Các tội phạm về ma túy theo quy đỊnh của bộ luật hình sự



tải về 223 Kb.
trang3/27
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích223 Kb.
#50532
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27
Đề cương.Cac toi pham ve ma tuy theo quy dinh cua BLHS

b) Phân tích, bình luận

Hành vi của người phạm tội là hành vi trồng các loại cây bao gồm: cây thuốc phiện, cây coca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý do Chính phủ quy định. Hiện nay, đã xuất hiện một số loại cây mới có chứa chất ma tuý ngoài cây thuốc phiện, cây coca, cây cần sa, chẳng hạn như cây lá Khat, Cát đằng, cây Cacao, cây Ma hoàng, nho Nam Mỹ, Xương rồng Peru, Hoa Khổ ngải, Cỏ mơ, Nấm Amanita… Tuy nhiên, chỉ những cây nào có chứa chất ma tuý thuộc danh mục cấm do Chính phủ ban hành mới bị xử lí hình sự. Ví dụ: cây lá KHAT có chứa chất Cathinone thuộc Danh mục I - Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ.



Hành vi trồng các đối tượng nói trên được hiểu là hành vi gieo trồng, chăm bón hoặc thu hoạch. Người phạm tội có thể tham gia thực hiện cả quá trình trồng cây từ việc làm đất, gieo trồng, chăm bón rồi thu hoạch. Tuy nhiên cũng có thể có trường hợp người phạm tội chỉ tham gia vào một khâu, một công đoạn trong quá trình trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy miễn sao mục đích mà họ hướng tới là nhằm trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy.

Hành vi trồng các loại cây có chứa chất ma tuý nêu trên chỉ bị xử lí hình sự trong ba trường hợp sau đây:

- Thứ nhất, người có hành vi trồng các loại cây có chứa chất ma tuý đã từng được cơ quan có thẩm quyền vận động, thuyết phục, nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt việc trồng cây và phá bỏ cây đã trồng, hoặc phổ biến đường lối, chính sách, quy định của pháp luật 02 lần. Đồng thời, người trồng cây đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống như được Nhà nước hỗ trợ về tiền vốn, kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi hoặc đã được hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt các loại cây khác như cây ăn quả, cây lương thực… để thay thế các loại cây có chứa chất ma túy mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi trồng các loại cây trên.

- Thứ hai, người thực hiện hành vi trồng các loại cây có chứa chất ma tuý mà trước đó đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích thì cũng phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) về tội trồng cây thuốc phiện, cây coca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý.

- Thứ ba, người phạm tội đã thực hiện hành vi trồng các loại cây có chứa chất ma tuý với số lượng từ 500 cây trở lên. Trong các trường hợp này, người phạm tội sẽ bị xử phạt theo khung hình phạt cơ bản được quy định tại khoản 1 Điều 247 là phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu số lượng cây được trồng từ 3.000 cây trở lên, hoặc thực hiện việc trồng cây “có tổ chức” hay thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì người phạm tội sẽ bị xử lí theo khung hình phạt tăng nặng được quy định tại khoản 2 Điều 247 là phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Trong trường hợp “người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự” (khoản 4 Điều 247). Quy định mới này vừa thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự, vừa thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với những người có hành vi trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy.

Theo quy định tại Điều 247, người tử đủ 16 tuổi trở lên có năng lực TNHS khi thực hiện các hành vi được mô tả sẽ phải chịu TNHS nếu thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình bị Nhà nước cấm nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.

2. Tội sản xuất trái phép chất ma túy




tải về 223 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương