Central Institute for Economic Management (ciem)


Các kết quả đầu ra của dự án



tải về 2.32 Mb.
Chế độ xem pdf
trang6/24
Chuyển đổi dữ liệu25.06.2022
Kích2.32 Mb.
#52478
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24
Bao cao chi so GDP xanh
Chương 9 CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG NỘI SINH
Các kết quả đầu ra của dự án 
Dự án nghiên cứu dự kiến đạt được những đầu ra sau: 
- Một báo cáo về phương pháp đo lường các tài khoản quốc gia xanh cho Việt Nam 
- Các mẫu bảng biểu cho các tài khoản xanh được lựa chọn (ít nhất là hai) 
- Các kết quả nghiên cứu như đã đề cập ở trên được công bố ở hội thảo cuối cùng. 
1.3. Kết cấu của báo cáo này 
Báo cáo này là một kết quả đầu ra của dự án như đã liệt kê ở trên. Báo cáo tập trung chủ yếu vào mô 
tả khung phương pháp của hạch toán quốc gia xanh được đề xuất để áp dụng cho Việt Nam và đề 
xuất các công việc cần thực hiện tiếp theo. 
Ngoài phần giới thiệu ở trên, báo cáo này bao gồm các phần sau: 
Phần hai giới thiệu khái niệm của hạch toán quốc gia xanh và Hệ thống Kế toán Kinh tế gắn kết với 
Môi trường – SEEA do Liên Hiệp quốc phát triển trước khi tập trung vào khung phương pháp được 
đề xuất để sử dụng cho việc đưa hạch toán quốc gia xanh vào Việt Nam.
Phần ba của báo cáo minh họa khung phương pháp được đề xuất có thể được hoạt động trong thực 
tiễn như thế nào bằng việc thực hiện tính toán thực nghiệm đối với các tài khoản tài nguyên thiên 
nhiên được lựa chọn và các tài khoản chi phí môi trường. Một bảng tính phù hợp đã được thiết kế và 



sử dụng cho mục đích này. Phần này cũng mô tả tình hình sẵn có của dữ liệu để áp dụng phương 
pháp và đề xuất khả năng có được dữ liệu còn thiếu. 
Cuối cùng, phần bốn kết luận báo cáo với những kiến nghị để tiếp tục nghiên cứu và các bước tiếp 
theo cần thực hiện trong tương lai để áp dụng hạch toán quốc gia xanh trong thực tế.
2. Khung phương pháp 
2.1. Khái niệm Hạch toán Quốc gia Xanh 
Khái niệm của kế toán quốc gia xanh 
Hạch toán Quốc gia Xanh (gọi tắt là Hạch toán GDP xanh) là hệ thống hạch toán trừ đi các chi phí 
tổn thất tài nguyên thiên nhiên và các chi phí suy thoái môi trường, để đánh giá được chất lượng 
phát triển bền vững theo đúng nghĩa. Lý lẽ của việc đưa ra khái niệm này là do hệ thống hạch toán 
GDP truyền thống không phản ánh đầy đủ và chính xác bản chất của tăng trưởng kinh tế vì nó đã bỏ 
qua các chi phí môi trường và tổn thất tài nguyên do các hoạt động kinh tế gây ra. 
Trong những năm 70, nhiều nước phát triển như Na uy, Ca-na-da, Pháp và Hà Lan đã cố gắng hình 
thành một cơ chế gắn kết thiệt hại môi trường và suy thoái tài nguyên vào hệ thống tài khoản quốc 
gia. Tuy nhiên, chỉ đến năm 1993, Liên Hiệp quốc và Ngân hàng Thế giới mới cùng nhau đưa ra 
phương pháp cho việc phát triển các tài khoản môi trường và tự nhiên và xuất bản một sổ tay về “Hệ 
thống Hạch toán Kinh tế gắn kết với Môi trường – SEEA” 1993. Cuốn sổ tay này sau đó đã được 
chỉnh sửa vào năm 2003 (SEEA 2003), và bây giờ đã trở thành khung khổ phương pháp chuẩn cho 
hạch toán môi trường và đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. 
Về cơ bản, SEEA 2003 là một hệ thống các tài khoản được phát triển dựa trên hệ thống tài khoản 
quốc gia (SNA). Do đó, đóng góp của tài nguyên thiên nhiên vào tăng trưởng kinh tế được nhấn 
mạnh cũng như chi phí môi trường được tách ra và các chi phí ô nhiễm, thiệt hại môi trường và suy 
thoái tài nguyên cũng được tính đến. Cách tiếp cận này được xem như hạch toán quốc gia xanh và 
giúp chúng ta tính toán cái được gọi là “GDP xanh”. 
Về bản chất, GDP xanh phản ánh chất lượng của tăng trưởng và phát triển bền vững của nền kinh tế. 
Nói chung, GDP xanh có thể được tóm tắt trong công thức sau:

tải về 2.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương