Chương Tổng quan về Thương mại điện tử 3 Khái niệm chung về Thương mại điện tử 3


Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (vĩ mô)



tải về 303.66 Kb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích303.66 Kb.
#13250
1   2   3   4   5   6   7   8

5.2.Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (vĩ mô)


TMĐT là những giao dịch thương mại được thực hiện chủ yếu thông qua máy tính và mạng internet. Do đó, để TMĐT có thể phát triển được, yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông là không thể thiếu.

Các yếu tố trong hạ tầng CNTT và truyền thông bao gồm:



  • Ngành công nghiệp thiết bị ICT (máy tính, thiết bị mạng, ...). Đây là các yếu tố thuộc về “phần cứng” trong đầu tư cho TMĐT.

  • Ngành công nghiệp phần mềm

  • Ngành viễn thông (các hệ thống dịch vụ viễn thông cố định, di động,...)

  • Internet và các dịch vụ gia tăng dựa trên nền internet

  • Bảo mật, an toàn và an ninh mạng

Xây dựng hạ tầng CNTT và truyền thông để TMĐT phát triển phải đạt được những mục tiêu sau:

  • Cho phép người dân và các tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng các thiết bị CNTT và truyền thông như máy tính và các thiết bị xử lý.

  • Cho phép người dân và các tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông cơ bản và internet với giá rẻ. Ngoài ra, mọi doanh nghiệp, cộng đồng và công dân đều được kết nối và tiếp cận tới cơ sở hạ tầng băng rộng và mobile

  • Thiết lập được các hệ thống mạng viễn thông cố định và không dây mạnh.

  • Nâng cao năng lực đường tuyền với hệ thống băng thông rộng, cho phép các tổ chức và doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ chất lượng cao vào các ứng dụng TMĐT của mình với chi phí chấp nhận được. Ngoài việc đâu tư mới cho các thiết bị, việc nâng cấp các hệ thống thiết bị hiện thời là điều không thể thiếu, vì các ứng dụng TMĐT ngày càng phức tạp hơn, dung lượng dữ liệu cần truyền tải ngày càng lớn hơn, do đó, yêu cầu về mặt thiết bị và công nghệ cũng cao hơn.

5.3.Xây dựng hạ tầng kiến thức - chính sách về đào tạo nhân lực (vĩ mô)


TMĐT liên quan đến việc sử dụng và ứng dụng công nghệ cao vào các giao dịch thương mại. Do đó, phải có chính sách về tuyên truyền và đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT, phổ biến kiến thức chung cho mọi người dân về việc sử dụng cũng như vận hành các phần mềm TMĐT.

5.4.Xây dựng hệ thống bảo mật trong TMĐT (DN)


Trong bối cảnh lượng thông tin và giao dịch trao đổi qua mạng tăng nhanh, vấn đề an toàn, an ninh mạng nói chung và cho thương mại điện tử nói riêng đang ngày càng được các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm.

Việc xây dựng hệ thống bảo mật trong TMĐT phải đạt được những mục tiêu cơ bản:



  • Chống lại các cuộc tấn công với mục đích lấy cắp thông tin: Thông tin trong các giao dịch TMĐT rất nhạy cảm và cần thiết phải được bảo vệ. Có rất nhiều dạng tấn công nhằm nắm bắt nội dung thông tin: tấn công trên đường truyền dữ liệu, ngăn chặn các thông báo giữa máy chủ và máy khách, hoặc truy cập vào máy chủ/máy khách, là các điểm nguồn và đích của thông báo, để đọc được nội dung của các thông báo. Dù ở dạng nào, các hệ thống cũng cần phải có các biện pháp thích hợp để phản ứng và ngăn chặn các cuộc tấn công trên.

  • Bảo đảm tính bí mật của thông tin: chỉ những người có quyền mới được phép xem và sửa đổi nội dung thông tin. Trên thực tế, nhiều thông tin nhạy cảm có thể bị xâm phạm bất hợp pháp và điều này có thể gây ra những hậu quả rất lớn nếu không được ngăn chặn. Ví dụ, các thỏa thuận hợp đồng giữa công ty A và công ty B là hoàn toàn riêng tư và chỉ những người có trách nhiệm liên quan ở hai công ty là được biết. Trường hợp một người của công ty đối thủ cạnh tranh với các công ty trên biết được và muốn gây hại, họ có thể đọc và sử dụng thông tin này trong cuộc cạnh tranh trên thương trường. Điều này có thể gây thiệt hại lớn cho cả hai công ty A và B. Những trường hợp tương tự cần được loại bỏ trong một hệ thống TMĐT.

  • Bảo đảm tính tính toàn vẹn của thông tin: Thông tin đi từ nguồn tới đích không bị sửa đổi. Trên thực tế, nhiều thông tin nhạy cảm bị đối thủ chặn lại trên đường đi, tìm cách sửa đổi nội dung rồi tiếp tục gửi đến địa chỉ đích mà người nhận hoàn toàn không biết về việc sửa đổi này. Do vậy, hệ thống TMĐT cần có những giải pháp kiểm soát thông tin, nhằm phát hiện ra sự mạo danh cũng như sự không toàn vẹn của thông tin.

  • Bảo đảm tính sẵn sàng của dữ liệu: khi người sử dụng cần đến thông tin, chúng phải có và ở trạng thái có thể khai thác được. Trên thực tế, tin tặc có thể dùng nhiều hình thức để làm giảm tính sẵn sàng của hệ thống, hoặc nghiêm trọng hơn, làm tê liệt hệ thống với cách thức đơn giản nhất là tạo ra một số lượng lớn các gói tin yêu cầu được xử lý trong cùng một thời gian, làm cho hệ thống không có khả năng đáp ứng.

Để đạt được những mục tiêu trên, mỗi tổ chức hay cá nhân đều phải nghiên cứu đầu tư, xây dựng một chiến lực an toàn mạng cho chính mình. Bước đầu tiên cho chiến lược này, đó chính là xác định những ”tài sản” hay những thông tin gì cần phải bảo mật (ví dụ số thẻ tín dụng của các khách hàng). Sau đó, xác định quyền truy cập những thông tin đó thuộc về những ai trong công ty hay tổ chức của mình, và cuối cùng, tìm kiếm những nguồn lực và giải pháp để bảo vệ những thông tin ấy. Những nguồn lực ấy có thể là: tự xây dựng hoặc mua các phần mềm bảo mật, phần cứng, các thiết bị bảo vệ,..

5.5.Xây dựng hệ thống thanh toán điện tử (DN)


Một trong những khâu cơ bản trong quy trình thực hiện Tmdt là khâu thanh toán. Thanh toán trong Tmdt cũng có những đặc thù riêng, trong đó hoạt động thanh toán điện tử không nhất thiết phải gắn liền với một ngân hàng hay tổ chức tài chính truyền thống mà có thể thông qua một tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng.

5.6.Xây dựng chiến lược và mô hình kinh doanh phù hợp (DN)

5.7.Xây dựng nguồn nhân lực Tmdt (DN)

5.8.Áp dụng phù hợp các phần mềm quản lý tác nghiệp (DN)




6.Thực trạng phát triển Thương mại điện tử tại Việt Nam và trên Thế giới

6.1. Thực trạng phát triển TMĐT trên thế giới

6.1.1.Số lượng người sử dụng Internet trên thế giới, theo khu vực


Từ năm 2000 đến nay, số lượng người sử dụng internet trên thế giới liên lục tăng nhanh (xem bảng 1.1). Đến cuối năm 2004, tổng số người sử dụng internet là hơn 875 triệu người, trong đó hầu hết thuộc khu vực Châu Á và Châu Âu. Mỹ vẫn là quốc gia có số lượng người sử dụng internet lớn nhất thế giới với 185 triệu người, gấp 2 lần nước đứng thứ 2 là Trung Quốc. Số người sử dụng internet tại các nước đang phát triển cũng đang dần dần bắt kịp với các nước phát triển.

Xét về tốc độ tăng trưởng, trong giai đoạn 2003-2004, Châu Phi và Châu Á vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất, ở mức 66.6% và 28.6%, trong khi Châu Âu đã vượt lên Bắc Mỹ với tỷ lệ tăng trưởng 20.7%.



Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là dịch vụ internet băng thông rộng với tốc độ truy cập khá cao – một điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng các hoạt động TMĐT, đã được sử dụng rất rộng rãi tại tất cả các nước, kể cả các nước đang phát triển.


6.1.2.Tỷ lệ người sử dụng Internet trên thế giới, theo khu vực


Tỷ lệ người sử dụng internet theo dân cư cho phép đánh giá tỷ lệ truy cập internet tương đối theo từng khu vực hay từng nước, đặc biệt ở những nước đông dân. Vào cuối năm 2004, toàn thế giới đã có 14.3% dân cư sử dụng internet (xem bảng 1.2), tuy nhiên có sự phân bổ không đều giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển mặc dù số người sử dụng internet tại các nước đang phát triển đã tăng mạnh. Tỷ lệ người dùng internet ở các nước phát triển là 52.9% dân cư trong khi ở các nước đang phát triển chỉ là 6.9%.



6.1.3.Ứng dụng internet trong doanh nghiệp


Theo báo cáo của UNCTAD về TMĐT, tỷ lệ sử dụng internet trong các doanh nghiệp khá cao và tỷ lệ này cũng thay đổi tuỳ thuộc vào hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Tại Châu Âu, trung bình 89% doanh nghiệp có kết nối internet (trong đó 89% sử dụng dịch vụ internet băng thông rộng). Tuy nhiên con số này tại các nước đang phát triển rất khác nhau (Hàn Quốc 94%, Singapore 77%).


6.1.4.Doanh số Thương mại điện tử


Thương mại điện tử (thống kê theo các hoạt động thương mại trong đó việc gửi và nhận đơn hàng thông qua internet và các mạng viễn thông khác) có doanh số tăng nhanh tại hầu hết các nước, đặc biệt là tại Mỹ, nước có hoạt động TMĐT phát triển mạnh nhất.

Tại Mỹ, doanh số TMĐT B2B đạt 21.2% tổng doanh số thương mại toàn ngành sản xuất, tiếp đến là bán buôn (13.1%) (xem bảng 1.4). Doanh số bán lẻ qua mạng (B2C) không cao, chỉ bẳng 1.7% tổng doanh số bản lẻ toàn nước Mỹ. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng rất cao so với tốc độ tăng trưởng hoạt động bán lẻ nói chung, doanh số bán lẻ qua mạng đang chiếm tỷ trọng ngày một cao hơn.



Tại các nước đang phát triển, tỷ lệ các doanh nghiệp có gửi và nhận đơn hàng qua internet cũng tăng (bảng 1.5).




6.1.5.Tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng Thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh



6.1.6.Tác động của Thương mại điện tử đến các ngành nghề


Tác động của Thương mại điện tử đến ngành âm nhạc, giải trí

Trong cấu trúc của ngành âm nhạc truyền thống, công nghệ được phát triển từ bên trong ngành công nghiệp in sang băng, hoặc từ những nhà phân phối hoặc các bộ phận marketing. Từng bộ phận có chức năng riêng, luồng thông tin và nội dung hàng hóa cũng được chuyển tải theo một hướng duy nhất (từ nghệ sỹ tới người tiêu dùng). Do đó, các ứng dụng, công nghệ và các mô hình kinh doanh đều mang tính tĩnh. Hơn nữa, không cho phép hoán đổi vai trò của nghệ sỹ và người tiêu dùng – những người ở 2 đầu của chu trình, và cả nghệ sỹ cũng như người tiêu dùng đều không can thiệp gì về cả mặt công nghệ và thương mại trong chu trình trên. Sự ảnh hưởng của công nghệ mới chỉ xảy ra tại những khu vực riêng biệt. Công nghệ P2P chỉ được sử dụng ở ngoài chu trình trên

Trong mô hình trên, cấu trúc và quy trình của ngành âm nhạc hầu như vẫn giữ như truyền thống, hầu hết hoạt động phân phối được thực hiện thông qua bán lẻ, và marketing của các cộng đồng người nghe nhạc thông qua các kênh truyền thông. Sự tiến bộ rõ ràng nhất là việc phân phối bán lẻ ứng dụng Tmdt với các đĩa nhạc nén được rao bán qua mạng nhưng được giao hàng bằng phương pháp truyền thống (qua dịch vụ bưu điện hoặc chuyển phát nhanh). Các nhà bán lẻ trực tuyến cũng cung cấp thêm các dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm và cung cấp thông tin về các nghệ sỹ thông qua web hoặc email cho các khách hàng.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, internet đã tác động mạnh mẽ hơn tới ngành âm nhạc. Với internet, có 2 loại máy tính, đó là máy chủ và máy khách. Máy chủ (các nhà phân phối, cung cấp sản phẩm âm nhạc) để lưu trữ dữ liệu và thông tin, máy khách (người tiêu dùng) dành cho người sử dụng để tìm kiếm và tra cứu thông tin. Tuy nhiên hiện nay, ranh giới này đã mờ đi: Thứ nhất là công nghệ đường truyền băng thông rộng, luôn trong trạng thái kết nối. Với địa chỉ IP cố định, máy tính đó có thể trở thành máy chủ trong những trường hợp nhất định. Thứ hai là công nghệ chia sẻ dữ liệu ngang hàng cũng có khả năng chuyển một máy tính cá nhân thông thường nhất thành một máy chủ. Tính tự do và tính mở này đã làm nên cuộc cách mạng thông tin trong thời gian qua. Mô hình cấu trúc của ngành âm nhạc thay đổi, như minh họa trong mô hình 1.10 dưới đây.

Thay đổi thứ nhất, đó là hướng duy nhất từ sản xuất tới việc phân phối thông tin như mô tả trong hình 1.9 đã thay đổi, nghệ sỹ, người tiêu dùng và các bộ phận trong ngành âm nhạc đã hòa trong một mạng với sự hỗ trợ của công nghệ internet.

Thay đổi thứ hai, đó là các chức năng của hoạt động sản xuất, phân phối và marketing đã “trở thành” các ứng dụng, mang tính trung lập hơn và ít bị phụ thuộc hơn vào sự không chắc chắn của mối quan hệ tương tác qua lại giữa các nghệ sĩ và các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực âm nhạc. Công nghệ trở thành nguồn lực chung cho tất cả những ai tham gia vào ngành và công nghệ P2P cũng được áp dụng trên phạm vi quốc tế, việc sản xuất các sản phẩm ăn theo của các fan cũng tăng lên. Việc sử dụng các phần mềm tải nén các tệp từ các đĩa CD và DVD cũng khuyến khích ngành âm nhạc tìm kiếm giải pháp cho công nghệ bảo hộ quyền sở hữu số (DRM) mà về mặt kỹ thuật,

Tác động của Thương mại điện tử đến ngành giáo dục

Với sự phát triển của công nghệ điện tử và đặc biệt là sự ra đời và phát triển của internet, ngành giáo dục đã cung cấp những hình thức đào tạo mới: ngoài đào tạo trực tiếp trên giảng đường hay đào tạo từ xa truyền thống còn có hình thức đào tạo điện tử (e-learning). Đào tạo điện tử có thể là đào tạo trực tuyến (online education) hoặc hỗn hợp (blended learning).

Đào tạo điện tử là việc sử dụng các phương tiện điện tử (như đài, tivi, CD/DVD, máy tính hay email, web) để thực hiện các hình thức đào tạo. Đào tạo trực tuyến là một phần của đào tạo điện tử, trong đó chủ yếu sử dụng internet để cung cấp các khóa học trực tuyến trong đó cho phép trao đổi giữa giáo viên và người học qua mạng. Đào tạo hỗn hợp là sự kết hợp của các hình thức trên, tuy trên thực tế chủ yếu là sự kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và hướng dẫn trực tiếp. Sự phân biệt tương đối giữa các hình thức đào tạo trên thể hiện qua hình 1.12.

Đào tạo trực tuyến đã phát triển mạnh. Nguyên nhân, đó chính là công nghệ internet tạo ra những động lực cho việc đầu tư và phát triển hình thức đào tạo này:



  • Nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ đào tạo: Internet cho phép tiếp cận được với nhiều đối tượng học hơn ở những vùng địa lý xa hơn, khó có điều kiện sử dụng dịch vụ đào tạo truyền thống

  • Nâng cao chất lượng học: Học trực tuyến cho phép tăng cường khả năng cá biệt hóa với từng người học, mềm dẻo hơn và tăng sự lựa chọn cho người học, từ đó nâng cao chất lượng học.

  • Tăng cường khả năng tiếp cận: Đào tạo điện tử có thể cung cấp các giải pháp hữu hiệu đối với những vấn đề về tiếp cận giáo viên

  • Hiệu quả về chi phí: Đào tạo điện tử có khả năng làm tăng năng lực cung cấp dịch vụ và tăng khả năng tiếp cận của sinh viên, do đó có khả năng tiết kiệm chi phí (cung cấp dịch vụ cho nhiều người học hơn với chi phí thấp hơn) thông qua việc giảm chi phí đối với từng học viên, từ đó nâng cao vị thế tài chính của tổ chức đào tạo. Tuy nhiên, tính kinh tế quy mô của đào tạo trực tuyến trên thực tế còn chưa thể hiện rõ vì đầu tư ban đầu vào cơ sở hạ tầng khá cao, và bước khởi đầu cần nhiều thời gian.

  • Tăng cường khả năng nắm giữ các kỹ năng và cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, từ đó đẩy mạnh việc tiếp cận đến nền kinh tế tri thức.

  • Chiến lược marketing và cạnh tranh: Vì đào tạo trực tuyến chính là thuộc về tương lai, nên các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo phải đầu tư vào hạ tầng cho đào tạo trực tuyến để có thể cạnh tranh và tồn tại được

Hiện nay, rất nhiều trường đại học trên thế giới, cả ở những nước phát triển và những nước đang phát triển đã cung cấp dịch vụ đào tạo trực tuyến: University of Monterrey (Mexico); Mauritius University; National University (Lesotho); Indira Gandhi Open University (Ấn Độ); UK Open University; LEAD (Anh); UN University (UNCTAD TrainForTrade); Finnish Virtual University; UK eUniversity; Malaysia University of Science and Technology; Massachusetts Institute of Technology (Mỹ);…

Doanh số đào tạo trực tuyến trên thế giới năm 2002 là 6.6 tỷ USD (5,6 tỷ từ nước Mỹ) và dự kiến năm 2006 là 23.7 tỷ USD) và sẽ còn tăng cao.

Việt Nam: Chỉ số sẵn sàng cho đào tạo trực tuyến: xếp hạng 57 thế giới (3.7 điểm)

Tác động của Thương mại điện tử đến Chính phủ điện tử (các dịch vụ công của CP)

Chính phủ của hầu hết các quốc gia hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của Tmdt, cũng đang có những bước đi tích cực để tiến tới xây dựng một Chính phủ điện tử, trong đó các dịch vụ công của chính phủ và các giao dịch với chính phủ được thực hiện qua mạng, thương mại hoặc phi thương mại. Các dịch vụ phi thương mại thường bao gồm: thông tin công cộng (xuất bản các kết quả nghiên cứu khoa học, thông tin y tế trực tuyến, đào tạo công trực tuyến), thuận lợi hóa việc thanh toán (nộp tờ khai thuế điện tử, nộp phạt,) hoặc các dịch vụ khác. Các dịch vụ thương mại của chính phủ bao gồm: những hoạt động xác nhận danh tính (hộ chiếu, chứng minh thư,…), bằng cấp (bằng lái xe, đăng ký ô tô xe máy), cũng như đăng ký thu thuế điện tử.

Tất cả các giao dịch trên đều có thể sử dụng với sự hỗ trợ của phương tiện điện tử, đặc biệt là internet.

Hình 1.13 cho thấy ứng dụng hiện nay cho mô hình Chính phủ điện tử của các nước thành viên LHQ. Mặc dù 89% số nước chính phủ có trang web, song chỉ có 19% các nước có cổng điện tử chính phủ, và chỉ có 9% có khả năng thực hiện các giao dịch trực tuyến.

Tmdt cũng có tác động mạnh đến quy trình mua sắm của chính phủ. Với sự khác biệt rõ nét trong mua sắm tư (kinh doanh thương mại) và mua sắm công, quy trình mua sắm công cần phải đảm bảo tất cả những nhà cung cấp tiềm năng đều phải được thông báo về cuộc đấu thầu, và không có nhà cung cấp nào có thể có thông tin lợi thế hơn người khác, ví dụ nhờ vào “thông tin bên trong”. Ngoài ra, yếu tố trong sạch, trong đó các quy định mời thầu phải rõ ràng và dễ hiểu để dễ chấm thầu, và việc quyết định trúng thầu cũng phải theo những trình tự đã được thiết lập, thống nhất và rõ ràng trên giấy tờ. Và Chính phủ điện tử cũng phải đảm bảo thực hiện được những tiêu chuẩn trên cho việc mua sắm.

H


Iện nay, chiến lược mua sắm điện tử đáp ứng các yêu cầu trên đang được các quốc gia nghiên cứu và nhiều nước đã đưa vào áp dụng. Một chiến lược điển hình là mô hình của Phần Lan (hình 1.14)

Tác động của Thương mại điện tử đến Ngành tài chính

Dịch vụ ngân hàng qua internet

Internet Banking đề cập đến việc thực hiện các dịch vụ ngân hàng thông qua internet, cho cả đối tượng là doanh nghiệp và cá nhân. Các dịch vụ ngân hàng bao gồm: chuyển tiền, thanh toán và bù trừ công nợ, nhờ thu và tín dụng chứng từ, cho vay kinh doanh và cho vay tiêu dùng, kinh doanh thẻ, và một số dịch vụ khác.

Hiện nay, hoạt động internet banking đã chiếm 5-10% tổng doanh thu của các giao dịch ngân hàng cả ở Mỹ và Châu Âu. Con số này thấp hơn giao dịch chứng khoán qua mạng (20-25%) nhưng lớn hơn doanh số bán lẻ trực tuyến (<2%).

Internet đang trở thành một lực đẩy trong việc định hình ngành ngân hàng trong tương lai. Tất cả các ngân hàng truyền thống hiện nay đều quan tâm tới việc triển khai các dịch vụ của mình thông qua internet, coi internet là một kênh giao tiếp và phân phối trọng yếu. Mặt khác, cũng ra đời những ngân hàng chỉ cung cấp dịch vụ qua internet, song mô hình kinh doanh chủ yếu của các ngân hàng hiện nay là kết hợp giữa hình thức truyền thống và hiện diện qua internet. Điểm cơ bản để giữ một ngân hàng hoạt động thành công, đó là việc nắm bắt được những thay đổi về mặt công nghệ, dự báo được tiềm năng công nghệ internet để từ đó tích hợp những công nghệ mới vào trong chiến lược kinh doanh, giữ được khách hàng và vươn lên nắm giữ thị trường.



Thanh toán qua internet

Các hệ thống thanh toán, đặc biệt các hệ thống sử dụng trong các giao dịch giữa các tổ chức tài chính, đã ứng dụng cơ sở hạ tầng điện tử từ những năm 1970 dựa vào giao thức trật tự ưu tiên và hạ tầng viễn thông. Internet ra đời đã làm thay đổi căn bản mô hình trên. Hệ thống thanh toán dựa trên nền tảng internet là một hệ thống dựa trên hạ tầng mạng mở, liên quan tới các quan hệ trực tiếp nhưng không theo trật tự nhất định giữa bên mua, bên bán và các bên trung gian, hoặc giữa các bên trên với những nhà cung cấp hạ tầng công nghệ.

Với sự ra đời của internet và mặc dù đã có những tìm tòi hướng tới những công cụ thanh toán hiệu quả hơn, song với các giao dịch bán lẻ trực tuyến, hình thức thanh toán chủ yếu vẫn là qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ thông qua hệ thống và các quy trình thanh toán hiện thời của 2 loại thẻ này (hơn 90% các giao dịch mua bán trực tuyến). Hệ thống thanh toán qua thẻ tỏ ra chưa đáp ứng được những yêu cầu của các giao dịch TMĐT, không phù hợp với cả những giao dịch có giá trị thấp hoặc những giao dịch có giá trị rất lớn, mặt khác tỷ trọng bị lừa qua thanh toán thẻ và lỗi trong thanh toán lại quá cao, làm hạn chế sự phát triển của TMĐT. Chính vì vậy, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán qua thẻ đã cho ra đời những dịch vụ mới, đảm bảo an toàn hơn như VbyV của VISA (Verified by Visa).

Cũng chính vì những hạn chế của hệ thống thanh toán thẻ, rất nhiều hình thức cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng mới ra đời và phát triển, bao gồm: các nhà cung cấp điểm thanh toán ảo (e-centives.com, mypoints.com), P2P (peer-to-peer) (PayPal–thuộc eBay.com, BillPoint, PayDirect, eCount.com), hệ thống tài khoản treo ảo (escrow.com, tradesafe.com), ví điện tử (Yahoo Inc., Microsoft Passport), thẻ ảo và thẻ thông minh (Visa, American Express, Mastercard),

Trong khi các hiệp hội thanh toán thẻ như Visa, Mastercard và American Express đã ứng dụng internet vào các hệ thống thanh toán của mình, ngành ngân hàng cũng bắt đầu chuyển biến, từ quan điểm reactive sang proactive. Việc cho ra đời hệ thống Indentrus và việc SWIFT, hệ thống thanh toán liên ngân hàng lớn nhất hiện nay, giới thiệu chương trình SWIFTNet hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ internet là những ví dụ điển hình cho xu hướng này.

Nguồn: Ecommerce Development 2002, p.134, UNCTAD
Tác động của Thương mại điện tử đến ngành Bảo hiểm

Cùng với sự ra đời của internet, ngành bảo hiểm cũng có hình thức kinh doanh Bảo hiểm điện tử và cấu trúc của ngành bảo hiểm cũng thay đổi. Khi chưa có internet, cấu trúc ngành bảo hiểm hầu như theo chiều ngang, trong đó, các khách hàng – người được bảo hiểm (cá nhân hoặc công ty) chuỷển rủi ro sang cho người bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm. Việc chuyển rủi ro có thể thực hiện trực tiếp hoặc thông qua trung gian là các đại lý hay môi giới bảo hiểm (hình 1.15)



Hình 1.15.: Mô hình kinh doanh bảo hiểm khi chưa có internet



Nguồn: UNCTAD, 2002
Khi thị trường và ngành bảo hiểm hoạt động dựa trên nền internet, mô hình trên đã thay đổi (hình 1.16). Đường chuyển rủi ro và thông tin từ người mua bảo hiểm sang người bảo hiểm/tái bảo hiểm đã không còn. Người mua bảo hiểm có thể có nhiều cách để có được thông tin về các dịch vụ bảo hiểm và chính sách bảo hiểm. Nhà bảo hiểm và tái bảo hiểm cũng như đại lý và trung gian bảo hiểm cũng mở rộng thị trường hơn thông qua việc hiện diện trên internet. Một điểm mới, đó là việc sử dụng các tiêu chuẩn trong ngành bảo hiểm (ACORD), tạo thuận lợi hơn trong giao dịch và thỏa thuận bảo hiểm. Một điểm mới nữa trong mô hình 1.16, đó là sự xuất hiện của phần mềm tương tác (middleware), cho phép chia sẻ nguồn thông tin và dữ liệu giữa các nhà bảo hiểm với nền kinh tế internet.

Hình 1.16: Ngành bảo hiểm với tác động của internet



Nguồn: UNCTAD 2002, Báo cáo TMĐT và Phát triển

Ecommerce Development 2002, p. 197, UNCTAD


Каталог: 2011
2011 -> HƯỚng dẫn viết tiểu luậN, kiểm tra tính đIỂm quá trình môn luật môi trưỜNG
2011 -> Dat viet recovery cứu dữ liệu-hdd services-laptop Nơi duy nhất cứu dữ liệu trên các ổ cứng Server tại Việt Nam ĐC: 1a nguyễn Lâm F3, Q. Bình Thạnh, Tphcm
2011 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế SỞ giáo dục và ĐÀo tạO
2011 -> SỞ TƯ pháp số: 2692 /stp-bttp v/v một số nội dung liên quan đến việc chuyển giao CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> QUỐc hội nghị quyết số: 24/2008/QH12 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2011 -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
2011 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 303.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương