Chỗ Trọ Qua Đêm (Tự truyện của một Tăng sĩ Hoa-kỳ)1 Tác giả: Yogagivacara Rahula Dịch giả: Chơn Quán Trần Ngọc Lợi o0o Nguồn



tải về 1.85 Mb.
trang23/25
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích1.85 Mb.
#38246
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25

PHỤ BẢN I


I.  Khước sĩ (Sannyassin) là người có lối sống như tu sĩ/đạo sĩ Hindu, khước từ dục lạc thế gian và nguyện giữ hạnh thanh bần và độc thân. Theo truyền thống, họ mặc màu vàng, vàng nghệ, hay cam là biễu thị của sự khước từ; các màu ấy cũng là màu biễu tượng của họ ngày hôm nay ở Ấn Độ. Khước sĩ rất được người Ấn sùng tín kính trọng. Tuy nhiên tân khước sĩ (neo-sannyassin) của Đạo Sư Rajneesh có khác và từng là đề tài bán tán ở Poona khi họ đi rong trong thành phố nầy với y màu cam/đỏ và chuỗi mala lủng lẳng trên cỗ. Nam và nữ, thường là người ngoại quốc, được thấy quấn quít và hun hít ở những nơi công cộng, làm mất thuần phong mỹ tục Hindu nên dân chúng rất khó chịu. Họ còn vào quán rượu, nhà hàng, ăn uống nhảy nhót vung vít. Không cần nói ai cũng biết hạnh kiểm lố bịch ấy (của một người gọi là khuớc từ dục lạc) không thể được lễ giáo Hindu chấp nhận. Nhưng vỉ họ chi tiền nhiều nên địa phương làm lơ cho. Một sáng trong năm 1980, có một người phóng dao ám sát hụt Đạo Sư Rajneesh trong lúc ông đang thuyết giảng ở Poona. Một dấu hiệu cho biết dân Poona chán ngáy Đạo Sư và đám đệ tử tân khước sĩ của ông. Vì vậy, theo tôi nghĩ, Đạo Sư đã phải dọn đi nơi khác, ra khỏi Ấn Độ luôn. Ông và "bộ lạc hoan hỷ" của ông hiện sống tại Mỹ, trên miền Đông Bắc của tiểu bang Oregon. Họ đang tạo dựng thành phố mang tên Rajneeshpuram và khai sanh đạo mới, đạo Rajneeshism.

II. Trung Tâm Thiền Minh Sát Kanduboda (The Kanduboda Vipassana Bhavana Center) hình thành năm 1956 nhân dịp có một số nhỏ du sĩ Miến Điện đến Sri Lanka dạy thiền. Quý vị tỳ kheo (bikkhu) ấy là đệ tử của Ngài Mahasi Sayadaw, tác giả quyển Practical Insigh Meditation và cũng là bậc A La Hán đã khởi xướng pháp phồng xẹp bụng. Quý vị được mời sang để khơi lại pháp hành thiền đã bị ảnh hưởng Thiên Chúa giáo lấn áp trong nhiều trăm năm bị phương Tây đô hộ. Năm 1956 là một thời điểm quan trọng vì là năm kỷ niệm thứ 2500 của Đức Phật nhập Niết Bàn. Trước khi nhập diệt, Đức Phật có nói rằng Pháp của Ngài sẽ mạt sau năm ngàn năm; lúc bấy giờ sẽ có Phật Di Lặc thị hiện giáo hóa chúng sanh. Do đó, năm 1956 đánh dấu nửa lộ trình của Phật Pháp và được thế giới Phật giáo long trọng kỷ niệm. Đó cũng là năm ngọn đuốc thiền quán Phật giáo được thắp sáng lại. Ngay trước đó, Ngài Mahasi Sayadaw và Bổn Sư của Ngài Goenka là Ngài U Ba Khin có thiết lập hai trung tâm thiền tại Rangoon. Khi đến nơi, quý vị tỳ kheo Miến Điện nhập hạ và dạy thiền minh sát khiến nhiều tu sĩ và cư sĩ Tích Lan có duyên mai học được pháp thiền nầy. Tiếp theo, nhiều trung tâm thiền khác được thiết lập để đáp ứng nhu cầu của người muốn học thiền ngày càng đông. Kanduboda là một trong những trung tâm mới này do một tỳ khưu từng du học ở Miến Điện lập nên và giảng dạy. Đó là Ngài Sumathipalo, thầy của Ngài Sivali. Hai vị thầy này và Thầy Mahasi Sayadaw viên tịch năm 1982.

III. Bố Thí (Dana) là một pháp quan trọng trong việc hành trì Phât pháp. Đại để, bố thí có nghĩa là chia xẻ cái mình có để giúp người đang thiếu và cũng để làm giảm thiểu tâm tham ái và chấp thủ của mình. Theo truyền thống Phật giáo, bố thí là cúng dường chư tăng ni bốn thứ vật dụng cần thiết hằng ngày là thức ăn, y, chỗ ở và thuốc men. Trai đường là nơi tu sĩ nhận vật thực cúng dường do thí chủ (dayaka) mang đến tu viện. Cúng dường tu sĩ được tin như là tạo phước báu làm tăng trưởng căn lành và hạnh phước; cúng dường cho bậc mà công đức tu tập càng cao dày, phước báu tạo nên càng to lớn. Do đó, các trung tâm thiền có tiếng như Kanduboda thuờng nhận được nhiều vật thực cúng dường. Một lợi điểm nữa của Kanduboda là có nhiều người ngoại quốc ở tu học; dân chúng địa phương nghĩ rằng người phương Tây nào dám hy sinh tiện nghi vượt bực của Âu Mỹ để đến phương Đông hành thiền trong điều kiện tu học khắc khổ là người đã thực sự hy sinh nên cần được giúp đở nhiều hơn. Đó cũng là dịp để họ nhìn thấy tận mắt các đệ tử của Phật từ phương Tây qua.

IV. Để đơn giản vấn đề, tám bậc ấy được xếp vào ba giai đoạn tùy theo chức năng tổng quát của chúng. (1) Giai đoạn thứ nhứt là làm tỏ lộ tánh vô thường của năm uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành, và thức, được thực hiện bằng cách dùng nội quán nhìn trước vô sự sanh và diệt của các pháp hữu vi rồi sau đó chỉ vô sự diêt136 mà thôi. (2) Giai đoạn thứ hai đòi hỏi sự quán chiếu thâm sâu và sự tin tưởng rằng các pháp của thân tâm và của toàn thế gian hữu vi đều bất toại nguyện và là nguồn gốc của khổ đau; do đó, chúng ta không còn sự ham muốn (xả bỏ) pháp thế gian nữa. Đôi lúc quán chiếu sự sanh diệt chưa đủ để xả bỏ. Trừ trường hợp được quan sát tỉ mỉ bằng ánh sáng của khổ đau, thực tánh bất toại nguyện (khổ) của thế gian luôn bị che án bởi tham, sân và si. Dầu biết là khổ nhưng chúng ta vẫn tìm cầu. Sự hiểu biết và nhu cầu phải xả bỏ được thực hiện bằng cách phát triển ý thức về hoảng sợ137 và hiểm nguy. Nhưng sự hoãng sợ nói đây không phải là sự sợ hãi tiêu cực mà là biểu hiệu xác nhận rằng sự vật đang tan hoại và không có trú quán (dầu chỉ cho một đêm), không có sự thanh tịnh cho bất kỳ tâm chấp thủ nào. (3) Trong giai đoạn thứ ba tâm thực sự quay lưng lại sáu căn, sáu trần, và cả hành giả là "cái tôi". Đó là giai đoạn mà quả của cố gắng trước đây hình thành và được chứng nghiệm qua sự xả ly, thanh tịnh, tuệ tri, và hạnh phúc tối thượng gọi là Niết Bàn. Giai đoạn này được thực hiện bằng sự phát huy tâm vô tham dục, hành xả và giải thoát khỏi mọi pháp. Giai đoạn thứ ba được nối tiếp bởi sự chuyển đổi từ Tam Giới Hợp Thế (dục giới, sắc giới, vô sắc giới) lên Niết Bàn siêu tam thế. Trong kinh điển Nam Truyền, pháp Trí Tuệ Thanh Tịnh138 và trạng thái Niết Bàn phát sanh từ các pháp thanh tịnh trình bày một phần của lộ trình (đạo) thanh tịnh hóa tâm. Toàn bộ được giải thích trong Bộ Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), một loại phóng tác của Giáo Pháp tiếng Pali giảng giải bởi Ngài Phật Âm (thế kỷ thứ 5). Giáo Pháp vĩ đại ấy mô tả tỉ mỉ sự phát sanh và tịnh hóa Giới Thanh Tịnh, (Silavisuddhi), Định Thanh Tịnh (Samadhivisuddhi) và Tuệ Thanh Tịnh (Pannavisuddhi). Chi tiết về Thiền Tuệ nằm trong phần Tuệ Thanh Tịnh. Bản dịch Anh ngữ của Tỳ Kheo Nanamoli Thera được xuất bản bởi Buddhist Publications Society, Kandy, Sri Lanka, và bởi Shambala Publications, California (hai quyển).

V. Kinh Phật mô tả mười kiết sử ngăn che Chứng Ngộ. Chúng cần phải được bứng tận gốc bằng pháp Thiền Minh Sát (Thiền Tuệ). Sự đoạn diệt dần dần các kiết sử tuần tự làm phát triển sự chứng đắc Tứ Thánh Đạo là Thánh Đạo Nhập Lưu, Thánh Đạo Nhứt Lai, Thánh Đạo Bất Lai và Thánh Đạo A La Hán. Phần nầy cũng được giảng giải tỉ mỉ nơi mục Thiền Tuệ trong Bộ Thanh Tịnh Đạo nói trên ghi chú IV.

VI. Nhập Lưu còn gọi là Tu Đà Hoàn (Sotapanna) là bậc Thánh chứng ngộ Niết Bàn lần đầu tiên và mới nhập vô dòng Thánh (Ariya). Vì còn nghiệp nên bậc Nhập Lưu sẽ tái sanh bảy lần nữa trước khi chứng đạt bậc A La Hán. Nhờ tâm đã được thanh tịnh hóa139, bậc Nhập Lưu không còn phải tái sanh vô ba cõi thấp (súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục). Do nghĩ mình đã chứng đạt bậc Nhập Lưu, Thầy Nyanavira tự kết liễu đời mình để chấm dứt khổ đau hiện tiền và mau đến bậc A La Hán (nhờ sớm bớt đi một kiếp). Lý luận của Thầy được trình bày trong bức thư gởi cho người bạn và được biết sau khi Thầy tự vẫn. Trong những năm sau cùng, Thầy có ghi chú nhiều điều về tâm thức, ghi chú được đúc kết thành tập 'Ghi Chú về Đạo Pháp--Notes on Dhamma'. Thầy Samitta không có gặp Thầy Nyanavira nhưng có đọc thư và tập Ghi Chú của Thầy. Thầy tin rằng Thầy Nyanavira đã có cái nhìn trực tiếp đến Niết Bàn. Thầy rất quý tập Ghi Chú và xem Thầy Nyanavira như một hiền triết cao thâm. Những gì tôi viết ra đây là do tôi lượm lặt được qua các câu chuyện với Thầy Samitta và những người hiểu biết. Tôi có dịp nghiên cứu tập Ghi Chú và học được nhiều tư tưởng mới lạ rất hấp dẫn. Tuy nhiên, tôi không dám nói gì hơn về sự tự vẫn của Thầy bởi kinh nghiệm Phật Pháp của tôi còn quá ít oi.

VII. Ở Tích Lan, Phật tử không xem mình là người của Ấn giáo song họ thờ cúng thần thánh. Thờ cúng thần thánh, họ mong được may mắn và an lành trong cõi thế; còn lạy Phật nghe Pháp, họ tìm lối giải thoát cho tâm linh trong kiếp tới. Khi lời cầu nguyền linh ứng, họ thường đi hành hương ở chùa hay một nơi thiêng liêng. Tôi có dịp gặp một thanh niên nguyện sẽ leo lên Sri Pada hành hương nếu thi đậu vô đại học. Anh được toại nguyện và vừa đi tạ thần thánh về. Một bà mẹ khác (trong gia đình mà tôi biết) vái nếu cuộc giải phẫu mắt của con bà thành công, bà và con bà sẽ sang bái cội Bồ Đề linh thiêng ở Bồ Đề Đạo Tràng bên Ấn Độ. Cuộc giải phẫu đuợc như ý, bà cùng con đã đi hành hương. Tôi thiết nghĩ sự tin tưởng nơi thần thánh (tha lực) không đúng theo Giáo Pháp, nhưng tôi không thắc mắc, như tôi đã từng không phủ nhận việc giải tà, coi tay, coi bói, vân vân.

VIII. Trong khoa Yoga, tuyến nội tiết được xem như liên hệ với hệ 7-luân xa (chakra) hay trung tâm sinh lực. Ba hạ luân xa (tinh/noản hoàn, tuyến thượng thận và tuyến tụy) điều hòa các chức năng sinh dục, sinh sản, tiêu hóa, chuyển hóa, và những cảm xúc thô của bất thiện tâm tham, sân, si, vân vân. Trung tâm thứ tư hay tâm luân xa với tuyến thymus có chức năng chuyển đổi lên thiện tâm cao quý như tâm từ (metta) và tâm bi (karunà). Ba thượng trung tâm với tuyến giáp trạng, tuyến yên và tuyến tùng ảnh hưởng đến tâm định, tuệ thức và các kinh nghiệm siêu tam thế. Ai bị dằn vật bởi vấn đề sinh dục hay tham vật thực của thế gian được xem như bị các hạ luân xa chi phối. Nghệ sĩ, thi sĩ, các nhà trí thức, các tâm sùng đạo được xem như sống dưới sự động viên của tâm và thượng luân xa. Các bậc thánh và giác ngộ chỉ tùy thuộc vào thượng luân xa. Nhánh Kundalini Yoga của khoa Yoga chú trọng phát triển sự điều tức bằng một số thế đặc biệt để đưa sinh khí từ hạ luân xa thấp nhứt (chỗ xương cụt) theo ống tủy lên tận luân xa 'sen ngàn cánh' trên đỉnh đầu. Nếu một hay nhiều tuyến liên hệ với các luân xa không hoạt động (rất thường xảy ra), sự di chuyển sinh khí bị nghẻn. Vì vậy, khoa Yoga rất quan tâm đến việc tịnh hóa, kích thích và trẻ hóa các hệ thống chánh yếu của thân thể (như các hệ thần kinh, hô hấp, tuần hoàn, và nội tiết) để khai thông sự chứng đạt tỉnh thức. Tiến sĩ Swami Gitananda luôn luôn bảo rằng thân và tâm phải cùng hoạt động để hỗ trợ lẫn nhau. Tìm cách chứng đạt Giác Ngộ chỉ bằng cách tịnh hóa thân mà không phát triển tâm thức là một việc làm vô bổ. Cũng vậy, tìm cách phát triển tỉnh thức bằng thiền quán mà không lo cho thân thể lành mạnh chỉ tốn thì giờ vô ích. Trong pháp Yoga, thân và tâm là hai mặt của một đồng tiền. Tâm tỉnh thức (thiền tâm) của nhà thiền không phải từ trên trời rớt xuống (có thể là ngẩu nhiên trong một số rất ít trường hợp) mà là do một quá trình tu tập bao gồm sự thư giãn và tịnh hóa cả thân lẫn tâm một cách đúng đắn.

IX. Có một câu chuyện ngồ ngộ về luật nầy. Sau khi thành đạo, Đức Phật có trở về cung điện của Vua Tịnh Phạn, nơi mà vợ con Ngài đang sinh sống. Vì Đức Phật đã khước từ vương tước, nên hoàng tử Rahula sẽ đương nhiên là người kế vị ngai vàng. Khi Đức Phật về viếng hoàng cung, công chúa Yasodhara (vợ của Ngài thuở trước) bảo hoàng tử Rahula (lúc bấy giờ mới được bảy tuổi) ra tâu xin cha truyền cho ngôi báu. Vì tâm từ bi, Đức Phật thay vì truyền ngôi vua lại trao Rahula cho Ngài Xá Lợi Phất (đại đệ tử A La Hán của Đức Thế Tôn) để được giáo hóa và thọ giới sa di. Sự việc nầy gây không biết bao phiền não vì ngôi vua không người kế vị. Vua cha Tịnh Phạn bạch Phật chỉ nên thâu nhận đồ đệ khi có sự ưng thuân của cha mẹ của người xuất gia. Đức Phật thuận lòng vua cha và luật ấy được Ngài chấp thuận. Như có nói rồi, Hoàng tử Rahula chứng ngộ A La Hán lúc còn rất trẻ.

Cũng nên biết thêm rằng bà dì Maha Pajàpati từng nuôi dưỡng Hoàng Tử Sidharta từ lúc ra đời mới bảy ngày (lúc Hoàng Hậu Maya mất) cho đến khi khôn lớn, là vị tỳ kheo ni (bikkhuni) đầu tiên, và Công Chúa Yasodhara cũng thọ giới tỳ kheo ni sau đó; hai bà đều chứng đắc Thánh quả A La Hán khi còn tại thế. Vua Tịnh Phạn cũng đắc quả A La Hán dầu không có thọ giới tỳ kheo và vẫn giữ ngôi báu.

X. Một tỳ kheo Theravada chỉ được phép sở hữu tám vật dụng cho cuộc sống hằng ngày: ba y (hai y ngoài và một y trong), bình bát, kim và chỉ, một lọc nước, một dao cạo, và một dây nịt (để giữ y trong). Y ngoài và các vật dụng được xếp gọn trong bình bát, và bình bát được đựng trong cái xách đeo vai. Nhờ được trang bị gọn gàng, tỳ kheo có thể đi đâu cũng dễ dàng.

---o0o---




tải về 1.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương