Chỗ Trọ Qua Đêm (Tự truyện của một Tăng sĩ Hoa-kỳ)1 Tác giả: Yogagivacara Rahula Dịch giả: Chơn Quán Trần Ngọc Lợi o0o Nguồn



tải về 1.85 Mb.
trang22/25
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích1.85 Mb.
#38246
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25

CHƯƠNG 20 - LỜI BẠT


Tôi lưu lại Sri Lanka hai năm sau khi xuất gia, đi đó đi đây để học Phật và tham thiền. Nơi tôi đến nhiều nhứt là một động nhỏ nằm dưới chân núi Dolukanda hẻo lánh, cách Colombo chừng sáu giờ xe đò. Núi có nhiều rắn độc và vô số khỉ. Ở đó tôi xuống làng cách xa một-hai dặm để khất thực và ở đó tôi sống đời thiền khổ hạnh; tôi hy vọng lối sống ấy giúp tôi chế ngự sợ hãi, nhứt là tử thần. Tôi cũng có dịp quán chiếu tâm tham của con người qua sự quan sát cách tranh giành thức ăn của bầy khỉ; không có món gì để trong động mà chúng không moi lấy, chúng giựt cả thức ăn trong bát tôi. Mỗi sau hai tháng ở Dolukanda, tôi lại về Thapovanaya chừng đôi ba tuần để tường trình kết quả tham thiền với Thầy Bổn Sư Vangisa và học kinh Pali (qua bản dịch Anh ngữ). Một địa điểm khác mà tôi cũng thường hay đến là Unawatuna; tôi trở lại tu trong devale và xuống làng khất thực. Dân làng rất hân hoan thấy tôi bây giờ chính thức là một tăng sĩ. Thầy Vangisa rất hài lòng thấy tôi đạt thiền quả tốt và trau giồi kinh kệ tinh tấn.

Ba má tôi, trái lại, miễ­n cưỡng chấp nhận cuộc đời mới của tôi và không khỏi lo âu, nhứt là khi nghe tôi tả những ngày sống trong động hẻo lánh với rắn độc và đám khỉ háu ăn luôn chực chờ giựt thức ăn tôi khất thực. Năm 1977 bà bay sang Sri Lanka để biết chắc rằng tôi chưa khùng. Bà ở trong Viện Thapovanya suốt tuần l­ễ đầu để thấy tận mắt lối sống của tăng sĩ, và cũng để tôi dạy bà thiền. Sau đó, bà du ngoạn quanh đảo, viếng nhiều thắng cảnh, và đến cả động Dolukanda và làng Unawatuna. Lúc rời Sri Lanka bà hiểu thế nào là đời tu sĩ/tâm linh và hoan hỷ chấp nhận đời sống mới của tôi. Bà rất cảm kích tính hiếu khách và cởi mở của người Tích Lan và thành thật cám ơn họ đã hỗ trợ tôi trên đường tu học. Cảm tưởng đẹp bà ghi nhận được thế nào cũng sẽ giúp cha, anh, chị, bà con, và bạn bè tôi hiểu tôi hơn.

Năm sau, tôi về thăm nhà và cũng để xem Phật giáo phát triển thế nào trên đất Mỹ. Ở California, tôi ngụ trong Trung Tâm Thiền Phật Giáo Quốc Tế (The International Buddhist Meditation Center, IMBC) trên đường New Hampshire, Los Angeles. Trung tâm cách Riverside chỉ năm mươi dặm nên tôi có dịp thăm viếng ba má tôi thường xuyên--có khi cả tuần mỗi tháng. Thiền chủ của IBMC là Hòa Thượng Thích Thiện Ân, một nhà thiền Zen Việt Nam; Thầy cũng là giáo sư dạy triết lý Phật giáo ở Los Angeles City College. IBMC theo truyền thống Đại Thừa, nhưng Thầy Thiện Ân (mà người Mỹ thuờng gọi là Dr. Thiện Ân) muốn có tăng ni thuộc mọi tông phái để gieo duyên và trao đổi kinh nghiệm.

Thầy Thiện Ân mời tôi ở lại Trung Tâm để tông Theravada có mặt, vì vị tăng Theravada duy nhứt ở đây vừa qua đời truớc khi tôi đến. Từ từ, tôi bắt đầu nói pháp với nhóm thiền chủ nhựt và dạy yoga cũng như thiền mỗi tuần một lần. Lúc bấy giờ thiền và nhiều chương trình liên hệ khác do IBMC và College of Buddhist Studies bảo trợ khá phổ thông và có nhiều người tham gia. Đây là duyên tiên khởi dẫn tôi vào việc giảng dạy thiền và Pháp, và cũng là duyên may giúp tôi học hỏi thêm về Đại Thừa. Trung tâm thường tổ chức l­ễ lạc nên có nhiều tăng Tây Tạng, Theravada và các tông phái khác dừng chân tham dự hay thuyết giảng. So với môi trường tu học của tôi ở Tích Lan, Trung Tâm rất nhộn nhịp, nhưng tôi hoan hỷ chấp nhận thay đổi, ít ra là trong một thời gian.

Ngày Vesak 1979, tôi thọ giới upasampada134 tại một chùa Thái ở Bắc Hollywood và bước lên bậc thang chót của đời tăng sĩ. Lễ­ do một số tăng Tích Lan trong vùng Los Angeles tổ chức với sự chứng kiến của gia đình và bạn bè củ của tôi. Ba má tôi bây giờ rất cảm thông và sẵn sàng bưng y bát đi nhiễu ba vòng quanh chùa trong tiếng chuông trống và tụng niệm trang nghiêm của Phật tử.

Sau hai năm ở IBMC tôi trở lại Tích Lan bởi nhớ núi rừng tĩnh mịch và đời sống lâm tăng; tôi nhớ động Dolukanda với rắn với khỉ, và nhớ làng biển lý tưởng Unawatuna. Tôi cũng muốn lánh những sinh hoạt đe dọa tâm an tại của tôi, như cảnh bon chen, những gặp gỡ thường xuyên Phật tử khác phái và giới luật không mấy nghiêm khắc của Trung Tâm. Tôi về lại bán đảo Ấn Độ vào đầu hè 1980. Thoạt tiên tôi bay qua Calcutta rồi đi Bodhgaya. Tại Bodhgaya tôi tạm trú trong các tu viện mi­ễn phí và đến tham thiền thường xuyên dưới gốc cây thiêng. Tháng 9, tôi rời Bodhgaya đi hành hương ở những nơi có dấu chân Phật, như Rajir/Nalanda, Vaishali, Kusinara, Sravasti, và Lumbini trong lãnh thổ Nepal. Trên đường, tôi khất thực, ngủ nghỉ trong chùa/ashram hay ngoài trời dưới bóng cây bên đường. Ngày 1 tháng Mười Một tôi đến Lumbini để đảnh lễ­ nơi đản sanh của Đức Phật mà tôi không có thiện duyên đến viếng trong chuyến đi Nepal trước đây. Tiếp theo tôi đi Pokhara và du hành lên Đại Sơn135 gần đó.

Tại Pokhara tôi sống tạm trong một tu viện Theravada trước khi hành hương lên hai thánh đường Muktinath và Annapurna. Tôi rất thích chuyến hành hương dã ngoại này và xem đó như một duyên lành cho tôi phát huy đời tăng sĩ/tâm linh. Tôi trở lại Bodhgaya vào trung tuần tháng Mười Hai để có dịp được tưới thắm đạo tâm bất thối chuyển của hằng ngàn người Tây Tạng về đây trong tháng này.

Giữa tháng Giêng, tôi đến Sri Lanka và lưu lại đó những sáu năm liên tiếp. Tôi sống trong Trung Tâm Thiền Nilambe do nhân sĩ nổi tiếng Godwin Samaratne mới thành lập trên vùng đồi núi trồng trà mát lạnh phía trên Kandy. Trung tâm dành cho dân chúng đến thiền nhưng tăng sĩ cũng có thể ở nếu muốn. Ông Samaratne mời tôi phụ dạy thiền (thỉnh thoảng dạy một khóa chừng muời ngày) và nhờ tôi trông coi trung tâm mỗi khi ông đi xa (ông đi dạy thường xuyên và ở nhiều nơi).

Thế là tôi dạy thiền ở Nilambe, dạy trong suốt năm năm, mỗi năm đôi ba khóa. Đầu tiên chỉ có du khách phương Tây nhưng lần hồi có thêm nhiều người Tích Lan đến học. Giữa các khóa, tôi xuống ở dưới Unawatuna. Unawatuna bây giờ đã đổi khác, trải rộng từ bờ biển vô tận trong sâu. Trong ba năm tôi đi xa, nhiều nhà nghỉ và nhà hàng bình dân mọc lên như nấm trên bãi, trong làng để đáp ứng nhu cầu gia tăng của du khách phương Tây; không khí yên lành năm xưa không còn nữa. Nhưng rất may, tôi tìm được một nơi có bụi rậm và bóng mát trên đồi và nhờ dân làng phụ dựng một cốc bằng cây nhỏ để tu tập.

Trên đồi không mấy khi có du khách, trừ những người muốn lên để ngắm hoàng hôn, nên rất yên tịnh. Cốc tôi nằm khuất nên không ai biết có tôi ở đó. Sau cốc tôi có khai một lối đến tảng đá to nhìn ra biển Ấn Độ mà sóng ngoài khơi kéo về vổ ì ầm dưới chân không đầy năm thước. Tôi có thể ngồi ngay trên mặt đá bằng để tham thiền trong lúc vừng Tây chìm dần dưới chân trời trước mặt. Mỗi ngày tôi xuống vô xóm khất thực. Tôi sống lại Unawatuna nhiều hơn ở Nilambe và chính tại nơi đây tôi nảy ra ý định viết những trang hồi ký này.

Tôi không có về lại Thapovanaya. Trong lúc tôi đi xa, Thầy Vangisa viên tịch và tu viện được phát triển lớn thành truờng dạy tăng sĩ. Dĩ nhên quang cảnh yên tĩnh quen thuộc của tôi không còn nữa!

Tháng Tư 1985, tôi trở lại Ấn Độ và kinh hành sáu tháng ở Hy Mã Lạp Sơn. Tôi bắt đầu từ Rishikesh (nơi nổi tiếng mà nhóm Beatles từng hành thiền với Yogi Maharishi Mahesh), đi bộ đúng theo padayatra cổ truyền (hành hương bằng cách đi bộ), viếng nhiều đất thánh Hindu như Badrinath, Kedernath, Gangotri, Yamunotri, và động Amaranath ở Kashmir, cùng nhiều đền linh thiêng.

Lúc gió nồm của mùa mưa bắt đầu thổi, tôi qua khỏi đèo Zoijila, vô vùng ít mưa Ladakh, và sau cùng đến Leh. Tôi đi trong thung lũng Indus suốt hai tháng. Trong khoảng thời gian này tôi tạm trú trong nhiều tu viện kiểu Tây Tạng rải rác trên bình nguyên hoang vắng. Cuối tháng Mười tôi trở lại Srinagar, rồi lấy xe lửa và xe đò xuống miền Nam Ấn Độ qua Aurangabad và Động Ajanta đến Rameswaram. Từ Rameswaram tôi lên chiếc tàu đò cũ SS Ramanujam lần chót qua Sri Lanka. Sau đó SS Ramanujam không còn đưa khách qua lại Ấn Độ và Sri Lanka nữa vì sự quấy rối của quân nổi dậy Tamil.

Sau chuyến kinh hành dài ở Ấn Độ, tôi bắt đầu đọc sách báo Phật giáo quốc tế của Buddhist Publication Society ở Kandy cầu tìm duyên lành mới. Tôi thấy bài nói về một lâm tự Theravada đang được xây cất ở West Virginia. Trên nước Mỹ, tu viện Zen và Tây Tạng cũng như chùa Theravada không thiếu nhưng đều nằm trong thành phố; đây là lần đầu tiên tôi nghe nói đến một thiền viện theo trường phái Theravada lập trong rừng.

Từ lâu, tôi có ý định hoằng dương Phật pháp và phổ biến thiền đến phương Tây; những ngày ở IBMC là bước đầu của sở nguyện tôi. Tuy nhiên lúc bấy giờ tôi còn non nớt quá nên nào dám. Bây giờ, nhờ sáu năm lặn lội thêm bên châu Á và mớ kinh nghiệm dạy Pháp ở Nilambe, tôi cảm thấy tự tin hơn. Do đó, khi đọc được tin trên tôi rất quan tâm chú ý. Hơn thế nữa, lâm tự được gọi là Bhavana Society, lại do một tăng Tích Lan gây dựng, Thầy Henepola Gunaratana. Tu viện được xây trong khu rừng rộng mười ba mẫu Anh trên khu cán gáo của West Virginia, cách Washington, D.C. hai giờ xe. Được biết tu viện đang cần nhiều bàn tay xây dựng, tôi liền viết thư qua Thầy H. Gunaratana, lúc bấy giờ là Chủ Tịch Washington Buddhist Vihara ở thủ đô, để tự giới thiệu và xin góp sức vào công quả quan trọng của Thầy. Không bao lâu tôi được thư Thầy trả lời, mời tôi qua phụ giúp.

Mùa Xuân 1987, tôi lên Washington Buddhist Vihara gặp Bhante (Thầy) Gunaratana. Thầy còn ở đây vì tòa nhà đầu tiên trong rừng do các đệ tử góp sức chung xây vào những ngày nghỉ cuối tuần chưa ở được. Lúc đến nơi, tôi thích ngay quang cảnh và tin tưởng công trường chắc chắn sẽ thành một aranya (lâm viện hay tu viện trong rừng) xinh đẹp. Tôi ở lại công trường một mình và bắt tay làm việc mỗi ngày. Thỉnh thoảng tôi đi gặp bà con (rất ít) trong vùng, và dĩ nhiên không bao giờ quên thiền.

Mùa Thu 1988, tòa nhà chánh với một thiền đường nhỏ, đường sá, và ba cốc bằng cây được xem như xong. Lúc bấy giờ viện mua thêm mười mẫu Anh kế bên. Và tháng Mười 1988, Bhavana Society Forest Monastry and Meditation Center được long trọng khánh thành. Từ đó trung tâm không ngừng phát triển và tâm linh tôi không ngừng khai mở.

Mỗi năm từ 1988 đến nay, tôi đi Âu châu hai tháng hè để gieo duyên với các bạn mà tôi gặp truớc đây ở Sri Lanka. Tôi cũng thường mở nhiều khóa thiền ở Đức, và đôi khi ở Đan Mạch, Thụy Điển, Ý và Pháp.

Nay cẩn ký.

Dịch xong Chủ Nhựt 13.11.2005
Chơn Quán Trần-ngọc Lợi

---o0o---




tải về 1.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương