CHÚa nhậT 3 MÙa chay c lời Chúa: Xh 3,1-8a. 13-15; 1Cr 10,1 10-12; Lc 13,1-9 MỤc lụC



tải về 317.79 Kb.
trang6/13
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích317.79 Kb.
#38033
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

10. Suy niệm của Radio Veritas Asia


ĐẤNG TỪ BI VÀ HAY THƯƠNG XÓT CHẬM BẤT BÌNH VÀ HẾT SỨC KHOAN NHÂN

(Trích trong ‘Suy Niệm Lời Chúa’)



Trong cùng một thời gian, dân chúng tại Phi Luật Tân đã xúc động mãnh liệt vì hai vụ án:

- Vụ án thứ nhất diễn ra tại Phi Luật Tân. Một tòa án địa phương gần Manila đã tuyên án phạt bảy lần chung thân một viên thị trưởng và sáu đồng bọn vì tội hãm hiếp và giết người. Đa số người dân Phi đều biểu lộ sự hài lòng vì công lý đã được thực thi. Một số người khác thì lại tỏ ra bất mãn vì cho rằng hình phạt tương xứng với tội nhân này lẽ ra là phải tử hình.

- Vụ án thứ hai diễn ra tại Singapore. Một phụ nữ Phi Luật Tân vốn làm nghề "giúp việc nhà" tại Singapore đã bị toà án tại nước này xử tử hình vì tội giết người. Tối thứ Năm, tại Manila cũng như nhiều nơi khác tại Phi Luật Tân, nhiều tín hữu công giáo Phi đã canh thức suốt đêm để cầu nguyện cho việc thực hiện bản án được hoãn lại. Và vụ án cần phải được xét lại bởi vì theo nhiều người Phi, người phụ nữ này vô tội. Tuy nhiên, mặc cho phản đối của người dân Phi, và mặc cho lời cầu cứu của Tổng Thống Phi Luật Tân, sáng thứ Sáu, chính phủ Singapore đã ra lệnh treo cổ người phụ nữ Phi theo đúng qui định của hình luật nước này.

Phản ứng của người dân Phi Luật Tân qua hai vụ án trên đây xem ra cũng là phản ứng thông thường của con người. Dù bất cứ nơi nào và thời đại nào, có tội thì phải bị trừng trị và kẻ vô tội thì phải được giải oan. Thời Chúa Giêsu xem ra người Do Thái cũng có một quan niệm tương tự. Cho dẫu được lồng vào trong cái nhìn tôn giáo, khi tổng trấn Philatô ra lệnh hành quyết một số người Galilê nổi loạn, thì nhiều người Do Thái cho rằng những người này lãnh một hình phạt tương xứng với tội lỗi của họ. Họ là những con người có tội cho nên cần phải bị trừng trị. Số phận của 18 người bị tháp Silôê đổ xuống đè chết cũng được nhiều phán quyết tương tự: họ bị Chúa trừng phạt vì họ là người tội lỗi.

Cùng với tự do hạnh phúc và những giá trị cơ bản khác, công lý là điều mà con người không ngừng khao khát và tìm kiếm. Tuy nhiên cái khái niệm công lý nơi con người thì hạn hẹp và sự thực thi công lý lại càng bất toàn hơn. Trong những chế độ độc tài, có biết bao nhiêu người bị giam giữ vì bất đồng chính kiến, có biết bao nhiêu người chết rũ tù mà không hề được xét xử. Còn nay trong những chế độ thật sự có tự do, vẫn có biết bao nhiêu người bị hàm oan, còn bao nhiêu kẻ gian ác thì vẫn không hề sa lưới pháp luật. Nơi đây, người ta đòi lập bản án tử hình. Nơi kia người ta tranh đấu để bãi bỏ. Quả thật trên trần gian này khát vọng về công lý của con người không bao giờ được thỏa mãn hoàn toàn. Chính vì thế mà khi nhận định về số phận của những người bị Philatô sát hại, cũng như những nạn nhân của vụ tháp Silôê đổ xuống đè chết, Chúa Giêsu đã mời những người Do Thái của thời đại này hãy vượt qua cái quan niệm thông thường về công lý của con người: "mắt đền mắt, răng đền răng", "có vay có trả", "tôi cho bạn là để bạn cho tôi lại". Đó là cái quan niệm thông thường của con người về công lý. Tuy nhiên, khi đưa ra thí dụ về cây vả, Chúa Giêsu lại đưa con người vào trong một cái nhìn mới. Đó là cái nhìn của kiên nhẫn, của khoan dung và tha thứ. Đó là cách thế Thiên Chúa đối xử với con người. Theo công lý của loài người, thì cây vả không sinh trái phải bị chặt quăng đi tức khắc. Thế nhưng, cái nhìn của Thiên Chúa là cái nhìn của "Đấng từ bi và hay thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan nhân" như chúng ta vừa đọc trong bài đáp ca.

"Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng", lời kêu gọi sám hối của Chúa Giêsu luôn gắn liền với Tin Mừng của tình yêu, của sự tha thứ, của lòng khoan dung vô bờ của Thiên Chúa. Sám hối không chỉ là nhìn nhận thân phận tội lỗi yếu hèn của mình, mà thiết yếu là tin vào tình yêu của Thiên Chúa. Nhận ra thân phận tội lỗi yếu hèn của mình và tin vào tình yêu của Thiên Chúa, đây cũng chính là chìa khóa của sự hài hòa trong cuộc sống xã hội.

Sau khi Đavít phạm tội ngoại tình và giết người, ông vẫn ung dung tự tại như không hề có gì xảy ra. Thế rồi, tiên tri Nathan được Chúa sai đến gặp ông và kể về chuyện bất công của một người hàng xóm nọ. Đavít nổi giận, ông đòi trừng trị tức khắc kẻ bất nhân. Lúc bấy giờ Nathan mới nói: "Con người bất nhân đó chính là ông". Lúc bấy giờ Đavít mới chợt bừng tỉnh, ông nhận ra cái thân phận tội lỗi yếu hèn của mình. Chúng ta vốn mù quáng về mình nhưng lại nhạy cảm trước sự yếu đuối của người khác, đó là mầm móng của thái độ bất khoan dung. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta sám hối nghĩa là nhận ra thân phận tội lỗi của mình, nhưng thiết yếu là phải tin tưởng vào lượng khoan dung tha thứ của Thiên Chúa. Cảm nhận được ơn tha thứ của Chúa, chúng ta được mời gọi để thể hiện chính sự tha thứ và khoan dung với tha nhân. Quan hệ giữa người với người lúc đó sẽ không còn là "mắt đền mắt, răng đền răng" nữa, mà sẽ là thông cảm tha thứ. Cuộc sống xã hội sẽ không chỉ được điều khiển bởi thứ công bình có vay có trả, mà cần phải được xây dựng trên sự tha thứ, lòng quảng đại vô vị lợi.

Thánh lễ chính là sự thể hiện của ơn tha thứ của Chúa. Chúng ta đến đây để đón nhận ơn tha thứ một cách nhưng không, chúng ta cũng được mời gọi để thể hiện sự tha thứ một cách nhưng không. Chỉ có điều kiện đó, chúng ta mới xứng đáng cầu nguyện: "Xin Cha tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con" trước khi chúng ta rước Mình và Máu Chúa Kitô.

11. Sám hối để tự cứu mình – Lm Ignatio Trần Ngà


Dụ ngôn cây vả được trồng trong vườn nho, được chăm sóc chu đáo mà không mang lại hoa trái, khiến người chủ vườn thất vọng và muốn chặt bỏ đi, vẫn được tái diễn hằng ngày, như trường hợp điển hình sau đây:

Một sinh viên được cha mẹ cho đi học ở thành phố. Cha mẹ ở miền quê một nắng hai sương, cực nhọc đêm ngày, cắm đầu cắm cổ làm việc hùng hục như trâu, cần cù như kiến, nhịn ăn nhịn tiêu để đầu tư tất cả cho con học hành với hy vọng con trai mình có ngày đổ đạt kỹ sư, có công ăn việc làm, có đồng lương cao để báo đáp công ơn cha mẹ.

Nào ngờ, đứa con không dùng tiền cha mẹ đầu tư cho mình để học hành cho thành đạt, lại đổ tiền vào việc ăn chơi đàng điếm, rồi dần hồi trở thành người nghiện ma tuý, nhiễm HIV, và trở nên một tên côn đồ.

Bao nhiêu đồng tiền xương máu cha mẹ dồn cho anh ta như muối bỏ biển. Đã mất tiền, lại mất con, cha mẹ vô cùng thất vọng và đau khổ vì con.

Đây cũng là một thứ cây vả không sinh trái khiến người chủ vườn thất vọng nên muốn chặt bỏ đi.

Như người cha người mẹ tốt lành, Thiên Chúa cũng đầu tư cho chúng ta rất nhiều, chăm sóc chúng ta rất chu đáo. Ngài đem trồng chúng ta vào vườn nho Hội Thánh của Ngài. Ngài đã dùng lời Ngài để uốn nắn chúng ta, dùng lời dạy của Hội Thánh để hướng dẫn chúng ta, dùng máu Ngài đổ ra trên thập giá để cứu chuộc chúng ta khỏi chết, dùng Mình Thánh Ngài để thông ban sự sống đời đời cho chúng ta. Nói tóm lại, chẳng có gì Ngài có thể làm mà lại không làm để nâng đỡ cứu vớt chúng ta, để giúp chúng ta nên người hoàn thiện. Thế nhưng thay vì sử dụng ân huệ của Ngài để cải thiện đời sống và nâng cao phẩm chất cho xứng với tầm vóc người con cái Chúa, chúng ta đã sử dụng ân huệ dồi dào Chúa ban để làm điều bất xứng, làm suy giảm nhân cách, làm ô danh Chúa, làm đau lòng cho Ngài.

Nếu chúng ta cứ tiếp tục hành động như thế mà không sửa mình, thì như lời Chúa Giê-su cảnh báo hôm nay, số phận của chúng ta sẽ y như số phận của cây vả đã được chăm bón đầy đủ nhưng không sinh trái, là bị chặt bỏ đi, bị huỷ diệt đời đời trong đau khổ như các nạn nhân được đề cập trong Tin Mừng hôm nay.

Vậy muốn sống còn và được hưởng phúc đời đời với Chúa, chúng ta phải dùng thời giờ và ân huệ Chúa ban để ăn năn sám hối.

Tội lỗi là khối u ác tính; sám hối là cắt bỏ khối u để cứu toàn thân, vì nếu không, thì toàn thân phải chết: "nếu các ngươi không ăn năn hối cải, các ngươi sẽ bị huỷ diệt"

Phạm tội là đi trệch đường Chúa như tàu đi trật đường rầy; sám hối là quay về chính lộ để khỏi sa vào chỗ chết: "nếu các ngươi không ăn năn hối cải, các ngươi sẽ bị huỷ diệt".

Con người vướng mắc tội lỗi cũng y như ngôi nhà bị bén lửa, lửa sẽ lan nhanh và thiêu rụi ngôi nhà; sám hối là dập tắt ngọn lửa kịp thời để cứu toàn bộ ngôi nhà khỏi cháy. "Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, các ngươi sẽ bị huỷ diệt".

Lạy Chúa Giê-su, Chúa như người làm vườn nhân hậu đã nài xin Chúa Cha hoãn lại cho chúng con thêm một thời gian nữa để chăm sóc cho chúng con, hầu mong chúng con sinh hoa trái tốt;

Xin đừng để chúng con làm cho Chúa thất vọng vì không sinh trái mà lại sinh toàn gai góc.

Xin cho chúng con biết tận dụng thời giờ còn lại để lập thêm công đức, để sinh nhiều hoa trái tốt, hoa trái vật chất cũng như hoa trái thiêng liêng, nhờ đó cuộc đời chúng con thêm tươi đẹp và chúng con sẽ làm vinh danh Chúa bằng đời sống cao đẹp của mình.


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2013
2013 -> Các bài suy niệm chúa nhậT 15 thưỜng niên c lời Chúa: Đnl. 30, 10-14; Cl. 1, 15-20; Lc. 10, 25-37 MỤc lụC
downloads -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
downloads -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2013 -> Các bài suy niệm chúa nhậT 14 thưỜng niên c lời Chúa: Is 66, 10-14c; Gl 6, 14-18; Lc 10, 1-12. 17-20 MỤc lụC
2013 -> Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩM
2013 -> Các bài suy niệm chúa nhậT 17 thưỜng niên c lời Chúa: St. 18, 20-32; Cl. 2, 12-14; Lc. 11, 1-13 MỤc lụC
2013 -> Các bài suy niệm LỄ hiện xuống – Năm c lời Chúa: Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b 12-13; Ga 20,19-23 MỤc lụC

tải về 317.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương