cơ cấu trong nền kinh tế thiếu tính bền vững và nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Một trong những trở ngại của nền kinh tế Việt Nam là thiếu nguồn nhân lực có trình độ. Chất lượng nhân lực không cao và chậm áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ khiến cho năng suất lao động thấp, sức cạnh tranh của hàng hóa kém, giá trị gia tăng của các sản phẩm chưa cao. Nguồn nhân lực giá rẻ không còn được xem là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất là ở khu vực nông thôn trở thành một rào cản phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu quốc gia như thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đến năm 2020. Mặt khác tâm lý thỏa mãn với những kết quả đạt được bước đầu trong công cuộc đổi mới (thoát khỏi nhóm các nước nghèo) là nguy cơ Việt nam mắc phải bẫy thu nhập trung bình mà rất nhiều quốc gia khác mắc phải. Bên cạnh đó tệ tham nhũng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Vì vậy chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn thấp và chưa đạt được độ bền vững. Chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, tính hiệu quả của kinh tế thấp, đồng thời, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu. Vì vậy Nghị quyết TW 3 khóa XI đã tập trung vào vấn đề tái cơ cấu lại nền kinh tế, đặc biệt là bộ phận kinh tế nhà nước (cả hệ thống ngân hàng và các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước) nhằm minh bạch hóa tài chính của kinh tế Nhà nước, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh kinh tế Nhà nước và của nền kinh tế. Nghị quyết TW 4 khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay” nhằm chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần kịp thời tháo gở nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì thế cần phát huy việc nghiên cứu, vận dụng sáng tạo Cương lĩnh của Đảng trong từng giai đoạn cách mạng để Cương lĩnh của Đảng thực sự là ngọn cờ chiến đấu của Đảng ta nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta.



Th.s Lê Thu Huyền

Khoa XDĐ

http://truongleduan.quangtri.gov.vn

Trường Chính trị lê Duẩn




Bức tranh toàn cảnh kinh tế xã hội Việt Nam năm 2012


25/12/2012

Khép lại năm 2012 với nhiều thách thức từ những khó khăn của nền kinh tế trong nước và thế giới, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội... những kết quả tích cực đó được phản ánh khá đầy đủ tại số liệu thống kê về kinh tế - xã hội năm 2012 được Tổng cục Thống kê tổ chức công bố vào chiều ngày 24/12/2012 tại Hà Nội.

CPI đã được kiểm soát tốt

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2012 tăng 0,27% so với tháng trước, lạm phát năm 2012 được kiềm chế ở mức 6,81%.

Đây là kết quả đáng lưu ý của kinh tế Việt Nam 2012, bởi mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đã được thực hiện tốt. Việc kiểm soát khá tốt mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng thể hiện tính kịp thời và hiệu quả của việc triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá. Trong năm 2012 có tới 7 tháng CPI chỉ tăng dưới 1% và hầu hết các tháng chỉ tăng dưới 0,5%”.

Cụ thể, theo phân tích của Tổng cục Thống kê, CPI tăng không quá cao vào 2 tháng đầu năm (Tăng 1,0% vào tháng 1 và tăng 1,37% vào tháng 2) nhưng tăng cao nhất vào tháng 9 với mức tăng 2,20%, chủ yếu do tác động của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần trong những tháng cuối năm.

Về nhóm hàng, CPI bình quân của nhiều nhóm hàng năm nay có mức biến động nhiều và khác xu hướng so với năm trước. Nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng thấp hơn mức tăng chung (Lương thực tăng3,26%, thực phẩm tăng 8,14%, CPI bình quân chung tăng 9,21%), trong khi năm 2011 đây là nhóm hàng có chỉ số giá tăng cao nhất và cao hơn nhiều so với mức tăng chung (Lương thực tăng 22,82%, thực phẩm tăng 29,34%, CPI bình quân chung tăng 18,58%).

Riêng nhóm dịch vụ y tế có sự thay đổi lớn với chỉ số giá tăng mạnh ở mức 20,37%, cao hơn nhiều lần mức tăng 4,36% của năm 2011. Trong 2 năm qua, chỉ số giá nhóm giáo dục vẫn duy trì mức tăng cao (Năm 2011 tăng 23,18%; năm 2012 tăng 17,07%) và chỉ số giá nhóm bưu chính viễn thông vẫn duy trì mức giảm (Năm 2011 giảm 5,06%; năm 2012 giảm 1,11%).

Chỉ số giá vàng tháng 12/2012 tăng 0,46% so với tháng trước; tăng 0,4% so với tháng 12/2011. Chỉ số giá USD tháng 12/2012 tăng 0,03% so với tháng trước; giảm 0,96% so với tháng 12/2011.

GDP thấp hơn so với dự đoán

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP năm 2012 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011, đây là mức thấp hơn dự kiến. (5,2%)

Cụ thể, mức tăng GDP từng quý như sau: quý I tăng 4,64%; quý II tăng 4,08%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44%.

Trong 5,03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm phần trăm, khu vực dịch vụ tăng 6,42%, đóng góp 2,7% điểm phần trăm.

Theo nhận định của Tổng cục Thống kê: Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 5,8% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng quý, khẳng định tính kịp thời, đúng đắn, và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp thực hiện của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

Sau 20 năm Việt Nam lại xuất siêu

Năm 2012 cũng là năm xuất siêu đầu tiên Việt Nam xuất siêu hàng hóa kể từ năm 1993, với mức 284 triệu USD. Nguyên nhân chủ yếu của việc xuất siêu là do suy giảm của sản xuất và tiêu dùng trong nước nên nhập khẩu tăng thấp hơn nhiều so với xuất khẩu. Đáng chú ý là xuất siêu hàng hóa chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức xuất siêu đạt gần 12 tỷ USD, tập trung ở nhóm hàng gia công lắp ráp. Ngược lại, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,7 tỷ USD.

Cụ thể, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 12 ước tính đạt 10,4 tỷ USD, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 15% so với năm 2011. Tính chung cả năm 2012, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 42,3 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 72,3 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2012 đạt 114,3 tỷ USD, bao gồm: khu vực kinh tế trong nước đạt 54 tỷ USD (giảm 6,7%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 60,3 tỷ USD (tăng 23,5%).

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay tăng cao chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với các mặt hàng như: Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép... Các mặt hàng trên đều thuộc nhóm hàng có tỷ trọng gia công cao, điều này phản ánh hiệu quả xuất khẩu và lượng ngoại tệ thực thu thấp. Mức tăng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 17,7 điểm phần trăm vào mức tăng chung, trong khi đó khu vực kinh tế trong nước chỉ đóng góp 0,6 điểm phần trăm.

Trong năm 2012, nhiều sản phẩm thuộc nhóm hàng công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh như: Điện thoại và linh kiện 12,6 tỷ USD, tăng 97,7%; điện tử máy tính đạt 7,9 tỷ USD, tăng 69,1%; máy móc, thiết bị phụ tùng 5,5 tỷ USD,tăng 26,9%. Nhiều nhóm hàng nông sản tăng khá về lượng xuất khẩu: Sắn và sản phẩm sắn tăng 55,2%; cà phê tăng 37,9%; cao su tăng 23,8%; hạt điều tăng 25,6%; gạo tăng 13,1%; chè tăng 10,4%. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu gạo đạt trên 8 triệu tấn, tương đương 3,7 tỷ USD.

Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay có sự thay đổi so với năm trước: Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 51,7 tỷ USD, tăng 49,9% và chiếm 45,1% (Năm 2011 là 35,6%), chủ yếu do tăng kim ngạch của điện thoại và linh kiện, tăng 6,2 tỷ USD (tăng 97,7%). Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 39 tỷ USD, tương đương năm 2011 nhưng tỷ trọng giảm từ 40,3% năm 2011 xuống 34,1% năm 2012. Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 17,7 tỷ USD, tăng 18% so với năm trước nhưng tỷ trọng không đổi với 15,4%. Nhóm hàng thuỷ sản đạt 6,2 tỷ USD, xấp xỉ năm 2011 và tỷ trọng giảm từ 6,3% năm 2011 xuống 5,4% năm 2012.

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu của nước ta năm 2012, EU vươn lên là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất với kim ngạch đạt 20,3 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2011 và chiếm 17,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 12 ước tính đạt 10,6 tỷ USD, tăng 6,5% so với tháng trước và tăng 13% so với năm 2011. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2012 đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm trước, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 54 tỷ USD, giảm 6,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 60,3 tỷ USD, tăng 23,5%. Mức tăng kim ngạch nhập khẩu năm nay đạt thấp nhất kể từ năm 2002 trở lại đây (Không tính đến năm 2009). Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2012 tăng 7,4% so với năm 2011.

Cơ cấu kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay cũng có sự thay đổi so với năm 2011, nhóm tư liệu sản xuất ước tính đạt 106,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao nhất với 93,2%, tăng so với mức 90,6% của năm 2011, chủ yếu do tỷ trọng nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng có liên quan đến lắp ráp hàng xuất khẩu tăng từ 29% lên 36,9%. Nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu chiếm 56,3%, giảm so với mức 61,6% của năm trước; nhóm hàng tiêu dùng đạt 7,8 tỷ USD, chiếm 6,8%, giảm so với mức 7,6% của năm 2011.

Về thị trường hàng hóa nhập khẩu năm nay, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 28,9 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2011 và chiếm 25,3% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu; tiếp đến là ASEAN đạt 21 tỷ USD, tăng 0,3% và chiếm 18,3%; Hàn Quốc đạt 15,6 tỷ USD, tăng 18,4% và chiếm 13,6%; Nhật Bản đạt 11,7 tỷ USD, tăng 12,2% và chiếm 10,2%; EU đạt 8,8 tỷ USD, tăng 13,3% và chiếm 7,7%; Hoa Kỳ đạt 4,7 tỷ USD, tăng 4,7% và chiếm 4,1%.

Kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2012 ước tính đạt 9,4 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm 2011, trong đó dịch vụ du lịch đạt 6,6 tỷ USD, tăng 18%; dịch vụ vận tải 2,1 tỷ USD, giảm 15,5%. Kim ngạch dịch vụ nhập khẩu năm 2012 ước tính đạt 12,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2011, trong đó dịch vụ vận tải đạt 8,7 tỷ USD, tăng 6%; dịch vụ du lịch 1,9 tỷ USD, tăng 8,5%. Nhập siêu dịch vụ năm 2012 là 3,1 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm 2011 và bằng 32,8% kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2012.

Một số chỉ tiêu khác

Bên cạnh đó, bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2012 còn được phản ánh qua các số liệu thống kê như: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2012 tăng 3,4% so với năm 2011, bao gồm: Nông nghiệp tăng 2,8%, lâm nghiệp tăng 6,4%, thủy sản tăng 4,5%. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2012 ước đạt 48,5 triệu tấn, tăng 2,6% so với cùng kì. Diện tích rừng lâm nghiệp tập trung cả năm đạt 187 nghìn ha, bằng 88,2% năm 2011. Tổng diện tích rừng bị triệt hại năm 2012 là 3.225ha, giảm 18%. Sản lượng thủy sản năm 2012 cũng tăng 5,2% và diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2012 tăng 0,7%.

Về sản xuất công nghiệp, chỉ só sản xuất công nghiệp tháng 12 tăng 5% so với tháng trước và tăng 5,9% so với cùng kỳ. Tập trung ở các ngành công nghiệp khai khoáng tăng 3,5%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,5%... Một số ngành công nghiệp từng là thế mạnh của Việt Nam đang có mức tăng thấp hoặc giảm so với năm 2011 là may mặc tăng 2,3%, sản xuất gang thép tăng 2,2%, sản xuất giày dép giảm 0,9%, sản xuất xi măng giảm 6%, sản xuất mô tô xe máy giảm 14,6%.

Chỉ số hàng tồn kho tại thời điểm ngày 01/12 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20,1% so với cùng kỳ, trong đó những ngành có chỉ số tồn kho tăng cao như: Sản xuất xe có động cơ tăng 76,6%, sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 42,1%, chế biến và bảo quản thủy sản tăng 28,6%... Việc tăng lượng hàng tồn kho trong năm 2012 đã được dự báo trước, nhưng những con số nói trên cho thấy tình hình sản xuất của các doanh nghiệp vẫn chưa được cải thiện và sẽ có chiều hướng xấu hơn vào năm 2013.

Nguyên nhân của vấn đề hàng tồn kho một phần do giá cả thị trường liên tiếp tăng trong năm 2012, (chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với năm 2011), mặt khác kinh tế khó khăn và việc thắt chặt chi tiêu đã làm giảm nhu cầu mua sắm của người dân.

Vận tải hàng hóa cả năm 2012 tuy có tăng 9,5% về vận chuyển nhưng lại giảm 8,7% về luân chuyển so với năm trước. Vận tải hàng hóa nước ngoài tiếp tục giảm 12,4% về vận chuyển và giảm 14,8% về luân chuyển; trong đó các lĩnh vực giảm mạnh là vận tải đường biển giảm 14%, vận tải đường sông giảm 5,7%. Riêng vận tải hành khách năm 2012 tăng 12,2% về vận chuyển và tăng 9,5% về luân chuyển. Trong đó, vận tải hành khách đường sắt và đường bộ tăng 2% - 13%, hàng không, đường sông giảm từ 0,2% - 3,4%.

HMT tổng hợp

http://www.mof.gov.vn

Cổng thông tin Bộ Tài chính



Niềm tin và hy vọng trong Năm mới 2013

Năm mới 2013 đã đến, mang tới niềm tin và hy vọng về những thời cơ, vận hội mới. Song để vượt qua những khó khăn, thách thức đang đặt ra đòi hỏi sự đồng tâm hiệp lực, sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị và của toàn dân.

N

 Với sản lượng lúa cả năm 2012 ước tính đạt 43,7 triệu tấn, xuất khẩu gạo đạt  trên 8,1 triệu tấn, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế.    (Ảnh minh họa. Nguồn: sggp.vn)



hững ngày cuối cùng của năm 2012, cả nước đón nhận một tin vui: Thủy điện Sơn La, công trình thủy điện lớn nhất của cả nước và khu vực Đông Nam Á đã khánh thành sau 7 năm xây dựng. Với công suất 2.400 MW của cả 6 tổ máy đã được vận hành, Thủy điện Sơn La chiếm gần 10% tổng công suất hệ thống điện hiện nay, góp phần quan trọng vào việc đáp ứng nhu cầu điện năng trong những năm sắp tới. Việc dự án về đích sớm 3 năm so với mục tiêu mà Quốc hội đề ra không chỉ giúp tiết kiệm hàng chục nghìn tỷ đồng mà còn khẳng định trí lực của người Việt Nam khi thi công các công trình thế kỷ.

Thủy điện Sơn La khánh thành chỉ là một trong nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội của nước ta năm 2012, một năm ảm đạm của kinh tế thế giới. Theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố: Năm 2012, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính chỉ tăng 5,03% so với năm 2011, thấp hơn mục tiêu dự kiến và so với năm ngoái (tăng trưởng GDP năm 2011 là 5,89%), tuy vậy, lần đầu tiên sau 20 năm, năm 2012, Việt Nam xuất siêu 284 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục cao nhất từ trước đến nay (gần 115 tỷ USD). Sản lượng lúa cả năm 2012 ước tính đạt 43,7 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn so với năm trước; xuất khẩu gạo đạt trên 8,1 triệu tấn. Lạm phát được kiềm chế ở mức khoảng 6,8% (năm 2011 là gần 19%); chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2012 tăng 6,81% so với cùng kỳ năm 2011, xấp xỉ mức tăng 6,52% của năm 2009, thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2012 ước tính là 11,3 - 11,5%, giảm 1,1 - 1,3% so với năm 2011. Tai nạn giao thông so với năm 2011 giảm cả 3 tiêu chí, số vụ tai nạn giao thông giảm 28,1%, số người chết giảm 14,1% và số người bị thương giảm 28,2%...

Trên lĩnh vực chính trị, năm 2012, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" được triển khai mạnh mẽ, sâu rộng với tinh thần nghiêm túc, cầu thị và xây dựng từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng tới từng đảng viên. Cùng với việc tiếp tục thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, các quy định đã có về xây dựng Đảng, Nghị quyết đưa ra 4 nhóm giải pháp cần tập trung thực hiện: Nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cấp trên; Nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt đảng; Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách; Nhóm giải pháp về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Nghị quyết đã đạt được những kết quả bước đầu, nhận được sự đồng tình hưởng ứng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; qua đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Cũng trong năm 2012, tại các Kỳ họp thứ ba và thứ tư, Quốc hội khóa XIII đã thông qua nhiều Luật và Nghị quyết quan trọng. Đó là: Luật Biển Việt Nam; Nghị quyết tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ quan trọng do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn...

Về ngoại giao, trong năm 2012, Việt Nam đã tiến hành trao đổi nhiều chuyến thăm, tiếp xúc các cấp, nhất là cấp cao với các nước láng giềng, khu vực, đối tác lớn, bạn bè truyền thống và các đối tác tiềm năng, đồng thời nâng tầm quan hệ với một số đối tác ưu tiên, quan trọng. Đặc biệt, Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, nhân kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962 - 5/9/2012), 35 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977 - 18/7/2012) được triển khai với nhiều hoạt động ý nghĩa, thể hiện sinh động tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt và quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Năm 2012 còn là một năm để lại nhiều dấu ấn nổi bật trên lĩnh vực văn hóa. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Bộ Mộc bản kinh Phật của chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Như vậy, cho đến nay, Việt Nam đã có tổng cộng 14 di sản văn hóa cả vật thể và phi vật thể được thế giới công nhận. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2012 ước tính đạt trên 6,8 triệu lượt, tăng gần 13,9% so với năm 2011.

Những kết quả đạt được trong năm 2012 là nền tảng, là tiền đề cho sự phát triển vững chắc hơn của đất nước trong năm 2013 và những năm tới. Tuy nhiên, trước mắt chúng ta vẫn là những khó khăn và thách thức không nhỏ. Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn những hạn chế, yếu kém cần tiếp tục được khắc phục, trong đó kinh tế vĩ mô chưa thực sự phát triển vững chắc, tốc độ tăng trưởng đạt thấp hơn so với kế hoạch, tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu dựa vào khu vực FDI, sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo phục hồi chậm; tồn kho còn ở mức khá cao; nợ xấu ngân hàng chậm được xử lý… Trong năm 2012, tình trạng hàng loạt doanh nghiệp thua lỗ, phá sản, giải thể, thu hẹp sản xuất; thị trường bất động sản tiếp tục “đóng băng”; một số lãnh đạo doanh nghiệp và ngân hàng thương mại bị khởi tố hình sự, bị bắt giam do vi phạm pháp luật...khiến dư luận lo ngại.

V




Kỷ niệm trọng thể 40 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”  (Ảnh: dangcongsan.vn)


ề lao động và việc làm, theo Báo cáo kết quả điều tra việc làm năm 2012 do Tổng cục Thống kê phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tiến hành và công bố ngày 18/12, trong 3 quý I, II, III năm 2012 có gần 1 triệu người thất nghiệp bởi nền kinh tế không tạo đủ việc làm cho cả lao động mới gia nhập thị trường và bộ phận lao động thất nghiệp cũ; số người có việc làm tăng thêm 1,1 triệu nhưng đồng thời, lực lượng lao động Việt Nam cũng tăng với con số tương tự. Về đời sống dân cư, cũng theo Tổng cục Thống kê, mặc dù số hộ nghèo, hộ đói đã giảm mạnh so với năm 2011, song tính chung cả năm 2012, cả nước vẫn có 450,3 nghìn lượt hộ thiếu đói, tương ứng với 1.911,8 nghìn lượt nhân khẩu bị thiếu đói. Biết rằng tình trạng thất nghiệp và nghèo đói là một vấn đề mang tính toàn cầu mà ngay cả nhiều nước phát triển cũng đang phải đối mặt, nhưng với tình tương thân tương ái của người Việt Nam, những con số nêu trên khiến chúng ta không thể an lòng!

Theo dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế, nền kinh tế thế giới năm 2013 có thể sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, đối với nước ta, những hạn chế, yếu kém của nền kinh tế cùng những vấn đề xã hội bức xúc đang tồn tại hiện nay đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm cao hơn nữa của cả hệ thống chính trị, của các Bộ, ngành, địa phương trong xử lý, khắc phục, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra cho năm 2013.

Cùng với các biện pháp chủ động, tích cực của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương trong điều hành nền kinh tế, ngay trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân và cán bộ, đảng viên cần thực hiện tốt Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chỉ thị nêu rõ: Tổ chức các hoạt động đón Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 và kỷ niệm 83 năm thành lập Đảng bảo đảm thiết thực, hướng về cơ sở. Tổ chức thăm hỏi các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình và người có công với cách mạng, các đồng chí lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu, các đơn vị lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ ở biên giới, hải đảo. Chú trọng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn... đón tết. Không tổ chức để các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi thăm, chúc tết các địa phương. Kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/2013) là năm lẻ, không tổ chức đón, tiếp khách tại trụ sở các cơ quan đảng. Nghiêm cấm mọi hình thức tặng quà tết cho cấp trên; không được sử dụng tiền, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động trong dịp tết và Xuân Quý Tỵ. Tăng cường các biện pháp giữ gìn an ninh, trật tự - an toàn xã hội, an toàn giao thông; bảo đảm đủ phương tiện giao thông công cộng để nhân dân đi lại trong dịp tết được thuận lợi; bảo đảm hàng hoá chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả phù hợp phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp tết.

Những ngày vừa qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phấn khởi và tự hào tổ chức kỷ niệm 40 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, sự kiện lịch sử trọng đại và kỳ tích có một không hai - biểu tượng chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Với tinh thần Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” bất diệt, mong sao nước ta sẽ tiếp tục lập nên những Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” trên mặt trận phát triển kinh tế, chống đói nghèo. Xin được mượn lời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong bài phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tổ chức ngày 29/12 vừa qua để bày tỏ niềm tin và hy vọng trong năm mới 2013: “Hào khí Việt Nam, vận hội mới của đất nước thôi thúc chúng ta tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, nỗ lực phấn đấu xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xứng đáng với công lao to lớn, khát vọng cháy bỏng và sự hi sinh cao cả của các thế hệ đi trước, viết tiếp trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam anh hùng”.

Dương An Bình

http://dangcongsan.vn




Người Hà Nhì một lòng theo Đảng




Người Hà Nhì biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cho năng suất cao.
Thứ Bảy, 29/12/2012


Cũng như nhiều dân tộc khác trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Mường Nhé (Điện Biên) nói riêng, người Hà Nhì ở xã Chung Chải luôn chăm chỉ lao động, sản xuất để có cuộc sống đầy đủ hơn. Họ luôn cần cù, dũng cảm và đặc biệt là một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, tin vào đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chung tay xây dựng bản làng ngày một giàu đẹp.

 Xã Chung Chải (huyện Mường Nhé) là một xã vùng cao biên giới khó khăn. Toàn xã có gần 1.000 hộ dân với gần 5.200 nhân khẩu thuộc 5 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó có gần 300 hộ là đồng bào dân tộc Hà Nhì. Trước đây, đời sống của đồng bào Hà Nhì gặp rất nhiều khó khăn, phong tục tập quán lạc hậu, phương thức sản xuất không phát triển, chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Được sự đầu tư từ các chương trình 134, 135, 167, 30a… dành cho những xã vùng cao đặc biệt khó khăn, đến nay hệ thống cơ sở hạ tầng của xã Chung Chải đang từng bước được hoàn thiện. Các công trình thủy lợi được xây dựng góp phần mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh đã được dẫn tới các điểm dân cư. Hệ thống đường giao thông đã và đang được nâng cấp, tạo điều kiện để nhân dân đi lại và trao đổi hàng hóa thuận lợi hơn. Nhờ đó, đã giúp cho người dân nơi đây có điều kiện lao động, sản xuất, xóa đói giảm nghèo, bởi họ vốn là những người dân cần cù, chăm chỉ, luôn cố gắng lao động sản xuất để có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn.

Ông Vàng Pó Lòng, Bí thư Đảng ủy xã Chung Chải cho biết, là xã thuần nông, nên trong định hướng phát triển kinh tế Đảng ủy xã Chung Chải xác định trước hết phải tập trung đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, khuyến khích các mô hình chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, gắn với các mô hình trang trại kinh tế nông - lâm nghiệp kết hợp, trọng tâm là đẩy mạnh thâm canh các loại cây trồng chủ lực như ngô, lạc, đậu tương và thâm canh sản xuất lúa nước. Với chủ trương đó, đồng bào dân tộc Hà Nhì ở đây đã đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản

xuất, chú trọng đưa những giống cây trồng có năng suất cao vào sử dụng. Nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đúng hướng, cuộc sống của đồng bào Hà Nhì nơi đây có nhiều thay đổi đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ trên 80% xuống dưới 60%, mức sống ngày càng được nâng cao, người dân vui mừng, phấn khởi, tin tưởng vào các chính sách của Đảng và Nhà nước.

Ông Pờ Sè Chừ, Chủ tịch UBND xã Chung Chải chia sẻ, khi người dân tập trung vào việc tăng gia sản xuất, đời sống người dân đã được nâng cao thì công tác đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn cũng được giữ vững. Được sự quan tâm của Đảng ủy, HĐND, UBND xã, đồng thời với việc phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản có uy tín trong bản, các tệ nạn xã hội trong cộng đồng dân tộc Hà Nhì đã được đẩy lùi, đời sống văn hóa tại khu dân cư được phát triển sâu, rộng đến từng bản, từng hộ dân. Nhờ đó, cấp ủy, chính quyền có nhiều điều kiện tập trung vào triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống cho người dân cả về vật chất lẫn tinh thần.

Bà Chu Phù Mé, ở bản Đoàn Kết, tâm sự: “Trước đây dân tộc Hà Nhì mình đói khổ nhiều lắm, chỉ mong muốn có đủ cơm để ăn, đủ áo để mặc, nhưng không được. Bây giờ được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, người dân mình đã có cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn, con cái đã được học hành đến nơi đến chốn, khi ốm đau đã được cán bộ y tế đến tận nhà thăm khám và cho thuốc uống. Người dân Hà Nhì mình cảm ơn Đảng, cảm ơn Nhà nước nhiều lắm. Người Hà Nhì mình luôn quyết tâm đoàn kết, một lòng kiên trung với Đảng, với Bác Hồ kính yêu”.

Rời xã Chung Chải khi mặt trời đã gần xuống núi, chúng tôi hiểu được rằng bà con dân tộc Hà Nhì nơi đây vẫn luôn kiên trung, tâm nguyện sắt son một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ. Khắc ghi lời dạy của Bác Hồ, bà con dân tộc Hà Nhì nơi đây đã và đang cùng đảng bộ, chính quyền địa phương tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Bài và ảnh: Thanh Tùng

http://baotintuc.vn

Báo Tin tức





Каталог: upload -> download
download -> Hà Nội Điện Biên Phủ trên không
download -> Nq-qh11 Tiêu đề: nghị quyết số 45/2005/nq-qh11 CỦa quốc hội về việc thi hành bộ luật dân sự
download -> CÔng ty cổ phầN ĐẦu tư dna cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
download -> Biểu tượng của khí phách kiên cường và sức mạnh sáng tạo
download -> Ngoại giao Việt Nam 67 năm: Vươn tới những tầm cao mới
download -> Chuẩn nén hình ảnh là gì?
download -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng và CÀI ĐẶt lập trình tổng đÀI ĐIỆn thoại ike ike 308 ac ike 416 hc ike 832 vc ike 816 bc
download -> Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, nâng lên tầm cao mới tư tưởng độc lập tự chủ, hòa bình và hội nhập thế giới một truyền thống lâu đời của chính trị Việt Nam

tải về 326.93 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương