Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI


Tùng Lâm Linh Sơn, ngày 24-06-1988



tải về 1.4 Mb.
trang28/30
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.4 Mb.
#5475
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30

Tùng Lâm Linh Sơn, ngày 24-06-1988

Thích Huyền Vi
---o0o---

HẾT


1 Na do tha: Navuta, số lớn bên Ấn Độ. Số nầy hoặc bằng muôn ức, hoặc bằng ngàn vạn.

2 Tôi nghe như vầy: Tôi có nghe như vầy. Lời của Tôn Giả A Nan nói: Tiếng Pali: Evam me Sutam. Tiếng Sanskrit: Evam Maya Srutam. Kinh nào có câu nầy đứng đầu đều là do Đức Phật thuyết, sau đó Tôn giả A Nan thuật lại.

3 Thành Vương Xá: (S) Rajagriha (P) Rajagaha: Kinh đô nước Ma Kiệt Đà (Magadha) vua Tần Bà Sa La (Bimbisara) trị vì lúc Đức Phật giáng sanh. Sau khi đắc đạo, Đức Phật thường thuyết pháp tại thành nầy để hóa độ Vua và Hoàng tộc.


4 Pháp hội Linh Sơn: (S) Gridhrakuta. Đức Phật thuyết kinh nầy tại núi Linh. Cảnh núi nầy hình như con ó ở gần thành Vương Xá. Đọc theo dịch âm là Kỳ Xà Quật, dịch nghĩa Linh Thứu Sơn, Kê Túc Sơn. Tại núi nầy, Đức Phật thuyết nhiều bộ Kinh quan trọng, như KINH PHÁP HOA, KINH KIM QUAN MINH v.v…


5 Đại Tổng Trì: Maha Dharani. Tổng thiệt bất thất, trì ác bất sanh, nghĩa là giữ trọn vẹn, không để cho dù là việc thiệc nhỏ không thất lạc, không để cho ác nhỏ khởi lên. Trong khi tổng trì, Bồ Tát hoạc nhà đạo đức lấy giới, định, huệ, làm thể, nương theo đó mà tu thì có đủ công đức về đại tổng trì.


6 Vô ngại biện tài: Tài biện luận, tài giảng thuyết về đạo lý không ai sánh bằng, tài ăn nói hùng hồn, xảo diệu, khiến ai nấy cũng đều tín thọ. Tài biện thuyết của Phật và Bồ Tát không trở ngại, không có sức chi chống ngăn nổi, không có ai phản đối được. Nên gọi là vô ngại biện tài.


7 Vô sanh pháp nhẫn: Đức nhẫn nhục của người tu học đắc đạo thể nhập chân lý: các pháp không sanh không diệt. Bự tu hành nếu hiểu các pháp không sanh, không diệt, tức là hiểu thật tướng sự vật vốn không sanh diệt. Hiểu như thế thì không còn lo rầu, phiền não, đối với chúng sinh, được vậy gọi là vô sanh pháp nhẫn. Đi đến chỗ không còn sinh tử luân hồi.


8 Tam ma địa: Samadhi, pháp đại định của nhà đạo bực cao, trong khi nhập định thân tâm không xao động, chăm chú vào một mục đích mà thôi. Các vọng tưởng tà kiến không thể nào xâm nhập vào tâm của nhà tu đại định. Đắc cảnh tam ma địa được vào pháp thân thanh tịnh.


9 Nói Pháp yếu: Giảng giải các giáo pháp thiết thực đúng với chơn lý, hợp với sự thật. Nhất là nói pháp hợp căn cơ, độ sinh dễ dàng.


10 Bốn vị Đại Thiên Vương: Caturmaharaijakayrika, tứ Thiên Vương là bốn vị trời quản lãnh bốn châu thiên hạ, xem xét các điều thiện ác.


11 Phi nhơn: Chẳng phải người, chẳng giống người, chẳng phải người thường, như các hạn tiên, thần, quỷ, đều gọi là phi nhơn. Nhơn là tứ chúng: Tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di. Phi nhơn là Trời, rồng, dạ xoa, càn thát bà, A tu la, Ma hầu la, khẩn na la v.v…


12 Diệu Kiết Tường: Manjusri – tức là Bồ Tát Văn Thù. Ngài Văn Thù có 108 tên, đặc biệt tiêu biểu về trí tuệ căn bản, nên thường gọi Ngài là Đại Trí, cũng như người ta gọi Ngài Phổ Hiền là Đại Hạnh và Ngài Quán Thế Âm là Đại Bi. Lúc Thích Ca ra đời, Văn Thù hiện thân làm Bồ Tát hậu gần Phật, giúp Phật tuyên dương chánh pháp.


13 Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác: Anuttara-Samyak Sambhodhi, Quả vị Phật. Tức là quả đạo lý tối cao mà Đức Phật chứng ngộ, lúc Ngài đại định dưới cội Bồ Đề.


14 Tâm không trụ trước: Tâm niệm không bao giờ chấp trước ở vào một chỗ, tức là lòng rộng như hư không, tâm bao la, không dính mắc vào một việc gì, dù việc ấy hết sức nhỏ nhiệm.


15 Nhất Thiết Trí: Cái trí hiểu biết tất cả mọi sự vật, tức là trí của Phật. Trong Kinh thường xưng khen Phật là bậc Nhất Thiết Trí. Những ai theo Phật và nghe chánh pháp, rốt cuộc chắc chắn được nhất thiết trí.


16 Không tự cống cao: Không bao giờ chính mình ngã mạn, tự cao, tự đắc, cho mình là cao thượng, cho mình là số một trên đời nầy.


17 Xa Ma Tha: Samatha, dịch là chỉ quán, định huệ, tịch chiếu minh tịnh. Tức là ngồi suy nghĩ, thân tâm chẳng lay động, chăm chú vào một vấn đề cho ngộ lý, quán sát mọi việc cho sáng tỏ.

18 Thanh Văn, Duyên Giác: Thanh Văn là hạng theo giáo lý Tứ Diệu Đế để đắc quả A La Hớn, Duyên Giác là bậc theo giáo pháp dạy về Thập Nhị Nhân Duyên, phần nhiều tự tu, tự ngộ đến quả Duyên Giác, Thanh Văn Duyên Giác là hai thừa trong Phật Giáo.


19 Pháp Ấn: Dharma-mudra, sự ấn chứng huyền linh của Phật, hành giả đã từng tu trì chánh pháp hoặc thọ trì pháp niệm Phật. Pháp ấn còn có nghĩa: sự ấn truyền cho nhau cái tâm Phật, giữa Phật với Phật, tổ với tổ; sự ấn định vào tâm mà phú chúc tâm pháp. Còn có nhiều nghĩa khác về Pháp ấn.

20 Bửu ấn: Cái ấn chứng đặc biệt vi diệu do chư Phật, chư đại Bồ Tát ban các vị tu trì có đạo đức. Đồng nghĩa với Phật ấn. Ngoài ra khi nhà sư niệm chơn ngôn mà thủ hộ, phép ấy cũng gọi là bửu ấn.


21 Luân hồi: Samsara. Luân là bánh xe, quay tròn. Hồi là lần về. Chúng sinh từ vô thỉ đến nay, luân hồi mãi, hết sanh rồi tử trong 6 đường, lăn đi lộn lại mãi, hết xuống rồi lên, hết lên rồi xuống, cũng như cái bánh xe lăn tròn mãi không lúc nào thôi.


22 Chánh sĩ. Bodhisattva, bực đại sĩ cầu chánh đạo, chánh quả. Thật hành hạnh Bồ Tát để giúp đỡ chúng sanh ra khỏi sông mê bể khổ.

23 Chánh mạng: Samyak-Ajiva: Đời sống chơn chánh, cách sống đời trong sạch của hàng đệ tử xuất gia. Chánh mạng là cách hành đạo thứ năm trong bát chánh đạo. Đệ tử Phật thích sống thanh tịnh ba nghiệp, bằng cách thuận theo chánh pháp mà nuôi mạng sống, lìa các sinh hoạt tà.


24 Diệu pháp bảo tạng: Pháp nhiệm mầu trong tạng quý báu. Đem thân tâm ra giúp ích cho đời, không luận ở đâu và hạng người nào.


25 Pháp ngữ: Lời nói ra chánh pháp, những ngôn ngữ giải bày điều hành, diễn thuyết đạo lý nhiệm mầu.

26 Xa Ma Tha: Samatha. Chỉ quán, định, huệ, tịch chiếu min tịnh. Tức là ngồi ngay thẳng suy nghĩ, thân thể và tâm ý chẳng lay động, chăm chú vào một vấn đề cho tỏ ý, quán sát cho sáng suốt…

27 Sáu pháp ba la mật: Ce-paramita: Sáu hạnh ba la mật. Lục độ là sáu nền đại hạnh có thể đưa người từ bến mê tới bờ giác, từ sanh tử đến niết bàn, từ địa vị pháp phu đến quả vị Phật.

28 Chuyển Pháp Luân: Dhammachakkappavattana. Quay bánh xe chánh pháp, tức là thuyết pháp để cứu độ chúng sanh. Pháp luân thường chuyển huệ tâm khai, nghĩa là bành xe chánh pháp thường quay làm cho tâm hồn được sáng suốt.


29 Uẩn, xứ, giới: Ngũ uẩn: Pacaskandha, sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Thập nhị xứ: Dvadasayatana: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Thập bát giới: Astadasa-dhata. Nhãn giới, nhĩ,tỷ, thiệt, thân, ý; sắc giới, thanh, hương, vị, xúc, pháp; nhãn thức giới, nhĩ, tỹ, thiệt thân và ý.


30 Nơi tịch diệt: Chỗ vắng lặng, tức là trở về với bản thể của vũ trụ.


31 Núi Diệu Cao: Tức là núi Tu Di, Sumeru. Quả núi lớn nhất ở trung tâm vũ trụ. Ấy là hòn núi của tiên thánh, mỗi ngày các ngôi tinh tú xoay chung quanh quả núi nầy…


32 Vô sở hữu: Không chỗ có, chẳng chó chi mà được. Tự mình liễu ngộ rằng, các pháp vốn không, tất cả đều huyễn hóa, cho nên không thấy rằng mình có, không nhận rằng mình biết. Gọi là vô sở hữu.


33 Bố thí: Dana, cho một cách cùng khắp. Bố thí tài, bố thí pháp, và bố thí vô úy. Cao hơn là bố thí đến chỗ ba la mật, rốt ráo không chấp trước, không hư vọng.

34 Chuyển Luân Vương: Cakravartin. Vị Vua dùng chánh pháp trị dân, cũng như người quay cho bánh xe lăn tới, chớ không trở lui. Vị Vua ngồi trên cổ xe để đi thâu phục thiên hạ.

35


36 Ngôi vị Phạm Thiên. Brahma là ngôi vị cao quý, có cung điện đồ sộ nguy nga. Cõi trời thanh tịnh ở miền sơ thiền trong cõi sắc. Một cảnh trong bốn cảnh: Phạm Thân Thiên, Phạm Chúng Thiên, Phạm Phụ Thiên và Phạm Thiên đều gọi chung là Phạm Thiên.


37 Tướng ngã kiến: Cái tướng chấp chặc cái ta, đem cái thân tâm của mình do bốn đại, năm uẩn hòa hiệp giả tạm mà cho là cái ngã thường trú bất biến.


38 Nghiệp báo: Cái nghiệp nó trả lại bằng sự vui vẻ hay khổ sở tùy theo đời trước mình đã làm lành hay làm ác. Cái nghiệp trong thời kỳ báo đáp. Tức là nghiệp quả hay quả báo.


39 Thiên nhãn: Dyvyacaksu. Mắt trời, mắt thần tiên sự thấy bằng thần thông, một thứ mắt trong ngũ nhãn. Với thiên nhãn, người ta có thể thấy mọi vật, các chúng sanh trong 6 đường luân hồi.

Thiên nhãn: Dyvyacaksu. Mắt trời, mắt thần tiên sự thấy bằng thần thông, một thứ mắt trong ngũ nhãn. Với thiên nhãn, người ta có thể thấy mọi vật, các chúng sanh trong 6 đường luân hồi.




40 Bất cộng: Giáo pháp riêng biệt. Những pháp riêng biệt mà Phật chỉ dạy cho hàng Bồ Tát, những việc mà Đức Phật thi hành, những việc ấy chẳng giống với việc của ai cả.


41 Thập lực: Dasabala. Mười sức lực trí tuệ. 1. Tri thị xư phi xứ trí lực. 2. Tri tam thế nghiệp báo trí lực. 3. Tri chư thiên giải thoát tam muội trí lực. 4. Tri chúng sanh tâm tánh trí lực. 5. Tri chủng chủng giải trí lực. 6. Tri chủng chủng giới trí lực. 7. Tri nhứt thiết sở đạo trí lực. 8. Tri thiên nhãn vô ngại trí lực. 9. Tri túc mạng vô lậu trí lực. và 10. Tri vĩnh đoạn tập khí trí lực.


42 Các uẩn: Các sự chứa nhóm, như là sắc uẩn thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, và thức uẩn. Chứa nhóm đúc kết thành sắc thân.


43 Trời Đao Lợi: Trayastrimca: Cảnh của chư Thiên cõi Dục, thuộc về lục dục thiên. Cung trời Đao Lợi ở trên cảnh Tứ Thiên Vương. Trời Đế Thích quản trị toàn cảnh ấy.

44 Hoa Mạn Đà La: Mandarava. Hoa rất quý ở cõi trời hay cảnh Phật. Mạn Đà La hoa là hoa sen trắng mầu nhiệm, mất trắng tinh, mùi rất thơm. Ai thấy màu cà ngửi mùi rất lấy làm thích ý.

45 Thơm giới, thơm định và thơm huệ: Tức là giới hương, định hương và huệ hương. Gọi là tam vô lậu học. Ba phần học của hàng vô lậu, của hạng người quyết đắc quả thánh.


46 Năm loại thần thông: Thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, thần túc thông và lậu tận thông.

47 Ba môn giải thoát. Ba cửa giải thoát. Ấy là không (vốn là không); vô tướng (không có thể tướng), và vô tác ( không cố ý làm gì) cũng gọi là vô nguyện: không mong cầu gì cho mình.

48 Hồi hướng: Hồi là gom góp lại, hướng là gởi đến cho ngưới khác, gọi là hồi hướng. Có 4 nghĩa hồi tự hướng tha, hồi nhơn hướng quả, hồi sự hướng lý, hồi tướng hướng tánh.

49 Ba cõi: Cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc.


50 Ngu dị sanh: Tức là hàng nhị thừa mới giải thoát một phần vô minh, còn vi tế chưa đoạn, sự ngu mê khác hơn các chúng sanh khác, nghĩa là dứt được phần đoạn sanh tử. Nên gọi là ngu dị sanh.


51 Phật tánh: Buddhata. Bản tính sáng suốt giác ngộ của mỗi người. Tánh nầy, Phật cùng chúng sanh đồng nhau.


52 Pháp tướng: Tướng trạng các pháp. Các pháp tức các sự vật đều đồng một tánh, nhưng tướng khác nhau. Các tướng đều sai biệt nhau. Pháp tướng đối với chúng sanh tướng.


53 Bốn đại tự tánh: Mahabhuta là đặc tánh của bốn chất: đất, nước, gió, lửa. Bốn chất lớn nầy trong thế giới tạm họp thành con người và vạn vật.


54 Vô sanh pháp nhẫn: Đức nhẫn nhục của người tu học đắc đạo thể nhập chân lý: các pháp không sanh, không diệt. Bực tu hành nếu hiểu các pháp không sanh không diệt, tức là hiểu thật tướng sự vật vốn không sanh diệt. Hiểu như thế thì không còn lo rầu, phiền não, đối với chúng sinh, được vậy gọi là vô sanh pháp nhãn. Đi đến chỗ không còn sinh tử luân hồi.


55 Vô sở hành: Không chỗ hành động, tức là không chấp trước, không thủ xả. Tâm rộng thênh thang như hư không.


56 Bổ đặc già la: Pudgala dịch nghĩa: Lúc nào cũng có thể đi đến các cảnh thú, nhận lấy các cảnh thú, mà không có lòng chán ngán.


57 Các uẩn ma: Tức là các ma chướng trong ngũ uẩn không làm lay chuyển, đó là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.


58 Nghiệp báo: Cái nghiệp nó trả lại bằng sự vui vẻ hay khổ sở tùy theo đời trước mình đã làm lành hay làm ác. Cái nghiệp trong thời kỳ báo đáp. Tức là nghiệp quả hay quả báo.


59 Thanh Văn: Sravaka. Bậc nầy nghe Phật nói pháp Tứ Đế mà ngộ đạo, chứng đắc A La Hớn.


60 Vô trước: Tâm không chấp trước, không vướng mắc một nơi nào, rộng rãi thênh thang như hư không.


61 Đại sĩ: Bực Bồ Tát, vì Bồ Tát rất dõng mãnh ra đi cứu đới. Cũng có khi dùng chỉ bậc Thanh Văn có đủ hạnh Bồ Tát và quả vị Phật. Bực Đại Sĩ là hạng người đại từ, đại lực, làm lợi lớn cho mình, vừa làm lợi lớn cho người, cứu nạn cứu khổ và hóa độ chúng sanh.


62 Cửa giải thoát: Cửa giải thoát. Người giữ đủ giới luật, thân tâm được thanh tịnh, mới vào cửa giải thoát được.


63 Chơn đế: Pháp giới chân thật. Ý nghĩa hai chữ chơn đế, nghĩa lý học thuyết chơn thật, không sai chạy, trái lại là tục đế. Như nói thế gian pháp là tục đế, còn xuất thế gian pháp là chơn đế. Pháp giới chơn đế là thế giới xuất thế gian.


64 Tâm tam muội: Tức là tâm thiền định. Tâm lúc nào cũng an nhiên tự tại, không có vọng tưởng điên đảo.


65 Hạnh đại thừa: Hạnh tu theo đại thừa: Bố thí, trì giời, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định và trí huệ ba la mật…


66 Tâm ma địa: Samadhi, phép thiền định, đại định của nhà đạo bực cao trong khi nhập định thì thân thể và tâm trí chẳng còn xao động, chỉ chăm chú vào một mục đích mà thôi. Lúc bấy giờ, những vọng tưởng, những tà kiến, không thể xâm nhập vào tâm của nhà tu đại định.


67 Đại Mục Kiền Liên: Maha Mandgalyayana. Một vị đại Thanh Văn, đệ tử lớn của Phật, được khen là thần thông đệ nhất trong hành đệ tử.


68 Tu Bồ Đề: Subhuti là bậc Thanh Văn. Ngài nổi danh về sự hiểu rành và biện giải lý chơn không.


69 Bồ Tát Từ Thị: Maitreya Bodhisattva. Họ Từ, dòng lành, dòng Phật, vị Phật lấy đức từ bi làm chủ. Từ Thị là tiếng dịch nghĩa, còn tiếng âm theo Phạn là Di Lặc (Maitreya). Từ xưa, đức Bồ Tát ấy gặp Phật, phát tâm tu hành, chứng phép từ tâm tam muội. Hiện nay Ngài đang ở trên cung trời Đâu Suất nội viện (Tushita).


70 Thụ ký: Vyakarana. Thọ là nhận lấy. Ký là ghi nhớ, ghi chứng. Trao cho sự ký chứng, khi một Đức Phật phán xét rằng về sau một vị nào tu hành sẽ thành Phật gì, ở đâu?. Đó gọi là thụ ký.


71 Sáu thứ chấn động: Sáu thứ nầy hiện ra ở cõi đất lớn, sáu cách rúng động trên mặt đất.

1) Động (rung chuyển)

2) Khởi (vùng dậy)

3) Dũng (phun ra) – Ba thứ chấn động trên là biến hóa của hình thể.

4) Chấn (vang dội)

5) Hống (gào lên)

6) Kích (đánh ra) – Ba thứ chấn động nầy là biến hóa của âm thanh.


72 Quang tràng: Một vị Bồ Tát sanh trong thời kỳ Phật Quang Minh Vương, trợ Phật tuyên dương chánh Pháp rất là đắc lực.


73 Ta Bà:Saha: nghĩa là Kham Nhẫn. Thế giới đầy đau khổ, người tu hành phải kham nhẫn, phải chịu các sự nhẫn nhục. Vì cõi Ta Bà có đủ các sự trược, ác mà chúng sanh phải chịu.


74 Chuyển luân vương: Cakravartin. Vị Vua dùng chánh pháp trị dân, cũng như người quay cho bánh xé lăn tới, chớ không trở lui. Vị Vua ngồi trên cổ xe dê đi thâu phục thiên hạ.


75 Tám pháp môn giải thoát:

1) Nội hữu sắc tướng, ngoại quán sắc giải thoát.

2) Nội vô sắc tướng, ngoại quán sắc giải thoát.

3) Tịnh giải thoát thân chứng.

4) Không xứ giải thoát.

5) Thức xứ giải thoát.

6) Vô sở hữu xứ giải thoát

7) Phi hữu tưởng, phi vô tưởng xứ giải thoát

8) Diệt tận định xứ giải thoát.


76 Căn già sa: Cát sông Hằng. Thí dụ về số rất nhiều như số cát sông Hằng vậy. Đức Phật thường giáo hóa trong vùng sông Hằng. Nên Ngài dùng cát sông Hằng mà thí dụ cho người đời để nhận thức.


77 Thần thông: Rddhi, Thần: Linh diệu, bất trắc, không thể đo lường. Thông: vô ngại, không chi ngăn trở nổi, lưu thông tự tại. Thần thông tức là thần túc thông; Iddhividdha, phép bay đi xa trong nháy mắt. Cũng gọi là thần biết.


78 Bức luân: Các chỉ ở dưới chân rất là tốt đẹp, giống như các chỉ lưới đan tròn trịa và trong sáng.


79 Tam ma địa: Samadhi, pháp đại định của nhà đạo bực cao, trong khi nhập định thân tâm không xao động, chăm chú vào một mục đích mà thôi. Các vọng tưởng tà kiến không thể nào xâm nhập vào tâm của nhà tu đại định. Đắc cảnh tam ma địa được vào pháp thân thanh tịnh.


80 Câu de na do tha: Con số lớn: 10 triệu trở lên.


81 Tam thừa: Triyana ba cổ xe dùng để chuyên chở. Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa và Bồ Tát Thừa.


82 Ngủ trược: Năm thứ dơ ở cõi Ta Bà nầy: Kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược và mạng trược.


83 Sáu pháp Ba La Mật: Ce-paramita: sáu hạnh ba la mật. Lục độ là sáu nền đại hạnh có thể đưa người từ bến mê tới bờ giác, từ sanh tử đến niết bàn, từ địa vị phàm phu đến quả vị Phật.


84 Đại pháp khí: Khí cụ hành đạo rộng lớn. Căn khí đạo đức vĩ đại. Dụ như bình bát đựng trọn bữa cơm của nhà sư, Pháp khí có sức thọ lấy các pháp môn của Phật v.v…

85 Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác: Anuttara-Samyak Sambhodhi. Quả vị Phật. Tức là quả đạo lý tối cao mà Đức Phật chứng ngộ, lúc Ngài đại định dưới cội bồ đề.

86 Đại giác ngộ: Hội được chơn lý, mở mang chơn trí. Các bậc thành đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, tức là vị đại Giác Ngộ.


87 Xuất gia: Ra khỏi nhà thế gian, đi tu. Xuất gia có ba nghĩa:

1) Xuất hồng trần gia

2) Xuất tam giới gia

3) Xuất vô minh gia.




88 Thập lực: Dasabala: Mười sức mạnh trí tuệ;

1) Tri thị xứ phi xứ trí lực

2) Tri tam thế nghiệp báo trí lực

3) Tri chư thiên giải thoát tam muội trí lực

4) Tri chúng sanh tâm tánh trí lực

5) Tri chủng chủng giải trí lực

6) Tri chủng chủng giới trí lực

7) Tri nhứt thiết sở đạo trí lực

8) Tri thiên nhãn vô ngại trí lực

9) Tri túc mang vô lậu trí lực

10) Tri vĩnh đoạn tập khí trí lực


89 Tứ vô sở úy: Bốn đức dạn dĩ chẳng sợ, có 4 đức chẳng sợ ấy, thì dễ giáo hóa chúng sanh, vì lòng mình chẳng khiếp

1) Nhứt thiết trí vô sở úy

2) Lậu tận vô sở úy

3) Thuyết chướng đạo vô sở úy

4) Thuyết tận khổ đạo vô sở úy.


90 Chuyển bánh xe pháp nhiệm mầu: Dhammachakkappavattam. Quay bánh xe Chánh Pháp, tức là thuyết pháp để cứu độ chúng sanh. Pháp luân thường chuyể huệ tâm khai, nghĩa là bánh xe chánh pháp thường quay làm cho tâm hồn được sáng suốt.

91 Cung trời Đâu Suất: Tushitadeva, cung trời Đâu Suất về thượng giới. Hiện nay, ở cung Đâu Suất, có rất nhiều vị Bồ Tát, trước khi giáng thế làm Phật đều ở cung trời Đâu Suất. Các vị ấy gọi là Bổ Xứ Bồ Tát, hay là nhứt sanh Bổ Xứ Bồ Tát, đều là các bậc tự tại thần thông, thường du hóa đi tế độ chúng sinh và du hành các cõi Tịnh Độ của chư Phật.


92 Ngồi chốn đạo tràng: Bodhimandala, ngồi nơi thuyết pháp giảng kinh. Người ta thường dùng chốn đạo tràng mà gọi các chỗ dưới đây:

1) Chỗ thờ Phật, tức là nơi chánh điện mỗi chùa.

2) Chỗ tụng Kinh hằng ngày

3) Chỗ các sư giảng đạo, truyền đạo



4) Chỗ thanh tịnh, nơi ấy vị sư tu luyện tham thiện nhập định


93 Bảo cái: Cái lọng báu, lọng quý để thờ Phật, Bồ Tát hoặc để che hầu những vị Hòa Thượng. Lọng ấy có khi làm bằng thất bảo.


94 Tâm hạ liệt: Tâm thấp kém, tâm chỉ biết ích kỷ, tâm chỉ biết lo lợi cho mình mà không nghĩ đến ai, nên gọi là tâm hạ liệt.


95 Luân hồi: Samsara. Luân là bánh xe, quay tròn. Hồi là lần về. Chúng sinh từ vô thỉ đến nay, luân hồi mãi, hết sanh rồi tử trong 6 đường, lăn đi lộn lại mãi, hết xuống rồi lên, hết lên rồi xuống, cũng như cái bánh xe lăn tròn mãi không lúc nào thôi.


96 Ba cõi: Cõi dục, cõi sắc, và cõi vô sắc


97 Tâm đại Bồ Đề: Maha Bodhi Citta là tâm Phật, là tâm giác ngộ hoàn toàn, là tâm chịu khổ, chịu khó độ tận chúng sinh. Tâm đại Bồ Để là tấm lòng vị tha vô bờ bến.


98 Câu đê: Koti về số mục, một câu đê là mười triệu (10.000.000)


99 Đại long vương: Maha naga radya: Vị Vua loài rồng vĩ đại thường ở trong cung điện dưới nước, dưới đáy biển, cũng có khi ở trên nước, có phép thần thông, trữ nhiều bảo vật.


100 Anh lạc trân châu: Kevura,: Collier de perles, de diamants. Xâu chuỗi bằng ngọc quý. Ấy là loại trang sức mà các hàng quý phái ở Ấn đeo nơi cổ, nơi ngực, nơi đầu. Chư Bồ Tát và thiên nữ cũng tự trang sức bằng anh lạc trân châu. Lại có những loại rắn chúa, rồng chúa cũng có mang anh lạc băng trân châu.


101 Bí sô: Bhiksu: Moine. Vị tu sĩ bên nam đã thọ cụ túc giới, gọi là Bí Sô. Nữ kêu là Bí Sô Ni.


102 Chuyển Luân Thánh Vương: Cakravartin. Vị Vua dùng chánh pháp trị dân, cũng như người quay cho bánh xe lăn tới, chớ không trở lui. Vị Vua ngồi trên cổ xe để đi thâu phục thiên hạ.

Каталог: downloads -> giang-kinh -> kinh-kim-cang
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương