ChưƠng I câu 1: Vấn đề cơ bản của Triết học là gì? Phân tích nội dung vấn đề cơ bản của triết học?


Câu 2: Tại sao mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học?



tải về 43 Kb.
trang2/19
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2024
Kích43 Kb.
#57332
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19
ĐỀ CƯƠNG TRIẾT HỌC MACLENIN

Câu 2: Tại sao mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học?
* Khái niệm vấn đề cơ bản của triết học, chỉ ra hai mặt vấn đề cơ bản của triết học.
- Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại.
- Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt.
+ Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi : giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
+ Mặt thứ hai trả lời câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
* Mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay giữa ý thức và vật chất là vấn đề cơ bản của triết học bởi vì:
- Trong thế giới có nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau nhưng có 2 hiện tượng chính là hiện tượng vật chất và hiện tượng ý thức, tinh thần, mối quan hệ giữa hai hiện tượng này bao trùm lên toàn bộ thế giới.
- Giải quyết mối quan hệ này là cơ sở nền tảng để giải quyết những vấn đề còn lại của triết học.
- Giải quyết mối quan hệ này là cơ sở để xác định lập trường, tư tưởng, thế giới quan của các nhà triết học cũng như học thuyết của họ.
- Tất cả các nhà triết học đều trực tiếp hoặc gián tiếp giải quyết mối quan hệ này.

Câu 3: Tại sao nói, triết học Mác ra đời là một tất yếu lịch sử?
* Điều kiện kinh tế xã hội
- Đầu TK 19, trên cơ sở cách mạng công nghiệp, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu phát triển mạnh mẽ từ đó dẫn đến mâu thuẫn trong lòng xã hội giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất và hàng loạt cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nổ ra ở khắp Châu Âu: Anh, Pháp, Đức… Điều đó chứng tỏ giai cấp công nhân đã trở thành lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh đòi công bằng, tiến bộ, xã hội.
- Thực tế cách mạng của giai cấp công nhân đòi hỏi cần phải có một lý luận khoa học soi sáng và triết học Mác đã ra đời đáp ứng nhu cầu đó.
* Tiền đề lý luận
- Triết học cổ điển Đức (Hêghen+Phơ bách): Mác đã kế thừa phép biện chứng của Heghen trên cơ sở lọc bỏ các yếu tố duy tâm thần bí để xây dựng phép biện chứng duy vật, đồng thời Mác kế thừa các tư tưởng triết học duy vật tiến bộ của Phobach, gạt bỏ các quan điểm duy tâm để xây dựng chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Kinh tế chính trị cổ điển Anh (A.Smith+D.Recacdo): Mác đã kế thừa các quan điểm tiến bộ về kinh tế đặc biệt là học thuyết về giá trị của A.Smith và Recacdo trên cơ sở đó xây dựng các qyan điểm duy vật về lịch sử.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp (Xãn Ximong+Phurie): Mác đã kế thừa quan điểm tiến bộ về xã hội của Xanh Ximong và Phurie và biến CNXH không tưởng thành CNXH khoa học.
* Tiền đề khoa học tự nhiên (3 tiền đề)
- Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
- Học thuyết tế bào
- Học thuyết tiến hóa của Đac- Uyn
Những phát minh trên đã vạch ra mối liên hệ giữa những dạng tồn tại khác nhau, các hình thức vận động khác nhau trong tính thống nhất vật chất của thế giới. Đồng thời cung cấp cơ sở tri thức khoa học để phát triển tư duy biện chứng vượt khỏi tính tự phát của PBC Cổ đại, thoát khỏi vỏ thần bí của PBC duy tâm.
* Vai trò của nhân tố chủ quan
- Xuất thân từ tầng lớp trên của xã hội đương thời nhưng C.Mác và Ph.Ăngghen đều tích cực tham gia vào các hoạt động thực tiễn.
- Hai ông đã hiểu sâu sắc cuộc sống khốn khổ của giai cấp công nhân trong nền SX TBCN nên đã đứng trên lợi ích của giai cấp công nhân.
- Hai ông đã xây dựng hệ thống lý luận để cung cấp cho giai cấp công nhân một công cụ sắc bén để nhận thức và cải tạo thế giới.

tải về 43 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương