Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI



tải về 1.4 Mb.
trang29/30
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.4 Mb.
#5475
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30


103 Kiết già: Utkutukasana, cách ngồi theo Phật, tréo mảy chân ngồi. Có cách kiết tường tọa và cách khác gọi là hàng ma tọa.


104 Bổn sự: Itivrtaka. Ấy là những việc làm, những kiến văn của Phật, trong các đời trước của Phật, do Phật thuật lại.


105 Ma Già Đà: Cũng gọi là Ma Kiệt Đà, dịch nghĩa là Vô Nhuế Hại. Một nước của Ấn Độ, nằm về hữu ngạn miền nam, kinh đô là thành Vương Xá (Rajagaha). Các Vua nước Ma Già Đà: Maha Padma là cha Vua Bimbasara, đã từng thờ phụng Đức Phật. Ajatasatru, con Vua Bimbasara, phạm lỗi soán ngôi và giết cha.


106 Bổ Đặc Già La: Pudgala. Lúc nào cũng có thể đi đến các cảnh thú, nhận lấy các cảnh thú, mà không có lòng chán ngán.


107 Ngã thân kiến: Ý kiến chấp có cái ta, sự thấy rằng có cái thân. Đem thân tâm của mình do năm uẩn hòa hợp giả tạm mà cho là có cái nghĩa thường trụ nhứt định.


108 Trí vô lậu: Tức là vô lậu tuệ, trí huệ đã ra khỏi các phiền não ô nhiễm, thong dong, tự tại, trí tuệ của chư Thánh: La Hán, Duyên Giác, Phật…


109 Vô sở trước: Chẳng chấp trước chi hết, chẳng có chi mà chấp trước. Tự mình liễu đạt các pháp vốn không, tất cả đều như hư không, cho nên không thấy rằng mình đắc, không thấy rằng mình có…


110 Vô sở đắc: Như trên số 15 đã giải. Chẳng chấp trước chi hết, chẳng có chi mà chấp trước. Tự mình liễu đạt các pháp vốn không, tất cả đều như hư không, cho nên không thấy rằng mình đắc, không thấy rằng mình có…



111 Vô sở tác: Không chỗ làm, không tạo tác, không mưu cầu, không tầm thế mà tạo ra…không hay thí.


112 Không sở thọ: Không chỗ nhận lành, không ai nạp thọ, không lãnh, không thọ…

113 Bất thoái chuyển: Avaivartika. Chẳng quay gót trở lại. Kêu tắt là bất thối. Việc tu hành về công đức, thiện căn, trí huệ càng ngày càng phát triển, chớ không thoái thất.

114 Đại tổng trì: Maha dharani. Tổng trì bất thất, trì ác bất sanh, nghĩa là giử trọn vẹn, không để cho dù là việc thiện nhỏ không thất lạc, không để cho ác nhỏ khởi lên. Trong khi tổng trì Bồ Tát hoạc nhà đạo đức lấy giới, định, huệ làm thể, nương theo đó mà tu thì có đủ công đức về đại tổng trì.


115 Tất cả trời, rồng v.v…Đây là hàng bát bộ - deva, naga, yaksa, gandharva, asura, garuda, kinara, mahoraga.


116 Dị sanh: Prthagjana là loài sanh khác hơn động vật thường (?)


117 Nhứt thiết trí: Cái trí hiểu biết tất cả mọi sự vật, tức là trí của Phật. Trong kinh thường xưng khen Phật là bậc Nhất Thiết Trí, những ai theo Phật và nghe Chánh Pháp, rốt cuộc chắc chắn được nhất thiết trí.


118 Sở trì: Nói cho đủ là không tưởng sở trì, nghĩa là không một pháp nào mà không nhiếp trì.

119 Bồ Tát Tạng: Bodhisattvayana là tạng của Bồ Tát. Bồ Tát Tạng có đủ tam tu tịnh giới là nhiếp luật nghi giới, nhiếp thiện pháp giới và nhiều ích hữu tình giới.

120 Hữu lậu, vô lậu: Lậu tức là phiền não, mê dục. Sáu căn đối với sáu trần còn lậu tiết, còn rĩ ra, còn cảm xúc, còn lưu thông, nên gọi là lậu. Hữu lậu tức là cón lưu chuyển trong vòng phiền não, tham, sân, si, còn vấn vương trong ba cõi, sáu đường. Trái lại là vô lậu.


121 Ba nghìn đại thiên thế giới: Tức là một thế giới lớn như Ta Bà thế giới. 1000 thế giới nhỏ hiệp thành 1 tiểu thiên thế giới, thêm vô 1.000 thể giới nữa thành 1 trung thiên thế giới, thêm vô 1.000 thế giới nữa thành 1 đại thiên thế giới (1.000 = tiểu thiên, 1.000.000 = trung thiên; 1.000.000.000 = đại thiên). Thế thì 1 tam thiên đại thiên thế giới hay 1 đại thiên thế giới có một ngàn triệu thế giới (1.000.000.000)


122 Bốn đại châu: Bốn châu lớn:

1) Châu Nam Thiên Bộ

2) Châu Đông Thắng Thần

3) Châu Tây Ngưu Hóa

4) Châu Bắc Câu Lư

Ấy là 4 cõi đại lục tại bốn phương núi Tu Di.




123 Núi Tu Di: Sumeru. Quả núi lớn nhất ở trung tâm vũ trụ. Ấy là hòn núi của tiên thánh, mỗi ngày các ngôi tinh tú xoay chung quanh quả núi này…


124 Pháp phàm phu: Prthagjana: là pháp tầm thường, pháp thiếu đạo đức và ưa nhạo báng, pháp phàm phu đối với pháp thánh nhơn.


125 Pháp tam thừa: Giáo pháp của Thanh Văn, giáo pháp của Duyên Giác, và giáo pháp của Bồ Tát.


126 Vua A Tu La: Là vị Vua ưa làm phước nhưng hay giận tức. Có nhiều loại vua A Tu La; Vua A Tu La ở cõi trời, vua A Tu La ở cõi người, vua A Tu La ở cõi quỷ và vua A Tu La ở cõi súc v.v…


127 Dược Xoa: Yaksas, cũng dịch Dạ Xoa, một loại trong tám loai chúng sinh (xem tám bộ chúng); Hạng quỷ thần thường hãm hại người, súc.


128 Lý duyên sinh: Các pháp do nhân duyên sinh la lối tu quán của Duyên Giác Thừa, quán cây rơi lá rụng, quán pháp sanh diệt, nhận chân lý duyên sinh.

129 Pháp tướng: Tướng trạng của pháp, các pháp tức các sự vật đều đồng một tánh, nhưng khác tướng. Các tướng đều sai biệt nhau. Pháp tướng của chư Phật không thể nghĩ bàn.

130 Bất thoái chuyển: Avaivarkita: Chẳng quay gót trở lại. Kêu tất cả là bất thối. Việc tu hành về công đức, thiện căn, trí huệ càng ngày càng phát triển, chớ không thoái thất.

131 Câu Kim Cương: Câu xưng tụng thập hiệu. Mười danh hiệu của Phật; lại có những câu kệ, những câu ca ngợi, phúng vịnh xưng tán công đức của Phật. Cũng gọi là Kim Cang cú.

132 Đại thành Vương Xá: (S) Rajagrihha (P) Raijagaha: Kinh đô nước Ma Kiệt Đà (Magadha) vua Tần Bà Sa La (Bimbisara) trị vì lúc Đức Phật giáng sanh. Sau khi đắc đạo, Đức Phật thường thuyết pháp tại thành này để hóa độ Vua và hoàng tộc.

133 Đoàn thực: Một cách ăn trong bốn cách ăn. Đoằn thực nghĩa là vo tròn miếng ăn bỏ vào miệng. Cũng gọi là đoạn thực, miếng ăn cắt ra từng đoạn. Đoàn thực là cách ăn thông thường của người đời.


134 Pháp dị sanh: tức là chúng sanh pháp. Prthagjana là loài khác hơn động vật thường.

135 Tâm tam độc: tâm tham lam, tâm giận tức và tâm si mê.


136 Hoa Ưu Bát La: Udambara, dịch là Linh Thụy Hoa. Cây linh nầy mấy nghìn năm mới trổ hoa, khi hoa nở thì có bực Luân Vương xuất thế, hay có Phật ra đời.

137 Hoa Câu Mẫu Đà: Kusuma, một loại hoa thơm bát ngát, đẹp tuyệt vời, hương sắc đầy đủ.

138 Hoa Bôn Noa Lợi Ca: Pundarika: Hoa sen trắng


139 Nước tám công đức: Eau ayant les huit bonnes qualites. Nước có 8 công đức, 8 đức tánh; ấy là: lắng sạch, trong, mát, ngọt ngon, nhẹ dịu, nhuần trơn, an hòa, lúc uống trứ được đói khát, và vô số sự lầm lỗi lo âu và uống rồi bổ khỏe các căn về thân thể và về tinh thần.


140 Hương chiên đàn: Mùi thơm của cây chiên đàn. Người ta dùng mùi thơm ấy để cúng Phật và luôn tiện khử trược.


141 Chơn pháp: tức là chơn lý, giáo pháp chơn chánh.


142 Tam thừa: Triyana ba cổ xe dùng để chuyên chở. Thanh Văn Thừa, Duyên Giác thừa và Bồ Tát thừa.


143 Phất trần: Cây kết bởi sợ, gai, v.v…có cái cán. Các vị tu hành thường cầm để tiêu biểu cho sự đập giữ các bụi trần phiền não, thân tâm được tự tại.


144 Nước tám công đức: Eau ayant huit bones qualites. Nước có 8 công đức, 8 đức tánh: ấy là: lắng sạch, trong mát, ngọt ngon, nhẹ dịu, nhuần trơn, an hòa, lúc uống trừ được đói khát, và vô số sự lầm lỗi lo âu và uống rồi bổ khỏe các căn về thân thể và về tinh thần.


145 Thế giới Ta Bà: Saha. Cõi kham nhẫn. Thế giới Tam Thiên Đại Thiên do đức Thích Ca làm hóa chủ. Thế giới Ta Bà dịch là nhẫn độ. Nơi ấy người tu hành phải kham nhẫn, chịu sự nhẫn nhục, vì cõi nầy có đủ các sự trược ác mà chúng sanh phải chịu. Ta Bà thế giới cũng gọi là đại nhẫn thế giới, vì ở cõi nầy rất khó mà tu học và ai tu học được thì có phước đức nhiều hơn ở cõi Tịnh Độ.


146 Vô Nhiệt Não: Manasarovara. Đây là cái ao không nóng bức, không phiền muộn. Cái ao rất là trong mát yên vui, tự chủ và mọi việc được như ý nguyện.


147 Phương tiện thiện xảo: Upaya; Monyen habilete dans l'emploi des monyens. Theo phương tiện khéo léo mà làm việc, tùy cảnh ngộ giúp ích chúng sanh về vật chất hay về tinh thần. Cũng gọi là quyền phương tiện là một đức độ lớn của Bồ Tát khi ra đời độ sanh.


148 Pháp hữu vi: Sự vật có tạo tác, cố ý tạo tác, chớ không chìu theo cái tự nhiên. Trái với pháp vô vi, những gì có sắc thì thuộc hữu vi. Hữu vi thì có tánh bất thường, vô thường. Hữu vi tức là hữu lậu, còn phiền não, trìu mến.


149 Pháp vô vi: trái lại với nghĩa pháp hữu vi.


150 Ngã tướng: tướng của ta, chúng sanh đối với pháp ngũ uẫn là hòa hiệp một cách giả tạm, thế mà họ kể bậy là có thân mình, cái thiệt mà mình có. Đó gọi là ngã tướng.


151 Ngã thủ: Bảo thủ cái ta, chấp chặc thân ta là có thiệt, là hằng còn, bảo thủ tối đa về cái ngã tướng.


152 Pháp tịch diệt: Giáo pháp tịch diệt. Tức là thật tướng của các pháp, cái lặng lẽ, hoàn toàn, dứt hết các hình tướng, lời ăn tiếng nói, tư tưởng vọng động.


153 Nhãn căn: Con mắt, một căn trong sáu căn, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.


154 Vô sanh pháp nhẫn: Đức nhẫn của người tu học đắc đạo thể nhập chân lý: các pháp không sanh không diệt. Bực tu hành nếu hiểu các pháp không sanh, không diệt tức là hiểu thật tướng sự vật vốn không sanh diệt. Hiểu như thế thì không còn lo rầu, phiền não, đối với chúng sinh, được vậy gọi là vô sanh pháp nhẫn. Đi đến chỗ không còn sinh tử luân hồi.


155 Ngã kiến: Y kiến chấp có cái ta, sự thấy rằng có cái thân thiệt. Cũng gọi là thân kiến.


156 Ngã sở kiến: Cái ý kiến khư khư chấp lấy những vật của mình. Vật gì cũng bảo thủ cho là thật có của mình.


157 Pháp năm uẩn: Năm món tích tụ, hòa hợp làm thành bản thân của mỗi chúng sinh. Chúng che khuất chơn lý, khiến chúng sanh luân hồi thọ khổ. Ấy là: Sắc, thọ, tưởng, hành và thức.


158 Mười hai xứ: 12 chỗ, sáu căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, và sáu cảnh là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Mười hai chỗ nương tựa với nhau.


159 Mười tám ranh giới: Dix huit localites: sáu căn là sáu cảnh ở trong, sáu trần là sáu cảnh bên ngoài, sáu thức là sáu cảnh ở khoảng giữa. Sáu căn nội giới là: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý. Sáu trần ngoại giới là: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Sáu thức trung giới là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Gọi chung là 18 ranh giới.


160 Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác: Anuttara-Samyak Sambodhi. Quả vị Phật. Tức là quả đạo lý tối cao mà Đức Phật chứng ngộ, lúc Ngài đại định dưới cội Bồ Đề


161 Tam ma địa: Samadhi, pháp đại định của nhà đạo bực cao, trong khi nhập định thân tâm không xao động, chăm chú vào một mục đích mà thôi. Các vọng tưởng tà kiến không thể nào xâm nhập vào tâm của nhà tu đại định. Đắc cảnh tam ma địa được vào pháp thân thanh tịnh.


162 Ngã sở: Tức là ngã sở hữu. Cái của ta, vật của mình. Tự thân mình, kêu là ngã, các vật ở ngoài thân, thuộc về mình gọi là ngã sở, hay ngã sở hữu. Thí như, nhà của mình, con của mình, tiền của, ruộng vườn, đất nước của mình đều là ngã sở.


163 Trụ pháp bình đẳng: Ở mỗi đặc tính của sự vật đều bình đẳng. Luận về sự tướng thì có sai khác còn bản tính của sự vật thì bình đẳng như nhau. Hay nói đến chân lý cũng là bình đẳng. Chánh pháp bình đẳng, chân tâm bình đẳng…


164 Tình và phi tình: Tình là tình thức, phi tình là phi tình thức. Chúng sanh là loài có tình cảm, tình thức, tình ý, tình ái, nên gọi là hữu tình. Còn các vật vô tri, vô giác, những vật chẳng phải chúng sanh, thì được gọi là vô tình hay phi tình.


165 Không hoại tướng ác thú: Tướng ác thú cũng có Phật tánh, cũng đầy chơn tâm sáng suốt, đầy sự lân mẫn phàm tình.


166 Vô sanh pháp nhẫn: Đức nhẫn nhục của người tu học đắc đạo thể nhập chân lý: các pháp không sanh không diệt. Bực tu hành nếu hiểu các pháp không sanh, không diệt, tức là hiểu thật tướng sự vật vốn không sanh diệt. Hiểu như thế thì không còn lo rầu, phiền não, đối với chúng sinh, được vậy gọi là vô sanh pháp nhẫn. Đi đến chỗ không còn sinh tử luân hồi.


167 Đặng pháp nhãn tịnh: Chứng đặng pháp lý, mắt được thanh tịnh. Chứng đặng quả vị Thanh Văn hay Duyên Giác. Pháp thì tự mình tu tập mà được, hoạc là do bực trên trước truyền cho mà được.


168 Phệ lưu ly: Ngọc lưu ly sáng chói trong ngoài, khi tâm đã thanh tịnh rồi, thì tất cả đều thanh tịnh. Lúc ấy ngọc lưu ly sáng hiển lộ.


169 Hóa nhơn: Người được biến hóa. Các vị Bồ Tát có nhiều trường hợp phải dùng thần lực để chuyển hóa nhiều hình thức để hóa độ chúng sinh, bất cứ lúc nào.


170 Tội tướng: Tướng trạng của tội. Trong nhà Phật thường nói. Tội tướng vốn không do tâm tạo, vì nó không có thật, khi còn vọng tâm là còn tội, lúc vọng tâm dứt, thì tội không còn.


171 Không khởi tác: Không có phát khởi và tạo tác. Đây là nói chân tâm thanh tịnh, xa lìa tất cả các phát khởi, tạo tác…


172 Không thủ xả: Không bảo thủ mà cũng không buông bỏ.Đây cũng chỉ là đặc tính của chân tâm. Chân tâm không thủ xả, không tạo tác, không nhiễm tịnh, không không tất cả.


173 Phạm hạnh: Brahmacarya. Hạnh tu thanh tịnh của người xuất gia, đoạn hẳn tứ trọng tội. Người tu phạm hạnh trong đạo Phật sẽ vào niết bàn. Vãng sanh về cõi Phật.


174 Ca sa: Kasaya, kasava, kesa, Soutane, casa nghĩ là hoại sắc, bất chánh sắc. Ấy là bộ áo nhà sư trong đạo Phật, hiệp lại thành 3 cái; 1. Tăng già lê (Samhati); Uất Đà La Tăng (Uttara-samgha) và An Đà Hội (Antarvasaka)


175 Bí Sô: Dịch âm từ chữ Bhiksu. Tỳ kheo trong đạo Phật, vị đã thọ cụ túc giới, 250 giới, để tu hành và hoằng dương Phật pháp.


176 Cây Đa La: Tức là cây thốt nốt. Tên một giống cây, dịch là ngạn thọ (cây ở bờ) hay cao tủng thọ (cây cao vót), hình nó như cây tung lư, mình cứng như sắt, lá dài và đông đặc, dù mưa to lâu ngày mà cái chỗ bóng lá che xuống vẫn khô, như ở dưới mái nhà. Thứ gỗ khô của cây Đa La có thể khắc bản in chữ được. Trái nó chín thì màu đỏ, như trái thạch lựu lớn, người ta phần nhiều an trái nó. Tại vùng đông Ấn Độ cây nầy rất nhiều.


177 Tâm tịnh tín: Lòng tin trong sạch. Như đem lòng tịnh tín, thờ trọng Tam Bảo, tụng Kinh, tọa thiền, niệm Phật.


178


179 Ca sa: Kasaya, kasaya, kesa: Soutane, casa nghia là hoại sắc, bất chánh sắc. Ấy là bộ áo nhà sư trong đạo Phật, hiệp lại thành 3 cái: 1 Tăng Già Lê (Samghati); Uất Đà La Tăng (Uttara-Samgha) và An Đà Hội (Antarvakasa).


180 Bí sô: Bhiksu; Moine. Vị tu sĩ bên nam đã thọ cụ túc giới, gọi là Bí Sô. Nữ kêu là Bí Sô Ni.


181 Hạ lạp: Trọn năm (tuổi) tu, cũng gọi là pháp lạp, giới lạp. Tỳ kheo an cư được một mùa hạ, kể là một hạ lạp, tức là một tuổi tu, Giáo hội xét theo hạ lạp, nhiều hay ít mà sắp đặt ngôi thứ của vị tỳ kheo. Ngôi thứ ấy gọi là lạp thứ.


182 Pháp tứ đế: Catvariaryasatyani, quatre, verites, excellentes. Giáo pháp nói về bốn chơn lý. Cũng gọi là Tứ Diệu Đế, Tứ Thánh Đế, Hỉ Chơn Đế. Ấy là khổ, tập, diệt, và đạo. Giáo pháp nầy Đức Phật nói thời đầu tiên tại vườn Lộc Giả ở Sarnath

183 Đế Lý: Tức là chơn lý chắc thật, bất di, bất dịch.


184 Cây Đa La: Tức là cây thốt nốt. Tên một giống cây, dịch là ngạn thọ (cây ở bờ) hay cao tủng thọ (cây cao vót), hình nó như cây tung lư, mình cứng như sắt, là dài và đông đặc, dù mưa to lâu ngày mà cái chỗ bóng lá che xuống vẫn khô, như ở dưới mái nhà. Thứ gỗ khô của cây Đa La, có thể khắc bản in chữ được. Trái nó chín thì màu đỏ, như trái thạch lựu lớn, người ta phần nhiều ăn trái nó. Tại vùng đông Ấn Độ cây nầy rất nhiều.


185 Tội căn: Gốc rễ tội ác. Một khi tội lỗi, nghiệp ác đã ăn sâu, dường như đâm gốc mọc rễ, không thể nhổ bỏ liền được.


186 Cơ nghi: Căn cơ và nghi tắc của mỗi chúng sinh. Mỗi người trình độ không đồng, oai nghi có khác.


187 Pháp nhẫn: Đức nhẫn nhục đối với các pháp, sự vật vô tình. Người tu học cam chịu với các cảnh khổ, nạn khổ xảy đến cho mình như: gió, mưa, lạnh nắng, đói, khát v.v…mà không buồn, không thối chí trên đường đạo đức. Như vậy kêu là pháp nhẫn.


188 Bổ đặc già la: Pudgala dịch nghĩa: Lúc nào cũng có thể đi đến các cảnh thú, nhận lấy các cảnh thú, mà không có lòng chán ngán.


189 Hạnh đầu đà: Dhudanga; dịch là đào thải, tu trị, nghĩa là phủi bỏ trần cấu của phiền não, khiến cầu Phật đạo. Về hạnh đầu đà. Kinh Pali giải ra 13 mục. Kinh Tàu biên 12 mục.


190 Chánh pháp: Đạo pháp chơn chánh, cao thượng trong sạch: chánh pháp có hai phần: Lý và Thể

1) Lý = ý nghĩa không sai chạy, không tà ngụy, đạo lý từ lúc ban sơ đến cuối cùng đều có tánh cách trong sạch. Thể nên gọi là chánh

2) Thể = pháp tức là nền pháp bảo trong Tam Bảo. Thể của Chánh Pháp lại cũng gom vào trong bốn pháp = giáo, lý, hạnh, quả.


191 Đường ác: Aparagati = Voies mauvaises. Đường xấu nẻo ác. Đường ác có 3 là : Địa ngục, quỷ đói và súc sanh. Ác đạo còn gọi là ác thú.


192 Cảnh giới của tâm: Các nhiễm trước thuộc về vọng, đã là vọng thì làm gì trực tiếp với tâm, nên nói không phải cảnh giới của tâm.


193 Vô sở đắc: Chẳng được chi hết, chẳng có chi mà được. Tự mình liễu đạt các pháp vốn không, tất cả đều như hư không, cho nên không thất rằng mình đắc, không thấy rằng mình có…


194 Pháp vô sanh: Pháp không sanh, các pháp vốn không sanh. Ấy là chân lý thật tướng, thể của Niết Bàn. Các pháp thật ra chẳng có sanh cũng chẳng có diệt. Chỉ có sự phát hiện, do các nhân duyên hòa hiệp hay ly tán mà mình thấy có sinh có diệt, co khởi có dứt đó thôi.


195 Núi Tu Di lớn: Maha Sumeru. Hòn núi lớn nhứt ở trung tâm hoàn cầu. Ấy là hòn núi của tiên thánh, mỗi ngày các ngôi tinh tú xoay chung quanh hòn núi ấy. Theo trong kinh nói: Núi Tu Di cao 84,000 do tuần, bề sâu dưới mặt nước cũng 84, 000 do tuần và bề ngang trên mặt nước cũng vậy. (Xem chỗ giải núi Diệu Cao).


196 Ba Câu Đê: Koti nói về số mục. Ba Câu Đê là ba mươi triệu 30, 000,000.


197 Vô sanh pháp nhẫn: Đức nhẫn của người tu học đắc đạo thể nhập chân lý, các pháp không sanh không diệt, bực tu hành nếu hiểu các pháp không sanh không diệt tức là hiểu thật tướng sự vật vốn không sanh diệt. Hiểu như thế thì không còn lo rầu, phiền não, đối với chúng sinh, được vậy gọi là vô sanh pháp nhẫn. Đi đến chỗ không còn sinh tử luân hồi.


198 Sơ địa: Địa vị đầu tiên, quả vị ban sơ trong thập địa. Tức là Sơ Địa của Bồ Tát Đại Thừa. Gọi là Hoan Hỷ địa, kêu trọn là Sơ Hoan Hỷ Địa.


199 A Tăng Kỳ Kiếp: Asamkhya, inmombrable. Tên số theo bên Thiên Trúc. Dịch là vô số kiếp. Một a tăng kỳ kiếp, thời hạn vô số kiếp; một kiếp có cả trăm vạn năm.


200 Mười hiệu: Dix appellations du Bouddha. Mỗi Đức Phật có đủ 10 hiệu. Ấy là:

1) Như Lai = Tathagata

2) Ứng Cúng – Arhat

3) Chánh Biến Tri = Samyaksambouddha

4) Minh Hạnh Túc = Vidya caranasampanna

5) Thiện Thệ = Sugata

6) Thế Gian Giải = Lokavidu

7) Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu = Anuttara purusadamya sarathi

8) Thiên Nhơn Sư = Sastadevamanusyanam

9) Phật = Bouddha

10) Thế Tôn = Lokanatha hay Bhagavat.

17. Trung kiếp: Kalpa moyen: Thường thì kêu kiếp tức là trung kiếp có 20 tiểu kiếp, tính ra có 336,000,000 năm. Tính cho kỹ, trung kiếp có 335,960,000 năm (xem cách tính ở chữ đại kiếp). Một trung kiếp là một phần của đại kiếp, bốn thời kỳ: Thành, trụ, hoại, không tức là 4 trung kiếp, hiệp lại thành một đại kiếp.




201 Trung kiếp: Kalpa moyen: Thường thì kêu kiếp tức là trung kiếp có 20 tiểu kiếp, tính ra có 336,000,000 năm. Tính cho kỹ, trung kiếp có 335,960,000 năm (xem cách tính ở chữ đại kiếp). Một trung kiếp là một phần của đại kiếp, bốn thời kỳ: Thành, trụ, hoại, không tức là 4 trung kiếp, hiệp lại thành một đại kiếp

202 Câu đê tuế: Luận về số mục của tuổi. Tức là 10, 000, 000 tuổi.


203 Tam minh: Trois connaissances: Ba thuật sáng suốt của hàng Thánh Giả La Hớn.

1) Túc mạng minh; biết những đời trước của người và của mình luân chuyển thế nào.

2) Thiên nhãn minh: thấy đời của mình và của người về sau sẽ luân chuyển thế nào.

3) Lậu tận minh; biết những cảnh khổ trong đời hiện tại của mình và diết hết các phiền não.



1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương