ChưƠng 3 ĐÁnh giá TÁC ĐỘng môi trưỜNG


Giai đoạn dự án đi vào hoạt động



tải về 36.14 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu16.04.2022
Kích36.14 Kb.
#51665
1   2   3   4   5
BAI TAP DTM CHƯƠNG-3
thuyết-minh-chương-12
3.1.1.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động

a) Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí

Khí thải

Phát sinh từ:

- Phương tiện giao thông: Khi đi vào hoạt động, lượng người vào ra trong khu vực là khá lớn, dẫn đến mật độ xe cộ lưu thông trong khu vực cũng khá lớn. Do đó sẽ làm phát sinh khí thải giao thông.

- Máy phát điện dự phòng: Tòa nhà có trang bị máy phát điện dự phòng:

+ Nhiên liệu: Dầu DO.

+ Thời gian hoạt động: Lúc điện lưới bị cắt.

Hoạt động của máy phát điện sẽ phát sinh ra các hoạt động chủ yếu là khí: CO, NO2, CO, CO2, hơi nước, mụi khói và một lượng các khí CxHy, NOx, SOx, aldehyde. Các loại khí thải này đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Mức độ tác động của chúng đến môi trường phụ thuộc nhiều vào nồng độ và tải lượng của chúng được thải vào khí quyển.



- Hơi khí độc, mùi hôi từ hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, khu vực nhà vệ sinh.

Tại khu xử lý nước thải thì cũng có các loại hơi độc hại phát sinh từ các công trình xử lý. Thành phần các khí độc hại rất đa dạng như NH3, CH4, H2S…Lượng hơi khí độc hại này không lớn nhưng có mùi hôi khó chịu.

- Hơi độc hại từ khu vực trữ chất thải rắn chờ vận chuyển, xử lý.

- Khí thải và mùi hôi từ khu vực chế biến thực phẩm.

Bụi

Khi dự án đi vào hoạt động, lượng bụi phát sinh chủ yếu là từ bụi đường do cuốn theo các phương tiện giao thông cơ giới ra vào dự án.



b) Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước

Nguồn phát sinh nước thải bao gồm:

Nước thải sinh hoạt

Nước từ các cư dân của tòa nhà, trung tâm dịch vụ, thương mại, vui chơi giải trí với hàm lượng chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, vi sinh vật cao. Lượng nước thải sinh hoạt của toàn khu dân cư được tính dựa trên nhu cầu cấp nước (250l/người.ngđ).

Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn qua đường giao thông, mặt bằng khu vực cuốn theo đất cát, chất rắn lơ lửng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường.



c) Nguồn gây ô nhiễm môi trường đất

Chất thải rắn sinh hoạt:



Nguồn chất thải rắn chủ yếu của khu phức hợp chủ yếu là rác thải của cư dân, khu dịch vụ thương mại, giải trí.

Chất thải rắn dễ phân hủy là các loại chất thải hữu cơ như thực phẩm dư thừa bị loại bỏ, chất thải của quá trình nấu nướng,...



Chất thải rắn khó phân hủy gồm các loại vỏ hộp, bao bì bằng kim loại, polyme,…

Với lưu lượng lớn người ra vào, sẽ tương ứng với một lượng rác thải đáng kể. Do đó, nếu việc quản lý và xử lý không tốt sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.Việc tích trữ rác thải lâu ngày, không vận chuyển kịp sẽ là nơi trú ngụ và phát triển của các loài động vật gây bệnh như ruồi, chuột…gây nên dịch bệnh cho cư dân. Ngoài ra còn phát sinh mùi khó chịu.

Bùn thải

Bùn thải sinh ra từ hệ thống xử lý nước thải, bùn thải từ hệ thống cống thải, phân bùn từ hệ thống bể tự hoại.




tải về 36.14 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương