Chủ nhiệm Bộ môn Phan Nguyên Hải ĐỀ CƯƠng chi tiết bài giảNG



tải về 308.69 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích308.69 Kb.
#24765
1   2   3

- Yêu cầu SV chuẩn bị:

+ Đọc trước tài liệu [1] chương 12 trang 329 - 358

+ Tạo các giao dịch.

+ Thiết lập các chế độ khóa.


Bài giảng 12: Tìm kiếm toàn văn (Full Text Search)

Chương 10

Tiết thứ: 34 - 36 Tuần thứ: 12

- Mục đích, yêu cầu:

+ Giới thiệu bài toán tìm kiếm toàn văn, cách thức thực hiện trong hệ quản trị MS SQL Server 2005.



- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu

- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 3 tiết; Tự học, tự nghiên cứu: 3 tiết

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:

- Khái niệm chung về Full text search – FTS

+ Full-text index: lưu trữ thông tin về các từ có nghĩa và vị trí của nó. Thông tin này được sử dụng để thực hiện tìm kiếm nhanh ra các bản ghi chứa từ này.

+ Full-text catalog: là nơi để lưu trữ các full-text indexes. Các Full-text catalogs phải được lưu trữ trên local hard drive không thể lưu trên removable drives, floppy disks, or network drives.

+ Word breaker: đưa vào một văn bản + ngôn ngữ, Word breaker sẽ sử dụng các lexical rules để phân tích văn bản ra thành các từ có nghĩa.

+ Stemmer: đưa vào một ngôn ngữ + một từ, Stemmer sẽ tạo ra các dạng khác nhau của từ đó (số ít, số nhiều, …)

+ Noise words: là các từ không có ý nghĩa trong tìm kiếm. For example, for the English words such as "a", "and", "is", and "the" are considered noise words. Các từ này sẽ bị bỏ qua trong quá trình tạo FT-Index. Danh sách các Noise words của các ngôn ngữ nằm trong thư mục C:\Program Files\Microsoft SQL Server\MSSQL.1\MSSQL\FTData (noiseENG.txt; noiseRUS.txt; noiseFRA.txt)

- Quản trị FTS

+ Tạo full-text indexes và full-text catalogs.

+ Sửa đổi existing full-text indexes và catalogs đã tạo.

+ Xóa existing full-text indexes và catalogs.

+ Lập kế hoạch và bảo trì các index.

- Cấu hình chỉ mục và tạo chỉ mục cho FT-Index bằng giao diện của MStdio

+ Cho phép tạo chỉ mục tìm kiếm FullText trên CSDL



+ Cho phép một bảng có thể tìm kiếm FullText

+ Mở server group ->Databases ->User Databases, sau đó mở CSDL có chứa bảng muốn cho phép tạo full-text index.

+ Click chuột phải vào bảng muốn tạo full-text index.

+ Chọn Full-Text index, và click vào Define Full-Text index…

- Cấu hình chỉ mục và tạo chỉ mục cho FT-Index bằng T-SQL



+ Thiết lập FTS cho CSDL

sp_fulltext_database [@action =] 'enable|disable'

+ Tạo danh mục cho FTS trong CSDL

CREATE FULLTEXT CATALOG catalog_name

[ON FILEGROUP filegroup ]

[IN PATH 'rootpath']

[WITH ]

[AS DEFAULT]

[AUTHORIZATION owner_name ]

Trong đó: ::= ACCENT_SENSITIVITY = {ON|OFF}

IN PATH – chỉ định thự mục của Catalog (mặc định là C:\Program Files\Microsoft SQL Server\MSSQL.1\MSSQL\FTData)

AS DEFAULT – chỉ định đây là Catalog mặc định cho các FT-Indexes.

+ Sửa đổi danh mục cho FTS trong CSDL

ALTER FULLTEXT CATALOG catalog_name

{ REBUILD [WITH ACCENT_SENSITIVITY = {ON|OFF} ]

| REORGANIZE | AS DEFAULT }

REORGANIZE – tối ưu cấu trúc của Catalog

+ Xóa danh mục cho FTS trong CSDL

DROP FULLTEXT CATALOG catalog_name.

+ Tạo chỉ mục FT-Index cho các trường varchar(max),nvarchar(max), image

CREATE FULLTEXT INDEX ON table_name

[(column_name [TYPE COLUMN type_column_name]

[LANGUAGE language_term] [,...n])]

KEY INDEX index_name

[ON fulltext_catalog_name]

TYPE COLUMN type_column_name – chỉ cần đối với các cột kiểu varchar(max),nvarchar(max), image

KEY INDEX index_name – tên của một chỉ mục unique đã có

+ Sửa đổi chỉ mục

ALTER FULLTEXT INDEX ON table_name

{ ENABLE | DISABLE

|ADD(column_name[TYPE COLUMN type_column_name][LANGUAGE language_term] [,...n] )

[WITH NO POPULATION]

| DROP (column_name [,...n] )

[WITH NO POPULATION]

| START {FULL|INCREMENTAL|UPDATE} POPULATION

| STOP POPULATION

}

- Thực hiện các câu truy vấn TFS: Sau khi đã có Full Text Index chúng ta sử dụng các từ khóa sau đây để thực hiện việc tìm kiếm: CONTAINS, CONTAINSTABLE, FREETEXT, FREETEXTTABLE



+ CONTAINS:

Cú pháp:

CONTAINS (

{ column_name | (column_list) | * }

, '< contains_search_condition >'

[ , LANGUAGE language_term ]

)

Trong đó: < contains_search_condition > ::=

{ < simple_term >

| < prefix_term >

| < generation_term >

| < proximity_term >

| < weighted_term >

}

| { ( < contains_search_condition > )



[ { < AND > | < AND NOT > | < OR > } ]

< contains_search_condition > [ ...n ]

}

+ CONTAINSTABLE



Cú pháp:

CONTAINSTABLE ( table , { column_name | (column_list ) | * } ,

' < contains_search_condition > '

[ , LANGUAGE language_term]

[ ,top_n_by_rank ]

)

Trong đó:



< contains_search_condition > ::=

{ < simple_term >

| < prefix_term >

| < generation_term >

| < proximity_term >

| < weighted_term >

}

| { ( < contains_search_condition > )



{ { AND | & } | { AND NOT | &! } | { OR | | } }

< contains_search_condition > [ ...n ]

}

+ FREETEXT



Cú pháp:

FREETEXT ( { column_name | (column_list) | * }

, 'freetext_string' [ , LANGUAGE language_term ] )

+ FREETEXTTABLE



Cú pháp:

FREETEXTTABLE (table , { column_name | (column_list) | * }

, 'freetext_string'

[ ,LANGUAGE language_term ]

[ ,top_n_by_rank ] )

- Yêu cầu SV chuẩn bị:

+ Đọc trước tài liệu [2] trang 1 - 239

+ Các bước cấu hình để tạo chỉ mục và tìm kiếm sử dụng FTS trong SQL Server.

+ Tìm hiểu lưu trữ dữ liệu toàn văn trong CSDL AdventureWork.


Bài giảng 13: Tìm kiếm toàn văn (Full Text Search) – Thực hành

Chương 10

Tiết thứ: 37 - 39 Tuần thứ: 13

- Mục đích, yêu cầu:

+ Hệ thống lại các kiến thức chương 13.

+ Thực hành làm các bài tập từ chương 3 – 10.

- Hình thức tổ chức dạy học: Thực hành, tự học, tự nghiên cứu

- Thời gian: Thực hành: 3 tiết; Tự học, tự nghiên cứu: 3 tiết

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:

+ Viết một số hàm, thủ tục tổng hợp dữ liệu trên cơ sở dữ liệu bán hàng.

+ Sử dụng con trỏ duyệt qua các mẩu tin.

+ Tạo chỉ mục, thực hiện các thao tác tìm kiếm toàn văn.



- Yêu cầu SV chuẩn bị:

+ Xem lại các bài tập chương 4 – 9.

+ Làm các bài tập chương 10
Bài giảng 14: Sao lưu (Backup) và khôi phục (Restore) dữ liệu

Chương 11

Tiết thứ: 40 - 42 Tuần thứ: 14

- Mục đích, yêu cầu:

+ Sinh viên hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng và phương pháp sao lưu, phục hồi dữ liệu.

+ Nắm được cú pháp sao lưu, khôi phục dữ liệu.

+ Sử dụng MS Management Studio để sao lưu và khôi phục dữ liệu.



- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu

- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 3 tiết; Tự học, tự nghiên cứu: 3 tiết

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:

- Lý do cần sao lưu dữ liệu: Thông thường, dữ liệu đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động của một công ty. Thậm chí, công ty không thể hoạt động được nếu thiếu dữ liệu. Dữ liệu được lưu trữ trong máy tính có nhiều nguy cơ bị hỏng hóc:

+ Lỗi phần cứng:

Lỗi ổ đĩa phần lưu trữ SQL file/log file khi không cấu hình RAID hoặc sử dụng RAID 0. Thay ổ đĩa bị lỗi, cấu hình lại hệ thống.

Các tai họa: hỏa hoạn, nước, … ở trung tâm DL làm hệ thống phần cứng bị hư hỏng. Toàn bộ hệ thống phải được xây dựng lại.

Nhiều bộ phận bị lỗi trong cùng 1 thời điểm.

Lỗ hổng an ninh: có người xâm nhập làm sai lệch hoặc phá hủy dữ liệu.

+ Lỗi phần mềm

Hệ điều hành: nếu hệ điều hành bị lỗi, dữ liệu trên ổ đĩa cũng có thể bị hỏng.

SQL Server bị hỏng.

Các ứng dụng khác

Xóa hoặc sửa nhầm dữ liệu.

Lỗ hổng an ninh.

- Các dạng sao lưu dữ liệu

+ Full Database: Copy tất cả data files trong một database. Tất cả những user data và database objects như system tables, indexes, user-defined tables đều được backup.

+ Differential Database: Copy những thay đổi trong tất cả data files kể từ lần full backup gần nhất.

Transaction Log: Ghi nhận một cách thứ tự tất cả các transactions chứa trong transaction log file kể từ lần transaction log backup gần nhất. Loại backup này cho phép ta phục hồi dữ liệu trở ngược lại vào một thời điểm nào đó trong quá khứ mà vẫn đảm bảo tính đồng nhất (consistent).



+ Full File or File Group: Copy một data file đơn hay một file group.

+Differential File or File Group Backups: Tương tự như differential database backup nhưng chỉ copy những thay đổi trong data file đơn hay một file group.

- Các mô hình khôi phục dữ liệu

+ Full Recovery Model: Ðây là model cho phép phục hồi dữ liệu với ít rủi ro nhất. Nếu một database ở trong mode này thì tất cả các hoạt động không chỉ insert, update, delete mà kể cả insert bằng Bulk Insert, hay bcp đều được log vào transaction log file. Khi có sự cố thì ta có thể phục hồi lại dữ liệu ngược trở lại tới một thời điểm trong quá khứ. Khi data file bị hư nếu ta có thể backup được transaction log file thì ta có thể phục hồi database đến thời điểm transaction gần nhất được commited.

+ Bulk-Logged Recovery Model: Ở mode này các hoạt động mang tính hàng loạt như Bulk Insert, bcp, Create Index, WriteText, UpdateText chỉ được log minimum vào transaction log file đủ để cho biết là các hoạt động này có diễn ra mà không log toàn bộ chi tiết như trong Full Recovery Mode. Các hoạt động khác như Insert, Update, Delete vẫn được log đầy đủ để dùng cho việc phục hồi sau này.

+ Simple Recovery Model: Ở mode này thì Transaction Log File được truncate thường xuyên. Với mode này bạn chỉ có thể phục hồi tới thời điểm backup gần nhất mà không thể phục hồi tới một thời điểm trong quá khứ.

- Sao lưu và khôi phục dữ liệu

+ Sao lưu và khôi phục dữ liệu sử dụng công cụ Microsoft SQL Server Management Studio (SSMS)

+ Sao lưu và khôi phục dữ liệu sử dung T-SQL

- Kịch bản minh họa về việc sao lưu và phục hồi dữ liệu khi hệ thống có sự cố xảy ra

+ Trong ví dụ trên ta lập lịch tự động thực hiện một Full Database Backup vào ngày Chủ Nhật và Differential Backup vào các ngày thứ Ba và Thứ Năm.

+ Transaction Log Backup được thực hiện hằng ngày.

+ Vào một ngày Thứ Sáu "đen tối" một sự cố xảy ra đó là đĩa chứa data file của database bị hư.

+ Yêu cầu: Giả sử bạn là một DBA, bạn được yêu cầu phải phục hồi dữ liệu và đưa database trở lại hoạt động bình thường. Bạn phải làm gì?

Trong trường hợp này cần xử lý như sau:



+ Backup log file cuối cùng

+ Restore Database từ Full Backup File

+ Tiếp theo phải restore Differential Backup của ngày Thứ Năm.

+ Sau đó lần lượt restore các Transaction Log Backup kể từ sau lần Differential Backup cuối cùng

- Lập lịch cho việc sao lưu dữ liệu

- Yêu cầu SV chuẩn bị:

+ Đọc trước tài liệu [3] chương 11 trang 473 - 520

+ Sao lưu dữ liệu sử dụng MS Studio.

+ Phục hồi liệu sử dụng MS Studio.

+ Sao lưu dữ liệu sử dụng T-SQL.

+ Phục hồi liệu sử dụng T-SQL.


Bài giảng 15: Làm việc với dữ liệu phân tán – bài tập

Chương 12

Tiết thứ: 43 - 45 Tuần thứ: 15

- Mục đích, yêu cầu:

+ Xử lý dữ liệu phân tán

+ Hệ thống lại các bài tập ôn luyện thi kết thúc học phần.

- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thực hành, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu

- Thời gian: Lý thuyết, Thực hành 3 tiết, Tự học, tự nghiên cứu: 3 tiết

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:

- Truy vấn phân tán

+ Khi CSDL có số mẫu tin vượt quá khả năng xử lý của server thì chúng ta cấn chia nhỏ CSDL này ra và lưu ở trên các Server khác nhau

+ Khi cần truy vấn dữ liệu ở nhiều server khác nhau, chúng ta phải sử dụng câu truy vấn phân tán.

- Các Server liên kết (LinkedServer)

+ Tạo Server liên kết bằng MS MStdio





+ Tạo server liên kết bằng sp_addlinkedserver



sp_addlinkedserver [@server = ]'server'
    
[ , [ @srvproduct = ] 'product_name' ]
    [ , [ @provider = ] 'provider_name' ]
    [ , [ @datasrc = ] 'data_source' ]
    [ , [ @location = ] 'location' ]
    [ , [ @provstr = ] 'provider_string' ]
    [ , [ @catalog = ] 'catalog' ]

Trong đó:

@server Tên server, @srvproduct Tên sản phẩm Driver

@provider Tên Driver, @datasrc Tên CSDL (nếu là access thì cần có đường dẫn), @location Vị trí của CSDL, @provstr Những tham số mà OLEDB yêu cầu,

@catalog tên CSDL cần tham chiếu

- Đăng nhập vào server đã được kết nối



sp_addlinkedsrvlogin [ @rmtsrvname = ] 'rmtsrvname'
    [ , [ @useself = ] 'useself' ]
  [ , [ @locallogin = ] '
locallogin' ]

     [ , [ @rmtuser = ] 'rmtuser' ]


    
[ , [ @rmtpassword = ] 'rmtpassword' ]

Trong đó:

@locallogin Nhận giá trị bằng Null

@useself Nếu bằng true thì tự động ánh xạ các thông tin của user hiện tại đến server cần tham chiếu

- Truy vấn dữ liệu trên Server liên kết

--Login

EXEC sp_addlinkedsrvlogin 'Server1', 'false', NULL, NULL,NULL

--Query

SELECT * FROM Server1...Employees



- Hàm OpenQuery

+ Sau khi tạo server liên kết và đăng nhập chúng ta có thể sử dụng Openquery để truy xuất dữ liệu

+ Cú pháp: OPENQUERY ( linked_server , 'query' )

- Hàm OPENROWSET

+ OPENROWSET – kết nối đến remote database bằng các trình điều khiển Driver

+ Cú pháp:

OPENROWSET ( 'provider_name'
    ,
{ 'datasource' ; 'user_id' ; 'password'
        | 'provider_string' }
    , { [ catalog. ] [ schema. ] object
        | 'query' }
    )

+ Theo mặc định SQL 2005 không cho phép truy cập dữ liệu từ xa qua OpenRowset.

+ Để thực hiện được OpenRowset ta phải cấu hình lại Server:

sp_configure 'Ad Hoc Distributed Queries', 1;

GO

RECONFIGURE;



GO

+ Các tham số về cấu hình có thể tham khảo thêm ở BookOnline.

- Ví dụ về giao dịch phân tán

- Yêu cầu SV chuẩn bị:

+ Đọc trước tài liệu [3] chương 13 trang 523 - 560

+ Nắm chắc thời gian, địa điểm, quy chế, nội dung thi kết thúc học phần.

+ Tạo Server liên kết bằng MS Mstdio.

+ Tạo Server lien kết bằng T-SQL.

+ Đăng nhập vào Server đã được kết nối.



+ Truy vấn dữ liệu từ Server kết nối.
Каталог: files -> FileMonHoc
FileMonHoc -> NGÂn hàng câu hỏi lập trình cơ BẢn nhóm câu hỏI 2 ĐIỂM
FileMonHoc -> CHƯƠng 2 giới thiệu về LÝ thuyết số
FileMonHoc -> CÁc hệ MẬt khoá CÔng khai kháC
FileMonHoc -> BỘ MÔn duyệt chủ nhiệm Bộ môn
FileMonHoc -> Khoa công nghệ thông tin cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
FileMonHoc -> Chủ nhiệm Bộ môn Ngô Thành Long ĐỀ CƯƠng chi tiết bài giảNG
FileMonHoc -> Khoa: CÔng nghệ thông tin cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
FileMonHoc -> MẬt mã khóA ĐỐi xứng lý thuyết cơ bản của Shannon
FileMonHoc -> Khoa công nghệ thông tin bài giảng LẬp trình cơ BẢn biên soạn
FileMonHoc -> Khoa cntt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 308.69 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương