CHÚa nhậT 3 MÙa chay c lời Chúa: Xh 3,1-8a. 13-15; 1Cr 10,1 10-12; Lc 13,1-9 MỤc lụC


Sự kiên nhẫn chờ đợi – Radio Veritas Asia



tải về 317.79 Kb.
trang5/13
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích317.79 Kb.
#38033
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

8. Sự kiên nhẫn chờ đợi – Radio Veritas Asia


(Trích trong ‘Suy Niệm Lời Chúa’)

Các bài đọc Lời Chúa hôm nay chỉ cho chúng ta thấy rằng: Thiên Chúa là Đấng nhân từ đầy lòng thương xót, Người luôn cảm thông trước những nỗi khổ của con người và trước những nếp sống tội lỗi bất trung, Người luôn mong chờ sự hối hận ăn năn, từ bỏ tội lỗi trở về sống trong ân sủng và tình thương của Người.

Nơi bài đọc thứ nhất, những lời Chúa nói cùng Môisê chắc chắn vẫn còn vang dội đến ngày hôm nay: "Ta đã thấy dân Ta phải khổ cực ở Ai Cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than. Ta đã biết nỗi đau khổ của chúng và Ta đến cứu chúng". Khoảng 3,000 năm trước, Thiên Chúa đã nói với Môisê những lời đó, thì ngày nay, chắc chắn cũng chính Thiên Chúa duy nhất không bao giờ thay đổi đó cũng thấy, cũng nghe, cũng biết những nỗi đau khổ của con người thời đại. Chúng ta đừng tìm đâu xa, hãy nhìn vào chính bản thân mình, gia đình mình, xung quanh mình thôi, chúng ta đã nhận thấy biết bao đau khổ. Khổ vật chất do túng thiếu, bệnh tật, bất công. Khổ tinh thần như buồn phiền, thương nhớ, sợ sệt, lo âu... Trước tất cả những nỗi thống khổ đó Chúa đã nói: "Ta đã thấy, đã nghe và đã biết và này Ta đến để cứu chúng".

Trong lịch sử Chúa đã cứu dân Do Thái thế nào? Người không cứu họ như phù thủy quăng chiếc đũa thần trong nháy mắt biến buồn ra vui, đổi đau khổ thành hạnh phúc và con người mất cả tính người trở nên như một cái máy chỉ còn biết bị bắt buộc hướng về một chiều mà thôi. Không, Chúa đã cứu dân Người bằng một thời gian tôi luyện 40 năm trong sa mạc, trong cuộc hành trình về đất Hứa, đất tràn trề sửa và mật ong. Và để được cứu thoát, con người phải trung thành với Chúa, tin tưởng nơi Chúa. Dầu qua gian nan, qua thử thách, con người phải luôn nhớ như thánh vịnh 102 nhắc là: "Chúa là Đấng thương xót và nhân ái". Hãy tin tưởng nơi Chúa và rồi chỉ khi nào nhìn lại, chúng ta mới cảm thấy thấm thía những lời của thánh vịnh trên. "Hồn tôi ơi hãy chúc tụng Chúa và toàn thể thân tôi hãy chúc tụng danh Người. Hồn tôi ơi hãy chúc tụng Chúa và đừng bao giờ quên các ân huệ của Người".

Trong bài đọc thứ hai, thánh Phaolô áp dụng vào Tân Ước hình ảnh trong Cựu Ước. Môisê dắt dân Chúa qua biển Đỏ, nuôi dân chúng bằng Manna trong sa mạc, giải khát dân chúng bằng nước từ tảng đá chảy ra. Trong Tân Ước, chính Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa dắt chúng ta vào đời sống mới qua bí tích Thánh Tẩy, nuôi dưỡng chúng ta bằng của ăn cực thánh là Bí Tích Thánh Thể và uống nước từ tảng đá mà thánh Phaolô nói rõ, tảng đá ấy chính là Chúa Kitô. Và thánh nhân cũng nhắc nhở rằng cuộc thanh tẩy 40 năm ở Cựu Ước đã được ghi chép để răn bảo chúng ta, là những người đang sống trong thời đại cuối cùng đã được thanh tẩy tôi luyện, thì những ai bất xứng, những ai cố chấp chắc chắn là tự mình tạo lấy sự hủy diệt cho mình. Và chỉ những ai trung thành sống theo sự hướng dẫn của Thiên Chúa mới được vào đất Hứa. Vì thế, kết luận bài đọc thứ hai, thánh Phaolô nhắc nhở phải bền đổ đến cùng. Ngài nói rõ: "Ai tưởng mình đang đứng vững hãy ý tứ kẻo ngã".

Trong bài Phúc Âm, Chúa Giêsu cũng cho chúng ta thấy Thiên Chúa là Đấng thương xót và nhân ái. Trước tiên, Người dạy chúng ta đừng kết án ai, cũng đừng trách móc Chúa theo sự kiện xảy ra. Biết bao nhiêu người khi thấy một điều bất hạnh xảy đến cho mình hay cho những người mình yêu mến thì hay phàn nàn: Thật là bất công, tôi đã làm chi mà Chúa để cho tôi phải chịu như thế này? Trái lại, khi điều bất hạnh xảy đến cho những người mà họ không ưa thì câu nói ở cửa miệng thường là: Thật trời có mắt hay Chúa công bình vô cùng. Con người hay gán cho Thiên Chúa những gì họ nghĩ trong lòng họ. Thiên Chúa công bình vô cùng, nhưng suốt đời sống con người ở trần gian, Thiên Chúa vẫn là Cha nhân từ vô cùng. Người không thất vọng nhưng luôn chờ đợi những hoa quả tốt tươi trong đời sống con người. Chúa luôn ban ơn săn sóc và mong cho cuộc đời chúng ta đơm hoa kết trái.

Nghe qua dụ ngôn trong Phúc Âm về sự kiên nhẫn chờ đợi, mong mỏi những gì tốt đẹp xứng với sự chăm nom của chủ vườn, chúng ta hãy thấy được tình yêu thương, lòng nhân từ, sự kiên nhẫn của Thiên Chúa đối với con người và cố gắng trở về cùng Chúa nhất là trong Mùa Chay này. Vì "đây là lúc thuận tiện, đây là thời cứu độ".

Để có việc làm cụ thể trong tuần này, tôi hãy đặt câu hỏi: Phải bắt đầu từ đâu để cải tạo thế giới? Và tôi sẽ nghe được tiếng trả lời: Hãy bắt đầu từ chính bản thân tôi. Cải tạo thế giới, công việc quá to lớn vĩ đại, nhưng mỗi người hãy bắt đầu từ bản thân mình và rồi thế giới sẽ tươi đẹp. Vậy tôi hãy cố gắng sửa chữa một nết xấu tôi biết là quan trọng của tôi trong Mùa Chay này và ngay ngày hôm nay. Xin Chúa nhận lấy lòng thành của tôi và giúp đỡ tôi.


9. Cơ hội thứ hai – Thiên Phúc


(Trích trong ‘Như Thầy Đã Yêu’)

Có một câu chuyện về một cây vĩ cầm như sau: Cây vĩ cầm bị rạn nứt, người ta dán lại và đem ra bán đấu giá. Người bán đấu giá nghĩ rằng chẳng nên phí thời giờ chăm chút nó làm gì. Nhưng ông vẫn tươi cười cầm nó lên và rao bán:

- Thưa quí vị ai sẽ bắt đầu trả giá đầu tiên đây?

Một đồng, rồi hai đồng. Chỉ có hai đồng thôi sao? Ai sẽ trả nó ba đồng đây. Vâng, một người trả ba đồng. Không ai trả hơn sao?

Bỗng từ cuối phòng, một người đàn ông tóc hoa râm bước lên cầm lấy cây đàn, ông lau sạch bụi chiếc đàn cũ kỹ, rồi lên dây lại. Sau đó, ông tấu lên một bản nhạc êm dịu, ngọt ngào, du dương như bài ca của các thiên thần. Tiếng nhạc dừng lại, người bán đấu giá chậm rãi, hỏi:

- Tôi sẽ ra giá bao nhiêu cho chiếc vĩ cầm này đây?

Đoạn ông vừa cầm đàn lên vừa nói:

- Một ngàn đồng, và ai tăng lên hai ngàn? Hai ngàn rồi, có ai chịu tăng lên ba ngàn không? Một người chịu giá ba ngàn, còn nữa không?

Đám đông hồ hởi reo vui, nhưng có vài người trong họ la lên:

- Chúng tôi hoàn toàn chẳng hiểu cái gì đã làm thay đổi giá trị cây vĩ cầm đó?

Lập tức có tiếng đáp lại:

- Chính nhờ đôi tay người nghệ sĩ chạm vào đấy!

Đứng trước những biến cố đem lại tai hoạ và chết chóc cho con người, Chúa Giêsu không bình luận theo quan điểm của người Do Thái thời đó; Tin Mừng hôm nay kể lại việc quan tổng trấn Philalô tàn sát mấy người Galilê và việc tháp Siluê đổ xuống đè chết 18 nạn nhân. Người Do Thái cho rằng những người bị tai hoạ đó là do tội lỗi của chính họ, nên bị Thiên Chúa giáng phạt. Còn những người khác thấy vẫn bình yên vô sự, thì cho rằng mình vô tội, nên dễ tự hào về sự thánh thiện của mình. Chúa Giêsu không nghĩ thế, Người không cho rằng những người bị nạn đó tội lỗi hơn đồng hương của họ. Người muốn nhấn mạnh rằng mọi người đều là tội nhân, đều bị Thiên Chúa phán xét, đều đáng chịu án phạt của Người, nên cần phải ăn năn sám hối, để tránh hình phạt của Thiên Chúa.

Tính cấp bách phải sám hối ăn năn được Chúa Giêsu nói rõ trong dụ ngôn cây vả: Thiên Chúa là người trồng cây, Chúa Giêsu là người làm vườn, và dân Itraen là cây vả không sinh trái. Thiên Chúa đã tuyển chọn dân Itraen làm dân riêng của Người, và ban cho nhiều đặc ân, nhưng họ lại không sinh hoa kết trái, là trung thành với lề luật, sống công chính, và phụng thờ một mình Người.

Thiên Chúa đã chấp thuận lời đề nghị của Chúa Giêsu, là cho họ một cơ hội thứ hai, một thời gian để chăm bón thêm, với các lời giảng dạy của Chúa Giêsu và các phép lạ kèm theo. Nhưng họ vẫn cố chấp, không hoán cải để sinh hoa trái. Vì thế, họ đã bị Thiên Chúa loại bỏ: Điều đó đã được chứng thực vào năm 70 sau Công Nguyên khi đền thánh Giêrusalem bị tàn phá.

Thiên Chúa cũng đã tuyển chọn chúng ta trong kế hoạch nhiệm mầu của người và yêu thương chăm sóc chúng ta cách đặc biệt. Người chờ mong chúng ta sinh ra hoa trái tốt tươi. Nhưng nếu chúng ta chưa thực hiện được những mơ ước của Người, thì cũng như cây đàn vĩ cầm rạn nứt trong câu chuyện trên đây, Người cũng cho chúng ta một cơ hội, là đôi tay kỳ diệu của người nghệ sĩ đã chạm vào cây đàn, chính là Đức Giêsu, để chúng ta tấu lên những khúc nhạc du dương, là bài ca của những tâm hồn biết ăn năn, là hoa trái của những tấm lòng sám hối.

Chúng ta hãy cảm nhận tri ân Chúa Giêsu đã cho chúng ta cơ hội thứ hai này, và tận dụng tối đa cơ may ấy đế sinh nhiều hoa trái trong mùa Chay thánh.



Lạy Chúa, mỗi một biến cố đau buồn là một lời nhắc nhở chúng con hãy sẵn sàng tỉnh thức. Mỗi một ngày mới là một cơ hội Chúa khoan giãn để chúng con có thời gian sám hối ăn năn.

Xin đừng để chúng con khất lần kẻo cũng bị số phận như cây vả không trái, nhưng xin cho chúng con biết dùng ơn Chúa để nên thánh thiện, sống đẹp lòng Chúa mỗi ngày một hơn. Nhất là biết chuẩn bị giờ chết ngay từ bây giờ bằng việc ăn năn sám hối. Amen.

Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2013
2013 -> Các bài suy niệm chúa nhậT 15 thưỜng niên c lời Chúa: Đnl. 30, 10-14; Cl. 1, 15-20; Lc. 10, 25-37 MỤc lụC
downloads -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
downloads -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2013 -> Các bài suy niệm chúa nhậT 14 thưỜng niên c lời Chúa: Is 66, 10-14c; Gl 6, 14-18; Lc 10, 1-12. 17-20 MỤc lụC
2013 -> Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩM
2013 -> Các bài suy niệm chúa nhậT 17 thưỜng niên c lời Chúa: St. 18, 20-32; Cl. 2, 12-14; Lc. 11, 1-13 MỤc lụC
2013 -> Các bài suy niệm LỄ hiện xuống – Năm c lời Chúa: Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b 12-13; Ga 20,19-23 MỤc lụC

tải về 317.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương