ChưƠng I câu 1: Vấn đề cơ bản của Triết học là gì? Phân tích nội dung vấn đề cơ bản của triết học?


Câu 8: Phân biệt giữa hoạt động có ý thức của con người và hoạt động bản năng của động vật, và hoạt động của người máy?



tải về 43 Kb.
trang6/19
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2024
Kích43 Kb.
#57332
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19
ĐỀ CƯƠNG TRIẾT HỌC MACLENIN

Câu 8: Phân biệt giữa hoạt động có ý thức của con người và hoạt động bản năng của động vật, và hoạt động của người máy?
* Bản chất của ý thức
- Ý thức là sự phản ánh có tính năng động, sáng tạo: được thể hiện ở khả năng tiếp nhận và chọn lọc thông tin, trên cơ sở các tri thức đã biết có thể cho ta các tri thức mới về đối tượng nhận thức được thể hiện ở các giả thiết khoa học và dự báo khoa học.
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan vì ý thức phản ánh thế giới vật chất vào trong bộ não người nhưng không đưa y nguyên thế giới vật chất vào trong bộ não người, hình ảnh này chịu sự chi phối bởi trình độ nhận thức và mục đích nhận thức của mỗi cá nhân.
- Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội vì ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội nên ngoài bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên, ý thức còn chịu sự chi phối bởi các quy luật xã hội.
* Phân biệt giữa hoạt động có ý thức của con người và hoạt động bản năng của động vật.

Câu 9: Phân tích cơ sở lý luận của Nguyên tắc Toàn diện ? ĐCSVN đã vận dụng nguyên tắc này như thế nào trong thời kỳ đổi mới?
* Nguyên tắc toàn diện yêu cầu:
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, cần xem xét các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng tác động qua lại giữa các mặt, các bộ phận, các yếu tố của chính sự vật hiện tượng đó và trong sự tác động qua lại giữa sự vật hiện tượng đó với các sự vật hiện tượng khác.
- Đồng thời, phân loại từng mối liên hệ, xác định rõ mối liên hệ tất yếu, cơ bản nhất của các sự vật, hiện tượng
Cơ sở lý luận của Nguyên tắc Toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
* Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
- Khái niệm mối liên hệ:
+ Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.
(Phân tích KN: Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới luôn tồn tại trong mối liên hệ phổ biến, quy định ràng buộc lẫn nhau. Không có sự vật hiện tượng nào tồn tại cô lập không liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác.)
- Tính chất của mối liên hệ:
+Tính khách quan: Mối liên hệ phổ biến là cái vốn có của các sự vật hiện tượng, tồn tại độc lập với ý thức con người; con người chỉ nhận thức sự vật thông qua các mối liên hệ vốn có của nó.
+Tính phổ biến: Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều liên hệ với nhau. Các mặt, các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng cũng liên hệ với nhau. Các mối liên hệ này xảy ra ở mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và trong tư duy con người.
+ Tính đa dạng, phong phú: Mọi sự vật, hiên tượng khác nhau đều có mối liên hệ khác nhau và giữ vị trí, vai trò khác nhau. Ở những điều kiện khác nhau thì mối liên hệ cũng có tính chất và vai trò khác nhau.
( VD: mlh bên trong, bên ngoài, mlh tất nhiên, ngẫu nhiên, mlhchủ yếu, thứ yếu…)
* Vận dụng:
- Trong xu thế toàn cầu hoá quốc tế hoá hiện nay, ĐCSVN chủ trương đổi mới toàn diện tất cả các mặt của đời sống xã hội: từ kinh tế đến chính trị, văn hóa xã hội... Đồng thời, ĐCSVN đã chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với những điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta với phương châm : hội nhập mà không hòa tan.
- Trong mỗi giai đoạn của quá trình đổi mới phát triển đất nước, ĐCSVN luôn xác định khâu theo chốt và tập trung mọi nguồn lực để giải quyết, tạo tiền đề cho sự phát triển của các khâu khác.


tải về 43 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương