CHƯƠng 1: TỔng quan về thưƠng mạI ĐIỆn tử



tải về 57.87 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích57.87 Kb.
#35958
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Câu 1: NÊU MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG THỰC HIỆN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP



* Thuận lợi:

- Nhà nước đã có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử, hàng năm Cục Thương Mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công thương) tổ chức rất nhiều lớp tập huấn thương mại điện tử cho doanh nghiệp tại các tỉnh thành trên cả nước và trợ giúp Doanh nghiệp thiết kế các trang web giới thiệu về Doanh nghiệp….

- Việc thiết kế trang web, đăng ký hosting hiện nay khá dễ dàng.

- Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị

mới cho khách hàng. Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá

nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này.



- Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, thông tin liên lạc, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống.

- Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ôtô (Ví dụnhưFord Motor) tiết kiệm được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho.

* Khó khăn:

+ Không thể xem xét kỹ lưỡng sản phẩm(người mua!!)



+ Về mặt kỹthuật

- Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy

- Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng, nhất là trong TMĐT. Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển. Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các cơsở dữ liệu truyền thống

- Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao



+ Về thương mại:

- An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người thamgia TMĐT

- Thiếu lòng tin và TMĐT và người bán hàng trong TMĐT do không được gặp trực tiếp

- Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làmrõ

- Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để TMĐT phát triển

- Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian.

- Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô(hoà vốn và có lãi)

- Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT

- Tốc độ phát triển của kỹ thuật!!!

- Khó tính toán lợi nhuận của vốn đầu tư

- Các trở ngại liên quan đến văn hóa và luật lệ
Câu 2: GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ KHẮC PHỤC CÁC KHÓ KHĂN TRONG THỰC HIỆN KINH DOANH QUA MẠNG

- Doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều cho marketing, cập nhật thông tin cho website, hỗ trợ khách hàng... để có thể tìm được khách hàng qua website. Hiện nay có hơn 29 tỷ trang web với hơn 110 triệu website trên Internet, nếu doanh nghiệp không đầu tư marketing website tốt thì xác suất người xem tự tìm ra website của doanh nghiệp sẽ rất thấp.\

- Thiết kế website dễ sử dụng, có các chức năng cần thiết hỗ trợ cho người xem, tốc độ tải về nhanh, không quá nhiều màu sắc, hiệu ứng... Cập nhật thông tin thường xuyên, nêu ra được những lợi thế của sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp so với của đối thủcạnh tranh.

- website được thiết kế đơn giản về mỹ thuật, quan trọng là bố trí thông tin sao cho người xem dễ dàng tìm được điều họ muốn một cách nhanh nhất và cung cấp đủ chức năng đáp ứng nhu cầu của người xem.

- Không quan tâm đến rủi ro trong thanh toán qua mạng.

- Áp dụng rập khuôn những mô hình TMĐT đã có: thực tế không có cách tốt nhất để áp dụng TMĐT cho tất cả các doanh nghiệp.

- Không quan tâm đúng mức về cạnh tranh trong TMĐT: doanh nghiệp có thể áp dụng TMĐT thì đối thủ cạnh tranh cũng có thể áp dụng TMĐT. Chi phí triển khai TMĐT là rất thấp nên hầu như ai cũng có thể áp dụng TMĐT, dẫn đến cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực này.

- Không quan tâm đến công nghệ mới: công nghệ thông tin là lĩnh vực mà sự lạc hậu công nghệ diễn ra rất nhanh. TMĐT là một loại hình kinh doanh dựa trên sự phát triển của công nghệthông tin, do đó, tốc độ đổi mới cũng diễn ra nhanh, đòi hỏi doanh nghiệp tham gia TMĐT phải luôn đổi mới: đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức kinh doanh, đổi mới tư duy, đổi mới cung cách quản lý…

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Câu 3: Nêu một số ứng dụng các mô hình kinh doanh hiện tại đang sử dụng (B2B, B2C, G2G):

Trả lời:

* Mô hình B2B: Business to Bussiness là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông đặc biệt là Internet giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp, hơn là với khách hàng. Sau khi đăng kí trên các sàn giao dịch B2B, các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua hệ thống này.

Điển hình và cũng là ở mức độ phát triển cao nhất của TMĐT B2B phải kể đến mô hình www.alibaba.com. Được thành lập và hoạt động từ năm 1999, Alibaba.com là công ty Dot.com đầu tiên của Trung Quốc thành lập một sàn giao dịch điện tử và hiện nay là một trong những sàn giao dịch thương mại Thế giới lớn nhất và nơi cung cấp các dịch vụ Marketing trên mạng hàng đầu cho những nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Alibaba.com cũng là điểm đến đầu tiên và cũng là điểm tới cuối cùng cho các nhà xuất nhập khẩu muốn nắm bắt cơ hội và xúc tiến kinh doanh trên mạng. Trang Web hiện có hơn 4.830.000 thành viên đăng kí đến từ 240 nước khác nhau. Trong 4 năm (2002-2005) liền trang Web công ty vinh dự nhận được giải thưởng "Best of the Web B2B" do tạp chí Forbes bình chọn, với danh mục hơn 27 lĩnh vực và hơn 1300 loại sản phẩm từ những sản phẩm may mặc cho đến đồ điện tử. Hiện nay hai thị trường hoạt động chính của Alibaba.com là Trung Quốc và Nhật bản và trong dài hạn sẽ trở thành cầu nối giữa thị trường Châu Á và Âu-Mỹ.

Phần lớn các ứng dụng B2B là trong lĩnh vực quản lý cung ứng (đặc biệt chu trình đặt hàng mua hàng), quản lý kho hàng (Chu trình quản lý đặt hàng gửi hàng – vận đơn) quản lý phân phối (đặc biệt trong việc chuyển giao các chứng từ gửi hàng) và quản lý thanh toán (ví dụ hệ thống thanh toán điện tử hay EPS). Tại Việt Nam có một số nhà cung cấp B2B trong lĩnh vực IT “khá nổi tiếng” là FPT, CMC, Tinh Vân với hàng loạt các dự án cung cấp phần mềm, các trang web giá thành cao và chất lượng cao.

* Mô hình B2C:

Business to Constomer (B2C), ngụ ý những giao dịch trực tuyến giữa nhà cung cấp với khách hàng. Các nhà kinh doanh sử dụng kênh trực tuyến để tiếp cận từng khách hàng, đây là một trong những hoạt động chính của thương mại điện tử.

Cửa hàng điện tử, siêu thị điện tử đôi khi còn được gọi là sàn TMĐT hỗtrợ giaodịch doanh nghiệp với người tiêu dùng. Phần lớn các sàn B2C hoạt động theo dạng cửa hàng trực tuyến kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng, trong đó chủ yếu là các mặt hàng có độ tiêu chuẩn hoá cao như hàng điện tử, thiết bị điện, đồgia dụng, sách báo, văn phòng phẩm,... Với mô hình kinh doanh và chiến lược quảng bá bài bản, nhiều sàn TMĐT B2C bắt đầu tạo nguồn doanh thu ổn định cho doanh nghiệp.

Các sàn B2C trong thời gian qua phải vận dụng nhiều phương thức thanhtoán đa dạng, từ tiền mặt khi giao hàng, chuyển khoản ngân hàng, điện chuyển tiền, thẻthanhtoán nội địa và quốc tế, thẻ trả trước, ...



* Mô hình dành cho người tiêu dùng (C2C):

Ngoài một số sàn kết hợp cung cấp các tiện ích phục vụ cả giao dịch TMĐT B2C và C2C, các mô hình tổ chức sàn C2C phổ biến hiện nay là sàn đấu giá cá nhân hoặc wesite rao vặt.

Các sàn TMĐT theo môhình C2C xuất hiện rầm rộ nhất trong hai năm2004 và 2005, giai đoạn 2006-2007 số lượng sàn tăng chậm hơn nhưng chất lượng tốt hơn.Các sản phẩm được mua bán trên những sàn này tăng nhanh, các tiện ích và tính năng hỗ trợ đa dạng hơn, số người mua người bán cũng như lượng giao dịch thực hiện ngày càng tăng, tạo thói quen mua bán hiện đại cho xã hội.

Câu 4: Trình bày việc áp dụng của cá nhân đối với một trong số các mô hình kinh doanh trên (Nêu thuận lợi và khó khăn trong tiến trình áp dụng)
CHƯƠNG 3: THANH TOÁN QUA MẠNG ĐIỆN TỬ

Câu 5:NÊU CÁC LOẠI THẺ THANH TOÁN QUA MẠNG ĐANG SỬ DỤNG

SO SÁNH TIỆN ÍCH CỦA CÁC LOẠI THẺ

+ Các loại thẻ thanh toán qua mạng đang sử dụng hiện nay:

Trong thanh toán B2C qua mạng, đại đa số người mua dùng thẻ tín dụng để thanh toán. Thẻ tín dụng là loại thẻVisa, MasterCard cùng nhau cung cấp một hệ thống mới gọi là Set (secure electronic transactions). Hai loại thẻ này có tính quốc tế, chủ thẻ có thểdùng được trên toàn cầu. Tên gọi là tín dụng vì chủ thẻ dùng trước tiền của ngân hàng để chi trả, mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ trả chậm, ở VN, cá nhân hay tổ chức có thể đăng ký làm thẻ tín dụng với nhiều ngân hàng như Vietcombank, ACB,…

Câu 6: MỘT SỐ THUẬN LỢI KHÓ KHĂN CỦA CÁ NHÂN KHI SỬ DỤNG THẺ THANH TOÁN QUA MẠNG

+ Thuận lợi:

+ Khó khăn:

CHƯƠNG 4: TIẾP THỊ TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Câu 7: MỘT SỐ CÁCH THỨC TIẾP THỊ QUA MẠNG HIỆU QUẢ

- Chiến lược marketing lan truyền (virusmarketing): tức tận dụng người xem để marketing cho những người khác. Ví dụYahoo!, Hotmail cho mọi người dùng email miễn phí, nhưng trong thông điệp email, họtự động kèm theo một câu quảng cáo ở cuối email. Nếu một người dùng Yahoo! và gửi email cho người khác chưa dùng email, họ sẽ tự nhiên biết đến Yahoo!. Hình thức gửi e-card cũng thuộc loại này.

- Cho những chức năng tiện ích mà chỉ những thành viên của website mới dùng được với nhau: ví dụYahoo! Instant Messenger (Yahoo! Chat) chỉ cho phép những người có đăng ký ID với Yahoo! mới có thể chat với nhau, từ đó, những ai muốn sửdụng tiện ích YIM đều phải đăng ký tài khoản với Yahoo!.

- Quyền lợi cho người giới thiệu: một số website trả tiền cho những ai giới thiệu người mới vào website của mình, hoặc sẽ cho quyền lợi theo dạng marketing đa cấp (multi-level marketing) tức người giới thiệu sẽ hưởng quyền lợi theo% những gì mà người được giới thiệu kiếm được. Hình thức giống như “bán hàng đa cấp” mà dư luận đang quan tâm ở Việt Nam.

- Trả tiền cho click: một sốwebsite có chính sách hoa hồng cho người giới thiệu, tức là các website khác có thể liệt kê link đến website đồng ý trả tiền này đểnhận được tiền mỗi khi giới thiệu được người click sang. Ví dụ: website A cóchính sách trả tiền cho click đến, website B đăng link đến A trên website của mình, khi người xem đang ở website B và click lên link này để đi đến website A thì A sẽ trả cho B một khoản tiền nhỏ. Đây cũng là cách để các website B đăng link của A trên website của mình.

Câu 8: KINH NGHIỆM CÁ NHÂN VỀ E-MARKETING (TRÌNH BÀY THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HÌNH THỨC THỰC HIỆN E-MARKETING SO VỚI MARKETING TRUYỀN THỐNG).

Giữa e-Makerting và marketing truyền thống có những thuận lợi, khó khăn sau:

* Thuận lợi:

- Mở rộng thị trường: e-marketing việc mở rộng thị trường nhanh hơn, thuận lợi hơn so với Marketing truyền thống.

- Giảm chi phí sản xuất: Giảm các chi phí giấy tờ, in ấn, gửi văn bản như truyền thống, giảm chi phí thông tin liên lạc.

- Việc e-marketing được thực hiện liên tục 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần và 365 ngày trong năm.

- Tốc độ tung sản phẩm ra thị trường; hình ảnh sản phẩm, doanh nghiệp lan truyền hiệu quả hơn, nhanh hơn marketing truyền thống.

* Khó khăn khi tham gia e- marketing so với Marketing truyền thống:

- Xây dựng giải pháp điện tử: Giải pháp điện tử được xây dựng trên nền tảng các yếu tố liên quan mật thiết đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các định hướng và chiến lượcphát triển trong tương lai. Tuy nhiên, trong xây dựng giải pháp điện tử gặp trường hợp người viết giải pháp không có kinh nghiệm thực tế trong hoạt động kinh doanh của từng sản phẩm, ngành hàng, có thể sẽ đưa ra những giải pháp sai lệch không thiết thực và không thích hợp với lĩnh vực mà Doanh nghiệp đang kinh doanh. Đi đôi với giải pháp thì vấn đề về kỹthuật cũng là một yếu tố quan trọng quyết định một giải pháp hoàn hảo.

- Thiết kế hình ảnh: Người thiết kế và xây dựng Website chưa đủ kiến thức hoặc kinh nghiệm đểcó thểtạo hình ảnh vừa đẹp, rõ với dung lượng thấp. Độ rõ nét của sản phẩmcòn phụthuộc vào cởsởha tầng: đường truyền internet chậm, băng thông hẹp, hay bịnghẽn mạch, chi phí internet còn cao… Thông thường, các bức ảnh có chất lượng tốt đòi hỏi độ phân giải cao dẫn đến tiêu tốn dung lượng lớn và sẽ rất nặng khi tải trên đường truyền. Do đó các hình ảnh thể hiện trên các E-Mart chỉ ở mức trung bình nhằm khắc phục các khó khăn đã nêu trên. Vì vậy việc thể hiện một sản phẩm cũng có phần hạn chế và giảm đi tính hấp dẫn của sản phẩm.

- Chi phí admin: Do một số DN chưa thấy lợi ích cụ thểTMĐT, nên chủ đầu tư khi xây dựng và kinh doanh thông qua website TMĐT chưa thật sự đầu tư đúng mức. Cho nên không đầu tư nguồn nhân lực phục vụ cho việc admin, cập nhật các thông tin thay đổi liên quan đến sản phẩm chưa được thường xuyên và liên tục theo thời điểm. Điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh và độ tin cậy của người tiêu dùng

- Những khó khăn đối với các hình thức thanh toán thông qua ngân hàng: Thanh tóan bằng thẻ tín dụng (Credit card) là hình thức thanh toán phổ biến trong TMĐT, đòi hỏi chủ thẻ phải cung cấp thông tin cho người bán hàng. Việc cung cấp thông tin thông qua đường truyền internet rất nguy hiểm vì dễbị mất cắp bởi hacker.

+ Những khó khăn trong việc giao nhận hàng hoá: hầu như Khách hàng nào cũng không muốn trả thêm bất cứ khoảng chi phí nào khác ngoài tiền mua hàng, giá mua phải bằng hoặc thấp hơn giá thị trường. Như vậy, để thu hút lượng khách hàng lớn doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một hệ thống phân phối hàng hợp lý. Người kinh doanh TMĐT hiện nay chưa có đội ngũchuyên nghiệp về giao nhận vận tải quốc tế, nên hầu như thuê lại đơn vị vận tải khác, điều này tạo nên giá thành cao.

+ Hệ thống lưu trữ (stock) và cung cấp hàng hóa: đối với một số hàng hoá có đặc tính sản phẩm riêng thì phải được chứa trong kho, sẵn sàng đáp ứng khi có đơn hàng. Giống như các loại kinh doanh thuần tuý khác, việc chứa hàng trong kho sẽ phát sinh một số vấn đề khách quan: ẩm móc,tồn kho, hạn sử dụng…

+ Thói quen tiêu dùng: Sự phát triển mạnh mẽ của Internet không làm nhanh chóng mất đi thói quen tiêu dùng của khách hàng – là một trong những rào cản lớn nhất của việc kinh doanh trên website TMĐT.

+ Các khó khăn về kỹ thuật do hệ thống mạng, server: sự yếu kém hệ thống hạ tầng cơ sở Internet như băng thông hẹp làm tốc độ truy cập chậm,dẫn đến người truy cập ngại ngùng mua hàng trên mạng .

+ Bảo mât thông tin: Việc mua hàng trên internet còn bị hacker tấn công máy tính, hoặc sự rò rỉ thất thoát dữ liệu mật của ngân hàng, Doanh nghiệp hay tình trạng virus tấn công làm tê liệt hệ thống mạng, máy tính cá nhân làm cho khách hàng không còn hứng thú việc truy cập internet và một số DN không muốn tham gia TMĐT. Riêng tại Việt Nam hiện nay, việc lưu truyền và sử dụng thẻ tín dụng "miễn phí" một cách công khai, và tặng nhau nhiều "credit card miễn phí"…

+ Yếu tố từ phía con người: TMĐT vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức của giới chức lãnh đạo cũng như từ phía doanh nghiệp. Vẫn còn quan điểm làm website theo phong trào, làm website thay cho các tập bướm quảng cáo sản phẩm thông thường.
CHƯƠNG 5: TIẾP THỊ TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Câu 9: lợi ích từ việc tham gia kinh doanh TMĐT toàn cầu (Marketing trực tuyến).


  • Rút ngắn khoảng cách: Vị trí địa lý không còn là một vấn đề quan trọng, các đối tác có thể gặp nhau qua không gian máy tính mà không cần biết đối tác ở gần hay ở xa.

  • Tiếp thị toàn cầu: Internet là một phương tiện hữu hiệu để các nhà hoạt động marketing tiếp cận với các thị trường khách hàng trên toàn thế giới. Điều mà các phương tiện marketing thông thường khác hầu như không thể.

- Giảm thời gian: Thời gian không còn là một yếu tố quan trọng. Những người làm marketing trực tuyến có thể truy cập lấy thông tin cũng như giao dịch với khách hàng 24/7 tại bất cứ thời điểm nào

- Thứ tư: Giảm chi phí: Chi phí sẽ không còn là gánh nặng. Chỉ với 1/10 chi phí thông thường, Marketing trực tuyến có thể đem lại hiệu quả gấp đôi.



Câu 10: Trình bày những điều kiện nên tránh khi sử dụng Marketing trên internet

  • 1. Sử dụng dịch vụ Web Hosting miễn phí hay với giá rẻ: Phần lớn các dịch vụ miễn phí hay với giá rẻ đều có chất lượng không tốt: khách hàng sẽ gặp khó khăn khi truy cập vào trang web vì nó được đặt trên một máy chủ quá tải, hay trang web này sẽ là nơi đặt banner quảng cáo cho sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp...

  • 2. Làm giảm giá trị trang web do đồ hoạ, java, âm nhạc...: Chức năng quan trọng nhất của trang web là bán sản phẩm và dịch vụ. Cố gắng vừa đảm bảo tính thẩm mỹ của trang web vừa đảm bảo trang web không quá tải để tránh sai lầm.

    • 3. Không quan tâm đến ý kiến phản hồi từ phía khách truy cập: Những khách hàng có thông tin phản hồi chứng tỏ họ đã quan tâm đến công ty và rất có thể họ sẽ là khách hàng tiềm năng trong tương lai.

    • 4. Lãng phí thời gian vào những hoạt động vô ích: Sắp xếp công việc phù hợp để tránh lãng phí thời gian làm việc không hiệu quả.

    • 5. Hệ thống email quản lý không hiệu quả: Email là một trong những phương thức giao dịch khá phổ biến và hiệu quả giữa các thương nhân với khách hàng

    • 6. Không thường xuyên bám sát khách hàng: Theo thói quen, phần lớn khách hàng có xu hướng mua hàng của những công ty mà người ta đã biết và tin tưởng. Nếu không xây dựng niềm tin và giữ liên lạc với khách hàng, thì đây là một sai lầm rất nghiêm trọng. Lập một danh sách đăng ký nhận bản tin và bắt đầu xuất bản các bản tin ==>tạo ấn tượng tốt và giữ liên lạc thường xuyên với các khách hàng .

7. Đánh mất sự nổi tiếng bởi việc thực hiện chiến lược quảng cáo không thích hợp:

Sẽ là một sai lầm rất cơ bản nếu cho rằng cách thức tốt nhất để xúc tiến và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trực tuyến là chiến lược gửi thư tới hàng loạt địa chỉ email trong khi không biết họ có muốn nhận thư hay không. Nếu thực sự muốn đầu tư và thu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trực tuyến, đừng bao giờ đưa “spam” vào trong kế hoạch kinh doanh
tải về 57.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương