ChưƠng I câu 1: Vấn đề cơ bản của Triết học là gì? Phân tích nội dung vấn đề cơ bản của triết học?


Câu 8 (6 điểm). Tại sao nói quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo chân chính ra lịch sử? Phê phán những quan điểm sai lầm về vấn đề này?



tải về 43 Kb.
trang19/19
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2024
Kích43 Kb.
#57332
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19
ĐỀ CƯƠNG TRIẾT HỌC MACLENIN

Câu 8 (6 điểm). Tại sao nói quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo chân chính ra lịch sử? Phê phán những quan điểm sai lầm về vấn đề này?
*Khái niệm quần chúng nhân dân (QCND): QCND là bộ phận có cùng chung lợi ích căn bản, bao gồm những thành phần, những tầng lớp và những giai cấp, liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ chức hay đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định
* Nội hàm khái niệm QCND: QCND là khái niệm mang tính lịch sử - cụ thể bao gồm:
- Những người trực tiếp lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. (Đây là hạt nhân cơ bản trong cộng đồng QCND)
- Những bộ phận dân cư chống lại giai cấp áp bức, thống trị và đối kháng với nhân dân
- Những người đang có các hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
* Vai trò của QCND trong lịch sử
- QCND là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra toàn bộ của cải vật chất cho xã hội, là tiền đề và cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của mọi xã hội
- QCND là lực lượng trực tiếp hoặc gián tiếp sáng tạo ra toàn bộ các giá trị văn hóa, tinh thần cho xã hội và kiểm chứng các giá trị đó.
- QCND là lực lượng chủ yếu, cơ bản và quyết định mọi thắng lợi của các cuộc cách mạng xã hội và những chuyển biến của đời sống xã hội. Không có cuộc cách mạng hay cải cách nào thành công nếu không có sự tham gia của QCND.
Xét từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động vật chất đến hoạt động tinh thần, QCND luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử và là lực lượng sáng tạo chân chính ra lịch sử.
* Ý nghĩa
QCND là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, là động lực phát triển của lịch sử, cho nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, phải luôn xuất phát từ ý chí, nguyện vọng, mục đích và lợi ích của QCND.
* Phê phán quan điểm sai lầm về QCND
- Quan điểm của CN duy tâm: Lịch sử xã hội là do các bậc vua chúa, các vĩ nhân, những người đặc biệt có tài cao, sức lớn điều khiển. QCND chỉ là phương tiện, chịu sự điều khiển của những người đặc biệt đó.
- Quan điểm của Tôn giáo, Thần học: Lịch sử vận động của xã hội là do Thượng đế, Chúa trời sắp đặt, các cá nhân buộc phải tuân thủ ý chí tối cao. Số phận con người do Thần linh, Thượng đế, Đấng tối cao quyết định.
tải về 43 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương