ChưƠng 3 ĐÁnh giá TÁC ĐỘng môi trưỜNG



tải về 36.14 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu16.04.2022
Kích36.14 Kb.
#51665
  1   2   3   4   5
BAI TAP DTM CHƯƠNG-3
thuyết-minh-chương-12

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.1. Nguồn gây tác động

3.1.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải

3.1.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng

a) Nguồn gây ô nhiễm không khí

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình thi công xây dựng phát sinh từ các hoạt động:

- Tập trung nhân công.

- San ủi, lu đầm chuẩn bị mặt bằng.

- Đào đất, vận chuyển đất đào.

- Chuyên chở, tập kết vật liệu xây dựng.

- Khoan cọc thi công móng.

- Tiến hành xây dựng

Các tác nhân ô nhiễm sẽ là bụi, khói khí thải, tiếng ồn, rung động phát sinh khi tiến hành thi công.

Bụi

Bụi phát sinh từ nhiều hoạt động thi công xây dựng khác nhau:

- Bụi bị cuốn lên từ đường giao thông khi vận chuyển đất đào đem đổ, vận chuyển vật liệu, nhân công.



- Bụi kim loại do gò hàn sắt, thép khi làm khung thép để khoan cọc thi công móng.

- Do bốc xếp, phối trộn nguyên vật liệu (bê tông) khi xây dựng.

- Bụi bị cuốn lên khi gió thổi qua các bãi tập kết vật liệu, khi san ủi, lu đầm chuẩn bị mặt bằng.

Khí thải



Khí thải phát sinh từ các hoạt động như:

- Khí thải độc hại: SO­­2, CO2, CO, NOx, hợp chất chì từ xăng dầu do vận hành máy móc thi công: đào, san nền, lu, đầm…, từ phương tiện vận chuyển.

Các nghiên cứu đã xác định được rằng các thiết bị phục vụ công tác xây dựng công trình như: xe tải, máy đóng cọc, máy đầm nén, máy khoan, cần cẩu, máy phát điện…sẽ phát sinh các chất gây ô nhiễm khô khí. Do hầu hết máy móc thiết bị đều sử dụng nhiên liệu xăng hoặc dầu nên chúng thải ra bụi, SO2, NOx, hydocacbon vào không khí.

- Khí thải từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong chất thải sinh hoạt của công nhân.

- Khí thải từ hoạt động cơ khí:

Quá trình hàn các kết cấu thép, sẽ sinh ra một số chất ô nhiễm từ quá trình cháy của que hàn, trong đó chủ yếu là các chất CO, NOx.

b) Ô nhiễm nguồn nước

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước trong quá trình thi công xây dựng bao gồm các hoạt động:

- Đào đất, vận chuyển đất đào.

- Khoan cọc thi công móng.

- Rửa vật liệu khi tiến hành xây dựng.

Nước thải sinh hoạt



Nước thải sinh hoạt từ lán trại, nhà vệ sinh trong khu dự án do tập trung nhiều công nhân.

Nước mưa chảy tràn

Nước mưa tập trung trên toàn bộ diện tích khu vực. Trong quá trình chảy trên mặt đất có thể lôi kéo theo đất, cát, nhựa đường thải trong thi công và màng dầu rơi vãi trong quá trình vận chuyển, tàng trữ và sử dụng.

Lưu lượng và nồng độ nước mưa phụ thuộc chế độ khí hậu khu vực: cường độ mưa, thời gian mưa, thời gian không mưa, độ bẩn của không khí…

Nước thải rửa vật liệu xây dựng

Trong giai đoạn xây dựng, nước cấp cho hoạt động xây dựng chủ yếu dùng để trộn vữa, trộn bê tông, rửa cát, rửa đá, làm ướt gạch,...

c) Ô nhiễm đất

Chất thải rắn

Chất thải rắn phát sinh từ các nguồn như:

- Vật liệu xây dựng bị thải bỏ: các loại vật liệu hư hỏng như ximăng, bê tông, cốt pha, gạch ngói, đất cát rơi vãi, phế liệu sắt thép…

- Bao gói chứa vật liệu: bao xi măng, thùng chứa sơn,..

- Rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng.

Nước thải

- Nước mưa chảy tràn chứa đất cát, dầu mỡ.

- Nước thải rửa vật liệu xây dựng.

- Nước thải sinh hoạt từ lán trại, nhà vệ sinh trong khu dự án do tập trung nhiều công nhân.



Tóm lại, những nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí trong giai đoạn thi công xây dựng chỉ tồn tại trong thời gian thi công và sẽ chấm dứt khi dự án đi vào hoạt động. Vì vậy tác động của nó là không đáng kể. Tuy nhiên, để giảm đến mức tối thiểu các tác động do ô nhiễm môi trường không khí (bụi) tới cuộc sống của những hộ dân sống ở khu vực sát cạnh dự án và công nhân thi công, nhà thầu cần có biện pháp hạn chế.


tải về 36.14 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương