ChưƠng I câu 1: Vấn đề cơ bản của Triết học là gì? Phân tích nội dung vấn đề cơ bản của triết học?


Câu 16( 6 điểm). Thực tiễn là gì? Phân tích vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức?



tải về 43 Kb.
trang11/19
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2024
Kích43 Kb.
#57332
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   19
ĐỀ CƯƠNG TRIẾT HỌC MACLENIN

Câu 16( 6 điểm). Thực tiễn là gì? Phân tích vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức?
* Các khái niệm:
- Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất - cảm tính, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ.
- Tính chất của hoạt động thực tiễn
+ Là hoạt động có tính cộng đồng xã hội
+ Là hoạt động có tính lịch sử cụ thể
+ Là hoạt động có tính sáng tạo, có tính mục đích cải tạo tự nhiên, hoàn thiện con người.
- Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn
+ Hoạt động sản xuất vật chất: Là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
+ Hoạt động chính trị xã hội: Là hoạt động của các tổ chức xã hội nhằm biến đổi các quan hệ xã hội mà đỉnh cao nhất là biến đổi các hình thái kinh tế - xã hội.
+ Hoạt động thực nghiệm khoa học: Là quá trình mô phỏng hiện thực khách quan trong phòng thí nghiệm hoặc trong môi trường gần giống với tự nhiên, để tìm ra bản chất của đối tượng nhận thức.
* Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức
+ Đối tượng nhận thức là thế giới khách quan, nhưng nó không tự bộc lộ các thuộc tính, nó chỉ bộc lộ khi con người tác động vào bằng hoạt động thực tiễn. Cho nên, thực tiễn là cơ sở trực tiếp hình thành nên quá trình nhận thức
+ Thế giới khách quan luôn vận động, để nhận thức kịp tiến trình vận động đó, con người buộc phải thông qua hoạt động thực tiễn. Do đó, nhận thức đòi hỏi thực tiễn như một nhu cầu, động lực.
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Những tri thức con người đạt được thông qua quá trình nhận thức phải áp dụng vào hiện thực và cải tạo hiện thực. Hơn nữa, nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực tiễn, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn. Do đó thực tiễn là mục đích chung của các ngành khoa học.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý: Để kiểm tra tính đúng đắn những tri thức mới có được thông qua nhận thức, con người cần phải dựa vào thực tiễn. Thực tiễn chính là thước đo giá trị những tri thức mới, đồng thời thực tiễn bổ sung, phát triển, hoàn thiện quá trình nhận thức.
* Ý nghĩa
Nguyên tắc thực tiễn đòi hỏi:
- Khi xem xét sự vật, luôn gắn với nhu cầu thực tiễn. Coi trọng thực tiễn và tổng kết các hoạt động của thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện, phát triển lý luận.
- Luôn có tư tưởng đấu tranh chống lại các bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, xa rời thực tiễn, xa rời cuộc sống và tách lý luận khỏi thực tiễn.


tải về 43 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương