Chương Tổng quan về Thương mại điện tử 3 Khái niệm chung về Thương mại điện tử 3


Tình hình ứng dụng internet trong doanh nghiệp



tải về 303.66 Kb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích303.66 Kb.
#13250
1   2   3   4   5   6   7   8

6.2.2.Tình hình ứng dụng internet trong doanh nghiệp


Kết nối Internet

Trong cuộc điều tra với hơn 500 doanh nghiệp trên toàn Việt Nam của Bộ TM, 89% doanh nghiệp được hỏi cho biết đã có kết nối Internet. Trong số những doanh nghiệp đã kết nối Internet, tỷ lệ sử dụng dịch vụ băng thông rộng tiếp tục tăng (80% so với 66% của năm 2004). Đặc biệt, tỷ lệ doanh nghiệp truy cập Internet bằng ADSL chiếm đến trên 70%, tăng hơn hẳn so với mức 54% của năm 2004, cho thấy sự phát triển của dịch vụ ADSL tiếp tục là một trong những động lực thúc đẩy ứng dụng Internet trong doanh nghiệp. Với chi phí ngày càng giảm và chất lượng được cải thiện hơn, ADSL đang được lựa chọn ngày càng nhiều như một phương thức hiệu quả nhằm phục vụ nhu cầu thông tin, giao dịch của doanh nghiệp.



Hình 4.3

Hình thức kết nối Internet của doanh nghiệp


Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số yếu tố gây trở ngại đối với việc triển khai ứng dụng Internet trong doanh nghiệp như vấn đề công nghệ, chi phí, chất lượng đường truyền, an toàn bảo mật…

Đầu tư CNTT

Kết quả điều tra tổng quan tình hình ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp cho thấy tỷ trọng đầu tư cho CNTT trên tổng chi phí hoạt động thường niên vẫn còn tương đối thấp: 70% các công ty được khảo sát chi dưới 5% cho việc triển khai ứng dụng CNTT, bao gồm cả chi phí viễn thông, đầu tư phần mềm, bảo dưỡng hệ thống, và đào tạo ứng dụng CNTT. Chỉ có khoảng 6% số công ty cho biết đang dành trên 15% chi phí hoạt động thường niên để đầu tư cho CNTT, tuy nhiên con số này không tăng so với năm 2004. Kết quả phỏng vấn các doanh nghiệp cho thấy xu hướng trong vòng 1-2 năm tới vẫn chưa thay đổi, đa phần doanh nghiệp chọn phân bổ khoảng trên dưới 5% chi phí hoạt động thường xuyên của mình cho đầu tư ứng dụng CNTT.

Phân tích sâu hơn cơ cấu đầu tư CNTT trong các doanh nghiệp được khảo sát, có thể thấy tình hình vẫn chưa được cải thiện nhiều so với năm 2003 và 2004. Đầu tư cho phần cứng vẫn chiếm tỷ trọng lấn át trong tổng đầu tư CNTT của doanh nghiệp, bình quân đạt xấp xỉ 77%, so với 23% dành cho phần mềm và 12,4% dành cho đào tạo. Đặt trong tương quan với thế giới, cơ cấu đầu tư nặng về phần cứng và coi nhẹ phần mềm này còn nhiều điểm bất hợp lý, đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy quản lý cũng như nhận thức về ứng dụng CNTT của doanh nghiệp.

Cơ cấu đầu tư CNTT trong doanh nghiệp

Khoản mục đầu tư

Tỷ trọng bình quân

Tối thiểu

Tối đa

Phần cứng

76,8%

25%

100%

Phần mềm

22,9%

0%

65%

Đào tạo

12,4%

0%

20%

Nhìn vào kết quả khảo sát, có thể thấy một trong những lý do giải thích cho tỷ trọng đầu tư thấp về phần mềm là doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm triển khai các ứng dụng chuyên sâu nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị mình. Kết quả khảo sát cho thấy số lượng phần mềm tác nghiệp được doanh nghiệp đưa vào sử dụng hiện còn rất hạn chế. Phổ biến nhất hiện nay là phần mềm kế toán, với gần 80% doanh nghiệp được hỏi cho biết đã triển khai ứng dụng ở các cấp độ khác nhau. Phần mềm quản lý nhân sự, quản lý hàng hóa và quản lý khách hàng, mặc dù đã bước đầu được các doanh nghiệp quan tâm (trên 20% số doanh nghiệp điều tra cho biết đang nghiên cứu triển khai) nhưng trong đó các phần mềm chuyên dụng chiếm số lượng không nhiều.


Bảng 4.4

Tỷ lệ sử dụng các phần mềm tác nghiệp

Quản lý Công văn

Quản lý Nhân sự

Tài chính Kế toán

Quản lý Hàng hóa

Quản lý Khách hàng

Phần mềm lập Kế hoạch

Khác

17,1%

25,8%

78,9%

26,4%

21,8%

10,5%

13,1%

Kết quả điều tra này cũng phù hợp với thực tế hiện nay của Việt Nam. Phần mềm kế toán hiện là loại phần mềm tác nghiệp hàng đầu được các công ty dịch vụ phần mềm và giải pháp CNTT triển khai nghiên cứu, thương mại hóa và đưa vào kinh doanh một cách hiệu quả. Một số công ty chuyên về phần mềm kế toán như MISA, FAST, Bravo,… đã xác lập được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, xây dựng được mạng lưới đối tác thường xuyên và có doanh thu ổn định. Nhiều doanh nghiệp bắt đầu mở rộng nghiên cứu để xây dựng các bộ giải pháp trọn gói về quản trị doanh nghiệp (ERP). Từ khía cạnh cung, có thể đánh giá tương đối khả quan về triển vọng phát triển cầu. Trong vòng 1-2 năm tới, khi lợi ích của các phần mềm tác nghiệp đối với bài toán quản lý đã được doanh nghiệp nhận thức rõ, khi các phần mềm quản trị doanh nghiệp trở nên thông dụng và phù hợp hơn với điều kiện Việt Nam, sẽ có ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn triển khai các sản phẩm phần mềm chuyên nghiệp từ những nguồn chính thống. Đầu tư cho phần mềm do đó sẽ tăng, phù hợp hơn với mặt bằng chung của thế giới.



Phát triển nguồn nhân lực cho CNTT và TMĐT

Mặc dù mặt bằng chung về mức độ đầu tư cho đào tạo CNTT của doanh nghiệp năm 2005 chưa có nhiều thay đổi (tỷ trọng của đào tạo trong tổng đầu tư CNTT năm 2005 bình quân là 12,4%, so với 12,3% của năm 2004), nhưng nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề này đã có tiến bộ đáng kể. Năm 2004, gần 30% doanh nghiệp được hỏi cho biết không áp dụng bất cứ hình thức đào tạo CNTT nào cho đội ngũ nhân viên của mình. Năm nay con số này đã giảm xuống còn 20%. Mặc dù hình thức đào tạo vẫn chưa thực sự chuyên nghiệp (gần 60% số doanh nghiệp được hỏi chọn phương thức đào tạo tại chỗ, nghĩa là nhân viên tự học hỏi và hướng dẫn lẫn nhau khi phát sinh vấn đề trong công việc), nhưng tỷ lệ doanh nghiệp kết hợp được một cách bài bản các phương thức đào tạo khác nhau cũng đã tăng hơn so với năm 2004. So với 30% doanh nghiệp có gửi nhân viên đi tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về CNTT năm 2004, con số 40% của năm 2005 cho thấy một dấu hiệu đáng khích lệ về sự phát triển nhu cầu đào tạo CNTT trong doanh nghiệp.


Tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp

Trong tổng số 504 doanh nghiệp được khảo sát, 46,2% cho biết đã thiết lập website, một con số rất cao xét tới phạm vi điều tra năm nay đã mở rộng ra toàn quốc. Tuy nhiên tỷ lệ này cũng phải đặt trong bối cảnh đa phần các doanh nghiệp được khảo sát đều tập trung ở những thành phố hoặc khu công nghiệp trọng điểm của các tỉnh, nơi hạ tầng CNTT và truyền thông đã đạt đến trình độ nhất định.



Chiếm phần lớn (68,7%) trong những công ty đã thiết lập website là các doanh nghiệp kinh doanh thương mại – dịch vụ. Số website của các doanh nghiệp sản xuất mặc dù còn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn nhưng cũng đã nói lên sự quan tâm nhất định của những doanh nghiệp này đối với việc ứng dụng TMĐT để tiếp thị cho sản phẩm của mình. Tính gộp cả khối doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại – dịch vụ, số lượng sản phẩm được giới thiệu trên các website cũng rất đa dạng. Dưới đây là tỷ lệ phân bổ các nhóm sản phẩm/dịch vụ trên những website này.

Bảng 4.5

Tỷ lệ website phân theo nhóm sản phẩm/dịch vụ (%)

Hàng hóa tổng hợp




3,9

Cơ khí máy móc




9,4

Thiết bị điện tử, viễn thông

16,3

Hàng tiêu dùng




15,0

Hàng thủ công mỹ nghệ

9,9

Nông lâm thủy sản




7,7

Sản phẩm dệt may, giày dép

7,7

Sách, văn hóa phẩm




3,1

Vật liệu xây dựng




6,9

Hàng hóa khác




12,0

Dịch vụ du lịch




15,9

Dịch vụ luật, tư vấn




3,4

Dịch vụ giao nhận, vận tải

10,7

Dịch vụ khác




16,3

* Trên một website có thể kết hợp giới thiệu vài nhóm sản phẩm dịch vụ, do đó con số cộng gộp sẽ lớn hơn 100%

Mô hình xây dựng và quản lý website thương mại điện tử của doanh nghiệp

Mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp có website năm nay đã cao hơn năm trước, nhưng tính năng TMĐT của các website thì vẫn chưa được cải thiện. Đa phần website vẫn chỉ dừng ở mức giới thiệu những thông tin chung nhất về công ty và sản phẩm/dịch vụ, với giao diện đơn giản và các tính năng kỹ thuật còn rất sơ khai. Kết quả điều tra những doanh nghiệp đã lập website cho thấy 99,6% số website có cung cấp thông tin giới thiệu doanh nghiệp, 93,1% đưa thông tin giới thiệu sản phẩm, trong khi chỉ 32,8% bước đầu có tính năng hỗ trợ giao dịch TMĐT (cho phép hỏi hàng hoặc gửi yêu cầu, một số ít cho phép đặt hàng trực tuyến). Trong số những website có tính năng hỗ trợ giao dịch TMĐT này, 82% thuộc về các công ty kinh doanh dịch vụ (du lịch, vận tải giao nhận, quảng cáo, thương mại)



Bảng 4.6

Tính năng thương mại điện tử của các website doanh nghiệp

Tỷ lệ website có các tính năng TMĐT

Giới thiệu về công ty

Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ

Giao dịch TMĐT

99,6%

93,1%

32,8%

87,6% số doanh nghiệp có website cho biết đối tượng họ hướng tới khi thiết lập website là các tổ chức và doanh nghiệp khác; còn những doanh nghiệp chú trọng tới đối tượng người tiêu dùng chiếm tỷ lệ thấp hơn: 65,7%. Như vậy, phương thức giao dịch B2B vẫn là lựa chọn chiếm ưu thế đối với doanh nghiệp khi triển khai ứng dụng TMĐT, dù mới chỉ ở bước đầu.


Bảng 4.9

Đánh giá những trở ngại chính đối với doanh nghiệp

trong việc triển khai ứng dụng TMĐT

Trở ngại

Điểm bình quân

Nhận thức của người dân và doanh nghiệp về TMĐT còn thấp

3,32

Hệ thống thanh toán điện tử chưa phát triển

3,27

Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện

3,11

Môi trường xã hội và tập quán kinh doanh chưa tương thích

3,09

Nguồn nhân lực CNTT còn thiếu và yếu về kỹ năng

2,95

Hạ tầng CNTT và viễn thông chưa đáp ứng được yêu cầu

2,81

- Website giới thiệu công ty và ngành hàng kinh doanh:

+ Các công ty xuất nhập khẩu: Barotex, Artexport, Inproexim

+ Công ty da giầy Hà Nội

+ Các công ty máy tính: Netshop

- Website siêu thị trực tuyến:

+ www.golmart.com.vn

+ www.vietnamshops.com

+ www.camnangmuasam.com

+ www.megabuy.com.vn

6.2.3.Những mặt hàng phổ biến trong TMĐT tại Việt Nam


- Hàng có độ tiêu chuẩn cao

+ Chợ máy tính: www.canthomart.com

- Sản phẩm số hóa:

+ Phần mềm: www.phanmemvietnam.com

+ Sách điện tử: www.book-vn.com

+ Thư viện điện tử: http://ebooks.vdcmedia.com

+ Giải trí: www.giaidieu.net; www.mp3-vn.com

- Sản phẩm thông tin:

+ Sách: www.nhasach.net

- Thiếp, hoa, quà tặng:

+ Quà: www.vinaGifts.net

+ Hoa: www.hoaviet.com

+ Thiếp: www.kienvanggreetingcards.com

- Hàng thủ công mỹ nghệ:

+ Sàn giao dịch: www.vnemart.com.vn; www.goodsonline.com; www.vnmarketplace.net

+ Gốm sứ: www.gomsubattrang.com

+ Mây tre: www.tienphuong.com.vn

6.2.4.Những dịch vụ ứng dụng Thương mại điện tử


- Giải pháp thương mại điện tử và phần mềm:

+ www.vietsoftware.com

+ www.ecpvn.com

+ http://escvn.com

- Dịch vụ du lịch :

+ http://hanoitourism.com.vn

+ www.saigontourist.com.vn

+ www.bookingvietnam.com

- Dịch vụ thông tin điện tử

+ www.vnexpress.net

+ www.tuoitre.com.vn

+ www.thanhnien.com.vn

- Dịch vụ thông tin chuyên ngành

+ www.vneconomy.com.vn

+ www.vinanet.com.vn

+ www.vietlaw.com.vn

- Dịch vụ tư vấn

+ www.luatviet.com/index

+ www.giapham.com

+ www.vietnam-lawyers.com

- Dịch vụ giáo dục và đào tạo trực tuyến:

+ www.elearning.com.vn

+ www.onlinevarsity.com (APTECH)

+ www.truongthi.com

- Dịch vụ thi trắc nghiệm trên mạng:

+ www.danangpt.vnn.vn/tnghiem (Bưu điện Đà Nẵng)

+ http://testonline.netcenter-vn.net (Netsoft)

+ www.ftu.edu.vn/onlinetest.aspx (Trường Đại học Ngoại thương)


6.2.5.Các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử


- Các sàn giao dịch B2B:

+ www.techmart.hochiminhcity.gov.vn

+ www.exim-pro.com

+ www.worldtradeB2B.com

+ www.vnmarketplace.net

+ www.vnet.com.vn

+ www.vnemart.com

+ www.kitra-emart.com.vn

+ www.evnb2b.com

+ www.vnb2b.com

- Sàn giao dịch của thương nhân nước ngoài

+ www.aecvn.com

+ www.bizviet.com

+ www.vietnamtrade.org

+ www.thitruongtinhoc.com

+ www.muagiodau.com

- Trang tin xúc tiến thương mại của các tổ chức

+ www.ninhbinh.gov.vn

+ www.hanoi.gov.vn

+ www.trade.hochiminhcity.gov.vn

+ www.bvom.com (cổng xúc tiến thương mại Việt Mỹ)

+ www.vieteuronet.com (cổng xúc tiến thương mại Việt Âu)

+ www.vbd.com.vn (cổng xúc tiến thương mại Việt Úc)

- Sàn thương mại điện tử C2C

+ Đấu giá :

www.heya.com.vn

www.saigonbids.com

www.bidvietnam.com

+ Mua và bán :



www.webmuaban.com

www.chohanoi.com

www.e-raovat.com

www.raovat.com

www.chodientu.com.vn

Tiêu chí đánh giá :

+ Trình độ tổ chức

+ Công nghệ 

+ Số lượng giao dịch

+ Giá trị giao dịch

+ Tiềm năng của đơn vị chủ trì

+ Các hoạt động : thông tin, trưng bày, giới thiệu, tư vấn, kết nối, đặt hàng, thanh toán….

+ Chuyên môn hóa theo ngành hàng

+ Nguồn thu

+ Nhân lực

+ Kỹ năng cần thiết của khách hàng, thành viên, doanh nghiệp


Phụ lục 1.


Phụ lục 2


Phụ lục 3






Đây là bài giảng Thương mại điện tử của trường Đại học Ngoại thương, cấm sao chép dưới mọi hình thức

Каталог: 2011
2011 -> HƯỚng dẫn viết tiểu luậN, kiểm tra tính đIỂm quá trình môn luật môi trưỜNG
2011 -> Dat viet recovery cứu dữ liệu-hdd services-laptop Nơi duy nhất cứu dữ liệu trên các ổ cứng Server tại Việt Nam ĐC: 1a nguyễn Lâm F3, Q. Bình Thạnh, Tphcm
2011 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế SỞ giáo dục và ĐÀo tạO
2011 -> SỞ TƯ pháp số: 2692 /stp-bttp v/v một số nội dung liên quan đến việc chuyển giao CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> QUỐc hội nghị quyết số: 24/2008/QH12 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2011 -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
2011 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 303.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương