Chức năng cơ bản



tải về 15.72 Mb.
trang148/150
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích15.72 Mb.
#37362
1   ...   142   143   144   145   146   147   148   149   150

3.52 Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học hiện nay là:

a. Theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.

b. Theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần.

c. Theo chiều tính kim loại của các nguyên tố tăng dần.

d. Theo chiều tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.

Đáp án: b đúng

3.53 Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, ô nguyên tố cho biết:

a. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố (số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, hay điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố).

b. Kí hiệu nguyên tử nguyên tố hoá học.

c. Nguyên tử khối của nguyên tố.

d. Cả ba điều trên.

Đáp án: c đúng

3.54 Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học:

a. Chu kì là dãy các nguyên tố có cùng số lớp electron được sắp xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.

b. Chu kì là dãy các nguyên tố có cùng số lớp electron được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần.

c. Chu kì là dãy các nguyên tố có cùng số electron lớp ngoài cùng được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần.

d. Chu kì là dãy các nguyên tố có cùng số electron lớp ngoài cùng được sắp xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.

Đáp án: b đúng

3.55 Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học:

a. Nhóm là dãy các nguyên tố có cùng số lớp electron được sắp xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.

b. Nhóm là dãy các nguyên tố có cùng số lớp electron được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần.

c. Nhóm là dãy các nguyên tố có cùng số electron lớp ngoài cùng được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần.

d. Nhóm là dãy các nguyên tố có cùng số electron lớp ngoài cùng được sắp xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.

Đáp án: c đúng

3.56 Kết luận nào sau đây hoàn toàn đúng:

a. Trong một chu kì: số lớp electron tăng dần, tính kim loại giảm dần đồng thời tính phi kim tăng dần.

b. Trong một chu kì: số lớp electron tăng dần, tính phi kim giảm dần đồng thời tính kim loại tăng dần.

c. Trong một chu kì: số electron lớp ngoài cùng tăng dần, tính phi kim giảm dần đồng thời tính kim loại tăng dần.

d. Trong một chu kì: số electron lớp ngoài cùng tăng dần, tính kim loại giảm dần đồng thời tính phi kim tăng dần.

Đáp án: d đúng

3.57 Kết luận nào sau đây hoàn toàn đúng:

a. Trong một nhóm: số lớp electron tăng dần, tính kim loại giảm dần đồng thời tính phi kim tăng dần.

b. Trong một nhóm: số lớp electron tăng dần, tính phi kim giảm dần đồng thời tính kim loại tăng dần.

c. Trong một nhóm: số electron lớp ngoài cùng tăng dần, tính phi kim giảm dần đồng thời tính kim loại tăng dần.

d. Trong một nhóm: số electron lớp ngoài cùng tăng dần, tính kim loại giảm dần đồng thời tính phi kim tăng dần.

Đáp án: b đúng

3.58 Cho biết cách sắp xếp nào đúng theo chiều tính kim loại tăng dần trong các cách sắp xếp sau:

a. Na, K, Mg, Be b. K, Na, Mg, Be c. Be, Mg, K Na d. K, Na, Be, Mg



Đáp án: b đúng

3.59 Cho biết cách sắp xếp nào đúng theo chiều tính phi kim tăng dần trong các cách sắp xếp sau:

a. F2, P, S, Cl2 b. P, S, F2, Cl2 c. F2, Cl2, S, P d. F2, Cl2, P, S



Đáp án: c đúng

3.60 Kết luận nào sau đây hoàn toàn đúng:

a. Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học có thể biết cấu tạo nguyên tử và dự đoán tính chất hoá học của nó.

b. Chỉ cho biết kí hiệu hoá học của nguyên tố và khối lượng nguyên tử của nó.

c. Biết cấu tạo nguyên tử của một nguyên tố có thể biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và có thể dự đoán tính chất hoá học của nó.

d. Kết luận a và c đúng.

Đáp án: d đúng

Đề kiểm tra chương 3

(Thời gian 45 phút)

Câu 1: (3 điểm)

Cho các phản ứng sau:



A (k) + H2 (k)  B (k)

Bdd + X A(k) + Y + H2O

A + W  M + N + H2O

A là chất nào cho dưới đây:

a. S b. P c. N2 d. Cl2



Câu 2: (3 điểm)

1. Viết các phương trình phản ứng cho dãy biến hoá sau:



R Q DCaCO3

2. Nêu tính chất hoá học chung của phi kim. Lấy ví dụ minh hoạ



Câu 3: (4 điểm)

Tính thể tích khí clo thu được (đo ở đktc) khi cho 1,74 gam MnO2 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl đặc, đun nóng nhẹ. Và tính thể tích dung dịch NaOH 0,10 M cần để phản ứng hoàn toàn với lượng khí clo thu được ở trên.



Cho: Mn = 55, O = 16, K = 39, Cl = 35,5, H = 1
Каталог: file -> downloadfile4 -> 200
downloadfile4 -> Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố 6 môn thi tốt nghiệp thpt năm 2012, trong đó có môn Lịch sử. Đây là môn học được nhiều học sinh cho là “khó nuốt” nhất trong kì thi tốt nghiệp năm nay
downloadfile4 -> Câu 4: Trình bày nội dung luận cương chính trị (10/1930) từ đó chỉ ra hạn chế lịch sử của cương lĩnh này?
downloadfile4 -> Hãy đọc trước khi các bạn bước vào thế giới của ado ado là gì?
downloadfile4 -> BÁo cáO ĐỀ TÀi kỹ thuật chuyển mạch atm
200 -> BÀi tậP ĐẠi cưƠng hóa học hữu cơ Kiến thức cần nhớ: I. Thành phần nguyên tố
downloadfile4 -> MÔN: Phương pháp nghiên cứu khoa học Lớp: K062KT1 Thành viên nhóm: Nguyễn Thị Thu Sang 211161039 Vơ Thị Thúy Vy 211080574
200 -> Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học lớp 8 Nguyễn Văn Hòa-thcs mỹ Quang
downloadfile4 -> Manageengine opmanager

tải về 15.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   142   143   144   145   146   147   148   149   150




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương